Top 9 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Cây Cau Cảnh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cau Cảnh

Cau cảnh là cây thân gỗ có đốt, phân nhánh dưới gốc tạo thành bụi nhỏ. Thân có nhiều đốt, thẳng, màu vàng ánh, dưới gốc thân có các chồi nách có khả năng tạo thành nhánh chồi. Các bó mạch gỗ và mạch rây phân tán khắp thân, gỗ thuộc loại gỗ mềm. Lá kép lông chim có bẹ lá ôm lấy thân, khi già thì tách ra khỏi thân để lộ các đốt của thân. Cây không to cao, từ gốc có nhiều nhánh mọc thành bụi, khóm. Các nhánh tuy mọc ở gốc của thân, nhưng không thể tách ra nhân giống như đối với các cây thực vật lớp 2 lá mầm được vì khả năng ra rễ kém, khi tách dễ bị chết do lớp gốc bị hỏng. Cây lớn ra hoa vào tháng 5 – 6, có lá bắc to bao ngoài như dừa, Cau ăn quả… có khả năng đậu quả khá cao. Cau cảnh có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới.

Ở miền Nam nước ta cau đuợc sưu tập để trồng làm cây cảnh. Cau cảnh yêu cầu điều kiện nóng ẩm, ưa sáng để sinh trưởng và phát triển, vì vậy, các loại cau cảnh không được dùng làm cây cảnh trong nhà, nội thất mà thường đặt ở ban công, sân hoặc vườn. Tuy nhiên, chúng là loại cây khá chịu điều kiện khô hạn, song ra lá kém, thân trở nên nhỏ và chuyển màu, ít đẻ nhánh. Với điều kiện thích hợp, trong một năm, cau cảnh ra được 2 – 3 lá chồi, nhánh ở gốc sẽ phát sinh nhiều. Cau cảnh không yêu cầu khắt khe về điều kiện đất đai, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất đủ ẩm và không quá khô hạn. Kỹ thuật nhân giống Cau cảnh chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo cây con. Ở miền Nam nước ta có điều kiện thích hợp để cây cho hoa và quả nên phần lớn hạt nhân giống được mua từ miền Nam .

Để nhân giống, cần chọn các quả già (quả 2 năm), khi vỏ quả đã có màu nâu vàng, hơi khô thì đem trồng; lấy hạt khô từ các quả già ngâm trong nước 10 – 12 giờ ủ nơi ấm để khi gieo, hạt mọc nhanh. Đất gieo hạt nên làm tơi xốp, phía trên làm giàn che để giữ ẩm cũng như tránh sương muối vì thời vụ gieo hạt thường vào cuối năm. Sau khi lên luống, khoảng cách là 20 x 30cm (cây x hàng) với 2 hàng hoặc 3 – 4 hàng trên 1 luống. Dùng đất lấp hạt ở độ sâu 1 – 1,5cm, trên mặt phủ rơm rác mục để giữ ẩm và khi tưới không làm trôi đất, đóng váng mặt. Tưới giữ ẩm thường xuyên sau khi gieo mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối, đến khi hạt mọc thì tưới mỗi ngày/lần. Khi cây đã có 2 – 3 lá , có thể bỏ giàn che,tiến hành xới mặt luống, làm cỏ và thúc bằng nước phân chuồng pha loãng. Sau 1 – 1,5 năm, cây cau con có thể được chuyển trồng trong chậu hoặc xuất bán. Kỹ thuật trồng: Đất trồng cau cảnh nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.

Trong điều kiện nước ta, cau cảnh là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng. Khi trồng trên đất hay trong chậu cần cú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.

Chăm sóc cây:

Cau cảnh cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô

Định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá

Kỹ Thuật Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cau Vàng, Cau Đẻ

Tư vấn hướng dẫn các bạn kỹ thuật cách trồng chăm sóc và phòng bệnh cho cây cau vàng hay còn gọi là cây cau đẻ đúng kỹ thuật để cây phát triển tốt nhất.

Kỹ thuật trồng cây cau vàng, cau đẻ

Lựa chọn đất trồng cau vàng cảnh nên chọn đất thịt trung bình hay hơi nặng, giàu dinh dưỡng, mùn và khả năng thoát nước cũng như giữ ẩm tốt. Không nên chọn đất nhẹ, nhiều rác, xác thực vật để https://www.acheterviagrafr24.com/prix-viagra/ tránh giun và bệnh cho cây.

Cau cảnh là loại dễ sống nên có thể trồng nhiều thời điểm trong năm song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3-4 hoặc tháng 8-10 hàng năm trong điều kiện khí hậu nước ta.

Khi trồng trên đất hay trong chậu cần chú ý bón lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất không quá sâu để tránh cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém. Trồng xong cần tưới nước giữ ẩm và làm chắc gố tránh cây bị đổ.

Sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho cây mỗi ngày 1 lần (không được để sũng nước) trong thời gian 10-15 ngày để cây bén rễ vào đất.

Cách chăm sóc cho cây cau vàng, cau đẻ

Cau cảnh vàng cần được trồng ở nơi nhiều ánh sáng. Nếu đặt ở nơi thiếu sáng thì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng kém. Kéo dài làm lá chóng rụng và dẫn đến chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng và đẻ nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều để không bị quá khô hạn.

Định kỳ 2 tháng tưới cho cây cau đẻ bằng nước phân chuống 1/20-1/15 thúc cho cây và giữ bộ lá xanh tốt.

* Ánh sáng: ưa môi trường nửa râm, sợ ánh sáng trực tiếp. Ánh sáng được cung cấp đầy đủ sẽ có lợi cho quá trình phát triển của cây. Thường thì trong khoảng cuối tháng 5 và đầu tháng 9 nên che bóng khoảng 30-50%. Mùa đông, khi nhiệt độ xuống thấp cần cung cấp đủ ánh sáng cho cây, giúp cây tránh được mùa đông lạnh và tích lũy chất dinh dưỡng cho thời kỳ mọc mầm lá mới. Tuy cây tương đối chịu được bóng nhưng tốt nhất không nên để cây ở những nơi không có ánh nắng trong thời gian dài, những nơi tán xạ ánh sáng mặt trời như dưới bóng cây, sân thượng có mái che thích hợp hơn.

* Nhiệt độ: ưa ấm, không chịu được lạnh. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất là 18 – 23°C. Nhiệt độ thấp nhất nên trên 10°C, nếu không làm chậm quá trình phát triển của cây và bắt đầu thời kỳ bán ngủ nghỉ của cây. Nếu nhiệt độ xuống 5°C, cây sẽ không chịu được. Mùa hè, nếu nhiệt độ cao trên 35°C, quá trình phát triển của cây sẽ bị ảnh hưởng.

* Nước: ưa ẩm, vào thời kỳ sinh trưởng nên chú ý duy trì độ ẩm trong chậu và không khí xung quanh. Mùa đông, chú ý giữ cho lá cây luôn sạch sẽ, cần thường xuyên phun nước lên mặt lá với một lượng nước vừa https://www.acheterviagrafr24.com/viagra-pas-cher/ phải hoặc lau rửa bề mặt lá. Sợ ngập nước, nên chú ý đến độ khô ráo và ẩm ướt của chậu khi cây được đặt chủ yếu ở ngoài trời, nhưng từ cuối tháng thứ 5 đến tháng thứ 9 nên chú ý duy trì độ ẩm cho chậu. Khi đặt cây trong nhà lại cần chú ý đến độ khô ráo của bề mặt đất, vào mùa đông, nên để đất khô 2-3 ngày rồi mới tưới nước.

* Đất: thích hợp với loại đất tơi xốp, thoát nước tốt, chứa nhiều chất mùn. Thường sử dụng hỗn hợp gồm 4 phần đất mục, 1 phần đất cát, 2 phần đất chứa chất hữu cơ đã phân hủy. Đất phèn, đất sét, đất pha nhiều cát đều không thích hợp.

* Phân bón: ưa màu mỡ, ngoài việc phải bón thêm các loại phân hữu cơ, bình thường cũng cần phải thực hiện cách bón phân thích hợp. Bón mỏng sẽ giúp lá cây tươi hơn. Dưới điều kiện nhiệt độ sinh trưởng của cây, cứ nửa tháng tưới một lần phân bón loãng, hoặc có thể một tháng bón một lần phân bón dạng rắn. Không nên bón phân vào mùa đông. Bón phân đạm là chính, rồi đến kali phốt phát.

Cách phòng chống bệnh thường gặp ở cây cau vàng cau đẻ

Bệnh khô lá: có thể phun dung dịch Thiophanate – methyl 70% pha loãng với tỷ lệ 1 : 800 hoặc chlorthanonil 75% pha loãng với tỷ lệ 1.000, mỗi tuần bón một lần, bón liên tục trong một tháng sẽ khống chế được bệnh.

Bệnh nhện đỏ, côn trùng vỏ cứng: phun dung dịch Omethoate 800.

CÔNG TY TNHH CÂY XANH NAM ĐIỀN Hoàn Thiện Mọi Không Gian Địa chỉ : Cơ Sở Chính Xóm 14 Trừng Uyên Điền Xá Nam Trực Nam Định Hà Nội : Vườn Sinh Thái Phù Đổng Gia Lâm Quảng Ninh : Số nhà 76 tổ 40 khu 7 phường Trưng Vương TP Uông Bí Đà Nẵng : số 68 đường Lê Đại Hành Quận Cẩm Lệ TP Đã Nẵng Điện thoại: 091.204.9268 * 0975.140.792 Wedsite: cayxanhnamdien.com E-mail:[email protected]

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cau Lùn

Để có một Vườn Cau Lùn phát triển đồng đều và cho năng suất cao thì ngoài việc đảm bảo kỹ thuật trồng ban đầu bạn cần chú ý kỹ thuật chăm sóc Cây Cau Lùn. Hàng năm cần chú ý lịch tưới nước, làm cỏ, bón phân, phòng chống cỏ dại. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc đúng mà nhiều nhà vườn đã thu hoạch với năng suất rất cao.

Ngay sau khi mới trồng, cây còn non lại có một lượng phân bón lót trong hố trồng nên cây cần nước để thích nghi với điều kiện sống mới. Để giúp cây tăng cường sức đề kháng Bà con cần cung cấp đủ nước tưới cho cây. Mùa đông không nên tưới nhiều nước vì cây bước vào kỳ ngủ nghỉ. Nên che bóng 50 đến 70%; ánh sáng mạnh dễ làm cho lá chuyển sang màu vàng.

Đồng thời cần có biện pháp bảo vệ Cây Cau Lùn nếu nơi trồng có nhiều gió hoặc có gia súc phá hoại sẽ làm tổn thương, lay gốc cây.

Hàng năm cần có kế hoạch định kỳ dọn sạch cỏ rác quanh gốc Cây Cau Lùn để tránh bọ, kiến làm tổ gây hại cho cây

Ngoài lượng phân bón lót trước cho Cây Cau Lùn thì hàng năm vào lúc cây sinh trưởng thì cần chú ý tới chế độ phân bón cho cây. Đặc biệt, khi cây bắt đầu bước vào giai đoạn cho trái.

Mỗi năm cần bón bổ sung phân lân NPK một lần, liều lượng còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, điều kiện dinh dưỡng nơi đang trồng. Sau mỗi đợt thu hoạch trái, bạn cần bổ sung phân bón để Cây Cau Lùn nhanh phục hồi.

Thông thường, Cây Cau Lùn dễ bị các bệnh như Rệp Sáp, Rệp Phần Ốc Vảy… Nếu cây mắc phải các loại vi khuẩn sâu hại trên nên dùng Supracide hoặc Suprathion phun vào sẽ diệt được chúng.

Tránh trồng cây ở nơi thiếu ánh sáng vì đây sẽ là điều kiện tốt cho các loại sâu bệnh hoành hành như: Rầy, Nấm… Trong trường hợp mắc phải loại bệnh này cần phun thuốc trị Rầy hoặc Ridomin để trừ nấm.

Cây Cau Vua Giống 2022. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây

Cây Cau Vua giống – Vừa tạo cảnh quan đẹp vừa tiết kiệm không gian

Cau Vua có thân thẳng tắp, cao ráo tới 20m nên rất thích hợp trồng ở những công trình diện tích hạn chế. Trồng Cau Vua tạo thành hàng rất đẹp mắt, lá mềm mại và quyến rũ; góp phần tăng thêm nét thanh lịch của khuôn viên công trình. Bạn dễ dàng mua Cau Vua giống trên thị trường vì đây là loại cây trồng khá phổ biến. Trồng và chăm sóc Cau Vua cũng rất đơn giản, dễ sống, sống lâu năm.

Một số thông tin về cây Cau Vua

Chúng ta vẫn thường bắt gặp cây cau vua được trồng tại các lối dẫn của tòa nhà, công trình lớn, công viên cảnh quan,… Ngoài giúp bổ sung mảng xanh, tạo bóng mát, loài cây này có là biểu tượng của sự sang trọng, trang nghiêm.

Nguồn gốc cây cau vua

Cây cau vua có xuất xứ từ Nam Florida, thuộc đất nước Mexico. Tên khoa học của loài cây này là Roystonea regia, thuộc họ Arecaceae. Ở Việt Nam, ngoài tên cau vua, loài cây này còn có một tên gọi khác là cau bụng.

Đặc điểm hình thái

Thân cây thẳng tắp, dáng trụ với phần thân gần ngọn phình to ra. Đoạn phình to có đường kính thân khoảng 40-60cm. Vỏ thân có các đốt nhưng nhìn không rõ ràng, vỏ màu nâu xám. Các mô ở thân láng mịn, có màu xanh bóng. Chiều cao thân cây có thể lên tới 20m.

Lá Cau Vua mọc thành từng bẹ, chiều dài bẹ đạt 3-4m với kích thước bẹ lớn. Lá màu xanh, dài, đầu lá nhọn, phiến lá dạng kép lông chim. Hoa mọc ra từ phần thân gần các bẹ gần phía gốc nhất, bao quanh hoa là các mo. 

Bông mo dài 1m, mọc rủ xuống đất và là hoa đơn tính có đực/cái riêng biệt. Nhận biết hoa đực màu trắng, bầu lép; hoa cái có kích thước nhỏ hơn, không vòi. Quả của cây Cau Bụng màu xanh non, kích thước nhỏ 1-2cm. Khi chín quả chuyển màu nâu đỏ.

Đặc tính sinh thái

Đặc điểm cây Cau Vua là sinh trưởng chậm, sống lâu năm, chịu hạn rất tốt, không ưa nước. (Vì vậy, nên trồng loài cây này ở những nơi thoát nước tốt. Khi cây còn nhỏ, nên che bóng cho cây, đồng thời luôn trong cổ rễ cây cao hơn so với miệng hố.

Cây Cau Vua thường chỉ cao thêm khoảng 10-20cm mỗi năm. Ưu điểm của loại cây này là sống lâu và không tốn nhiều công chăm sóc. 

Ngoài ra, cây cau vua còn là loại cây ưa sáng và có nhu cầu dinh dưỡng trung bình. Người ta thường nhân giống cây cau vua từ hạt. Loài cây này sống lâu năm, rất phù hợp để làm cây trang trí cảnh quan.

Phân loại cây cau vua

Cây cau vua được trồng rất nhiều ở Việt Nam, loài cây này có 2 loại được ưa chuộng nhất đó là cau vua Pháp và cau vua Đài Loan. Đặc điểm cụ thể của 2 loại cây cau vua này như sau:

Cây Cau Vua Pháp

Đặc điểm nhận dạng của cây cau vua Pháp là thân giữa phình to, đồng thời, gốc và ngọn lại thon dài.

Cây Cau Vua Đài Loan

Khác với cau vua Pháp, giống cau vua Đài Loan lại có thân dưới gần gốc cây phình to và thon dần về phía ngọn cây.

Cau vua Pháp và cau vua Đài Loan là 2 giống cây cau vua có đặc tính sinh trưởng tốt, khả năng tạo bóng mát và tuổi thọ cao nhất hiện nay. Hai giống cau vua này có chiều cao khi cây trưởng thành là từ 8m-15m.

Ý nghĩa đặc biệt của cây Cau Vua

Cây cau vua là một trong những loài cây phong thủy với nhiều ý nghĩa đặc biệt. Từ xa xưa, trồng cây Cau Vua trong khuôn viên được cho là mang lại nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc, sức khỏe,… Một số ý nghĩa của cây Cau Vua có thể kể đến như:

Cau Vua là loài cây tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn

Cau Vua là cây trồng có ý nghĩa tuyệt đẹp về phong thủy. Với dáng đứng thẳng tắp rất uy nghi và trang nghiêm; Cau Vua thể hiện cho sự bề thế, quý phái. Vì vậy mà Cau Vua cực kỳ phù hợp trồng ở những căn biệt thự cao cấp, công trình có tính trang nghiêm, các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng sang trọng… Ý nghĩa phong thủy của Cau Vua là mang đến may mắn, tài lộc, thịnh vượng.

Cây Cau Vua giúp tạo cảnh quan đẹp cho môi trường sống

Phần ngọn của cây tỏa ra nhiều bẹ lá dài nên có thể tạo được bóng mát. Trồng Cau Vua bổ sung mảng xanh cho công trình, thanh lọc không khí; tô điểm vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng của các khu đô thị, biệt thự, dinh thự… Bạn có thể trồng Cau Vua trong tiểu cảnh sân vườn, trong khuôn viên quán cà phê, trà sữa; trồng làm lối đi trong khu du lịch, công viên…

Bạn đã bao giờ ngắt hoa cau và cắm vào lọ để trang trí trong phòng khách chưa? Đây thực sự là ý tưởng cắm hoa thú vị, bởi sắc hoa Cau Vua nhẹ nhàng; hương thơm tươi mát, dễ chịu rất thích hợp để trang trí phòng khách.

Trồng cây cau vua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Hoa Cau còn giúp giải độc, thanh nhiệt, bổ thận, bổ gan và rất tốt cho dạ dày. Hạt Cau Vua có thể dùng làm bài thuốc trị giun sán, đau bụng…

Hoa của cây Cau Vua có vị ngọt, mát, lành tính, thường được sử dụng để điều trị ho, bổ tim,… Với những người bị chứng chướng bụng, tiểu tiện không thông có thể sử dụng hạt của cây Cau Vua để điều trị.

Kỹ thuật trồng và nhân giống cây Câu Vua

Cách chọn giống cây Cau Vua

Hạt giống tốt phải được chọn từ những quả Cau Vua to và già. Tốt nhất là chọn những quả hơi khô, vỏ quả đã ngả sang màu vàng hơi nâu để lấy hạt.

Tuy nhiên, ở Việt Nam, chỉ những cây Cau Vua được trồng ở miền Nam mới có điều kiện ra hoa và lấy quả. Vì vậy, phần lớn hạt giống cây Cau Vua sẽ được mua từ miền Nam để trồng. Ngoài ra, một số người còn chọn cách mua cây con giống để nhanh có được cây thành phẩm hơn.

Hướng dẫn ngâm và gieo hạt cây Cau Vua

Sau khi chọn được hạt giống, chúng ta sẽ phải ngâm hạt giống này trong vòng 10-12 giờ, sau đó vớt ra, để ráo và ủ trong điều kiện kín, ấm. Hạt giống khi được xử lý ngâm, ủ sẽ dễ nảy mầm hơn.

Điều kiện đất trồng

Có 2 yêu cầu chính đối với đất để trồng cây cau vua là phải đủ ẩm và không quá khô hạn. Đồng thời, nên lựa chọn đất trồng có độ tơi xốp, có khả năng giữ ẩm cao, không bị úng nước nhưng cũng không quá khô hạn.

Nên chọn đất trồng cây Cau Vua là đất thịt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ để cây đạt đến chiều cao và kích thước lý tưởng. Ngoài ra, để tránh giun, bệnh cho cây, nên tránh những khu vực đất có nhiều rác và xác thực vật mục. 

Sau khi chọn được đất trồng, bạn nên làm đất tơi xốp và làm giàn che. Giàn che sẽ giúp cản bớt ánh nắng phía trước, đồng thời giữ ẩm và tránh sương muối nếu gieo hạt vào vụ cuối năm.

Thời gian trồng

Bạn có thể trồng cây Cau Vua vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời gian trồng tốt nhất và vào khoảng tháng 3-4 hoặc tháng 8-10.

Kỹ thuật trồng

Để trồng cây Cau Vua hiệu quả, bạn cần thực hiện theo những bước trồng cây đúng kỹ thuật sau:

– Gieo hạt ở độ sâu từ 1-1,5cm (tính sau khi lấp đất). Trên mặt đất trồng phủ thêm một lớp rơm rác mục giúp giữ ẩm cho hạt giống. Lớp rơm này cũng giúp đất không bị trôi, đóng váng mặt khi tưới nước.

– Sau khi gieo hạt, giữ ẩm thường xuyên để hạt nảy mầm – khoảng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối.

– Khi hạt Cau Vua đã mọc mầm, nên tưới hạt mỗi ngày 1 lần. Lưu ý tưới nước cho cây vừa phải vì Cau Vua không phải là loài cây ưa nước. Khi phát hiện ngập úng cần thực hiện các biện pháp thoát nước ngay.

– Có thể tháo bỏ giàn che khi cây Cau Vua con mọc từ 1-2 lá. Đến khi cây 1-2 tuổi là cứng cáp và có thể mang trồng bên ngoài tự nhiên hoặc chuyển vào chậu và đem bán cây con.

Kỹ thuật trồng cây cau vua con

Để nhân giống cây Cau Vua, bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản sau:

– Trước khi trồng cây từ 1-2 ngày nên đào hố trồng, đồng thời lên luống cây với khoảng cách tối ưu là từ 20 x 30cm (cây x hàng). Nên sắp xếp khoảng từ 2-4 hàng trên một luống.

– Đặt nhẹ nhàng bầu cây vào giữa hố trồng, cắt bỏ dây buộc, sọt hoặc vải bó bầu cây.

– Lấp đất khoảng ⅓ hố trồng cây (đất nên sử dụng đất màu có trộn phân NPK), sau đó đóng cọc chống. Một cây thường đóng 3 cọc chống, đóng cọc xong tiếp tục lấp đất cho đầy hố.

– Nén chặt đất xung quanh, đồng thời luôn quan sát, điều chỉnh cây Cau Vua đứng thẳng, giúp tán xòe đều, đẹp.

Lưu ý, khi trồng cây Cau Vua ở công trình không nên lấp đất quá chặt và quá sâu sẽ làm cho cây kém ra nhánh, sinh trưởng chậm. Khi cây lớn, nên làm cọc chống ở 4 hướng để tránh cây bị gió lớn, bão,… làm xiêu vẹo.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây cau vua

Cây Cau Vua không đòi hỏi các kỹ thuật chăm sóc phức tạp. Chỉ cần bạn chú ý đến các chế độ nước, ánh sáng, phân bón và phòng trừ sâu bệnh thích hợp là có thể trồng những cây Cau Vua mạnh khỏe.

Điều kiện ánh sáng phù hợp cho cây

Cau Vua là loài cây ưa sáng, vì vậy cần được trồng tại nơi có đầy đủ ánh sáng. Nếu ánh sáng quá yếu, lá cây sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cây bị rụng và vàng lá.)

Chế độ nước tưới

Khi mới trồng cây con, cần tưới nước 1 ngày/1 lần để cây đủ ẩm và có khả năng bám rễ sâu vào đất (khoảng 10-15 ngày.

Sau khi cây ổn định có thể duy trì tưới cây 2 ngày/lần vào buổi sáng và tối. Đến khi cây đã cao, phát triển ổn định thì có thể tưới nước ít hơn.

Phân bón

Để cây sinh trưởng và phát triển tốt, nên bón thúc cho cây định kỳ 2 tháng/lần. Phân bón thích hợp cho cây Cau Vua là nước phân chuồng loại 1/20-1/15 giúp lá xanh, cây khỏe.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây

Một số cách phòng trừ sâu bệnh có cây Cau Vua hiệu quả như:

– Bắt, giết sâu trưởng thành thường xuyên bằng cách sử dụng hố bẫy

– Phun kasuran BTN 1-1.5% giúp phòng trừ các bệnh như: bệnh làm thối ngọn do nấm phytophthora palmivora, rệp, sâu non ăn lá,…

Ngoài ra, cần thường xuyên tiến hành cắt tỉa lá vàng, nhặt lá khô ở gốc cây,… giúp cây luôn khỏe, đẹp, tạo cảnh quan đẹp cho môi trường.

Mua cây cau vua ở đâu chất lượng, giá tốt?

Bạn không cần phải kỳ công gieo hạt, ươm cây giống Cau Vua. Cần trồng cây Cau Bụng – Cau Vua giống tốt nhất, khỏe nhất, bạn hãy liên hệ tới Cây Giống 4S. Giống Cau Vua được ươm và chăm sóc tỉ mỉ; bảo đảm khi mang đi trồng đạt chuẩn về chiều cao, mức sinh trưởng và tỷ lệ sống tốt. Giá cây Cau Vua Giống phân phối bởi Cây Giống 4S cạnh tranh 10-30% so với thị trường.

Video hơn 70 loại cây lấy gỗ, cây giống công trình giá trị tại vườn ươm 

Đặt mua Cau Vua giống bằng cách nào? Bạn có thể đặt mua bằng cách liên hệ tới hotline tư của Cây Giống 4S; nếu ở Đồng Nai hoặc TP Hồ Chí Minh thì bạn có thể trực tiếp đến thăm quan, chọn mua cây giống ở cơ sở của Cây Giống 4S. Cây Giống 4S nhận vận chuyển giao cây đến tận nơi theo yêu cầu.

——————–*****———————

Thông tin liên hệ Cây Giống 4S

Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0919255145

Email: Caygiong4s@gmail.com

5/5

(6 Reviews)