Top 3 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Chăm Sóc Cây Thanh Long Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Thanh Long

+ Luôn có khả năng cung cấp số lượng lớn với giá cả hợp lý.

Dù có giá tới 700.000 đồng/kg nhưng thanh long vàng vẫn được nhiều khách hàng Việt ưa chuộng.

Thanh long là một loại trái cây được trồng chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philipine và Malaysia. Ở mỗi quốc gia, thanh long mang hương vị và màu sắc đặc trưng khác nhau ho

c ke toan o tphcm

Tại Việt Nam, thanh long được trồng phủ khắp trên diện tích cây trái các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang và Long An, gồm 2 loại vỏ đỏ ruột trắng và ruột đỏ. Rộ mùa, thức quả được thương lái mua buôn với giá 15.000-20.000 đồng/kg, tùy vào mẫu mã.

Trong khi thanh long Việt tươi ngon, thanh mát có giá bình dân, thì loại thanh long lạ, vỏ vàng óng đã xuất hiện tại một số cửa hàng thực phẩm, trái cây sạch. Đặc biệt, loại quả này trưng bán với giá “ngất ngưởng” từ 650.000-700.000 đồng/kg và được nhiều gia đình có điều kiện tìm mua

125a nguyễn đình chiểu

Loại thanh long vàng này có nguồn gốc từ châu Mỹ như Ecuador, Colombia, song dần dần được đưa về trồng tại khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia, Thái Lan. Thời gian gần đây khi biết được công dụng tốt cho sức khỏe, hương vị thơm ngon của trái thanh long vàng lại khiến nhiều khách hàng Việt ưa chuộng săn tìm giống để trồng .

Một người bán thanh long vàng chia sẻ: “Loại trái này thường chỉ có vào những tháng cuối năm. Đây là giống thanh long nổi tiếng ở Malaysia và Thái Lan nên số lượng thu hoạch mỗi mùa có hạn, dẫn đến giá bán cao nhưng vẫn được các khách hàng ưa chuộng”.

Ngoài ra, quản lí ở những cửa hàng bán trái cây cũng cho biết, do thanh long được vận chuyển bằng đường hàng không nên chi phí rất đắt. Hiện tại, giá bán một ký thanh long vàng tại Việt Nam là 700.000 VNĐ, mặc dù giá thành cao nhưng sức mua nội địa vẫn tăng đáng kể.

Thanh long vốn là loại quả giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa, là loại quả tốt với người bệnh ung thư và đái tháo đường. Người Trung Quốc ăn thanh long hàng trăm năm qua do chúng giúp hỗ trợ hệ hệ tiêu hóa, giảm cholesterol.

 Kích Xem chương trình khuyến mại 50% 

Có 2 loại thanh long: Thanh long đỏ với lớp vỏ màu đỏ tươi, phần thịt màu trắng hoặc hồng và nhiều hạt nhỏ; Thanh long vàng với lớp vỏ màu vàng, lớp thịt bên trong màu trắng và ít hạt hơn thanh long đỏ. Khi chưa chín, thanh long vàng được bao bọc bởi một lớp vỏ màu vàng và phần gai nhọn/dài, có thể rụng khi quả chín. Thanh long vàng thường được thu hoạch trong mùa hè và mùa thu.

Quả thanh long vàng có lớp thịt trắng, xốp, dày đặc, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen và có hương vị ngọt hơn nhiều so với thanh long đỏ. Thanh long vàng chứa nhiều nước, carbohydrate và một lượng nhỏ protetin, chất xơ, sắt, acid ascorbic, phospho…

Thanh long vàng có thể ăn ngay hoặc cho thêm vào những món ăn chưa qua nấu nướng. Phần thịt thanh long vàng mềm, nhưng có thể giữ nguyên hình dạng, thích hợp làm nguyên liệu cho các món salad trái cây, món tráng miệng… hoặc xay nhuyễn thanh long vàng để cho vào các món sinh tố, cocktail hoặc đông lạnh để làm kem.

Chúc bà con thu hoạch đạt năng xuất và chất lượng cao !

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG MỚI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRANG TRẠI SẢN XUẤT CÂY GIỐNG XUÂN KHƯƠNG ĐT: 097.868.7171 – 0927.082.082 – 0243.8760566 ĐC: Đường đối diện UBND Thị Trấn Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

GPKD: 01J8002198 – MST: 0101925731

Tìm Hiểu Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Thanh Long

1. Tên khoa học cây thanh long

Thanh long (thực vật) là loại cây họ xương rồng, được trồng chủ yếu để lấy quả, sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt đới. Cây thanh long là loài cây bản địa tại Mexico, trước đây được trồng nhiều tại các nước Nam Mỹ và Trung Mỹ. Hiện nay, loài cây này đã được trồng nhiều ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia; nam Trung Quốc, Đài Loan…

Thanh long có 3 loại miền nam Trung Quốc, Đài Loan và một số khu vực khác.

Quả của thanh long có bốn loại với những tên khoa học khác nhau, cụ thể như sau:

Hylocereus undatus thuộc chi Hylocereus: là loại thanh long ruột trắng, vỏ đỏ hoặc hồng.

Hylocereus costaricensis hoặc Hylocereus polyrhizus thuộc chi Hylocereus: loại thanh long ruột đỏ, vỏ hồng hoặc đỏ.

Hylocereus megalanthus thuộc chi Selenicereus: loại thanh long ruột trắng, vỏ vàng.

Hylocereus undatus costaricensis thuộc chi Hylocereus: loại thanh long ruột tím hồng, vỏ hồng hoặc đỏ.

Thanh long có hạt màu đen kích thước và hình dạng gẫn giống hạt vừng hoà lần vào phần ruột. Lớp thịt thanh long được ăn trực tiếp như hoa quả thông thường, có mùi thơm nhẹ, ngọt vừa phải, giàu chất dinh dưỡng cung cấp một lượng nhỏ calo. Quả thanh long có thể được chế biến thành thanh long sấy khô, thanh long sấy dẻo, làm nước ép thanh long, làm rượu. Ngoài ra, hoa thanh long cũng ăn được, có thẻ ngâm và nước giống như uống trà. Các hạt đen trong trái thanh long (trái thăng long) được ăn cùng với thịt ruột nhưng sẽ không tiêu hoá và được bài tiết ra bên ngoài.

2. Thông tin dinh dưỡng cây thanh long

Quả thanh long (còn gọi là quả thăng long) có thành phần dinh dưỡng khá cao, có nhiều công dụng cho sức khoẻ. Một trái thanh long mỗi ngày hay một ly nước ép, sinh tố thanh long sẽ giúp người dùng ngăn ngừa một số bệnh của cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch. Thông tin dinh dưỡng của trái thanh long có sự khác nhau nhưng không đáng kể giữa các loại thanh long.

Thành phần axit béo của hai giống thanh long

Về thành phần các chất dinh dưỡng thì trái thanh long có chứa: 83,5% nước, 67,7kcal; 1,1g Protein, 0.57g Chất bo; 11.2g Cacbohydrates; 1.34g Chất xơ; 10.2mg Canxi; 27.5mg Phốt pho; 8.9mg Natri; 38.9mg Magie; 272mg Kali; 3.37mg Sắt; 0.35mg Kẽm; 32.7mg Sorbitol; 6mg Vitamin C (ruột đỏ là 12mg); 1.1g Protid (ruột đỏ là 1.3g). Ngoài ra, trong thanh long còn có một số vi chất khác.

Thanh long có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, thân cây có tác dụng hoạt lạc giải độc. Quả thanh long được dùng để ăn như loại hoa quả giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hoá, ngăn ngừa ung thư. Thân cây thanh long có thể trị bỏng, gãy xương, dinh nhọt bằng cách giã nát đắp lên vết thương hoặc vắt lấy nước bôi và đắp.

3. Phân loại thanh long

Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ: Đây là loại thanh long được trồng chủ yếu ở nước ta ở những khu vực có cường độ ánh sáng và thường xuyên. Cây thanh long sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh. Thanh long ruột trắng tên hoa học là Hylocereus thuộc dòng H14 có nguồn gốc bản địa từ Colombia.

Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ (còn gọi là thanh long đỏ): Loại thanh long mới được trồng ở Việt Nam ở một số khu vực như Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang. Quả thanh long có vỏ mà đậm tươi sáng, bên trong đỏ nhìn bắt mắt. Thành phần dinh dưỡng của loại này cao hơn thanh long ruột trắng nên khá được ưa chuộng. 100g thanh long ruột đỏ cung cấp 40kcal, 87,6% là nước hỗ trợ dưỡng ẩm cho da, tốt cho tiêu hoá và tim mạch. Thành phần chất xơ nhiều hơn các loại hoa quả khác gồm cả chất xơ bão hoà và không bão hoà. Những chất này có tác dụng làm giảm nguy cơ về chất béo, các chất độc hại… giúp tránh béo phì và mỡ máu.

Thanh long ruột trắng vỏ vàng: giống thanh long có đặc tính và thành phần giống như thanh long ruột trắng. Tuy nhiên, thanh long có vỏ màu vàng, ác tai thay bằng những cục gù, có gai tù, ruột màu trắng và hạt không đều. Theo các nhà sinh vật học, đây là giống thanh long có nhiều đặc tính hoang dã nhưng đều là các gen quý cho việc nghiên cứu giống thanh long mới.

Thanh long ruột tím hồng: có khả năng cho ra hoa quanh năm, trọng lượng trung bình của quả là 350g-400g.

Thanh long không hạt: là loại thanh long mới được lai ghép, loại này khác với những giống thanh long thông thường đó là phải trồng bằng hạt thanh long.

4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long

Đối với những vùng đất cao như Bình Thuận, Đồng Nai, Vũng Tàu thì đất không được màu mỡ, đất xám, đất pha cát, đất núi dễ bị xói món nên cần bón nhiều phân hữu cơ (phân chuồng ủ hoai mục) để cải tạo đất. Đối với vùng đất thấp thì cần phải tôn đất lên trước khi trồng (trồng theo luống, mô). Mô đất cách mặt ruộng khoảng 40cm để tránh ngập nước trong mùa mưa.

Đất cần phải được cày bừa kỹ, phơi nắng, diệt cỏ dại và cải tạo nếu cần thiết trước khi chuyển qua các giai đoạn cắm cọc, xuống trụ, phủ đất và đặt hom. Sau khi chuẩn bị đất sẽ tiến hành cắm trụ. Trụ trồng cso thể bằng xi măng cốt sắt hoặc trụ gỗ, trụ gạch. Hiện nay, trụ xi măng được sử dụng phổ biến bởi độ bền và hiệu quả. Trụ xi măng có kích thước cạnh vuông khoảng 12 – 15 cm, chiều cao 1,6 – 2,0 m và chôn sâu khoảng chôn sâu 0,4 – 0,5 m (tuỳ vùng đất), phía trên có 2 – 4 thanh sắt đua ra ngoài dài khoảng 20 – 25 cm, bẻ cong theo 4 hướng để làm giá đỡ cho cành thanh long phát triển.

Cây thanh long thường được trồng vào khoảng tháng 10, tháng 11 dương lịch. Tuy nhiên, với những vùng thiếu nước tưới thì nên trồng vào đầu mùa mưa khoảng tháng 5, tháng 6 dương lịch. Bà con nông dân phải chuẩn bị hom giống trước đó để đến đúng thời vụ, cây ra hoa và kết quả cho năng suất cao nhất.

Thanh long được trồng bằng cành chứ không phải hạt giống như một số loại cây ăn quả khác. Người nông dân cần chọn những cành giống đạt tiêu chuẩn từ 1 -2 năm tuổi, dài từ 50 70cm, hom mập, có màu xanh đậm, hôm không bị sâu bệnh, các mắt chùm gai tốt có khả năng nảy mầm. Sau khi chọn hom xong đúng tiêu chuẩn, hom sẽ được dựng nơi thoáng mát, trên nền đất khô ráo. Khoảng 10 – 15 ngày, những hom khoẻ mạnh sẽ bắt đầu có rễ và có thể mang đi trồng.

Thanh long là giống cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng nên khi trồng mật độ thưa sẽ mang lại hiệu quả năng suất cao. Theo những tài liệu nông nghiệp, mật độ thanh long từ 900 – 1000 trụ/ha, mỗi cây cách nhau 3 – 3,5m; mỗi hàng cách nhau 3 – 3,5m là đảm bảo tiêu chuẩn. Người nông dân có thể đi lại thoải mái để chăm sóc và cây thanh long cũng phát triển tốt nhất.

Cách đặt hom giống thanh long cũng khá đơn giản. Khi hom có rễ thì tiến hành đặt 4 hom quanh 4 phía của trục, cao hoan mặt đất khoảng 0,5 cm tránh bị thối rễ. Sau đó, áp phần phảng của hom vào trụ để rễ bám nhanh vào trụ. Dùng dây nilon hoặc dây vải buộc nhẹ hom vào trụ tránh bị rơi, tuột khỏi trụ. Cuối cùng, tưới nước lên hom và dùng rơm hoặc cỏ khô để giữ ẩm cho gốc.

Bón phân cho cây thanh long sẽ trải qua 2 giai đoạn: giai đoạn kiến thiết từ khi trồng tới khi cây 2 năm tuổi và giai đoạn kinh doanh:

Giai đoạn kiến thiết

Bón phân trong 2 năm đầu, chủ yếu là các loại phân hữu cơ hoai mục để tăng chất dinh dưỡng cho cây. Ngoài ra, có thể kết hợp phân hữu cơ vi sinh thay phân chuồng ủ với liều lượng khoảng 1 – 2kg/trụ. Giai đoạn này có thể sử dụng phân hoá học với định kỳ 1 tháng/lần để bổ sung vi chất cho cây. Khi bón, rải phân xung quanh gốc, cách gốc khoảng 20 – 40cm rồi dùng rơm để ủ lên, tưới nước giữ ẩm.

Giai đoạn kinh doanh

Bón phân hữu cơ 2 lần vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa với lượng khoảng 20 -30kg phân hữu cơ + 0,5kg supe lân//trụ. Có thẻ kết hợp phân hữu cơ vi sinh thay thế phân chuồng với liều lượng khoảng 3 -5kg/trụ. Phân hoá học NPK được sử dụng trong giai đoạn ra hoa theo tỷ lệ 1:2:2 hoặc 1:3:2. Giai đoạn nuôi nụ và quả dùng phân NPK với tỷ lệ 3:1:2; 2:1:2; 2:1:3 hoặc 1:1:1. Trong giai đoạn này có thể thêm chất điều hoà sinh trưởng GA3, NAA khi có nụ và sau khi thụ phấn.

Ở Việt Nam, một số côn trùng và sâu hại cho cây thanh long bao gồm:

Kiến: cắn đục hom, cành non, tai lá, hại vỏ trái làm mất giá trị của sản phẩm. Trong trường hợp này có thể dùng Basudin 10H rải quanh gốc cây và Basudin 50ND Supracide xịt lên cành bị hại.

Rầy mềm: thường trích những vết nhỏ trên hoa và trái thanh long làm mất màu đỏ tự nhiên, mất giá trị thương phẩm. Cần phun Lannate, Cyrux… theo nồng độ trên nhãn thuốc để diệt rầy.

Ruồi đục trái: làm hỏng trái, mất năng suất. Đối với ường hợp này, có thể dùng thuốc bẫy ruồi như Vizubon với mật độ đặt 3-5 bẫy/1.000 trụ và đặt rải rác trong vườn.

Bệnh thối đầu cành: Bệnh chủ yếu do nấm Alternaria gây ra, làm thối ngọn cây, có thể gây chết cây. Lúc này, cần dùng Rovral 2 phun liên tiếp, mỗi lần cách nhau 1 tuần để mang lại hiệu quả cao nhất.

Bệnh đốm nâu thân cành: Bệnh do nấm Gloeosporium agaves gây ra, tạo những đốm tròn như mắt cua trên cành.

Bệnh nám cành: Bệnh do nấm Marssonina agaves gây hại làm xuất hiện các lớp màng mỏng màu xám và nhám trên cành.

4.7. Thu hoạch thanh long

Tùy theo trị trường có thể thu hoạch quả thanh long từ 29-31 ngày sau khi hoa thanh long nở.

Cây thanh long là một trong những cây ăn quả mang lại lợi ích kinh tế lớn cho các tỉnh Bình Thuận, Long An… của nước ta. Với những giá trị mà nó mang lại thì người nông dân cần nắm vững những thông tin về loại cây này để chăm sóc tốt nhất đảm bảo năng suất cao. Bạn có thể tham khảo bài viết trên để có những kiến thức cần thiết nhất trong việc trồng cây thanh long.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Thanh Long Ruột Đỏ

Thanh long hiện là một trong những cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân, được trồng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và rải rác ở một số tỉnh khác. Tuy dễ trồng nhưng bà con nên nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long hiệu quả sẽ giúp vườn trồng đạt năng suất cao hơn.

CHỌN GIỐNG

Chọn cành thanh long ruột đỏ to, khỏe, thẳng, không bị sâu bệnh, tuổi cành lớn hơn 6 tháng để làm giống. Hom giống có thể được giâm trước khi trồng hoặc trồng thẳng ra vườn.

ĐẤT TRỒNG

Đất trồng thanh long ruột đỏ cần được bà con xử lý kỹ trước khi trồng để trừ cỏ dại và nấm bệnh. Tùy thuộc vào điều kiện mà làm đất thành mô hoặc đào hố để trồng thanh long, phải đáp ứng các yêu cầu sau: cao ráo, thoát nước tốt để không bị úng, làm thối rễ cây ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây thanh long.

Bà con nên chú ý, tuyệt đối không được lạm dụng phân bón hoá học và thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Dư lượng chất hoá học tồn lại trong đất lâu ngày sẽ giết chết hệ vi sinh vật có lợi, làm đất mất độ tơi xốp, bị chai cứng, mất cân bằng độ ẩm, pH, không thể canh tác đạt năng suất cao. Độ phì nhiêu của đất được quyết định bởi hàm lượng các chất hữu cơ. Nếu hàm lượng các chất hữu cơ trong đất bị mất đi hoặc không còn đủ, đất sẽ mất khả năng tự phục hồi sau mùa vụ. Lúc đó, chi phí bà con phải bỏ ra để cải tạo rất lớn và mất rất lâu (3-5 năm) để đất trở về trạng thái có thể canh tác hiệu quả như cũ. Chính vì vậy, phân hữu cơ, nhất là phân hữu cơ vi sinh không chỉ là sự lựa chọn tốt nhất ở hiện tại, mà còn là sự đầu tư bền vững cho tương lai.

MẬT ĐỘ TRỒNG

Nên trồng thanh long với mật độ từ 900-1100 trụ/ha. Tránh trồng dày sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trái, có thể trồng xen canh thanh long ruột đỏ với các loại rau màu hoặc cây ngắn ngày khác.

THỜI VỤ TRỒNG

Thanh long có thể trồng quanh năm, tuy nhiên bà con thường trồng vào tháng 10-11 hoặc tháng 4-5.

Vào tháng 10-11 dương lịch thì nguồn hom dồi dào do cùng thời điểm tỉa cành, cuối mùa mưa độ ẩm phù hợp, nhưng lúc này cây chưa đủ lớn để chịu được nắng hạn, do đó cần chú ý đến tưới nước và giữ ẩm trong mùa nắng.

Vào tháng 4-5 dương lịch thì thuận lợi về thời tiết – đầu mùa mưa, tuy nhiên xuống giống thời gian này phải chuẩn bị hom giống trước vì là mùa thanh long ra hoa.

CÁCH TRỒNG

Trồng thanh long bằng mô

Mô hoặc hố trồng thanh long phải đáp ứng yêu cầu: cao, ráo, thoát nước tốt và giữ nước tốt, vì cây thanh long cần lượng nước không cao, nhưng phải cung cấp đầy đủ. Về mùa mưa phải thoát nước tốt và không bị úng sẽ làm thối rễ cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất.

Đối với cây thanh long nếu trồng trên mô do điều kiện đất trồng thấp, mực thủy cấp cao nên rất dễ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây, nhất là vào mùa mưa dễ bị ngập úng. Chính vì bộ rễ là nơi hút chất dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây sinh trưởng, phát triển, do vậy phải tạo điều kiện tốt cho rễ phát triển, nên vùng đất thấp cần đấp mô cao để trồng.

Những vùng đất thấp phải đắp mô trồng cao 30-35cm và rộng 50-60cm

Trước khi đặt hom phải đào cạnh trụ một hố có kích thước 25 – 30cm, sâu 10 – 15 cm, rồi bón lót 5- 10 kg phân chuồng + 0,5 kg Super lân. Tùy điều kiện đất trồng mà có thể đào hố trồng vuông hoặc tròn, kết hợp bón lót phân vô cơ và hữu cơ, sau đó phủ lên một lớp đất trước khi trồng. Hố trồng được đào cạnh bên trụ thanh long, sau đó kết hợp bón lót phân vô cơ và hữu cơ trước khi trồng.

Cây hom trong bầu ươm thì đào hố sâu khoảng 10cm

Cây hom không trồng trong bầu ươm, thì đào hố sâu 5 cm là vừa

Độ rộng lỗ trồng: Nếu có bón lót phân hữu cơ và phân hóa học thì đào hố rộng 30-40cm để bón phân cho phù hợp.

BÓN LÓT TRƯỚC KHI TRỒNG

Sau khi đào hố xong thì bón phân lót và thuốc trừ sâu dạng hạt (vd: basudin 10H…) để tạo cho môi trường đất trồng không còn các đối tượng gây hại cho sinh trưởng và phát triển của cây thanh long và cung cấp dinh dưỡng cho đất, đến khi bộ rễ thanh long phát triển thì sẽ có đầy đủ chất dinh dưỡng để sử dụng.

Giai đoạn kiến thiết cơ bản là một giai đoạn rất quan trọng. Giai đoạn này bà con cần chú ý đến việc tạo tán cây và bón phân phù hợp để cây phát triển. Giai đoạn từ 1-2 năm tuổi cây cần nhiều đạm, lân, kali và trung vi lượng để tập trung phát triển bộ rễ và bộ khung cơ bản, để chồi và cành to mập, khỏe mạnh.

Bón lót phân hữu cơ/phân hữu cơ vi sinh trước khi trồng và khoảng 6 tháng sau khi trồng. Mỗi trụ bón khoảng 10-15kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg supe lân/lân hoặc thay thế phân chuồng bằng 1-2kg phân hữu cơ vi sinh.

Sau đó mỗi tháng bón 1 lần phân hóa học với liều lượng 50-80g urea + 100 – 150 g NPK/trụ. Dùng rơm tủ lên gốc và tưới nước cho phân tan.

Năm 2 nên bón phân hữu cơ/ phân hữu cơ vi sinh 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa. Bón 15-20kg phân chuồng hoai mục mục + 0,5 kg supe lân/lân hoặc thay thế phân chuồng bằng hoặc 3-4kg phân hữu cơ vi sinh mỗi trụ.

Mỗi tháng bón định kỳ phân hóa học với liều lượng 80-100g urea + 150-200g NPK/trụ.

TỈA CÀNH, TẠO TÁN

Cắt tỉa cành tạo tán tròn, phân bố đều quanh trụ. Chọn các cành to khỏe để lại, tỉa bỏ những cành sâu bệnh, cành khuất trong tán. Tỉa cành mới theo nguyên tắc 1 cành mẹ, 2 cành con.

Tuy thanh long ruột đỏ là loại cây chịu hạn tốt nhưng nếu kéo dài sẽ làm cây mất sức, ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện mà thay đổi nhịp độ tưới cho phù hợp từ 3-7 ngày/lần.

KIỂM SOÁT SÂU BỆNH

Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và áp dụng các biện pháp quản lý phòng trừ sâu bệnh hại trên cây thanh long. Khi sâu bệnh hại xuất hiện cần xử lý kịp thời để tránh lây lan, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Bà con cũng nên chú ý đến liều lượng và nồng độ thuốc bảo vệ thực vật khi sử dụng. Nếu sử dụng không đúng liều lượng, sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, thuốc mất tác dụng ở các lần sử dụng sau.

CHĂM SÓC THANH LONG GIAI ĐOẠN KINH DOANH

BÓN PHÂN GIAI ĐOẠN KINH DOANH

Giai đoạn kinh doanh từ năm thứ 3 trở đi cây bắt đầu cho trái, cây cần cân đối giữa đạm, lân, kali và trung vi lượng để cho trái to đẹp, năng suất cao.

Bón phân hữu cơ 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi trụ bón từ 20-30kg phân chuồng hoai mục + 0,5kg Supe lân/lân Văn Điển. Có thể thay thế phân chuồng bằng phân hữu cơ vi sinh, mỗi trụ bón 3-5kg.

Bón phân hóa học vào giai đoạn trước ra hoa, giai đoạn nuôi nụ và giai đoạn nuôi trái. Có thể sử dụng phân NPK hoặc phân đơn tùy theo mục đích. Liều lượng bón từ 500g-1kg mỗi trụ tùy thuộc vào tuổi cây và tán cây. Có thể sử dụng thêm các loại phân bón lá, nhằm kích thích cây mau ra hoa, tăng độ bóng vỏ trái, độ cứng tai trái và kích cỡ trái.

Ở giai đoạn phân hóa mầm hoa cần giảm lượng đạm, tăng cường thêm lân và kali để giúp cành mau trưởng thành và kích thích ra hoa, có thể sử dụng NPK 1:3:2. Kết hợp phun phân bón lá.

Khi cây ra nụ, trổ hoa và nuôi trái thì bón nhiều đạm và kali để tăng kích thước và trọng lượng, màu sắc và độ ngọt của trái, có thể sử dụng NPK 1:1:2. Bổ sung thêm phân bón lá để cung cấp thêm Canxi-bo cho cây.

Sau khi cây ra nụ, tiến hành tỉa bỏ những hoa xấu, sâu bệnh hoặc tỉa bỏ bớt những cành có quá nhiều hoa. Khi hoa nở, tiến hành tỉa trái, chỉ để 1-2 trái to đẹp trên một cành, bà con cũng có thể sử dụng túi lưới để bao trái giữ không cho sâu bệnh phá hại đến khi trái chín.

Khi trái lớn, bà con có thể áp dụng kỹ thuật vuốt tai trái thanh long để tai được thẳng đẹp tạo mẫu mã cho trái và góp phần hạn chế một số nấm bệnh trên trái.

Chăm sóc cành trái cây thanh long còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật bón phân. Cây thanh long ruột đỏ rất hợp với phân gà vì loại phân này cho trái đẹp, năng suất cao. Để việc bón phân có hiệu quả, bà con cần lưu ý đến loại đất và thời điểm bón phân cũng như loại phân và liều lượng bón. Phân hoá học hay thuốc bảo vệ thực vật là những con dao hai lưỡi khó lường – tác dụng nhanh ngay lần đầu tiên sử dụng nhưng rất có hại về lâu về dài. Bà con hãy tìm hiểu để đất canh tác hay cây trồng không bị rơi vào tình trạng không thể cứu chữa. Bà con nên bổ sung đầy đủ lượng hữu cơ cho cây thông qua phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ vi sinh, nhất là phân gà vi sinh để tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối:

Đúng loại phân:

Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó. Phân có nhiều loại, mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân không những phân không phát huy được hiệu quả, mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.

Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không bón các loại phân có tính axit. Ngược lại, trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

Bón đúng lúc:

Nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng của cây thay đổi tuỳ theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy được tác dụng.

Cây trồng cũng như các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng thường xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lượng phân bón quá cao, cây không thể sử dụng hết được, lượng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể gây ra những tác động xấu đối với cây.

Bón đúng đối tượng:

Trong cách hiểu thông thường bón phân là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, đối tượng của việc bón phân là cây trồng.

Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lượng khá lớn chất dinh dưỡng của cây, nhất là các nguyên tố vi lượng, cây được tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng cường hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một lượng chất dinh dưỡng dồi dào về số lượng và tương đối cân đối về các chất. Trong trường hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tượng là cây trồng, có thể bón phân nhằm vào đối tượng là tập đoàn vi sinh vật đất.

Trong một số trường hợp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt tạo nên nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích lũy và gây hại nặng. Càng bón thêm phân, cây lại sinh trưởng mạnh thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại nặng hơn. Ở những trường hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn ngừa sự tích lũy và gây hại của sâu bệnh.

Bón phân trong một số trường hợp có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trường và với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ. Như vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Có những trường hợp phải tác động theo chiều hướng ngược lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.

Bón phân là đưa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và có tác động lên các mối liên hệ.

Trong thực tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông tin và năng lượng. Phát hiện được tác dụng của phân bón lên các mối liên hệ thông tin và năng lượng, có thể với lượng phân bón không nhiều, tạo ra những hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Như vậy, đối tượng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái nông nghiệp. Chọn đúng đối tượng để tác động, có thể mở ra những tiềm năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.

Đúng thời tiết, mùa vụ:

Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn. Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng hoa, quả.

Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 – 4 vụ, thậm chí 8 – 9 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng như phản ứng đối với tác động của từng yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau.

Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón. Việc sử dụng đúng các loại phân phù hợp với điều kiện khí hậu, thời tiết mùa vụ đã được trình bày một phần ở của sách này.

Bón đúng cách:

Có nhiều phương pháp bón phân: bón vào hố, bón vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hòa vào nước phun lên lá, bón phân kết hợp với tưới nước, v.v…

Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc, pha thành dung dịch để tưới.

Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc to trái…

Lựa chọn đúng cách bón thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất… có thể làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần.

Cách bón thích hợp vừa đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của người nông dân.

Bón phân cân đối

Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dưỡng ở những lượng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó, cây sinh trưởng và phát triển kém, ngay cả những khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức thừa thãi.

Các nguyên tố dinh dưỡng không chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hưởng qua lại trong việc phát huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.

Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối các yếu tố dinh dưỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tùy thuộc vào lượng phân bón được sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau ở các loại đất khác nhau.

Điều cần lưu ý là không được bón phân một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc bón trên các loại đất khác nhau.

Bón phân không cân đối không những không phát huy được tác dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trường.

Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là:

Ổn định và cải thiện độ phì nhiêu của đất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn.

Tăng năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác.

Tăng phẩm chất nông sản.

Bảo vệ nguồn nước, hạn chế chất thải độc hại gây ô nhiễm môi trường.

Vai trò hết sức quan trọng đối với độ phì nhiêu của đất, nó ảnh hưởng quyết định đến sự tạo thành và làm bền vững cấu trúc đất. Chất hữu cơ có khả năng tương tác với các chất dinh dưỡng, cung cấp dinh dưỡng theo nhu cầu của cây trồng đồng thời giữ độ ẩm tối ưu cho cây trồng, khử được chua, phèn cùng các loại độc tố…

Có được những tính chất trên là do các chất hữu có trong phân hữu cơ sinh học sau khi được xử lý, hoạt chất đã trở thành các hoạt chất có hoạt tính sinh học cao, nhờ có cấu trúc rỗng xốp, các nguyên tố khoáng này sẽ được giữ lại trong các cấu trúc rỗng xốp và tạo ra một kho lưu trữ các chất dinh dưỡng, giúp cho các chất dinh dưỡng không bị rửa trôi hoặc thấm xuống tầng đất sâu mà rễ không hấp thu được.

NƯỚC TƯỚI

Tưới tiêu nước hợp lý cho cây thanh long để đảm bảo cây không bị thiếu nước làm cành ốm yếu, suy kiệt cũng như tránh ngập úng ảnh hưởng gây thối rễ, thối cành. Tủ gốc để duy trì độ ẩm đất và giảm lượng thất thoát phân bón do rửa trôi.

SÂU BỆNH HẠI

Ngoài ra, bà con cần chú ý theo dõi tình trạng sâu bệnh hại phát triển trên vườn để kịp thời có biện pháp phòng trừ thích hợp. Bà con cần vệ sinh cỏ dại và tỉa cành tạo độ thông thoáng cho vườn, loại bỏ những cành và trái bệnh ra khỏi vườn để tiêu hủy. Tiến hành phun thuốc kịp thời, đúng liều lượng để điều trị và ngăn sâu bệnh lây lan ra cả vườn, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng của thành phẩm.

TƯỚI TIÊU CHO CÂY THANH LONG

Mặc dù là cây chịu hạn nhưng nếu cây thanh long thiếu nước thì cây sẽ mất sức và giảm khả năng ra hoa. Việc tưới tiêu hợp lý sẽ giúp cây thanh long phục hồi tốt hơn. Do đó, bà con cần chú ý chủ động hơn trong việc tưới nước để cung cấp đủ nước cho cây thanh long, duy trì độ ẩm và kết cấu đất, giúp thanh long có thể nhanh chóng phục hồi sau một mùa vụ.

TỦ GỐC

Tủ gốc cho cây thanh long cũng là một vấn đề quan trọng cần được bà con lưu ý. Tủ gốc giúp giữ ẩm cho cây thanh long nhất là vào mùa khô hạn, hạn chế được sự phát triển của cỏ dại, hạn chế sự hao hụt phân bón và hơn nữa là giúp bổ sung thêm thành phần hữu cơ cho đất. Bà con có thể sử dụng các loại vật liệu dễ tìm như rơm rạ khô, xơ dừa, cỏ khô, lục bình để tủ gốc cho cây thanh long.

TỈA CÀNH TẠO TÁN

Sau thu hoạch, việc tỉa cành tạo tán cho cây thanh long là một bước chăm sóc không thể thiếu để giúp cho cây có không gian thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và tập trung dinh dưỡng chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo. Thực hiện tỉa 2/3 số cành già, cành ốm yếu và cành bị sâu bệnh nằm khuất bên trong. Chỉ giữ lại những cành khỏe, cành tốt. Dùng dao chặt ¾ chiều dài cành cần tỉa bỏ, sau đó, khi các tượt non mọc ra thì tiếp tục tỉa chồi, chỉ giữ lại 1-2 chồi non khỏe. Bà con cũng nên thường xuyên sắp xếp các cành đều về các hướng để đón ánh nắng tốt hơn, tránh mọc lệch, tập trung về một phía.

DINH DƯỠNG CHO CÂY THANH LONG

Ngoài ra, yếu tố dinh dưỡng cho cây thanh long cũng hết sức quan trọng, giúp cây thanh long phục hồi và bổ sung chất dinh dưỡng cho đất mà cây đã lấy đi. Đây cũng là giai đoạn cây tích lũy dinh dưỡng để sử dụng cho mùa vụ kế tiếp. Trong giai đoạn này, bà con nên bón phân hữu cơ vi sinh kết hợp với phân lân hoặc bón NPK theo tỉ lệ 2:1,5:1.

Bà con nên lưu ý không lạm dụng quá nhiều phân bón vô cơ/ phân hoá học, khiến đất mất cân bằng pH, độ ẩm, giết chết hệ vi sinh vật có lợi trong đất, đất bị thoái hoá sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cây trồng đã, đang và sẽ canh tác. Dư lượng chất hoá học tồn đọng trong trái thanh long cũng là một vấn đề bà con nên lưu tâm, nếu hàm lượng quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng.

Thói quen sử dụng phân hữu cơ vi sinh đang dần hình thành mạnh mẽ bởi bà con đã biết đến những lợi ích nó mang lại, không chỉ đối với cây trồng mà còn đối với sự phát triển bền vững của đất. Phân chuồng tươi hiện nay đã được thay thế bằng phân chuồng đã qua xử lý bằng cách ủ hoai. Đặc biệt là phân gà – một yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu trong mọi giai đoạn chăm sóc cây thanh long. Phân gà tươi hiện tại không còn được ưa chuộng bởi mùi hôi thối, vận chuyển khó khăn, chi phí cao, hơn nữa còn bị cấm tại một số vùng canh tác thanh long trọng điểm bởi việc bón phân gà tươi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như sức khoẻ người dân.

Để nguồn dinh dưỡng được sử dụng hiệu quả, bà con cần làm sạch cỏ dại trong vườn để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng và tránh tạo điều kiện thuận lợi để sâu bệnh hại tấn công cây thanh long.

SÂU BỆNH HẠI

Cây thanh long ở giai đoạn sau thu hoạch cũng dễ bị sâu bệnh hại tấn công như ốc sên, kiến, côn trùng bọ cánh cứng, bệnh thối cành, đốm nâu, thán thư, … tấn công. Do đó cần có biện pháp phòng ngừa và trị hợp lý. Bà con cần chú ý tới việc sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh để bón và bón một cách cân đối, hợp lý giữa các loại phân bón, đồng thời tưới tiêu nước hợp lý, cắt tỉa cành kết hợp với dọn vườn để tạo độ thông thoáng, từ đó hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại.

NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP :

Dễ trồng tuy nhiên cây có ra nhiều hoa quả hay không àm thôi vì đất nào nó cũng có khả năng sống được.

Loại đất nào cây cũng có khả năng sống được. Tuy nhiên những loại đất thích hợp nhất vẫn là đất xám bạc màu ở Bình Thuận, đất nhiễm phèn nhẹ ở Long Trì và đất đỏ ở Long Khánh

70 là tốt nhất vì các trụ có thể được đón nhiều nắng, tối đa là 100 trụ.

Pitaya, Horticulture and gardening, Plants and humans, Edible plants, Agriculture, Food and drink, Fruit, Archaeplastida, Agronomy, Botany, Plants, Vegan cuisine, Branches of botany, Edible fruits, Crops, Landscape, Plant products, Foods, Domesticated plants, Plant reproduction, Plant morphology, Tropical agriculture, Garden plants, Stenocereus, Sustainable gardening, Plant anatomy, Hylocereus, Tropical fruit, Organisms, Natural environment, Ornamental plants, Ethnobotany, Cacti, Cactus, Plant sexuality, Ecology, Desert fruits, Drought-tolerant plants, Angiosperms, Hobbies, Nutrition, Flora, Landscape architecture, Cactoideae, Food industry, Pachycereeae, Night-blooming plants, Tropical flora, Cactoideae genera, Tropics, Cacti of North America, Health, Biology, Desert greening, Pollination, Environmental design, Plant, Droughts, Cactaceae genera, Crops originating from the Americas, Determinants of health, Cacti of South America, Nutrient, Outdoor recreation, Succulent plants, Nature, Holarctic flora, Land management, Desert flora, Seed, Primary sector of the economy, Cacti of Mexico, Horticultural techniques, Flower, Food energy, Biota of South America, Biota of North America, Natural materials, Annual growth cycle of grapevines, Houseplant, Pantropical flora, Sustainable agriculture, Stenocereus thurberi

Qua bài viết trên, BioSacotec đã cung cấp đầy đủ chi tiết về KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG HIỆU QUẢ, mong bà con nông dân sẽ áp dụng hiệu quả, chúc bà con thành công.

Mạnh Quân

Xin chào tôi là Mạnh Quân giám đốc Sacotec , chúng tôi đang tập trung vào mảng chăn nuôi, trồng trọt theo hướng hữu cơ sinh học, xu hướng phát triển tất yếu hiện nay. Đi kèm đó là việc phân phối cực kỳ đa dạng các sản phẩm hữu cơ trong và ngoài nước với giá tốt nhất như phân tảo bón lá, phân gà vi sinh, phân đạm cá, chế phẩm sinh học… Xem tất cả bài viết của Mạnh Quân →

Kỹ Thuật Trồng Thanh Long Vàng Malaysia Siêu Trái Như Thanh Long Việt

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THANH LONG VÀNG MALAYSIA

Thanh long vàng (Yellow Dragon Fruit- Yellow Pitaya) có tên khoa học là Hylocereus megalanthus. Loại trái cây lạ mắt này có nguồn gốc từ châu Mỹ, hiện nay được trồng nhiều ở Đông Nam Á, đặc biệt là Malaysia nên nhiều nơi gọi quả thanh long vàng là thanh long Malaysia.

Thanh long Malaysia có thể cao 3-4 mét thích hợp trồng sân vườn, giỏ treo, trồng chậu làm cảnh ngay tại nhà. Chỉ sau 12 tháng gieo trồng từ hạt cây đã đơm hoa. Thanh long vàng sẽ cho thu hoạch trái sau 50 – 52 ngày kể từ khi trổ bông.

Khác với giống thanh long vỏ đỏ ruột trắng, vỏ đỏ ruột đỏ ở Việt Nam, thanh long vàng Malaysia không có những tai xanh chi chít quanh quả mà thay vào đó là các cục gù có gai, kích cỡ nhỏ và các hạt to nhỏ không đều nhưng phần thịt của chúng cực mọng nước, ăn ngọt gấp 3 lần.

VỊ TRỊ THÍCH HỢP TRỒNG THANH LONG VÀNG

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC THANH LONG VÀNG MALAYSIA

Cây dễ trồng, mang lại năng suất và lợi nhuận cao

Gieo hạt: Rải đều hạt giống thanh long vàng lên một miếng giấy hoặc bông ẩm thấm nước. Sau đó cuộn những lại cho chúng vào túi nilon, đóng kín rồi để nơi có ánh nắng. Sau 2-3 tuần hạt thanh long sẽ bắt đầu nảy mầm. Bạn mầm non ra những chậu đất nhỏ để chúng bắt đầu thích nghi với môi trường đất. Đây là thời điểm cây cần cung cấp nhiều ánh sáng để kích thích cây đâm chồi lá non. Vẫn tưới nước đều đặn vào mỗi buổi sáng nhưng đừng quá tay.

Trồng cây: Sau 1,5 tháng thì cây non có chiều cao từ 7-10 cm nên chuyển chúng sang chậu lớn hơn để cây phát triển mạnh mẽ hẳn (chú ý không nên trồng mật độ cây quá dày sẽ làm giảm chất lượng phát triển của cây con, tốt nhất 1-2 cây/chậu). Kể từ 20 tuần thì chiều cao của cây sẽ đạt từ 50 – 70cm. Vì là cây thân leo nên bạn cần dùng những chiếc cột đỡ để cố định thân thanh long.

– Trụ đỡ chết: Cột được làm bằng những loại gỗ tốt, chịu được mưa nắng, lâu mục, như cây căm xe, cây cẩm liên, cây sao đen. Đường kính 10-12cm, cao khoảng 50-80cm.

– Trụ đỡ sống: Cột được làm bằng cây vông nem, cây me tây, tre,…Tuy nhiên, nhược điểm trụ sống sẽ tranh giành nước, dinh dưỡng và ánh sáng với cây thanh long

GIAO HÀNG MIỄN PHÍ T RÊN TOÀN QUỐC

Vui lòng để lại thông tin rõ ràng, chính xác để được nhận hàng sớm nhất!

Công ty với 12 năm trong ngành Cam Kết Hạt Giống Đúng Chất Lượng Đúng Giống như trên

Trụ Sở HCM: 325 Bình Lợi, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Hồ Chí Minh (Có hạt giống và cây giống + thi công giàn rau hòa tan – khí canh)