Top 6 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Cây Sả Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Sả Tại Nhà

– Sả thuộc cây thân thảo, sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiếu cao 80 cm đến trên 1m.

– Thân rễ trắng hay hơi tím, có nhiều đốt, các lá bẹ ôm chặt với nhau.

– Lá hẹp, dài giống như lá lúa, mép lá hơi nhám, đầu lá thường uốn cong xuống.

– Rễ cây phát triển khỏe ăn sâu ở lớp đất 20 – 25 cm, chồi mọc từ nách lá tạo thành dảnh sả. Nhiều dảnh sả tạo thành bụi. Sả có khả năng chịu hạn. Trong vườn chỗ có bụi sả, rắn thường phải tránh xa, người ta cho rằng vì sả có mùi thơm mà rắn rất kỵ.

– Sả dễ trồng, không kén đất, thích nghi rộng với mọi vùng khí hậu.

– Sả thường được dùng làm gia vị trong món ăn hàng ngày. Luộc ốc cần có một vài dảnh sả. Ăn thịt chó không thể thiếu sả. Sả cùng với ớt, đường, nước mắm, một ít bột ngọt làm món nước chấm ốc sẽ ngon hơn.

– Sả có tinh dầu thơm, có mùi chanh nên thường nấu làm nước gội đầu, làm nước xông giải cảm. Tinh dầu sả dùng trong công nghiệp nước hoa, chất thơm. Củ sả có tác dụng thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa cảm sốt.

– Đào hố rộng 20 x 20 cm, sâu 20 cm

– Cho mỗi hố 1- 2 kg phân chuồng trộn với lớp đất mặn.

– Lấy 1- 2 nhánh sả cắt bớt lá, tước bỏ bẹ lá khô ở ngoài, nếu ở gốc bẹ có rễ dài thì cắt bớt.

– Đặt nhánh sả hơi nghiêng 15 – 20 độ sau đó lấp đất, nén chặt gốc.

– Sau đó tưới nước vào gốc cho đủ ẩm. Gặp trời nắng thì tưới ngày 1 lần vào gốc giúp cây chóng bén rễ.

– Sau 10 – 15 ngày sả đã bén rễ, đâm lá mới thì tưới dùng nước tiểu và nước phân chuồng pha loãng tỷ lệ 1:3. Cũng có thể dùng nước phân đạm pha loãng 3 – 5% để tưới.

– Sau trồng 3 – 4 tháng đã có thể tỉa các dảnh to để ăn hoặc lấy lá để nấu nước gội đầu, nước xông. Chú ý vun gốc kết hợp bón thêm phân chuồng cho cây vào dịp cuối năm.

Kỹ Thuật Trồng Cây Sả Đơn Giản Tại Nhà

Sả là một loại cây gia vị quen thuộc đối với mọi người. Nhờ có chúng mà nhiều món ăn trở nên hấp dẫn hơn rất nhiều. Không những làm nguyên liệu trong món ăn mà chúng còn được dùng làm thuốc hoặc chiết xuất tinh dầu giúp thơm phòng hay trị cảm.

Ngày hôm nay, chuyên mục của chúng mình sẽ giới thiệu đến các bạn cách trồng cây sả đơn giản ngay tại nhà mà chị em nào dù vụng mấy cũng có thể làm được.

1. Cây sả có đặc tính gì? đặc điểm và công dụng

1.1 Đặc tính

Sả thuộc họ thân thảo có chiều cao trung bình từ 1 đến 1,5m. Chúng mọc thành bụi rậm và mỗi cây thì phân thành nhiều nhánh. Phần rễ cây hay còn được gọi là củ sẽ có màu trắng hoặc hơi ngả tía một chút, có nhiều lớp. Trong những lớp ấy là từng đốt ngắn.

Lá sả nhỏ và dài khá giống là lúa nhưng mép lá lại hơi nhăn. Đầu lá uốn cong xuống bên dưới. Chúng là một trong những loại cây sống lâu năm với bộ rễ chắc khỏe bám sâu vào đất từ 25 đến 30cm.

Đặc tính của cây sả là có thể ra chồi từ chính nách lá và tạo thành từng bụi sả như lúa. Các cây xung quanh thường là cây non và càng và giữa thì các cây càng già. Cũng nhờ có bộ rễ chắc khỏe như thế mà cây sả thuộc giống cây có khả năng chịu hạn rất tốt.

Cụ thể dù thời gian mùa khô kéo dài tới 4 – 5 tháng nhưng kể cả bạn quên tưới nước thì chúng vẫn sống tốt. Tuy vậy không có nghĩa bạn lơ là những kỹ thuật cơ bản giúp cây phát triển. Ở trong bài viết này chúng mình sẽ hướng dẫn cụ thể hơn với cách đơn giản nhất để các bạn có thể áp dụng được.

1.2 Công dụng của sả

Nếu đã từng tìm hiểu qua báo đài bạn sẽ biết trong cây sả có chứa một hợp chất gọi là citral có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư cực tốt. Chưa hết, cây sả còn có khả năng thải độc ở gan và thận thông qua đường nước tiểu.

Đấy là trong tác dụng chữa bệnh. Còn trong khía cạnh gia vị chúng sẽ giúp bạn tiêu hóa tốt hơn, hạn chế tình trạng ợ chua, ợ nóng hay tiêu chảy.

Tinh dầu sả được sử dụng nhiều trong việc tăng cường hoạt động của da và hạn chế vi khuẩn nấm bệnh trên da. Vào những ngày trái gió trở trời nhiều người còn dùng 15 đến 30 cây sả để giã nát ra ăn sống hoặc nấu nước uống nhằm giảm tình trạng cảm lạnh hoặc nấu nước xông hơi để giải cảm.

Chính nhờ những công dụng tuyệt vời đó mà cây sả được coi như loại thuốc quý mà giá rẻ. Như vậy khi trồng được sả quanh nhà bạn vừa có 1 loại gia vị thơm ngon lại có thêm 1 phương thuốc tốt cho cả gia đình.

Sả đem hấp cá thì không gì có thể ngon hơn được. Hay thái vài lát sả cho vào bát nước chấm ốc luộc thì không biết bao nhiêu ốc cho đủ. Nhất là món thịt chọ mà không có sả thì mất hẳn đi vị ngon vốn có.

Năm 2006 1 nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Ben Gurion, Israel đã tìm ra một hoạt chất tên là citral có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư nhưng không hề ảnh hưởng đến nhưng tế bào mạnh khỏe khác. Do đó các bác sĩ khuyến cáo người dân nên ăn kèm sả với thức ăn hằng ngày hoặc đun sả để lấy nước uống.

Như đã nói ở trên, trong sả có chất giúp hạn chế đau dạ dày hay ợ chua ợ nóng, cải thiện tình trạng tiêu hóa nên bạn nên dùng sả thường xuyên để giúp đường tiêu hóa của mình khỏe mạnh hơn.

Không những vậy sả còn có tác dụng giải độc cho cơ thể. Cụ thể sả giúp tăng tần suất đi tiểu của người sử dụng qua đó giúp đào thải độc tố ở gan và thận ra ngoài theo nước tiểu. Nhờ đó mà gan, thận, bàng quang hay tuyến tụy luôn được sạch sẽ, không có độc tố cũng như dư thừa lượng axit uric.

Khi gặp các cơn đau nhức bạn nên sử dụng sả để làm giảm đi tình trạng này. Bất kỳ chỗ nào trên cơ thể bị sưng tấy như răng, cơ, các khớp bạn có thể nấu nước sả để uống sẽ giúp tình trạng đau đớn giảm đi nhanh chóng. Không những vậy nếu bạn bị viêm dạ dày, ruột hay gan cũng được khuyên là nên sử dụng sả nhiều hơn.

Ăn sả còn giúp máu trong cơ thể lưu thông tốt hơn qua đó giảm tình trạng về huyết áp. Đối với người cao huyết áp thì sử dụng nước sả sẽ làm huyết áp hạ xuống tương đối.

2. Hướng dẫn trồng và chăm sóc sả đúng cách

2.1 Kỹ thuật trồng cây sả

Trồng cây gì cũng vậy đều cần cải tạo đất trước khi trồng. Giống nhiều loại cây khác, cây sả có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau nên có thể coi là rất dễ tính. Tuy thế bạn cũng nên chọn những loại đất tơi xốp và nhiều mùn để nó nhanh lớn cũng như đẻ nhiều cây con.

Nếu chỉ trồng làm nguyên liệu cho bữa ăn gia đình thì chỉ cần đào hố rồi bón lót chút phân là được. Còn nếu trồng thành ruộng nhiều để bán cần cày bừa đất kỹ, làm luống cao 20-25cm để chống ngập. Mỗi luống rộng từ 1 đến 1.5m.

Người ta thường trồng sả bằng những nhánh con. Mỗi hố đặt từ 1 đến 2 nhánh là được rồi. Nhánh đem trồng phải là nhánh khỏe mạnh, có rễ. Trước khi trồng bạn nên bóc lớp bẹ già bên ngoài đồng thời cắt ngắn các lá đến dài khoảng 20cm là được. Cũng không nên giữ lại nhiều rễ già làm gì. Khi trồng bạn nên đặt nhánh sả hơi nghiêng so với mặt đất rồi vùi đất quanh gốc và nén chặt lại. Sau đó tưới nước đủ ẩm cho cây là được.

Còn nếu bạn trồng trên diện tích lớn thì trên mỗi luống chia thành 2 rạch cách nhau khoảng 80 phân đến 1m. Sau đó bón phân lót cho từng rạch và dùng đất vụn phủ lên tránh bị trôi phân rồi mới trồng cây xuống. Tưới đẫm nước cho cây sau khi trồng.

Như vậy sau khoảng 10 đến 15 ngày nhành sả non bắt đầu ra rễ và xuất hiện lá non. Lúc này bạn chăm sóc chúng đúng kỹ thuật và tỉa bỏ cũng như dặm những nhánh bị chết.

2.2 Kỹ thuật chăm sóc

Đối với 1 ha trồng sả cần tới 15 đến 20 tấn phân chuồng phơi ải và 200-300kg phân lân. Tương tự như bón lót đối với các loại phân khác, bạn bón phân xuống luống trồng và đợi sau chừng 20 đến 25 ngày cây sẽ sinh trưởng thì tiến hành bón thúc cho cây.

Lúc này chỉ cần bón thúc nhẹ nhàng là được. Cần khoảng 100 đến 150kg phân đạm cho 1ha trong đợt này. Khi bón phân chú ý vun xới gốc cho cây luôn. Sau 1 tháng thì bón thúc nhẹ lần 2 với số lượng phân như trên và tiếp tục vun xới gốc.

Nếu đất trồng quá khô bạn cần thường xuyên tưới nước cho rễ phát triển, cây mau lớn kết hợp làm cỏ dại. Nhìn chung sả rất ít bị sâu bệnh làm hại. Có chăng là hay vàng lá và thối rễ. Do đó bạn dùng các loại thuốc có gốc đồng và Bonomyl phun đẫm vào gốc cây là được.

Những cây bệnh nặng quá thì nhổ bỏ và tiêu hủy tránh ảnh hưởng sang cây khác. Nếu gặp tình trạng lá bị nấm thì dùng ngay thuốc Viben-C, Carbenzim hoặc Dithan -M.

2.3 Thu hái

Nếu chỉ trồng để ăn thì sau 3-4 tháng là bạn có thể tỉa những gốc to để dùng đồng thời tiếp tục vun gốc cho các nhánh con phát triển và ra nhánh mới.

Còn nếu trồng để lấy dầu thì khoảng 10 đến 12 tháng sau khi trồng, cây sả đã già, lương dầu cũng đã đủ thì lúc này mới tiến hành thu hoạch.

Khi hái cần cắt cả lá và bẹ cách mặt đất từ 8 đến 10cm. Đối với những bụi còn lại thì tưới nước bón phân, chăm sóc như thường để tiếp tục đẻ nhánh mới.

Và sau 5 đến 6 tháng là lại có lớp sả mới để thu hoạch. Như vậy quanh năm bạn đều có sả để sử dụng hoặc lấy để tách lấy dầu.

3. Kết bài

Bạn thấy không, chỉ từ 1 nhánh sả con thôi nếu trồng cây sả đúng cách thì hoàn có được những bụi sả to để làm nguyên liệu nấu ăn cho gia đình. Không những vậy, trồng sả rất nhàn, ít sâu bệnh nên không làm khó được bất cứ chị em nào đâu.

Vì thế, bạn chỉ cần chọn lấy 1 cây sả trong lúc đi mua rau ngoài chợ thôi là có thể bắt tay vào công việc trồng loại thuốc quý, gia vị thơm ngon cho gia đình rồi đấy!

Cập nhật 30/06/2020

Kỹ Thuật Nhân Giống Cây Sả Bằng Phương Pháp Tách Chồi

1. Ưu, nhược điểm của phương pháp tách chồi.

1.1. Ưu điểm.

– Không yêu cầu kỹ thuật cao, do đó bà con nông dân có thể tự nhân giống được mà không cần phải mua giống.

– Không yêu cầu đầu tư lớn cho sản xuất giống so với phương pháp hiện đại hơn (ví dụ phương pháp nuôi cấy mô).

1.2. Nhược điểm.

– Dễ lây bệnh từ nguồn cây mẹ sang cây con.

– Tốn diện tích để nhân giống.

– Mất thời gian, công sức để nuôi cây mẹ.

2. Xây dựng vườn cung cấp giống.

2.1. Chọn địa điểm và xác định diện tích đất làm vườn cung cấp giống

Địa điểm làm vườn cung cấp giống nên thỏa mãn các điều kiện sau:

– Gần nguồn nước tưới.

– Gần khu vực trồng sả thương phẩm.

– Đất dễ thoát nước, không bị ngập nước và đất bồi trong mùa mưa.

– Đất bằng phẳng.

– Đất tốt, tơi xốp, có hàm lượng mùn cao.

Trong thực tế sản xuất, rất khó khi chọn địa điểm làm vườn ươm có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện trên. Vì vậy tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn những điều kiện thích hợp nhất để bố trí cho phù hợp.

2.2. Chọn giống:

Ở nước ta có tới 9 loài sả khác nhau, nhưng hiện nay chỉ có một số giống thuộc một số loài được đưa vào sản xuất.

a. Giống sả chanh (cỏ sả).

– Đặc điểm hình thái: Cao khoảng 1,5m, sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhánh nhiều. Thân rễ trắng hoặc hơi tía. Lá dài tới 1m, hẹp, mép hơi ráp, bẹ trắng, rộng. Khi bóc vỏ có mùi hương của chanh.

Giống cỏ chanh (cỏ sả)

– Hàm lượng và chất lượng tinh dầu:

+ Năng suất tinh dầu: Năm đầu có thể đạt 75kg/ha, những năm sau tăng dần và có thể đạt 200kg/ha.

+ Sả chanh có hàm lượng tinh dầu 0,25 – 0,30%, kém hơn nhiều loại sả khác đang trồng ở Việt Nam như sả Java (hay sả xòe, sả đỏ), sả hồng (hay sả rộng). Tinh dầu sả bao gồm hai thành phần chủ yếu là citral (65 – 85%) và geraniol.

b. Giống sả Java (sả đỏ, sả xoè).

– Đặc điểm hình thái: Cây thân thảo sống dai, mọc thành bụi, có thân mọc thẳng, cao 0,8 – 1,5m. Lá phẳng, hình dải, rất dài, có mép sắc. Chuỳ hoa gồm nhiều chùm mọc đứng.

– Năng suất, hàm lượng và chất lượng tinh dầu:

+ Năng suất năm đầu là là 100kg tinh dầu trên 1 hecta, năm thứ 2, thứ 3 cao hơn.

+ Hàm lượng tinh dầu trong lá tươi thay đổi theo mùa vụ và và chế độ chăm sóc. Vào mùa khô là 0,6 – 1,2 %, mùa mưa là 0,3 – 0,5%, thậm chí có thể đạt đến 1,8%, vào mùa khô và 0,75% vào mùa mưa.

Giống Sả Java (Sả đỏ, sả xòe)

+ Tinh dầu sả Java là chất lỏng màu vàng nhạt, có mùi thơm, thành phần chính là 40 – 60% citronellal và 20 – 40% geraniol – hai thành phần quan trọng dùng để sản xuất nhiều loại thảo dược và mỹ phẩm.

– Khu vực phân bố: Đa số các tài liệu nghiên cứu đều khẳng định rằng, giống sả Java (còn có tên sả xoè, sả đỏ), có nguồn ở Nam Ấn độ và Sri Lanka, đã được nhập vào Indonesia và trồng ở Java trên diện tích lớn từ cuối thế kỷ XIX. Ở Việt Nam, Sả Java được nhập vào trồng từ những năm 1960 – 1963 ở các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên (Tuyên Quang), Đồng Giao (Ninh Bình), Thạch Hà (Hà Tĩnh). Từ sau năm 1975, Sả Java còn được trồng nhiều ở một số địa phương thuộc Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.

Tiêu chí lựa chọn giống sả để thu hoạch lấy tinh dầu là phải có năng suất và tỷ lệ tinh dầu trong lá cao. Đây là một tiêu chí rất quan trọng. Vì vậy, khi chọn giống sả để làm vườn cung cấp giống cần đặc biệt chú ý tới vấn đề này.

2.3. Trồng, chăm sóc vườn sả giống:

Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc tương tự như trồng sả thương phẩm (xem bài 2, bài 3). Tuy nhiên cần chú ý một số vấn đề sau:

– Ruộng giống cần chọn đất tốt, cày bừa kỹ hơn.

– Tăng lượng phân thêm 25% so với ruộng sả thương phẩm.

– Chuẩn bị diện tích giống phù hợp và kịp thời để đón thời vụ trồng: Một hecta sả giống có thể đủ cung cấp cho 7 – 8 hecta.

3. Thu hoạch sả giống.

3.1. Thời vụ thu hoạch.

Sả giống sau khi trồng phải đủ 12 tháng tuổi, không bị sâu bệnh. Ngoài ra, thời vụ thu hoạch sả giống có đặc điểm khác biệt so với thu hoạch sả thương phẩm là còn phụ thuộc vào thời vụ trồng sả thương phẩm. Vì vậy, căn cứ vào các tiêu chí trên mà người trồng sả có kế hoạch thu sả giống cho phù hợp.

3.2. Trình tự các bước thu hoạch.

a. Chuẩn bị.

– Các dụng cụ:

+ Bộ quang gánh hoặc phương tiện vận chuyển khác.

+ Dao, đòn kê, ghế….

– Bảo hộ lao động: Găng tay, giày, mũ….

Thu hoạch sả giống

b. Trình tự tiến hành.

– Bước 1: Cuốc gốc sả. Dùng cuốc để cuốc bật toàn bộ gốc sả lên khỏi mặt đất. Lưu ý, không làm xây xước gốc sả giống.

– Bước 2: Tách và chọn nhánh sả. Dùng tay nhẹ nhàng tách nhánh sả ra khỏi cụm sả. Khi tách cần lưu ý: Cầm nhánh sả sát phía dưới của gốc (gần rễ). Cầm như vậy sẽ dễ tách hơn, đồng thời không làm tổn thương đến nhánh sả. Hom sả đủ tiêu chuẩn trồng là những hom mập, cứng, đốt ngắn, tươi, không bị sâu bệnh, không bị dập nát, có chiều dài đủ tiêu chuẩn, vị trí cắt hom phù hợp Sau đó xếp các nhánh đã được chọn thành hàng để thuận tiện cho việc bóc bẹ và lá khô.

– Bước 3: Bóc bẹ và lá khô. Dùng tay bóc toàn bộ những bẹ khô, lá khô dính trên nhánh sả. Chú ý, không bóc những bẹ vẫn còn xanh vì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của nhánh sả khi trồng. Sau đó xếp các nhánh đã tách thành hàng.

– Bước 4: Cắt hom sả Kê nhánh sả lên đòn kê để cắt. Cách cắt hom sả:

+ Cắt gốc sả: Cắt cách gốc bẹ cuối cùng khoảng 1cm.

+ Cắt ngọn sả: Chiều dài hom sả khoảng 20 – 30cm.

Mục đích của cắt hom sả là tạo ra nhánh sả có kích thước thích hợp nhất cho quá trình trồng, sinh trưởng và phát triển của cay, đồng thời giảm bớt sự thoát hơi nước cho nhánh sả. Lưu ý, khi cắt hom không làm dập nát hom.

– Bước 5: Xếp hom sả Sau khi chặt hom xong, xếp hom thành hàng gọn gàng, các hom cùng chiều để thuận tiện cho vận chuyển và xử lý hom giống. Chú ý: Cần phải có kế hoạch trồng trước khi thu hoạch sả giống. Nếu chưa trồng hết ngay, cần xếp toàn bộ gốc sả quay xuống đất, bảo quản ở nơi thoáng mát và tưới đẫm nước.

Để đảm bảo tỷ lệ sống cao và tạo điều kiện cho nhánh sả phát triển thuận lợi trên ruộng sau khi trồng, trước khi trồng, nên hồ rễ cho nhánh sả. Cách tạo dung dịch hồ rễ: Trộn 4 phần phân chuồng hoai mục + 5 phần nước bùn + 1 phần supe lân rồi khuấy đều.

Lưu ý: Bùn phải ướt để đảm bảo dung dịch hồ bám trên tất cả các nhánh và bám đều.

Cách hồ rễ: Ngâm phần gốc sả ngập 1÷1,5 cm vào dung dịch trong 3 giờ.

Sau khi hồ rễ, có thể đem trồng ngay hoặc bảo quản bằng cách dựng đứng các hom giống thành từng hàng, dài 5 ÷ 10m trên nền đất tơi xốp và tưới đẫm nước. Sau bảo quản 5 ÷ 7 ngày, rễ bắt đầu nhú trắng thì đem trồng là tốt nhất.

Nguồn: Giáo trình Mô – đun 04: Nghề trồng cây quế, hồi, sả lấy tinh dầu

Cây sả có mùi thơm, vị the, cay. Vì vậy, từ lâu nó đã được sử dụng để làm gia vị trong các món ăn hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới. Sả được dùng như trà ở các nước châu Phi và các nước Mỹ Latinh…

Sả là loài cây hoà thảo nhưng bộ rễ có khả năng hút nước tốt hơn một số loài hoà thảo khác. Vì vậy, cây sả có khả năng chịu hạn khá tốt…

Sả phát triển rất tốt ở những khu vực có ánh sáng dồi dào và độ ẩm cao (70% trở lên), nhiệt độ dao động từ 20 – 38oC, lượng mưa 2000 – 3000mm/năm…

Trồng Sả Xuất Khẩu Đúng Kỹ Thuật Cho Năng Suất Cao

Trồng sả xuất khẩu đang là mô hình kinh doanh được nhiều hộ nông nghiệp hướng đến. Mọi bộ phận trên cây sả đều có thể ứng dụng vào trong đời sống. Bà con muốn tìm hiểu rõ hơn nữa kỹ thuật trồng sả xuất khẩu? Vậy nội dung bài viết này chính là điều bà con không nên bỏ lỡ.

Biết rõ về đặc tính thực vật là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sả. Cây sả thuộc cây thân thảo cao khoảng 1,0 – 1,5m, là loại cây sống lâu năm, mọc thành bụi, phân nhiều nhánh. Bẹ sả sát nhau và dính vào nhau, lá hẹp, dài hơi giống lá lúa. Rễ phát triển rất khỏe và nhiều thành từng chùm.

Từ một cây sinh ra nhiều cây vệ tinh khác, các cây xung quanh là cây non, còn ở giữa bụi là các cây già. Nhờ thân rễ và chùm rễ phát triển mạnh nên cây sả có khả năng chịu hạn rất tốt, trong suốt mùa khô dài 4 – 5 tháng dù không tưới nước bụi sả vẫn sống rất tốt.

Loại đất nào cây sả cũng có thể phát triển được, chỉ cần không bị ngập nước, tuy vậy trên đất tơi xốp nhiều mùn cây phát triển tốt hơn rất nhiều. Nếu trồng ít một vài khóm để dùng trong gia đình thì chỉ cần đào từng hố bón phân lót rồi trồngnhưng nếu muốn trồng để bán thì đất cần cày bừa kỹ, lên luống cao 20 – 25cm, rộng 1,0 – 1,5m để trồng là tốt nhất.

Bạn cần trồng sả bằng nhánh, mỗi hố trồng 1 – 2 nhánh non, có đủ phần gốc và rễ, bóc bỏ bẹ lá già, cắt các lá còn lại để dài khoảng 20cm, cắt bớt rễ già. Đặt nhánh sả hơi nghiêng, lấp đất kín gốc rồi dùng tay nén chặt và tưới nước vừa đủ ẩm.

+ Chọn loại đất phù hợp với cây sả

Nếu trồng sả đúng kỹ thuật diện tích rộng thì trên luống rạch 2 hàng dọc luống cách nhau 0,8 – 1,0m. Bạn rải phân xuống rãnh rạch, lấp ít đất rồi trồng. Sau trồng nếu tưới đủ ẩm thìchỉ khoảng từ 10 -15 ngày nhánh sả đã ra rễ, đâm lá non, bắt đầu chăm sóc và dặm lại những nhánh chết.

+ Bón phân cho cây

Bón lót: 1 ha khoảng từ 15 – 20 tấn phân hữu cơ hoai mục và khoảng 200 – 300kg phân lân. Rải phân lót xuống rãnh trồng.

Khoảng 20 – 25 ngày trồng sả, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh thì bạn bón phân thúc khoảng 100 – 150kg phân đạm cho 1ha, kết hợp xới đất và vun gốc lên. Một tháng sau bón thúc lần 2 như vậy và tiếp tục vun gốc.

+ Chăm sóc

Nhổ cỏ định kỳ thường xuyên, trường hợp đất quá khô cần tưới nước cho đủ ướt.

Trồng cây sả dùng để ăn thì 3 – 4 tháng có thể tỉa các nhánh to rồi vun gốc cho cây ra nhánh mới. Nếu trồng để chiết tinh dầu sả thì thu hoạch sau khi trồng từ 10 -12 tháng là tốt nhất, khi cây sả đã già lượng dầu cao. Cắt cả lá và bẹ, chừa lại 8 – 10 cm cách mặt đất. Sau đó tưới thêm nước, bón phân cho cây sẽ tiếp tục đâm chồi. Sau 5 -6 tháng sẽ thu hoạch tiếp, quanh năm sẽ có nguyên liệu để sản xuất tinh dầu sả.

Với nội dung bài viết này, chúng tôi mong rừng bà con nong dân có thể áp dụng thành công vào mô hình trồng sản xuất khẩu của mình. Cảm ơn bà con nông dân đã quan tâm theo dõi bài viết!