Top 7 # Xem Nhiều Nhất Ky Thuat Trong Du Du Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Ổi Đông Dư, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Oi Dong Du

Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như:ổi Phugi, ổi không hạt MT1…trong đó ổi không hạt Đài Loan có nhiều ưu điểm và đang được phát triển rộng rãi Cây giống ghép mắt, chiều cao cây giống : 30-50 cm . Đường kính bầu 10-15cm . Cây giống khỏe không bị sâu bệnh .Cây trồng sau 1, 5 năm thi bắt đầu cho thu hoạch. Là cây trồng lâu năm nên hiệu quả kinh tế cao.

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời gian trồng thích hợp với loài cây này ở vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6). Thực hiện việc trồng kép 2 cây ở một gốc, mật độ trồng: 100-105 gốc/ 1000m2 điều này mang lại lợi nhuận kép khi vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa tăng năng suất thành phẩm. Người trồng phải tuân thủ nghiêm túc theo quy cách thực hiện trồng về kỹ thuật. Theo đó, hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m.

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

– Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon. – Đào hố: hố trồng thuận lợi để trồng nhất là ở khoảng đường kính 20 cm, chiều sâu: 20 cm, cây cách cây, hàng cách hàng theo khoảng cách 3.5m x 4.5m, đào hố hình vuông hình khối: 50 x 50 x 50cm, hố cách hố: 3 x 4m. Khi đào, lớp đất mặt để riêng, lớp đất dưới trộn với phân chuồng, vôi bột, lân sau đó lấp hố cao hơn mặt đất 20 – 30cm.

 

4, Phân Bón Lót:

Người chăm nên bón lót mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố), sau đó đặt cây và cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Ổi Đông Dư:

Khi trồng, đào lỗ giữa mô, đặt bầu cây con xuống sao cho mặt bầu cao hơn mặt mô 3 – 5cm. Sau đó dùng đất vun tới mặt bầu rồi dận chặn, tưới nước. Khi đặt cây phải cắm cọc cố định thân để cây khỏi bị tác hại của gió.

 

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Ổi Đông Dư:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Việc tạo tán, tỉa cành, bấm đọt, giúp tạo ra nhiều cành cho trái, tán cây chỉ cao khoảng 1,4 – 1,5 m dễ dàng quản lý sâu bệnh và thu hoạch. Sau khi trồng cây giống khoảng 3 tháng, từ thân cây ra những tược mới (cành cấp I) và để dài khoảng 0,8 – 1 m. Khi vỏ tược ở độ bánh tẻ, sẽ cắt bỏ 1/2 chiều dài tược để tạo tiền đề khung tán thấp cây sau này. Sau khi cắt đọt, mỗi cành cấp I bị cắt ấy sẽ đâm ra 2 tược mới ở nách cặp lá gần vết cắt và từ thân cây các tược khác đâm ra mạnh mẽ. Chờ cho các cành cấp II này thành thục lại cắt đọt, tiếp tục việc tạo tán. Tính từ gốc tược thứ 2 trở lên, cắt ở vị trí trên 4 – 5 cặp lá, hoặc tính từ mặt đất lên khoảng 1,2 m là vừa. Đợt ra tược thứ 3 (ra cành cấp III) sẽ tốn ít thời gian hơn và đợt tược này, ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ ra 1 – 2 cặp nụ hoa. Tiến hành tỉa bỏ những chồi nhỏ yếu, chỉ giữ lại mỗi cây 3 – 4 cành cấp I, 8 – 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng. Tiến hành bấm ngọn tược thứ 3 ngay vị trí phía trên cặp trái ổi non đã đậu và tỉa các trái dư. Sau một thời gian ngắn ở nách các cặp lá cành cấp II và cấp III sẽ mọc ra các chồi mới cho trái. Tiếp tục bấm đọt những chồi mới ở vị trí trên cặp trái nhỏ như đã làm ở trên.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Ổi Đông Dư:

Năm thứ 1: phân hỗn hợp tỷ lệ NPK 12 – 15 – 18, 4 lần bón mỗi lần 100g cộng với 50g amon sunphat. Năm thứ 2: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 200g, cộng với 100g amon sunphat tức là cả năm bón 1.300g cho 1 cây. Năm thứ 3: 4 lần bón phân hỗn hợp mỗi lần 300g, cộng với 150g amon sunphat cộng với 50g magie sunphat tức là cả năm bón 2.000g cho 1 cây. Những năm sau, ổi đã ra hoa rộ tăng lượng phân bón lên và tính thêm số lượng NPK trong sản lượng quả thu hoạch. Một tháng trước khi ra hoa, người ta thường bón thêm phân nặng về đạm để ra hoa được nhiều. Nếu được chăm sóc tốt ngay năm thứ 3 ổi đã có sản lượng kinh tế và những sản lượng 30 – 50 tấn/ha trên diện tích lớn năm thứ 6, 7 khá phổ biến. Mặc dù mọc khỏe, khi trồng thâm canh, đặc biệt với những giống đã được cải tiến, ổi không ít sâu bệnh, nhất là về mùa mưa và bao giờ cũng phải trừ cỏ.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Ổi Đông Dư:

Nấm Glomerella cingualata làm cho quả đương lớn ngừng sinh trưởng và đen lại do bị bào tử nấm phủ kín. Nấm Fusarium và Macrophomina ở những đất không thoát nước có thể làm chết cây con hoặc cây 3, 4 tuổi. Một loại tảo Cephaleuros virescens gây ra những vết màu xám trên lá và trên quả. Những loại bệnh trên có thể trị bằng phun thuốc có đồng. Tuyến trùng ở những đất cát gây hại đôi khi đáng kể. Do đó cũng phải chú ý luân canh, tăng cường bón phân tưới nước. Sâu ổi khá nhiều. Tháng 6, 7 những quả ổi chín, cùi đã mềm thường bị ruồi đục quả Dacus dorsalis đến đẻ, giòi đục luỗng, quả không ăn được, tỷ lệ bị hại đôi khi đạt 70 – 80% số quả chín. Thu hoạch kịp thời, ngay khi quả đã đạt độ chín thích hợp, nhặt những quả chín rơi vãi, đem xử lý đồng thời với những quả khác cũng bị con ruồi này phá hại (đu đủ, cam, xoài,…) là những biện pháp vệ sinh rất cần thiết. Đồng thời, dùng Metila Ơgênola hoặc Hudrolizat de protein để dẫn dụ và dùng bả trộn với một chất sát trùng như Malathion,… Nhiều loại sâu bệnh miệng hút nhất là rệp sáp phá hại ổi ở vườn ít chăm sóc, phổ biến nhất là Pseudococcus Citri. Sâu đo, sâu kén đục lá lỗ chỗ, một số sâu róm rất to ăn lá và quả non. Kiến mang rệp tới đôi khi cũng phải trị. Phun lân hữu cơ, cacbamat có thể phòng trừ các sâu nói trên.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Trồng từ hạt, ổi được thu hoạch sau khoảng 4 năm. Trồng bằng cành chiết chỉ cần 2 năm, có thể ít hơn. Quả chín thì màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, nắn thì mềm hơn. Trẻ em thường bấm bằng móng tay, móng cắm phập vào là quả sắp chín. Không để trên cây lâu được vì chín nhanh, chim đến mổ. Từ hoa đến quả chỉ cần hơn 3 tháng. Ở miền Bắc, ổi thường chín vào giữa mùa hè lúc này mưa nhiều chất lượng kém. Tuy nhiên có thể có ổi chín quanh năm. Vào năm thứ 3 – 5 năng suất có thể đạt 20 tấn/ha, vào năm thứ 6, 7 : 50 tấn/ha và hơn. Ổi rất mau chín, thu hoạch xong nên bán cho nhanh và để trong nhà chỉ giữ được vài ngày ở nhiệt độ bình thường. Xử lý bằng một số hóa chất như GA3 có thể giữ được lâu hơn. Ở phòng lạnh: độ nhiệt 5 – 150C độ ẩm không khí 85 – 90% có thể bảo quản được 3 – 4 tuần lễ.

9, Kinh nghiệm và Thị Trường:

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Vườn ổi tuyệt đối không để cỏ vì có cỏ rễ ổi sẽ ăn sâu, không lợi dụng được màu mỡ trên đất mặt: bón phân kém tác dụng. Dùng Paraquat 1.000 ml trong 10 lít nước không làm bắn thuốc lên lá rất có hiệu lực, nếu không, phải dùng cuốc lưỡi mỏng và nông trừ cỏ quanh gốc.

Cách Chăm Sóc Cây Du Bonsai

Kể từ khi thành lập, thế giới cây cảnh đã làm việc với một số loài, đáp ứng một loạt các yêu cầu, chúng đã và đang biến thành những tác phẩm nghệ thuật sống đích thực. Một trong những loài như vậy là cây du, một loại cây rụng lá đã được chứng minh là một viên ngọc quý thực sự cho những ai lần đầu tiên bước vào thế giới này.

Lần này tôi sẽ giải thích cho bạn cách chăm sóc cây du bonsai, khám phá tất cả các đức tính của loài cây tuyệt vời này.

Cây du là gì?

Khi nói về cây du, chúng ta có thể đề cập đến một trong hai chi này: Ulmus sp hoặc Zelkova sp. Mặc dù chúng rất giống nhau, nhưng trên thực tế chúng thuộc cùng một họ Ulmaceae, có Sự khác biệt tinh tế tốt để biết.

Ulmus sp: Đây là cây du thật. Chúng là cây rụng lá có nguồn gốc từ Bắc bán cầu. Trong hệ thực vật đô thị Tây Ban Nha, người ta thường tìm thấy trong các công viên và / hoặc vườn bách thảo Ulmus pumila o el Ulmus nhỏ. Tuy nhiên, nó là một giống đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi bệnh than chì, một loại nấm, một khi ở bên trong thân cây, sẽ làm cây yếu đi cho đến khi kết thúc.

Zelkova sp: Rụng lá, có nguồn gốc ở Nam Âu và Đông Á. Nó cũng là một trong những cây cảnh được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là các loài Zelkova serrata.

Chăm sóc cây cảnh

Bây giờ chúng ta đã biết cây du là gì, chúng ta hãy biết làm thế nào để chăm sóc nó khi làm cây cảnh:

Nơi: cây du là một loại cây có khả năng chịu lạnh và sương giá rất tốt, do đó có thể – và nên – để ngoài trời quanh năm.

Thủy lợi: để cây phát triển đúng cách, nên luôn giữ cho giá thể hơi ẩm.

Cắt tỉa: việc cắt tỉa hình thành, nghĩa là, công việc có mục tiêu là đưa ra thiết kế cho cây của chúng ta, sẽ được thực hiện vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa xuân. Tuy nhiên, việc cắt tỉa nhỏ, cũng như tỉa cành, có thể được thực hiện trong suốt mùa sinh dưỡng, cho phép khoảng 4 cặp lá phát triển và sau đó để lại hai lá trên mỗi cành cây.

Cấy: Nên thay khay hai năm một lần.

Tầng dưới– Sẽ phát triển tuyệt vời trên 70% akadama trộn với 30% kiryuzuna. Nếu bạn cảm thấy khó khăn để kiếm bất kỳ vật liệu nào trong số này, bạn có thể sử dụng đất sét núi lửa – ở dạng sỏi – trộn với các quả bóng đất sét hoặc thậm chí với những mảnh gốm rất nhỏ.

Người đăng kí: điều cần thiết, không chỉ đối với tình trạng sức khỏe tốt của cây, mà còn để cây không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ bệnh tật nào, bón phân từ mùa xuân đến cuối mùa hè bằng cách sử dụng phân bón chuyên dụng cho cây cảnh, hoặc phân bón tan chậm tự nhiên.

Với những mẹo này, bạn sẽ có cây du trong tình trạng hoàn hảo 🙂.

Khu Du Lịch Suối Hoa Lan

Khu du lịch sinh thái Suối Hoa Lan mang đến một cảm giác khác cho khách du lịch Nha Trang bởi sự hiền hòa và giản dị của thiên nhiên nơi đây.

Từ trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 30km về hướng Đông Bắc, du khách sẽ gặp khu du lịch sinh thái Suối Hoa Lan nằm trên bán đảo Hòn Chèo. Núi Hòn Chèo cao trên 700m so với mực nước biển. Nơi đây mang những hình dáng rất lạ. Mỗi ngọn núi là một hình thái khác nhau tùy theo trí tưởng tượng của mỗi người.

Nhờ ưu thế về mặt địa hình, khu du lịch sinh thái Suối Hoa Lan đã thu hút được rất nhiều du khách, đăc biệt là các bạn trẻ và các du khách nước ngoài đến tham quan, khám phá trong chuyến du lịch Nha Trang.

Điều đầu tiên mà mỗi du khách cảm nhận được khi đến với nơi đây là cảm giác được hoà mình vào thiên nhiên cùng không khí trong lành của núi rừng, thác nước.

Khu du lịch mang tên “suối Hoa Lan” bởi nơi đây có một dòng suối tên là Hoa Lan. Nước ở con suối này nhận từ những ngọn thác trên núi, len qua các mỏm đá nằm ngẫu nhiên ở dòng suối rồi mới đổ vào đầm Nha Phu. Dòng suối như dòng sữa nuôi sống những sự sống trên bán đảo.

Nối liền bán đảo và đầm Môn là khoảng đất bằng rộng chừng 20ha, tuy không rộng lắm nhưng cũng đủ để đưa du khách đi từ biển vào đồng bằng rồi tới núi cao.

Suối Hoa Lan của ngày xưa

Xưa kia, khi chưa có sự hình thành và phát triển khu du lịch sinh thái, nơi đây là một làng chài nghèo, con người sinh sống bằng nghề nuôi trồng thuỷ, hải sản và đặc biệt là trồng lúa nước và các loại cây ăn quả như xoài, dừa… Tất cả có được đều nhờ vào dòng suối.

Suối Hoa Lan không chỉ là nơi có cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp mà còn là nơi lưu giữ những dấu tích của người Chăm từ thuở xa xưa, ghi dấu sự kiện một vị vua ngươi Chăm đã từng hành hương đến Suối Hoa Lan. Theo nghiên cứu và phát hiện của đoàn khảo cổ học, trên các tảng đá dưới chân dòng suối có ghi lại một dòng chữ Phạm. Và đoàn cũng nghiên cứu và đánh giá, đây có thể là dòng chữ Phạm cổ nhất Việt Nam.

Suối Hoa Lan ngày nay

Suối Hoa Lan ngày nay đã được xây dựng thành khu du lịch sinh thái do công ty Cổ phần Du lịch Long Phú đầu tư và xây dựng. Đến đây, du khách có thể được khám phá, trải nghiệm nhiều dịch vụ du lịch như:

Khám phá vườn hoa lan: Vườn hoa sưu tầm rất nhiều giống hoa lan quý hiếm từ trong và ngoài nước như từ vũ nữ, tai trâu, đuôi sóc, đuôi gà, quế hương, tiên nữ,… trong đó có những loại lan rất quý hiếm như nghinh xuân… Lan mọc ra từ những gốc cây cổ thụ hay ở trên các vách đá, đua nhau khoe sắc.

Khu biểu diễn xiếc thú: Tại đây, du khách có thể được thưởng thức những màn trình diến vô cùng độc đáo của những diễn viên xiếc tại ba như khỉ, voi, gấu,…

Dịch vụ đà điểu: Khách tham quan sẽ được khám phá và trải nghiệm cảm giác cưỡi đà điểu vô cùng thú vị hoặc cho chúng ăn và chụp ảnh làm kỷ niệm.

Chơi bắn súng sơn: Đến với khu du lịch Suối Hoa Lan, du khách còn được trổ tài bắn súng của mình với dịch vụ này.

Ngoài ra, khu du lịch này còn có nhiều dịch vụ phục vụ du khách khác như tham quan ốc đảo, cắm trại, chèo thuyền Kayak, khám phá khu ẩm thực Việt Nam, khu nhà hàng,…

Nếu có cơ hội đến tham quan, du lịch Nha Trang, du khách đừng nên bỏ qua khu du lịch sinh thái Suối Hoa Lan, một lựa chọn lý tưởng cho những ai ưa khám phá thiên nhiên và trải nghiệm những dịch vụ độc đáo.

Quan Viên: Người Lãng Du Trong Các Làn Điệu Ca Trù

Mặc dù đầy “nguy cơ”, dễ bị người ngoài đánh giá, nhưng cầm chầu vẫn có cái thú riêng, khi quan viên được hòa nhập trọn vẹn vào nhịp phách, tiếng đàn, câu hát…

Các cụ dạy:“Ở đời có bốn cái ngu:Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”

Bốn cái ngu xếp hàng ngang nên, không chú thích cái ngu nào là ngu hơn cái ngu nào, hay các cụ đang liệt kê theo chiều tăng hay chiều giảm của độ ngu. Bài viết này xin bàn đến cái ngu cuối cùng: cầm chầu.

Để hiểu được vì sao cầm chầu lại được xếp trên bảng vàng bốn cái ngu, trước hết phải biết cầm chầu là gì, người cầm chầu là ai, và vị trí của người cầm chầu cũng như tiếng trống chầu trong một canh hát.

Các nhạc cụ đặc trưng của ca trù

Nghệ thuật ca trù, khi đã được định hình tương đối rõ ràng trong lịch sử, có ba nhạc cụ chính gồm đàn đáy, cỗ phách, và trống chầu.

Đàn đáy là một nhạc cụ đặc trưng của ca trù, có nguồn gốc hoàn toàn Việt Nam. Nhạc cụ này có 3 dây, được gọi là Đài, Trung, Tiếu (có nơi gọi là Hàng, Trung, Liễu), cần đàn dài, các phím dày và cao để thực hiện các ngón đàn rung, nhấn, chùn…, hộp cộng hưởng hình thang và kín phía trước, hở phía sau. Đàn đáy truyền thống được làm từ gỗ ngô đồng, dây đàn bằng tơ se. Đàn đáy dùng để đệm cho ca nương hát.

Nhạc cụ thứ hai là cỗ phách, thường được ca nương sử dụng. Cỗ phách bằng gỗ hoặc tre, gồm bàn phách, và lá phách, trong đó có một phách mẹ hình đũa tròn, và phách con là phách mẹ được chẻ đôi thành hai nửa bằng nhau. Chính vì đặc điểm này mà khi gõ, cỗ phách vang lên những âm thanh trong, đục, mạnh nhẹ khác nhau, tạo nên nhịp điệu của bài hát. Thi sĩ Trần Huyền Trân nghe nghệ nhân Quách Thị Hồ gõ phách đã phải thốt lên

“Người ơi, mưa đấy ? Hay sênh pháchTay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa…”

Nhạc cụ thứ ba là trống chầu. Trống chầu của ca trù có kích cỡ tương đương với trống đế trong nghệ thuật chèo, mặt trống đường kính khoảng 15 cm, bịt da trâu nạo mỏng (rất dai và bền). Đường viền da bịt mặt trống trùm xuống thân trống khoảng 3 cm, được đóng bằng đinh tre. Tang trống cao khoảng 18cm, bằng gỗ mít nguyên khúc gọi là tang liền, song có khi bằng những mảnh gỗ mít chấp lại, sơn phết bên ngoài. Dùi trống dài khoảng 25cm, được gọi là Roi chầu. Người đánh trống trong một canh hát (cầm chầu) được gọi là quan viên.

Thời phong kiến, mỗi khi vua bày tiệc nghe hát đều có phân ra hai vị quan, một là viên Tửu lệnh trông coi việc hành lễ, một là Cổ lệnh tay cầm dùi trống để điều khiển việc tấu nhạc. Trống được dùng ở đây là trống cái. Viên Cổ lệnh đứng trong sân chầu, dùng tiếng trống để điều khiển việc múa hát, khi tiếng hát hay, dở đều dùng tiếng trống để thưởng phạt. Do các nghi thức ca hát trong cung đều được thực hiện ở sân chầu nên trống được gọi là trống chầu, người đánh trống khen, chê trong canh hát được gọi là quan viên, là người cầm chầu.

Cầm chầu, thể hiện phong cách hay chạy theo trào lưu

Cầm chầu là một hoạt động đặc trưng trong ca trù, khi người thính giả được tham gia một cách trực tiếp vào canh hát, can thiệp vào nội dung biểu diễn và góp phần tạo nên thành công hoặc thất bại của canh hát.

Người cầm chầu xưa thường không phải là thành viên trong đoàn hát mà là người nghe có hiểu biết về văn học, về các làn điệu ca trù qua tiếng đàn tiếng hát, khổ phách. Người thính giả đặc biệt này sử dụng trống để khen, chê đào, kép, cũng như đánh dấu chấm câu sau mỗi câu hát.

Cầm chầu là một thú chơi tao nhã của bậc tao nhân mặc khách. Khác với tất cả các loại hình biểu diễn khác, người đánh trống – quan viên không phải là một nhạc công chuyên nghiệp. Anh ta tham gia canh hát với tư cách thính giả, một thính giả đặc biệt, sử dụng trống để chấm câu sau mỗi câu hát, khổ đàn, và cũng để khen – chê ca nương, kép đàn.

Nghề chơi cũng lắm công phu lắm. Trong những khi làng có hội, mở canh hát ở cửa đình, các quan viên, thường là chức sắc trong làng sẽ cầm chầu. Mỗi tiếng “cắc” vào tang trống là một lần tấm thẻ tre được quẳng vào thau đồng. Cuối canh hát, người ta cứ dựa vào số thẻ tre trong thau đồng mà tính ra số tiền phải thưởng cho đào nương, kép đàn. Chữ Hán “trù” là “thẻ”, đó cũng là một trong những lý do tạo nên cái tên “Ca Trù”.

Vấn đề là người lãnh trách nhiệm quan viên phải biết cách nghe, phải biết khen, chê đúng chỗ, đúng lúc, chấm câu sao cho nhã. Giữa bàn dân thiên hạ mà đánh trượt, mải ngắm đào hát mà quên chấm câu, khen chê bừa bãi thì ê mặt. Bỗng dưng mình hóa ra kẻ chơi trèo, văn hóa lùn mà thích phô trương. Ngay đến cả canh hát ở nhà riêng, chỉ có mình, một đôi người bạn thân, với cô đầu mà cầm chầu không đúng cũng ê mặt như thường. Ê mặt với bạn một, mà ê mặt với cô đầu mười. Cô đầu sẽ coi gã này như kẻ trọc phú giàu xổi, ăn chơi nửa mùa đua đòi ra tao nhân mặc khách cho hợp mốt mà thôi. Người ta nói tính cách anh sẽ thể hiện qua hành động thế nào, thì cũng sẽ thể hiện qua cách cầm chầu như vậy. Có người đánh hào sảng, có người lom dom chực vụt, có người đánh dồn dập, có người đánh thưa tiếng. Ngay trong việc cầm chầu cũng có nhiều phép tắc, ví như người đánh thưa tiếng mới là sang, đánh nhiều tiếng bỗng hóa thô lậu vậy.

Cái thú cầm chầu

Mặc dù đầy “nguy cơ”, dễ bị người ngoài đánh giá, nhưng cầm chầu vẫn có cái thú riêng, khi quan viên được hòa nhập trọn vẹn vào nhịp phách, tiếng đàn, câu hát… Khi ấy, người quan viên không còn quan tâm đến chuyện chỗ này phải điểm trống, chỗ kia phải khen đàn… mà điểm trống, khen đàn như rất tự nhiên: hết câu thì điểm, thấy hay thì khen. Tất nhiên, để đạt được mức độ “ra tay” điêu luyện ấy, người ta cũng phải có một vốn hiểu biết tương đối dày dặn và khả năng cảm thụ nghệ thuật tương đối cao. Khi ấy, anh sẽ đánh trống như lên đồng, kích thích tinh thần của không chỉ khán giả, mà của cả ca nương, kép đàn, kích thích không phải bằng tiền thưởng, mà bằng cảm giác rằng có người biết thưởng thức tài năng của mình, rằng “Bá Nha ơi, Tử Kỳ đang ngồi ngay đây…”

Trong số 4 cái ngu được các cụ liệt kê, 2 cái ngu trước là mang tính xã hội, hai cái ngu sau đầy chất cá nhân. Không rõ ba cái ngu đầu sướng đến đâu mà thiên hạ vẫn lao vào, nhưng cứ thử cầm chầu ít nhất đôi lần, rồi sẽ hiểu, dù có phải mang tiếng ngu cũng cứ làm!