Top 7 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Cây Cọ Cảnh Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cây Cọ Dầu

Cọ Dầu là loại Cây Công Nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận. Các sản phẩm từ Cây Cọ Dầu ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Nhiều nhà vườn lựa chọn Cọ Dầu kinh doanh cần chú ý kỹ thuật trồng Cọ Dầu đúng cách để cây cho năng suất cao, lợi nhuận tốt, đồng thời bảo vệ môi trường nơi mình đang sống.

Chuẩn bị giống và đất trồng

Cây Cọ Dầu sinh sản bằng hạt, muốn nảy mầm tốt phải cho hạt nảy mầm trong môi trường nhân tạo. Khi hạt nứt nanh thì gieo trong vườn ươm 4-5 tháng để phát triển thành cây con. Cây con sẽ được cấy lần thứ 2 vào vườn giâm và được chăm sóc khoảng 1 năm cho đến khi cây có đủ sức để trồng ra môi trường bên ngoài.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây giống đủ tiêu chuẩn lấy từ vườn giâm mang đi trồng: cây giống có đường kính ở cổ rễ từ 8-12cm, chiều cao cây từ 1,3-1,6m trở lên, bộ lá có màu xanh đậm.

Chuần bị đất: Đất phải làm nhanh, tránh để trơ và dãi nắng lâu ngày, có thể gia tăng độ phì nhiêu của đất bằng cách đốt cỏ dại, hoặc những cây không cần thiết trong vườn để vừa khử trùng cho đất, tăng dinh dưỡng cho cây sau này.

Khi đất đã được dọn sạch, ta nên tiến hành cày, nên dọn hết rễ cây cũ và xới sâu từ 60cm. Nên tiến hành cày làm 2 lần, giúp đất tới xốp, xen kẽ hai lần cày ta có thể trồng những cây hoa màu ngắn ngày giúp đất tới xốp.

Sau mỗi lần cày, đất phải được san phẳng, trong lần cày cuối cùng nên bón phân cho đất khoảng 250kg/ha loại phân tổng hợp.

Thời vụ trồng: Nên trồng Cọ Dầu vào đầu mùa mưa, để cây có được bộ rễ cứng cáp trước khi mùa khô đến.

Mật độ trồng: Tương ứng 1.000 cây/ha kể cả đường đi

Kỹ thuật trồng Cây Cọ Dầu

Sau khi mọi thứ đã được chuẩn bị, ta tiến hành rời cây giống khỏi vườn giâm ra vườn trồng. Nên cho cây rời vườn giâm nội trong ngày định trồng, nếu có sớm hơn cũng chỉ là chiều tối hôm trước.

Cần giữ cho cây con một bầu nguyên vẹn đủ to đối với cây. Bà con không nên trồng cây rễ trần vì tỉ lệ chết cao và sự phục hồi chậm. Tiến hàng đặt cây vào lỗ đã chuẩn bị, nên đặt thẳng đứng cây vào giữa lỗ, chú ý đặt cổ rễ vừa đúng ngang mặt đất, đây là điều kiện hàng đầu để cây hồi sức nhanh nhất.

Bà con tiến hành lấp đất vào những khe hở giữa vách lỗ và cạnh của bầu, nên dàn dần để tránh có những túi không khí. Quanh bầu nên nén đất cẩn thận bằng chân, tránh giẫm lên bầu để rễ nông khỏi bị thương. Bà con phủi cho hết đất dính vào nách lá, san đất cho phẳng quanh cây, sau cùng cắt hết dây giữ tàu lá.

Sau khi trồng cần thường xuyên kiểm tra cây xem từng cây trồng đã tốt chưa. Nếu cần có thể dận lại đất, lá bắt đầu có chỗ thối thì xén bỏ và sửa sang thêm. Bà còn kiểm tra thường xuyên và khắc phục kịp thời thì tỉ lệ hồi sức của cây sẽ tăng lên có thể đạt 95% sau một năm.

Kỹ Thuật Nhân Giống, Gây Trồng Cây Cọ Bầu

Cây Cọ Bầu là loài LSNG đa tác dụng và rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt người dân vùng trung du Bắc Bộ.

Hiện nay nhân dân chưa có tập quán gieo ươm cọ. Do Cọ Bầu cho nhiều quả và hạt dễ tái sinh thành cây con, nên khi muốn trồng, người dân địa phương đến gốc các cây Cọ Bầu, tìm cây con đánh về trồng.

Gần đây cọ trở thành cây cảnh trồng trong các công viên ở thành phố hay các vườn gia 

đình, nên người ta bắt đầu trồng cọ bằng hạt.

Muốn trồng cọ phải đợi quả chín đầy đủ, khi quả chuyển từ màu xanh sang vàng và hơi tím 

là có thể thu hái. Nếu để chín quá quả sẽ rụng hay bị chim thú ăn. Khi thu cắt cả buồng, về nhà 

tách thành từng quả, ử cát ẩm, phủ bằng bao tải cũ. Sau khi ủ 3-6 ngày, vỏ quả ngoài mềm 

nhũn thì mang đãi sạch để lấy hạt. Xử lý hạt bằng nước nóng 2 sôi 3 lạnh rồi ử trong cát ẩm. 

Sau khoảng 1 tháng hạt nảy mầm, đầu tiền chồi mầm màu trắng xuất hiện, đâm khỏi mặt đất và 

kéo dài dần, khi đạt chiều dài khoảng 5-7cm, đầu chồi mầm phình to, 2 đầu ló ra 2 chồi nhọn. 

Chồi nhọn phía dưới mập và phát triển nhanh hơn, đâm xuống đất và phát triển thành rễ; chồi 

nhọn phía trên nhỏ và phát triển chậm hơn, phát triển thành thân và lá. Khi chồi mầm bắt đầu 

xuất hiện có thể mang cấy trên luống với cự ly 20×20 hoặc cấy vào bầu PE kích thước lớn, 

rộng 15cm, cao 20cm; ruột bầu gồm 80% đất vườn ươm + 20% phân chuồng hoai. Chú ý che 

30-40% ánh sáng cho cây, sau 3 tháng giảm còn 15-20%; sau 6 tháng có thể bỏ dàn che.

Sau 

khi cấy cây vào bầu 8-10 tháng, cây cao 20-25cm, có 2 lá sẻ và 1 búp lá có thể mang trồng ra 

chậu hoặc đánh ra vườn ươm lớn, đợi cây đạt chiều cao theo yêu cầu sẽ mang đi trồng. 

Vụ trồng tốt nhất vào vụ xuân. Hố đào trước 1 tháng; mỗi hố bón 5-10kg phân chuồng hoai. 

Khi trồng trong công viên thường trồng thành hàng hoặc thành khóm 3-5 cây cạnh nhau, sau 

tạo tán và tỉa lá dần.

Cách Chăm Sóc Cây Cọ Ta

Cây cọ ta không những có tác dụng làm đẹp không gian sống mà nó còn có khả năng lọc khí tốt, cây sẽ mang đến cho bạn bầu không khí trong lành, đồng thời cây lại mang ý nghĩa sinh tài, giữ của về mặt phong thủy cho bạn và gia đình.

Tên khoa học: Livistona rotundifolia.

Là Cây nội thất mới, mang trong mình vẻ đẹp có chút hoài niệm cổ xưa pha lẫn sự mới mẻ, thanh tao của thiên nhiên và một chút gì đó đậm nét quê hương. Cây cọ ta không những có tác dụng làm đẹp không gian sống mà nó còn có khả năng lọc khí tốt, cây sẽ mang đến cho bạn bầu không khí trong lành, đồng thời cây lại mang ý nghĩa sinh tài, giữ của về mặt phong thủy cho bạn và gia đình.

Hình thái: Cây cọ ta là cây thân cột đơn độc với nhiều sẹo do lá rụng để lại, lá mọc tập nhung ở đỉnh, cuống lá dày, dài và có gai ở mép. Lá có màu xanh bóng, chia nhiều thùy sâu, các thùy mềm cong rũ xuống. Cây cọ ta cho hoa mọc ở nách lá, dạng chùm cong và nhiều chùm. Quả cọ ta hình cầu nhỏ màu xanh khi còn non và chuyển thành màu tím đen với ruột cứng khi chín.

Điều kiện sống: Cây cọ ta thích đất ẩm nhưng thoát nước tốt, ưa sáng toàn phần nhưng lúc còn nhỏ thì thích che bóng nhẹ, khi đưa cây vào nội thất, để bàn làm việc nên chú ý đặt cây ở vị trí có ánh sáng thích hợp.

Chăm sóc: Dễ chăm sóc, không cần tốn nhiều công sức, nhu cầu nước trung bình Cây nội thất mới này mỗi tuần chỉ cần tưới 2-3 lần và mỗi lần 1 ly nước là được. Có thể bón thêm phân (NPK,hữu cơ, vi sinh..) 1 lần/tháng để cây phát triển tốt, giữ được màu sắc đẹp mắt.

Nhân giống: có thể nhân giống bằng cách gieo hạt.

Đây là cây chịu bóng bán phần nên khi đưa vào nội thất nên chọn đặt cây ở vị trí có ánh nắng thích hợp để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển của cây tốt hơn.

Tác giả: Trần Thảo Nghi.

Kỹ Thuật Trồng Cây Cảnh Trong Nước

Việc trồng cây trong nước đã có từ lâu. Năm 1860, hai nhà khoa học người Đức là Sachs và Knop đã dùng 10 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây (cacbon, hydro, oxy, nitơ, phốt pho, kali, canxi, magiê, lưu huỳnh, sắt) phối chế thành dịch dinh dưỡng để trồng cây.

Trong vòng 100 năm sau, trải qua nhiều thăng trầm, các nhà thực vật học đã làm cho việc trồng cây trong nước trở thành một quy trình kỹ thuật sản xuất thành thục và được phổ biến rộng rãi. Ở Nhật Bản năm 1960, người ta đã coi việc trồng cây trong nước là một trong phương pháp trồng và chăm sóc cây trong nghệ thuật làm vườn. Ở Trung Quốc, trong dân gian cũng đã sớm có tập quán trồng cây trong nước. Họ ngâm cây trong nước đợi đến khi ra rễ, sinh trưởng sau đó mới đem ra thưởng ngắm.

Khái quát về cây trồng trong nước

Một bình nước thủy tinh trong vắt, vài con cá lội lăn tăn, một nhành cây xanh thật là đẹp mắt. Trồng cây trong nước không những ngắm được vẻ đẹp của cây mà còn ngắm được bộ rễ xinh đẹp.

Ngày nay việc trồng cây trong nước được ứng dụng trong nghệ thuật trang trí nội thất. bình đựng thường sử dụng bình nghệ thuật và bình thủy tinh kết hợp với cây lá màu đủ màu sắc tạo nên một vẻ đẹp làm say đắm lòng người, mang lại cho con người một cảm giác thoải mái, căn phòng trở nên sáng sủa, sức sống tràn ngập.

Ở Sài Gòn vào mùa hè, khí trời rất oi bức, nếu trong phòng có một châu thủy tinh nước trồng cây thì chúng ta cảm thấy mát mẻ ngay. Nói về bày trí thì cây trồng trong nước đặt được mọi nơi trong nhà từ nhà bếp, phòng đọc sách, nhà tắm, phòng ăn….Nếu ở phòng trà, quán bar, quán cơm ….đặt những bình cây trồng trong nước sẽ vừa tao nhã, vừa kinh tế.

Trồng cây trong nước đang dần trở thành mốt trong nghệ thuật trang trí trong phòng ốc.

Ưu điểm của cây trồng trong nước

Việc trồng cây trong nước rất dễ thực hiện. Người không biết trồng cây cũng có thể làm được vì nó không sợ khô, thối rễ v.v. Nếu bạn đi đâu xa nhà, bạn cứ yên tâm cây sẽ không bị chết vì thiếu nước. Cây lá màu trồng trong nước rất sạch, có thể giảm được phá hoại của sâu bọ.

Cách chăm sóc chung cho cây trồng trong nước

1. Cách thay nước

Thay nước là phần quan trọng nhất, làm cho chậu cây xanh tốt, xinh đẹp hay là bị chết úng.

Nước cho cây là nước sạch, không phèn, không vôi, không mặn, không clo. Nếu sử dụng nước máy ta hứng nước để khoảng một đêm cho clo bay hơi hết là có thể sử dụng được. Sử dụng nước máy cho việc trồng cây trong nước là tốt nhất.

Vào mùa nắng, sau khoảng 5-7 ngày thay nước một lần. Mùa mưa hay lạnh, sau khoảng 7-10 ngày thay nước một lần.

Khi phát hiện cây bị thối rễ do nhiệt độ cao hay do bón nhiều phân, thì phải lập tức thay nước mới. Đồng thời cắt bỏ những nhánh rễ bị thối, úng. Lúc này nên thay nước hàng ngày cho đến khi cây mọc rễ mới và phát triển bình thường.

Mỗi khi thay nước ta kết hợp với việc cắt tỉa bỏ rễ già và rễ thối. Rửa sạch bộ rễ trước khi đưa lại vào chậu.

2. Bón phân

Cũng giống như cây trồng trong đất, cây trồng trong nước cũng cần phải bón phân. Khi bón phân cần thận trọng về liều lượng. Nếu bón quá liều sẽ làm cháy lá, nặng thì cây yếu và ủ rũ khó mà cứu chữa.

Dùng các loại phân bón lá như đạm, lân, kali hay hiện nay trên thị trường có loại NPK, pha thanh dung dịch rất loãng rồi xịt lên lá, nếu muốn bộ rễ phát triển thì dung urê nhưng pha thật loãng (0.1%) vì urê làm cho cây bạo phát bạo tàn.

3. Bình đựng cây trồng trong nước

Có thể chọn bất cứ loại bình nào miễn có thể đựng nước là OK. Nhưng đẹp nhất vẫn là bình thủy tinh trong suốt. Vì trồng trong chậu thủy tinh ta có thể vừa ngắm được lá mà còn ngắm được bộ rễ rất đa dạng, cổ quái … theo từng loại cây,

4. Thêm vài con cá kiểng cho sinh động:

Ngoài bình cây thông thường, ta có thể thả vài con cá dễ sống (như cá bảy màu) vào bình cho thêm phần sinh động. (Nếu vậy thì phải nhớ cho cá ăn. Mua các hũ thức ăn cá bán ở các tiệm cá kiểng).

* Kiểng lá không đòi hỏi khắt khe về kỹ thuật trồng và chăm sóc giống như một số loại cây trồng khác.

* Bộ lá của kiểng lá rất đẹp, nhiều màu sắc, tuổi thọ của lá dài, chưng bày được quanh năm, phù hợp với việc trang trí trong nhà và phòng làm việc

So với việc trồng cây trong chậu đất, ở thành phố là rất khó khăn vì trong quá trình chăm sóc, tưới nước và bón phân thường làm cho nhà cửa bị bẩn, hoen ố. Đó là chưa kể đến việc quên tưới nước, dẫn đến cây kiểng sẽ chết; Việc bố trí ở nhưng nơi như tủ, bàn … nơi làm việc rất khó khăn do quá nặng và bẩn (do việc tưới nước gây ra) nên người ta ít chưng bày ở các vị trí đó dù rất muốn.

Nhằm khắc phục những nhược điểm mà kiểu trồng cây kiểng trong môi trường đất gây nên, giúp những người chơi cây kiểng có phương pháp trồng tối ưu, giảm công chăm sóc, giúp môi trường sống sạch đẹp. Xin chuyển giao kỹ thuật trồng cây kiểng lá trong môi trường thủy canh như sau:

Bước 1: tạo cây giống

Cây giống giâm trong môi trường đất cho ra rễ (số lượng rễ càng nhiều càng tốt)

Bước 2: cho cây làm quen môi trường nước

Nhổ cây giống lên, rửa thật sạch bộ rễ không còn dính chất hữu cơ, đất, cắt bỏ những rễ già, khô mục…cho vào nước lã (pH = 6.0 – 6.8 – tức nước bình thường). Giữ cây trong môi trường nước lã trong khoảng 7 – 10 ngày để cây quen với môi trường mới. Nhớ thường xuyên thay nước để chống trường hợp nước có mùi hôi, thối rễ … (có thể thay mỗi ngày hoặc sau vài ngày).

Bước 3: Tạo dung dịch dinh dưỡng

Đây chính là nguồn dưỡng chất, phân bón cho cây trong môi trường nước. Để cây phát triển tốt hơn.

Pha dung dịch dinh dưỡng như Bảng số 1 (bên dưới)

Bước 4: Cách bón chất dinh dưỡng

Châm dung dưỡng từ từ theo tỷ lệ: Dinh dưỡng: nước lã = 1:10, cho đến khi cây quen dần với mội trường này sẽ tiến hành đổ 100 % dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt.

Lưu ý:

– Mỗi giống có một mức độ thích ứng với nguồn dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, người chơi cần tăng, giảm các chất dinh dưỡng sao cho đảm bảo cây sinh trưởng bình thường.

– Trong quá trình trồng cây trong môi trường thủy sinh, nếu thấy bộ rễ bị thâm đen, có mùi thối, cây vàng lá liên tục … thì phải bổ sung chất OLC (chất tăng oxy trong nước), liều lượng khỏang 1 – 2g/ 10 lít nước, nhằm giúp hệ rễ của cây hô hấp tốt hơn

– Để cây có thế đứng tốt trong bình thủy tinh, có thể chèn vài hòn sỏi, viên bi … vào bình. Nhìn càng thêm hấp dẫn.

– Về ánh sáng: Nếu bình cây cảnh thủy sinh của quý vị để ở vị trị thiếu sáng cây sẽ khó phát triển tốt, vì không có đủ ánh sáng để thực hiện quá trình quang hợp. Giải pháp là khoảng mỗi tuần một lần, chịu khó đem bình cây ra bên ngoài, cho sưởi nắng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời trong vài giờ đồng hồ. Hoặc có thể dùng ánh sáng điện (tốt nhất là đèn tròn) sưởi ánh sáng cho cây trong vài giờ, sau mỗi vài ngày. Nếu để ở bàn làm việc thì hầu như luôn có đủ ánh sáng rồi.

– Vài ngày một lần, nên dùng bình phun sương tưới lá cây, cho thêm xanh tốt.

– Bằng kỹ thuật như trên, đã thử nghiệm thành công trên các giống kiểng lá như: Thanh Tâm, Lẽ Bạn, Thuyền Trưởng Vàng, Nhẫn Bạc, Trầu Bà Chân Rít, Trúc Nhật Đốm Vàng, Tay Phật, Kim Phát Tài, Dạ Lan Italia, Trường Sinh, Trầu Bà Pháp, Thái Lan, Việt Nam, Phát Tài Mỹ, Phát Tài Thái Lan, Nguyên Thảo, Dương xỉ Thái Lan…

Chúc mọi người THÀNH CÔNG và tui cũng sẽ thử xem sao. He he.

Cây Cung Điện Vàng còn có tên gọi khác là cung điện hoàng hậu, hoàng mai mini. Đây là loại cây thuộc dòng sản phẩm “bình dân”

Mỗi tuần ít nhất 1 lần nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2 giờ vào buổi sáng từ 7 giờ – 9 giờ. Cây Cung Điện Vàng có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh. Khi trồng loại cây này ở nơi ẩm thấp, ít ánh sáng cây sẽ dễ bị bệnh thối lá, khi bị bệnh này, trên lá cây xuất hiện các đốm bị nhũn ra, có màu nâu đen, hoặc thối ở cuống lá sẽ làm cho lá bị gãy ở chỗ thối.

Cây Trầu bà sữa là sự hòa quyện giữa màu xanh ngát của cây và màu trắng sữa, tạo nên một sự độc đáo riêng biệt của cây. Cây thuộc họ dây leo thể hiện sự không ngừng nỗ lực vươn tới. Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy Cây trầu bà giảm thiểu ô nhiễm ozon rất tốt, hút các khí độc từ máy vi tính. Thích hợp trưng trong bàn học, bàn làm việc. Mang lại vẻ xanh mát cho phòng làm việc, phòng học của bạn.

Cây đại đế lá xoắn có thể trồng theo phương pháp thủy canh nhưng tuổi thọ của chúng không cao. Chúng phù hợp với loại đất tơi xốp, ít bám dính, giữ ẩm tốt; hổn hợp đất trồng có thể là đất thịt, than bùn và đá trân châu hoặc bầu đất trồng lan gồm vỏ cây, than củi, sỏi nhỏ.

Cây đế vương đỏ thích hợp môi trường thiếu nắng. Cây thể hiện tinh thần đế vương, quyền uy. Thích hợp cho người quản lý, lãnh đạo trong một tổ chức. Ngoài ra, tên cây cũng góp phần thể hiện ý chí không ngừng nỗ lực để hướng tới vị trí cao hơn. Cây mang hai màu xanh khác nhau, tạo nên sự hài hòa bắt mắt và giúp chúng ta thư giãn đầu óc, bình thản trong tâm hồn mỗi khi ngắm nhìn chúng. Ngoài ra, các lá cây luôn xòe rộng, thể hiện tinh thần mến khách, chính vì thế, cây rất được ưa chuộng đặt tại lối ra vào như một lời gợi mời chào đón mọi người.

Ý nghĩa phong thủy: Cây giúp xua đi tà ma, chướng khí và góp phần mang lại sức khỏe, sự thanh bình trong tâm hồn.

Cây bách thủy tiên mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, miền vui đến cho bạn, dáng cây thanh tao quí phái, thích hợp cho việc trang trí trong nhà, bàn khách, bàn học, bàn làm việc. là loại cây trồng trong nước rất đươc nhiều người yêu thích.

Cây cần thăng là một trong số những cây bonsai đẹp và quan trọng là có thể sống trong môi trường nước sau khi được “thuần” đúng cách và công phu. Bạn có thể dùng dây thép mảnh để uốn tạo dáng cho cây theo ý thích

Cây cau tiểu trâm, dừa tụ trân với hình dáng nhỏ xinh thể hiện sự không ngừng vươn lên, vượt qua mọi trở lại trong cuộc sống. Cau tiểu trâm thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng. Đặt cây trên bàn làm việc, ngoài việc góp phần tô điểm thêm vẻ sang trọng cho không gian sống của quý khách. Cây còn giúp hút bớt khí độc, làm sạch không gian sống.

Cây si ấn độ ngoài tác dụng lọc không khí còn được áp dụng chữa trị nhiều bệnh trong dân gian

Bảng số 1: Môi trường nuôi trồng một số lọai kiểng lá