Top 3 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Tại Nhà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Trong Chậu Mini Tại Nhà

Cây hoa hồng luôn chiếm nhiều diện tích trong khu vườn nên nhiều bạn đọc sẽ lựa chọn trồng trong chậu mini để dễ dàng chăm bón và lựa chọn vị trí cho cây, cho dù là sảnh, ban công hay để bàn. Chăm hoa hồng trong chậu sẽ giúp bạn điều chỉnh phù hợp độ ẩm cũng như ánh sáng cho cây sinh trưởng. Đôi lúc đất ngoài vườn sẽ không đạt chất lượng để cho cây khỏe mạnh và lựa chọn những chậu hoa hồng mini là cách để tiết kiệm công sức cải tạo đất nhanh nhất.

Dụng cụ và nguyên liệu cần thiết

Chậu cây – kích cỡ chậu sẽ được trình bày sau. Lựa chọn mini sẽ ảnh hưởng lớn tới kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu, khác xa với cách trồng siêu to khổng lồ ngoài vườn hay trong những chậu cây cỡ lớn.

Đất thịt trồng cây thương mại – thời đại mà đất cũng có giá của nó, ngay cả Ngọc Trinh cũng sẽ phải thay đổi quan điểm sống.

Phân hữu cơ – Có thể đi xin các bác trong hội nông dân & chăn nuôi, vì bạn sẽ không mua được và nếu nghĩ mình có thể tự làm thì cũng được thôi, cái bạn cần là sự táo bạo, kinh nghiệm và chịu khó.

Mùn hữu cơ – Cũng là đất nhưng đất này đặc biệt quan trọng và không hề bán ngoài chợ. Nó có thể tái tạo được trong tự nhiên nhờ vi sinh vật phân hủy lá và cành cây khô với độ ẩm thích hợp. Bạn phải tự làm để có chất lượng mùn tốt nhất. May mắn cho bạn là làm mùn tự nhiên này rất dễ, không như phân hữu cơ.

Bột xương và bột máu khô – phế phẩm từ các lò mổ gia súc, cung cấp vi lượng cho cây. Muốn hoa hông trồng chậu nở đẹp thì đừng bỏ qua chất xúc tác này. Bạn có thể mua trên các sàn thương mại điện tử.

Bột đá Perlite – Mua trên sàn thương mại điện tử. Đá Perlite làm nguyên liệu để làm hỗn hợp đất trồng, tăng khả năng giữ nước, chống xói mòn dinh dưỡng và tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển.

Đá cuội – Phủ lớp đá cuội xung quanh gốc cây sẽ yiếm khí thúc đẩy vi sinh phân giải dinh dưỡng có lợi cho cây nhanh hơn. Hơn thế nữa, chậu hoa hồng mini sẽ đẹp hơn.

Phân bón cho hoa hồng – cây chưa chắc đã cần phân hóa học để tồn tại và ra hoa nhưng để cây ra hoa theo cách mà bạn muốn thì phân hóa học lại rất có ích. Chăm hoa hồng trong chậu mà dùng phân hóa học sẽ không làm đất đai trong vườn bị thoái hóa.

Muối magiê Epsom – Cung cấp magiê cần thiết cho cây. Lá sẽ xanh mướt và không bị vàng. Ngoài ra còn có khả năng phòng chống một số loài sâu hại.

Chọn loài hoa hồng phù hợp để trồng trong chậu.

Không phải loài hoa hồng nào cũng thích hợp để trồng trong chậu. Một số loài cần giàn treo và cột đỡ vì thuộc giống hồng leo. Hồng leo là lựa chọn khá dở để trồng chậu vì cây đâm chồi cành lá rất lộn xộn. Dòng hồng xuân (Grandiflora) lại phát triển chiều cao mạnh mẽ với bộ rễ cắm sâu, nếu trồng chậu thì khả năng cây sớm bị chùn rễ. Tương tự như hồng bụi, hồng lai hay hồng cổ đều cần không gian sinh trưởng rộng sẽ không phù hợp để trồng trong chậu. Duy nhất chỉ có 4 loài hồng phù hợp để trồng chậu tại nhà:

Patio

Hồng nấm bụi lùn

Miniature

Hồng nấm lùn: Cây cao không quá 40 cm và trông rất bắt mắt khi tỏa tròn như mũ nấm. Cây có thể xếp thành vòng tròn để trang trí cây to hơn.

Hồng miniature: Rất hợp lí để trang trí ô cửa sổ hay để bàn. Hồng miniature kích cỡ nhỏ thường mọc thành khóm trong tự nhiên có thể trồng vừa vặn trong những chậu hoa hồng mini tại nhà.

Hồng Patio: Nếu bạn cần kích cỡ to hơn dạng miniature nhưng vẫn phải vừa vặn những chậu cây cỡ trung bình tới lớn, hồng Patio sẽ rất phù hợp. Cây thuộc chi bụi cỡ lớn floribunda nhưng thế hệ lại cho ra dòng có kích thước bé hơn.

Hồng thơm Polyantha: Một loại hồng mini khác mọc theo cụm với thân cây lùn. Tuy nhiên cần lưu ý để tránh mua nhầm phải loại Polyantha leo.

Chuẩn bị đất trồng và chọn kích cỡ chậu

Bước chọn kích cỡ chậu sẽ quyết định số lượng bông hồng của cây trong châu đó. Chậu càng to, lượng dinh dưỡng và khả năng hấp thụ dinh dưỡng tổng thể của cây sẽ tăng lên qua đó ta có thể giữ lại nhiều bông trên cây hơn thông qua việc cắt tỉa ( Cắt tỉa bớt bông để cây dồn năng lượng cho những bông còn lại – sẽ nở to và đẹp hơn).

Chậu hoa hồng mini có thể sẽ không mini cho lắm. Các chuyên gia cho rằng đường kính châu phải đạt ít nhất 40 cm và nếu đúng như vậy sẽ khiến nhiều người thất vọng. Một chậu cây to như vậy thì sẽ không để bàn được. Nhưng bạn vẫn có thể trồng hồng nấm lùn, miniature và polyantha trong những chậu có kích cỡ nhỏ hơn nếu giới hạn số lượng bông và căt tỉa hợp lý.

Chậu đường kính từ 15 – 20 cm : 4 – 7 bông

20 – 30 cm : 8 – 12 bông

30 – 40 cm : 13 – 21 bông

Một vài lưu ý quan trọng khác – đất trong chậu giải nhiệt kém hơn đất ở vườn nên cho những chậu cây sáng màu để giảm nhiệt độ cho cây vào ban ngày. Tốt nhất là chọn chậu làm từ gốm, đất sét nung thay cho chậu nhựa vì chậu nhựa nhìn chung dẫn nhiệt tốt hơn chậu đất. Chậu cần có lỗ thoát nước ở đáy.

Cách trộn đất trồng tỉ lệ với thể tích chậu:

Sử dụng 1 chén 200 ml bột đá perlit, 1 chén 200 ml bột xương vào hỗn hợp. Có thể cho thêm bột cá hoặc bột máu khô với liều lượng như trên. Đây là dinh dưỡng bổ xung, không nhất thiết phải có nên bạn chỉ cần 3 loại đầu tiên là đủ.

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu

Đổ 2/3 hỗn hợp đất trồng đã chuẩn bị vào chậu. Lót 1 tầng đá cuội dày 3cm ở gần đáy để tránh rửa trôi khoáng và dinh dưỡng qua lỗ thoát. Bạn sẽ có 2 lựa chọn để trồng là dùng thân rễ tươi cắt cành và hạt ươm. Trồng bằng thân rễ tươi thì hãy tạo đụn đất ở giữa lòng chậu và đặt thân rễ trên đụn.

Lớp đất phủ cuối cùng nên để tơi, không nên nén xuống dưới chậu để rễ non và mầm dễ dàng phát triển.

Đặt chậu ở vị trí ánh sáng chiếu ít nhất 7 h/ ngày. Nếu chọn để bàn hay sảnh thì bắt buộc bạn phải di chuyển chậu nhiều hơn để cây đủ nắng. Nếu bạn trồng nhiều chậu thì nên đặt các chậu cách nhau 60 cm để đối lưu không khí tốt nhất cho cây quang hợp.

Tưới nước hàng ngày

Cách tưới nước cho chậu hoa hồng mini phải đảm bảo nước không thoát qua lỗ thoát dưới đáy dù chỉ 1 giọt để chống sói mòn dinh dưỡng. Tưới vừa đủ để cho nước chỉ làm ẩm đất chứ không phải làm ướt đất. Nếu tưới mà làm nước chảy qua lỗ thoát, hãy cắt giảm lượng nước tưới ngay.

Không nên tưới từ 10 h sáng đến 6 h chiều trong ngày vì đây là thời điểm nhiệt độ lên cao nhất. Nước trong đất sẽ bị bốc hơi nhanh chóng.

Không nên tưới lên mặt lá và thân cây, điều này sẽ tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn tấn công.

Tưới nhỏ giọt là cách tốt nhất để tưới nước cho chậu hoa hồng mini. Thiết kế hệ thống tưới nhỏ giọt cấp nước trực tiếp tại gốc thay vì phun ướt mặt lá.

Chăm bón hoa hồng trồng chậu và kỹ thuật bón phân

Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu khó nhất là bón phân. Cây nhanh chóng sử dụng hết tất cả dinh dưỡng trong đất. Hoa hồng trồng trong chậu sẽ làm bạn phải bón phân liên tục hàng tuần nếu như bạn muốn cây sinh trưởng nhanh và hoa nở rộ. Sử dụng phân bón 10-10-10 NPK hay các loại phân bón cân bằng khác đều tốt cho cây.

Một số phân bón được quảnh cáo “dành cho hoa hồng” sẽ có thêm các chất kháng nấm và bệnh. Vào mùa xuân, người trồng kinh nghiệm thường rải 1 thìa muối Epsom để cấp magiê cho cây xanh lá để chậu cây nhìn đẹp tổng thể.

Sử dụng phân bón cẩn thận theo chỉ dẫn với liều lượng chính xác, tránh lạm dụng dẫn đến cháy rễ. Tuyệt đối không được phun phân bón loãng lên lá nếu chỉ dẫn không nói tới việc này.

Cắt tỉa thường xuyên

Việc cắt tỉa thường xuyên rất quan trọng để đảm bảo bộ rễ trong chậu gánh vác được chức năng nuôi dưỡng toàn bộ cơ thể của cây. Cây đâm chồi theo các hướng nhưng bộ rễ thì bị bó buộc trong chậu, dinh dưỡng cũng bị giới hạn. Hãy cắt tỉa cành lá, loại bớt nụ để kích thước cây tỉ lệ với chậu cho đẹp nhất.

Rệp vừng là côn trùng gây hại thường thấy trên cây hoa hồng cả ngoài vườn lần trồng chậu. Rệp vừng hút nhựa làm cho bộ phận cây bị héo. Đối với hoa hồng chậu mini thì bạn nên bắt rệp vừng bằng tay ngay khi thấy chúng. Bạn cũng có thể giã tỏi, ớt, gừng hòa với nước để làm thuốc diệt sâu bọ sinh học an toàn phun lên cây nếu số lượng rệp vừng tấn công dày đặc.

Thay chậu định kì

Bắt buộc phải thay chậu cho cây sau 2 – 3 năm trừ khi bạn trồng mới nhiều cây và không muốn quan tâm tới những cây già hơn. Khi bón phân hóa học liên tục, đất trong chậu sẽ có độc tính do muối tích tụ lại sẽ giết chết cây. Khi thay chậu bạn cần rửa trôi hết lớp đất cũ bám trên rễ. Công việc tương đối khó khăn vì bộ rễ sẽ bị tổn thương ít nhiều, không thể tránh được. Khi chuyển qua chậu mới, cây cần có thời gian phục hồi bộ rễ nên bắt buộc phải tối giản các bộ phận của cây. Cắt tỉa bớt lá và cành để giảm tải cho bộ rễ, thậm chí phải cắt trụi hết lá và chỉ để lại lá non để chắc chắn cây sống sót.

Bạn có thể tính toán để chuyển sang chậu to hơn để cây tiếp tục đạt kích thước to hơn. Tuy nhiên đối với nhiều người thì việc làm này tiêu tốn nhiều thời gian, vì vậy việc trồng mới xem ra tiết kiệm được nhiều công sức hơn. Nếu không nhằm mục đích nhân giống thì bạn cũng không cần phải thay chậu. Nhưng nếu là người yêu thiên nhiên và cây cối thì Smart Garden chắc chắn rằng bạn sẽ yêu quý công việc này như chăm sóc con cái của mình vậy.

Kỹ Thuật Trồng Hoa Hồng Và Chăm Sóc Hoa Trong Chậu Tại Nhà

Hoa Hồng có hơn 350 loài đ­ược phân bố ở khắp các bán cầu. Hiện nay ở Việt Nam đang trồng khoảng 50 chủng loại giống hồng chính theo màu sắc. Hoa Hồng đ­ược coi là biểu tư­ợng của tình yêu và hạnh phúc, lòng chung thuỷ và sự khát khao v­ươn tới cái đẹp. Trường Phú Thuận sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu tại nhà sau đây:

I. Các bước trong kỹ thuật trồng hoa hồng:

Bước 1: Chọn hướng nắng, vị trí trồng theo kỹ thuật trồng hoa hồng

Việc chọn hướng nắng vô cùng quan trọng và cần thiết, ảnh hưởng của sự phát triển cây sau này.

Chọn hướng nắng: Thời gian nắng tối thiểu của hoa hồng cần có là 6 tiếng/ ngày, vì thế nên bạn chọn địa điểm nơi có ánh nắng mặt trời chiếu vào buổi sáng hay nắng chiếu xuyên.

Bước 2: Làm đất trước khi trồng hoa hồng:

Vì cách trồng hoa hồng trong chậu thì đất trồng phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Bạn nên chọn đất hay giá thể tơi xốp có độ thoát nước tốt không để nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ, ưu tiên sử dụng phân hữu cơ đã hoại mục để lót dưới bầu cây trước khi trồng.Với việc trồng hoa thì tay trái của bạn giữ cây,tay phải vùi đất vào gốc cây nhấn nhẹ, tránh đứt rễ cây , sau đó tưới thật đẫm nước. Tùy vào kích thước bồn hay chậu mà chọn khoảng cách giỏ phù hợp đảm bảo lá cây nhận đầy đủ ánh sang,tránh trồng quá gần nhau cây sẽ mọc vống cao do phải cạnh tranh ánh sáng.

Bước 3 : Tưới nước cho cây hoa hồng trồng chậu theo cách trồng hoa hồng

Tưới cây bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng , nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, nhưng bạn không nên tưới vào lúc trưa nắng mà nên tưới vào lúc chiều mát nhưng không quá trể để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.Nếu cây trồng chậu nên tưới ngày 2 lần.

Bước 4: Lưu ý trong kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng

Việc không thể không làm khi trồng hoa hồng là bón phân: hoa hồng sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá như: Atonik, B1, ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10 , rong biển …để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ, không tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.

Khoảng tầm 10-15 ngày khi cây ra rễ phát ra lá non thì bón bổ sung phân hạt như : Dynamic, phân dơi, phân NPK hay DAP… bón xung quanh gốc cây bón xong lấp đất lại, sử dụng muỗng cà phê để dịnh lượng phân bón cho an toàn.Tránh làm ảnh hưởng đến rể cây hoa Hồng và phân không được gần gốc cây. Sau đó tưới lại nước giúp cây hấp thu tốt dinh dưỡng.

Định kỳ bón hàng tháng 1 lần phun bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ.

Nếu ngâm phân với nước để tưới thì sử dụng 1 muỗng cà phê/ 4 lít nước, tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc…

Việc tiếp theo của kỹ thuật trồng hoa hồng là cắt bỏ lá hoa hư, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa Hồng có sức đâm nhánh mới,từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới.

Trong quá trình chăm sóc bạn quan sát nếu cây cho nhánh mới có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp báo hiệu cây được cung cấp đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu vống cao thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau

Cắt hoa hồng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì thời gian này cây còn nhiều nhựa, nhiều nước nên hoa lâu tàn, lâu héo. trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để cây dự trữ một lượng nước cho hoa (vì sau khi cắt hoa hồng sẽ bốc hơi mất nước). Để bông hoa hồng tươi lâu hơn thì sau khi cắt xong bạn phải cắm cây hoa hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây.

Trước khi cắm vào bình phải cắt thêm một nhát nữa. Dùng dao bén mà cắt hoặc dùng kéo cắt cây, không được làm dập. Lúc cắt phải đếm từ dưới chỗ bánh tẻ lên (chỗ đầu cành) chừa 3 lá. Cắt chừa lại 3 lá. Nhánh hồng còn lại sẽ ra 3 chồi mới. Tỉa bớt 1 nhánh xấu đi. Còn lại 2 nhánh khỏe sau này sẽ cho 2 hoa rất to và đẹp. Cũng cần tỉa luôn những nhánh xấu, hư… sau 1 tháng hoặc 1 tháng rưỡi là có hoa để ngắm rồi.

Hướng dẫn trồng rau sạch trên sân thượng trong thùng xốp cực đơn giản

Kinh nghiệm cách trồng rau thơm tại nhà anh non và an toàn

Kỹ Thuật Trồng Hoa Đỗ Quyên Tại Nhà

Hoa đỗ quyên là loại cây cảnh rất phổ biến và được nhiều người yêu thích. Trong văn hóa của người Hà Nội xưa, những ngày tết không thể thiếu một chậu đỗ quyên trưng trong nhà. Hoa đỗ quyên đỏ thắm, cành lá xanh non là điềm báo may mắn, chứa đựng nhiều ý nghĩa tốt lành cho gia chủ.

Hoa đỗ quyên được trồng nhiều ở miền Bắc, trên những núi đá cao rực rỡ sắc đỏ thắm của những rặng đỗ quyên rừng. Giờ đây nhu cầu chơi đỗ quyên tăng cao nên đỗ quyên được trồng nhiều hơn, cắt tỉa, uốn cây theo sở thích của người chơi hoa.

Trồng được đỗ quyên đã khó, công đoạn chăm sóc đỗ quyên lại tốn nhiều công hơn. Nhưng khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ, quyến rũ của chậu đỗ quyên chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

1. Cần chuẩn bị gì trước khi trồng hoa Đỗ Quyên ?

Đỗ quyên hay còn được gọi với cái tên khác là hoa sơn tra. Hiện nay giống đỗ quyên được trồng phổ biến nhất là đỗ quyên Bỉ. Giống đỗ quyên này có ưu điểm là cây nhỏ nhưng rất sai hoa, bông nở to và giữ màu được rất lâu.

Cũng rất dễ lai tạo thành các giống cây mới. Có nhiều cách để trồng hoa đỗ quyên, trồng hạt giống hoa hay giâm cành, chiết cành đều được. Tuy nhiên để tăng tỷ lệ cây sống sót và cây nhanh ra hoa thì phương pháp giâm cành, chiết cành vẫn luôn được ưu tiên.

Đặc tính của đỗ quyên là không chịu được đất kiềm, giống đỗ quyên Bỉ thích đất chua nhất. Đất trồng cây cũng không được sơ sài. Bạn phải chọn loại đất tơi, xốp, mịn, nhiều dưỡng chất, thoát nước và thoát khí tốt.

Bên cạnh đó, đất trồng đỗ quyên còn được pha thêm các loại mùn và lá cây họ tùng mục, thông để giữ ẩm tốt cho cây trong quá trình sinh trưởng.

Tùy theo hình dáng và chiều cao của cây mà bạn chọn chậu có kích thước phù hợp. Thường thì đỗ quyên sẽ được trồng trong chậu sứ hay chậu đất nung, vừa thẩm mỹ là bền lâu.

Khi chọn chậu bạn cần lưu ý một điểm rằng đỗ quyền là loại cây mọc cạn, rễ tán rộng chứ không đâm sâu vào lòng đất. Do vậy những loại chậu nông sẽ thích hợp hơn chậu cao.

Trước khi cho đất vào chậu trồng, nếu chậu không có lỗ thoát nước ở đáy thì bạn phải khoét một lỗ dưới đáy chậu. Sau đó dùng một tấm lưới nilon nhỏ lót dưới rồi xếp 1-2 lớp sỏi thô và gạch vụn lên trên.

Bạn đổ đất vào chậu, khối lượng khoảng ½-⅓ thể tích chậu trồng. Trong quá trình cây lớn, rễ sẽ mọc lan dài ra, bạn có thể thay chậu và thay cả lớp đất trồng nếu muốn.

Hoa đỗ quyên thường được trưng bày trong nhà. Khi trồng trong nhà, bạn đặt cây ở nơi thoáng khí và đón ánh nắng mặt trời. Vào mỗi buổi tối bạn nên cho chậu ra ngoài trời để cây đón sương.

Bạn không nên chỉ đặt mãi cây trong nhà. Để cây ra hoa đẹp và có sức sống tốt thì cách khoảng 1 tháng một lần bạn cho cây ra ngoài.

Đỗ quyên sẽ cho hoa đẹp nếu được trồng ở điều kiện nhiệt độ và ánh sáng thích hợp. Ban đêm nên duy trì ở nhiệt độ 18 độ C và ban ngày rơi vào khoảng 27 độ C. Nụ hoa khi chớm hé nở cũng cần phơi nắng sớm mỗi ngày.

2. Kỹ thuật tưới nước cho hoa đỗ quyên

Một trong những đặc tính bạn cần phải biết của đỗ quyên là cây không chịu được khô hạn và ngập úng. Nếu thiếu nước, cây sẽ bị vàng lá, thân cành teo tóp và hoa thì rơi rụng. Còn nếu thừa nước, thì rễ cây bị thối và cây sẽ chết. Do vậy, dựa vào thời tiết bạn nên cân đối lượng nước tưới cho phù hợp.

Với điều kiện thời tiết bình thường thì mỗi ngày chỉ cần tưới cho cây 1-2 lần vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Bên cạnh đó, cần tăng lượng nước tưới khi cây bước vào giai đoạn nứt nụ, ra hoa.

Khi tưới phải tưới toàn bộ cây đặc biệt là làm ẩm gốc cây. Nên dùng cách tưới phun sương để tránh làm gãy nụ hay chồi hoa.

Nguyên tắc tưới nước

Tưới nước gì và thời gian tưới như thế nào rất quan trọng để cây đỗ quyên cho hoa đẹp. Trong thời gian đầu trồng kích thích cây lên chồi thì bạn hầu như không tưới cây, chỉ tưới đủ để đất ẩm.

Khoảng nửa tháng (10-15 ngày) thì bạn dùng nước đậu chua hoặc nước gạo để tưới cho cây. Bên cạnh đó, cách 5-10 ngày thì bạn tưới nước giải ngấu. Ngoài ra bạn cũng phải pha loãng sunfat sắt 5-10% tưới cho cây mỗi tháng mỗi lần để phòng chống bệnh vàng lá ở cây.

3. Chăm sóc cây hoa đỗ quyên đúng cách

Bên cạnh tưới nước đầy đủ thì bạn cũng cần bón phân hợp lý để cây đỗ quyên khỏe mạnh và nhanh cho hoa đẹp. Mặc dù vậy nhưng bạn không nên lạm dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh bón cho cây.

Nếu dư thừa lượng phân bón sẽ khiến đất trồng cây bị xơ cứng, cây sẽ không sinh trưởng bình thường được. Theo bí quyết của các nghệ nhân làm vườn thì chúng ta urn: Phân khô bón ít còn phân nước thì pha loãng.

Khi cây còn nhỏ thì chưa cần bón phân. Tuy nhiên khi cây được khoảng 2 năm tuổi thì bắt buộc phải tiến hành bón phân cho cây. Các cây trồng từ 2-3 năm tuổi, cứ cách 12-15 ngày bạn tưới phân loãng một lần cho cây. Và chỉ tưới vào những tháng cuối màu xuân đầu mùa hè.

Với các cây trồng trên 4 năm tuổi thì vào mùa xuân và mùa hạ, bạn bón 2 lần phân khô. Đến giữa tháng sau lại bón phân P, K và sau tháng 6 thì không bón phân nữa để cây tập trung ra hoa.

Một số chú ý khi bón phân:

Mùa hè bạn cần giảm số lần tưới phân vì sẽ khiến cây bị vàng lá.

Tuy nhiên nếu cây vẫn sinh trường tốt vào mùa hè và có dấu hiệu trổ bông thì bạn bón thêm Ca3(PO4)2 + Ca(HPO3) từ 1 đến 2 lần để kích thích nụ cây nhanh nở.

Tưới phân phải kết hợp cùng tưới nước và xới nhẹ đất trong chậu cây.

Bạn không cần bón phân sau mùa đông.

Một chậu đỗ quyên đẹp, có giá trị nằm trước hết ở dáng của cây. Do vậy việc cắt tỉa. uốn nắn cành cây rất quan trọng. Thời điểm tiến hành việc cắt tỉa, uốn nắn cây được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn sinh trưởng, giai đoạn ngủ nghỉ. Ở giai đoạn sinh trưởng bạn tiến hành bấm ngọn, uốn cành, xếp dáng cho cây.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải cắt tỉa kịp thời các cành lá vàng úa. Đặc biệt là các cành lá sâu bệnh để tránh lây lan sang các cành khỏe mạnh.

Mẹo giúp cây ra hoa sớm: Nếu muốn cây đỗ quyên cho hoa sớm có một cách mà nhiều người truyền tai nhau là tăng cường chăm sóc để các cành mới nhanh mọc, khi chồi non bắt đầu nhú lên thì giảm lượng nước tưới, giảm nhiệt độ, luôn giữ cho đất trồng được ẩm.

Sâu hại

– Mỗi mùa hoa đỗ quyên nở nhện đỏ là đối tượng quấy phá nhiều nhất. Trong trường hợp này bạn cần dùng thuốc DDVP 0,1 % để phun trừ. Bên cạnh đó bạn cùng có thể ngâm lá trúc đào hoặc thanh hao trong nước rồi pha loãng nước ngâm đó rồi phun tưới cho cây.

– Rệp ống cũng là loài gây hại cho đỗ quyên, khiến lá, nhánh non và hoa đỗ quyên bị sứt sẹo, xấu xí. Với loài này, khi phát hiện bạn dùng thuốc Rogor 0,1 % để phun trừ hoặc xử lý ngay từ giai đoạn rệp đẻ trứng bằng hỗn hợp vôi và lưu huỳnh 5%.

Bệnh hại

– Bệnh thối rễ: Đất trồng hoặc chậu cây xử lý không tốt trước khi trồng cũng là nguyên nhân khiến cây bị thối rễ. Để giải quyết vấn đề này việc cần làm đầu tiên là thay đất và đổi luôn chậu trồng. Bên cạnh đó bạn cũng cần dùng thêm thuốc tím 0,1%, sunfat sắt 2% hoặc topxin 0,1% để phun vào chậu cây và đất để xây hồi phục.

– Bệnh đốm nâu: Không chỉ ở đỗ quyên mà đốm nâu còn là loại bệnh rất hay gặp ở nhiều loại câu cảnh khác. Khi phát hiện dấu hiệu nhiễm bệnh trên cây đỗ quyên bạn hay tìm mua và phun Boodo 1%. Ngoài ra cần thường xuyên cắt tỉa lá, tưới nước và bón phân hợp lý để cây tăng sức chống chịu với vi khuẩn và sâu bệnh.

Kết bài

Cập nhật 17/06/2020

Kỹ Thuật Trồng Bầu Tại Nhà

1. Chọn hạt giống và đất trồng

Có 4 loại bầu là bầu thước, bầu sao, bầu trắng và bầu thúng. Bạn có thể lựa chọn giống tùy thuộc vào sở thích của mình. Hạt giống có thể tìm mua ở cửa hàng bán hạt giống rau hoặc siêu thị.

Cây bầu có thể trồng trên nhiều loại đất, tuy nhiên phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, độ phì cao, giàu dinh dưỡng, pH trong khoảng 6-7. Đất bạn có thể mua sẵn hoặc trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, hân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu hoặc thùng xốp.

Ngâm hạt trong nước ấm (nhiệt độ 40 độ C) khoảng từ 2-6 giờ. Sau đó đem rửa sạch rồi để ráo hạt. Tiếp theo cho vào khăn ẩm vắt kiệt nước, bỏ vào túi nilon buộc kín, cất trong tủ lạnh ngăn mát (khoảng 20-25 độC). Sau 24-36 giờ, hạt nứt nanh, nẩy mầm đem gieo vào bầu, khay gieo hoặc có thể gieo trực tiếp vào hỗn hợp đất trên.

Gieo hạt ở độ sâu từ 2-3cm. Sau khi gieo xong lấp lớp đất mỏng rồi tưới bằng vòi phun nhẹ.

Bạn cũng có thể trồng hạt giống trực tiếp mà không cần ngâm ủ. Tuy nhiên, ngâm hạt giống thì tỷ lệ nảy mầm cao hơn.

Tưới nước ngày 2 lần vào buổi sáng và chiều tối để cây phát triển tốt hơn.

Sau khi cây lên 2-5 lá thật thì có thể đánh cây ra trồng trong đất nếu trồng từ bầu, khay gieo hạt.

Sau khoảng 40 ngày, tiến hành bón lót cho cây bằng phân gà, trân trùn quế hoặc phân hữu cơ. Khoảng 20-25 ngày tiến hành bón phân 1 lần.

Khi bầu mọc dài được 1m, bắt đầu khoanh dây vòng gốc, lấy đất chặn lên ngay đốt, cách 1-2 đốt lại chặn đất để cho bầu ra rễ nhằm tăng khả năng thu hút dinh dưỡng nuôi trái sau này.

Khi bầu được 2 tháng, tiến hành làm giàn cho cây bầu.

Các dây nhánh ở đoạn thân từ gốc lên đến giàn nên tỉa bỏ để gốc được thoáng. Tuy nhiên, khi bầu lên giàn thì không nên tỉa để dây nhánh cho quả. Khi thu hoạch xong thì tiến hành bấm ngọn để quả phát triển lớn và bầu tiếp tục cho quả ở dây nhánh khác.

Khi bầu được khoảng 75-90 là bắt đầu cho thu hoạch.

Sau khi ra hoa, quả bầu phát triển khoảng 10-12 ngày là có thể thu hoạch.

Nếu chăm sóc tốt, cây bầu sẽ cho trái khoảng 2 tháng.