Top 9 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Cà Tím

Vườn tược- Cây trồng

 -Tên khoa học: Solanum Melongena, L.

 -Tên Pháp: Aubergine.

 -Tên Anh: Egg Plant.

 -Họ: Solanées.

Điều kiện thiên nhiên

a) Điều kiện khí hậu: Cà tím thích hợp với khí hậu nóng, nên có thể trồng quanh năm tại nước ta, ngoại trừ Đà Lạt, Huế. Ở Đà Lạt, thì không trồng cà tím được từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau vì không chịu được lạnh.

b) Điều kiện đất đai: Cà tím không kén đất, nhưng thích đất ít sét nhiều mùn, lại kỵ đất nhiều chất hữu cơ chưa hoai. Đất phù sa, đất xám, đất đỏ đều trồng cà tím được miễn xốp và không úng nước. Độ pH thích hợp là 5,5-6,8`.

 Kỹ thuật canh tác:

dung dịch thủy canh dạng bột tc-mobi

a) Làm đất: Đất phải cày sâu 25-30cm, bừa cho nhuyễn và làm sạch cỏ, rễ cây, đá sỏi. Đào lỗ sâu 20cm, rộng 40cm. Nên khử độc đất bằng thuốc DDT 1kg (tỷ lệ 1/300) tưới đều lên đất sau khi cày và làm cỏ. Sau đó nên bón lót 0,5kg/ha

.

 b)Cách trồng: 

Trồng cà nâu bằng cách gieo hạt ở liếp ương, lên cây con cao độ 15cm rồi đem trồng ra đất. Để có đủ cây con trồng 1 mẫu cà, dùng 200g hạt giống gieo trên 50m2 liếp ương. Phải làm đất liếp ương cho thật kỹ, trộn 4kg phân chuồng hoai mỗi thước vuông. Gieo xong phủ lên hạt giống 1 lớp đất nhuyễn 1cm. Chừng 1 tháng sau, cây con lên cao được khoảng 15cm, thì có thể bứng đem đi trồng ra đất. Trước đó vài tuần, nên tỉa bớt cây con mọc yểu ở liếp ương, để cây con lại được mập mạnh. Cà nâu mau bén rễ, nên bứng cả bầu để cây không mất sức. Trồng mỗi lỗ một cây, khoảng cách như sau:

 -Mùa mưa, cây cách nhau tứ phía 50cm x 50cm (mỗi mẫu có 30.000-35.000 cây).

 -Mùa nắng, cây cách nhau 50cm, hàng này cách hàng kia 1m (mỗi mẫu có khoảng 20.000 cây).

 Trồng vào buổi chiều khi trời mát. Sau khi trồng tưới thật ướt.

 c) Mùa trồng: Cà nâu có thể trồng suốt năm, và trồng nhiều nhất vào tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Ở Hậu Giang, Phan Rang thường trồng cà vào cuối tháng 3 và cuối tháng 9.

 d) Chăm sóc: Mùa nắng tưới cà mỗi ngày 1 lần, lúc sáng sớm hay chiều hết nắng và tủ gốc bằng rơm hay cỏ khô cho im. Trồng mùa mưa, phải khai cho rõ nước. Bị ngập nước 24 giờ, cà sẽ chết. Ngoài ra cũng cần làm cỏ xới đất và vun gốc 3 lần, thêm cắt tỉa.

 e) Phân bón:

 Công thức 1: Trộng 1-2kg phân chuồng hoai với đất bỏ mỗi lỗ thước khi trồng 3-5 ngày. Ngoài ra nên bón thêm mỗi mẫu 400kg Ammophosko chia 3 lần:

 -Lần thứ nhất: 100kg sau khi trồng 20 ngày.

 -Lần thứ hai: 100kg sau lần thứ nhất 20 ngày.

 -Lần thứ ba: 200kg sau lần thứ hai 20 ngày.

 -0,5kg dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi

 Phân rắc hai bên hàng cà rồi làm cỏ, tủ lên.

 Công thức 2:

 -300kg nitrat sút.

 -400kg supe phốt phát.

 -200kg clorua bồ tạt.

 -0,5kg/ha dinh dưỡng pha dung dịch thủy canh TC-Mobi.

 f) Sâu bệnh:

Sâu đất: Bướm màu nâu sậm, đẻ trứng rải rác hoặc từng khối thành sâu rồi làm nhộng dưới đất. Ban ngày trốn dưới đất, tối lại chui lên cắn phá ngọn, cành, cuống, trái hay gốc cây non. Phòng ngừa bằng cách khử độc đất như đã nói trên. Để trừ loại sâu này, dùng 1kg DDT 75% (tỷ lệ 1/300) tưới đều lên cây và gốc, khi cây lên được 2 tuần. Xịt hai bên bờ 10 ngày 1 lần.

 Sâu rừng: Sâu đẻ trứng mặt dưới lá. Nó có màu xanh vân trắng, có sừng ở đốt sau cùng, làm nhộng dưới đất. Để trừ khử dùng Dieldrin 50% (tỷ lệ 1/300) xịt đều lên cây lá mỗi tuần 1 lần.

 Bọ rùa: Trị như trên.

 Ốc sên: Dùng thuốc Metadex hay Arione. Các hiệu bán thuốc sát trùng còn có nhiều thứ thuốc khác cũng công hiệu.

 Bệnh: Bệnh nấm làm cho khô héo lá từ ngọn. Bổ đôi cây bệnh ra thấy mạch quản có màu vangf hoặc nâu rỉ nước nhớt. Nên nhổ cây bệnh đem đốt đi và rắc vôi nơi chỗ đó. Bệnh nhẹ hoặc ngừa bệnh thì dùng thuốc có chất phèn xanh hay thiết.

 g) Giống cà tím:

 -Cà màu xanh nhợt, trái hơi tròn, dài khoảng 10cm trồng được quanh năm.

 -Cà màu nâu sậm, trái dài 15-25cm.

 -Còn có loại cà trái tròn màu trắng gọi là cà dĩa thường chỉ trồng vào mùa nắng, cũng có loại cà dĩa tím. Cà dĩa trắng dày cùi và dòn hơn cà tím. Cà dĩa có rất nhiều hạt. Mỗi trái đôi khi có khoảng 1.000 hạt. Đồng bào thượng hay trồng cà dọc xanh, nấu chín ăn còn nghe hơi đắng.

 -Ngoài ra còn có cà pháo trái tròn thường muối với mắm. Có 3 giống cà pháo:

 +Cà pháo tím.

 +Cà pháo nghệ trắng.

 +Cà thường niên trắng.

Cà nghệ nhất là cà thường niên được trồng nhiều hơn hết. Cách trồng như cà nâu. Cà thường niên có trái suốt năm. Cách 20 ngày hái 1 lứa, quá lứa cà già không dùng được. Thời gian tăng trưởng và thu hoạch cà thường niên rất dài nên phải bón phân và bổ sung dung dịch dinh dưỡng thủy canh TC-Mobi đầy đủ và đừng quên tro bếp khi trồng cà ở cao nguyên.

Thu hoạch cà tím:

Có thể bắt đầu thu hoạch khoảng 2 tháng đến 2 tháng rưỡi sau khi trồng. Cứ 3 ngày hái cà 1 lần và cứ như vậy kéo dài 4-5 tháng. Năng suất trung bình mỗi mẫu cà khoảng từ 30-40 tấn trái.

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Cây Cà Tím

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà Tím

Ý kiến chia sẻ từ bà con nông dân:

“Em muốn hỏi, cà tím nhà em sau mấy trận mưa bị bông đen, thân cây thối, trái thối dù đã cắt bỏ trái thối nhưng lớp trái non vẫn thối tiếp em phải phun thuốc gì và làm như thế nào để cải thiện ạ? em xin cảm ơn!” – bạn mai trang thuy chia sẻTrả lời bạn mai trang thuy, một người trồng cà tím chia sẻ kinh nghiệm: “Đối với cà tím đang bị bông đen, trái thối đen thì rất khó khắc phục dù đã cắt bỏ bớt trái lớn, hiện tượng này là bệnh do vi khuẩn gây nên. Thường nên nhổ bỏ các cây bị thối để hạn chế lây lan sang những cây khác, đồng thời phải tạo sự thông thoáng và thoát nước tốt trong vườn cà, thu dọn những cây và quả bị bệnh ra khỏi vườn để tránh sự lây lan, ngoài ra có thể sử dụng thuốc Topsin M 70WP để phòng trừ cho những cây còn lại.”“Mặc dù cà tím khá dễ trồng, nhưng cà tím cũng rất dễ mắc các chứng bệnh như lở cổ rễ, héo xanh hoặc bị các đối tượng như nhện đỏ, rầy xanh, bọ trĩ, sâu khoang, sâu xanh tấn công làm cho cà bị chết hoặc năng suất giảm.” – Ông Bá chia sẻ

Kỹ thuật trồng cây cà tím được chia sẻ từ Hiếu Giang Better: “Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây cà tím”

Cà tím là một loại rau ăn thông dụng được trồng để lấy quả lớn có màu tím hay trắng, mọc rủ xuống.

Cà tím (danh pháp hai phần: Solanum melongena) là một loài cây thuộc họ Cà với quả cùng tên gọi, nói chung được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực. Nó có quan hệ họ hàng gần gũi với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo và có nguồn gốc ở miền Nam Ấn Độ và Sri Lanka. Nó là cây một năm, cao tới 40 – 150 cm (16 – 57 inch), thông thường có gai, với các lá lớn có thùy thô, dài từ 10-20 cm và rộng 5-10 cm. Hoa màu trắng hay tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng. Quả là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3 cm ở cây mọc hoang dại, nhưng lớn hơn rất nhiều ở các giống trồng. Quả chứa nhiều hạt nhỏ và mềm.

– Trồng các giống cà tím địa phương năng suất cao và chống bệnh khá hoặc giống Thái Lan (màu tím đậm).

– Lượng hạt giống để có cây trồng cho 1.000 m2: 30-40g.

– Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh Có thể ngâm hạt giống trong nước ấm có pha với phân bón lá (khoảng 1cc/1 lít nước), sau 3-4 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ, sau đó đem đi gieo.

– Gieo hạt: có thể gieo hạt trực tiếp lên liếp trồng hoặc gieo trên liếp ươm sau đó nhổ cây đem đi cấy ra liếp trồng. Tuy nhiên, cà tím thường được gieo qua liếp ương, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng.

Sau khi gieo hạt, nên phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, rắc một ít thuốc trừ kiến, các sâu hại khác, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.

– Trước khi nhổ cây cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10lít nước).

– Vụ Đông Xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 dương lịch năm sau.

– Vụ Hè Thu từ tháng 4 đến tháng 7.

– Có thể trồng cà tím trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải được tưới tiêu tốt.

– Đất cần phải được cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 20-30 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất. 20 ngày trước khi trồng, xử lý đất bằng vôi và tro bếp, lượng bón 50kg vôi, 60kg tro bếp cho 1.000m2.

– Trong mùa mưa, cần chọn trồng những giống chống chịu mưa, nên phủ rơm hoặc dùng lưới nylon che để hạn chế đất bắn lên lá, đồng thời hạn chế sâu bệnh, cỏ dại.

– Liếp ươm cũng như liếp trồng cần được vun cao 20-25cm, vụ Đông Xuân có thể không cần lên liếp.

Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng 1 chân đất và không trồng cà tím trên đất đã trồng các cây họ cà: ớt, cà chua, thuốc lá… nên luân canh với các loại cây họ khác.

4/ Khoảng cách trồng

– Trên liếp ươm nên gieo theo hàng với khoảng cách 2x2cm.

– Trên liếp trồng: trong mùa mưa trồng thưa với khoảng cách 1,5×0.8 m, mùa nắng trồng dày hơn, với khoảng cách 1,2×0,6 m. Không nên trồng quá dày vì ruộng cà thông thoáng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh phát triển.

– Có thể trồng xen với cây tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.

5/ Bón phân (tính cho 1.000m2)

Cần cung cấp phân bón đầy đủ, cân đối giúp cây sinh trưởng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh. Lượng phân cần bón là 1 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG 01, 50 kg Better NPK 16-12-8-11+TE

Cách bón:

– Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ sinh học Better và Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều.

– Bón thúc:

+ Lần 1 (7-10 ngày sau trồng): 5 – 7kg Better NPK 16-12-8-11+TE

+ Lần 2 (25-30 ngày sau trồng): 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE kết hợp vun 1 bên mép.

+ Lần 3 (45-50 ngày sau trồng): 10kg Better NPK 12-12-17-9+TE kết hợp vun mép còn lại.

+ Lần 4: sau thu hoạch đợt quả đầu tiên bón 5 -7 kg Better NPK 12-12-17-9+TE

6/ Phòng trừ sâu bệnh

Cần chú ý các loại sâu bệnh hại chính: Sâu đục trái rầy xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo xanh, bệnh phấn trắng, bệnh thối trái.

Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, luân canh với cây trồng khác họ cà.

– Đối với sâu đục trái: Phun thuốc vi sinh gốc BT (Dipel, Biocin…), dùng luân phiên với thuốc Decis, Delta… dùng thuốc gốc thảo mộc Rotenone, Neem.

– Đối với rầy xanh, rầy trắng: Dùng một trong các loại thuốc: Sumicidin, Polytrin kết hợp trừ sâu đục trái, Applaud, Cofidor…

– Đối với các bệnh: Nên dùng thể phun Topsin M, Ridomil MZ hoặc Score…

7/ Thu hoạch

Cứ 3-4 ngày thu một lứa quả, kết hợp ngắt bỏ các quả bị sâu đục.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây cà Tím Trồng trọt, Kỹ thuật trồng, Giống cây Rau, Củ, Quả, Cây cà Tím

Đăng bởi Mai Tâm

Tags: cách trồng cây cà tím, kinh nghiệm chăm sóc cây cà tím, kinh nghiệm trồng cà tím, kỹ thuật trồng cà tím, trồng cây cà tím

Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Đạt Năng Suất Cao

1, Bí quyết trồng cà tím cho năng suất cao A, Thời vụ: – Vụ Đông – Xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau – Vụ Hè – Thu trồng từ tháng 4 đến tháng 7. Kinh nghiệm của nhiều nhà vườn cho thấy các tỉnh Nam bộ không nên trồng vào các tháng mùa mưa (tháng 5,6), các tỉnh phía Bắc không nên trồng vào các tháng 12 và tháng 1 vì rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào thời gian vây cho thu hoạch.  

Ảnh: Nguồn Internet

B, Gieo ươm cây giống:

Do hạt cà có vỏ gỗ cứng tương đối dày nên trước khi gieo phải ngâm nước 24-30 giờ, vớt ra ngâm tiếp trong nước ấm 50 độ khoảng 1 giờ (2 sôi, 3 lạnh, vừa để diệt nấm bệnh, vừa kích thích cho hạt nhanh nảy mầm) hoặc ngâm bằng một trong các loại thuốc như Rovral, Aliete, Zineb… ủ trong vải ẩm cho nứt nhanh rồi đem gieo trên liếp ươm hoặc trong túi bầu. Lượng hạt giống cần gieo để có đủ cây giống trồng cho 1.000m2 là từ 30-40g. Gieo đều và thưa, cần tưới giữ ẩm cho đất 4-5 lần, tỉa bỏ những chỗ quá dày, những cây mọc yếu. Cây con có 5-6 lá thật, cao 6-8cm, khỏe mạnh, thân mập đều là nhổ đem trồng ra ruộng. C, Làm đất: Đất trồng cà tím đòi hỏi phải tơi xốp, nhiều mùn và dễ thoát nước, (có độ pH từ 6,8-7,2 là thích hợp nhất). Nên phơi ải đất vài tuần trước khi trồng, đất được xử lý bằng vôi và tro bếp với lượng 50kg vôi + 60kg tro bếp cho 1.000m2, cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại và lên luống mui luyện rộng 1,2m, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Luống ươm cũng như luống trồng cần được vun cao 20-25cm. Vụ đông xuân không cần lên luống. Không trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên cùng một chân đất và không được trồng trên đất đã trồng các loại cây như ớt, cà chua, thuốc lá… nên luân canh với các loại cây họ khác. D, Khoảng cách trồng: Trên luống ươm nên gieo hàng với khoảng cách 4x4cm, ở luống trồng, bổ hốc sâu 10-15cm thành 2 hàng trên mặt luống với khoảng cách: Hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 70cm (mật độ khoảng 2000-2500 cây/1.000m2). Kinh nghiệm bà con Hải Dương, Nam Định là có thể trồng xen tỏi tây, hành lá và các loại rau ăn lá ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím vừa tăng thêm thu nhập vừa hạn chế được cỏ dại trong giai đoạn đầu. Bón phân (lượng bón cho 1.000m2) – Bón lót: phân chuồng hoai mục từ 3-4 tấn, super lân 35-40kg, có bổ sung thêm ure 5-6kg, clorua kali (KCL) 3-4kg, bánh dầu 12-13kg. Trộn đều các loại phân trên với nhau, bón theo hốc, trộn đều với đất, lấp bằng để 3-4 hôm mới trồng cây. Mùa mưa nên trồng thưa hơn như vậy cây sẽ cho năng suất cao hơn là trồng dày. – Bón thúc: + Lần 1 (10 ngày sau trồng): 5-6kg phân ure, 3-4kg phân KCL, 20-25kg bánh dầu + Lần 2 (25-30 ngày sau trồng): 7-8kg ure, 4-5kg KCL + Lần 3 (45-50 ngày sau trồng): 8-10kg ure, 5-6kg KCL, 25-30kg bánh dầu. Nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên: 5kg ure, 15-20kg phân chuồng hoai mục (hoặc phân KCL) và bánh dầu cho cà sai quả và có thể thu được nhiều lứa. Chú ý kết hợp làm cỏ, vun gốc cho cà vào các đợt bón thúc. E, Chăm sóc: – Thường xuyên tuwois đủ ẩm cho cà sinh trưởng, phát triển tốt, đặc biệt là thời kỳ ra hoa, nuôi quả. Có thể dẫn nước ngập 2/3 rãnh luống cho nước ngấm vào mặt luống khoảng 2-3 giờ rồi tháo cạn nước đi. Không để mặt luống bị khô, thiếu nước cà sẽ kém ra hoa, năng suất kém, trái nhỏ. – Tỉa nhánh, cắm giàn: Khi cây bắt đầu ra hoa nên tỉa bỏ bớt các cành nhánh dưới chùm hoa thứ nhất cho gốc được thông thoáng. Khi cà ra đợt hoa thứ 2 thì bấm ngọn, hãm cành hạn chế chiều cao để cho cà ra nhiều cành nhánh quả. Khi cà bắt đầu phân nhánh thì làm giàn bằng tre, nứa cho cà khỏi đổ. – Chú ý kiểm tra sâu bệnh thường xuyên để có biện pháp phòng trị kịp thời, các đối tượng gây hại chính là sâu xám, sâu ăn lá, bọ rùa 28 chấm, nhện đỏ, rệp… Dùng các loại thuốc trừ sâu như Ofatox, dipterex, regent… để phun trừ. Hạn chế độ ẩm trong luống, tránh để bị ngập úng nhằm tránh các bệnh hại do nấm và vi khuẩn như lở cổ rễ, thối gốc, chết ẻo, chết nhát… có thể sử dụng các loại thuốc trừ nấm như Validacin, Score, Topsin M, Ridomil, Aliette… để phòng trừ ngay từ khi mới có triệu trứng ban đầu. Thu hoạch: Thu hái khi quả đã lớn đẫy, căng đều, vỏ bắt đầu chuyền từ màu tím sang tím nhạt. Cách 2-3 ngày thu chọn 1 lần, không để cà quá già kém chất lượng. Để giống: Chọn những quả lớn đều, không sâu bệnh ở lứa quả thứ 2, thứ 3, để lại trên cây cho chín già làm giống. Thu hoạch về để thêm một tuần nữa cho chín hoàn toàn rồi mới bổ lấy hạt rủa sạch, phơi nơi thoáng mát cho khô hẳn để làm giống cho vụ sau. Mỗi quả cà cho khoảng 1.000-1.500 hạt, cứ khoảng 800 quả cà tím cho 1,5kg hạt giống. 2, Biện pháp để cà tím cho năng suất cao bằng cách cắt tỉa cành Kinh nghiệm thực tế nhiều năm cho thấy, việc cát tỉa cành có thể làm tăng năng suất cho cà tím, bởi vì thông qua việc cắt tỉa thì cây cà sẽ lùn hóa, sớm phân nhánh, ra nhiều quả, từ đó có thể đạt được mục tiêu sản lượng. Phương pháp cụ thể như sau: Khi các cây cà trong ruộng ra đưuọc khoảng 5 lá chính thì tiến hành cắt tỉa, sau khi cà ra lứa hoa đầu tiên thì chỉ giữ lại một cành chính và 2 cành phụ, tạo thế 3 chạc, cắt bỏ những nhánh và mầm khác. Khi 3 cành còn lại phân nhánh và ra lứa quả đầu tiên thì tiến hành cắt tỉa ngọn, tạo điều kiện cho các phần khác phát triển. Nếu lá của cây cà mọc quá tốt, ảnh hưởng đến việc thông gió thì phải cắt bỏ những lá già, sau khi cắt tỉa xong thì phun hoạc bón ngoài gốc dung dịch Potassium dihydrogen Phoshate 0,5% và amoniac để tránh cây bị già sớm. 3, Biện pháp để cà tím ra nhiều quả ở một cây Đào một hố sâu 1,5m sau đó lấp đầy bằng phân ngựa, phía trên trồng 2 cây cà tím có độ cao khoảng 10cm, phủ gốc cẩn thận, đợi đến khi cây cao khoảng 30cm, thì so sánh độ cao của 2 cây và nhổ bỏ cây thấp hơn, chỉ để lại một cây. Qua mộ thời gian thì cây có thể cao trên 2m và có thể ra đến 200 quả. 4, Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh chính trên cây cà tím, cà trắng. Một số sâu bệnh chính: – Bọ rùa 28 chấm: Biện pháp phòng trừ: + Trồng xen hoặc luân canh với cây khác họ + Nhặt bỏ các lá bị hại và những lá có nhộng + Khi cần thiết dùng thuốc phun trừ – Ruồi đục lá: Cách phòng trị giống như ruồi đục lá hại cà chua – Bọ phấn:  Cách phòng trị giống như ruồi đục lá hại cà chua – Sâu đục quả: Phòng trị: Ngắt bỏ ngọn và quả cà bị sâu đục để diệt sâu bên trong Khi cây cà đã lớn, ra hoa hoặc mới phát hiện có sâu hại thì phun thuốc Polytrin, Pyrinex, Supracid, Pandan, Netoxin.  

Thành Long tổng hợp

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cà Tím

Trước khi nhổ cây con đem trồng không nên tưới nước cho cây 5-7 ngày, chỉ tưới ẩm 4-5 giờ trước lúc nhổ cho cây không bị đứt rễ và chóng bén. Cà có bộ dễ phát triển, vì vậy đất trồng cà cần được cuốc sâu. Nên cuốc đất hai lần, lần thứ nhất cuốc lật phơi ải để đất tơi xốp, ánh nắng mặt trời sẽ tiêu diệt phần lớn sâu bệnh trong đất. Mặt khác, đất được phơi ải có những chuyển hóa sinh học và hóa học trong đất có lợi cho cây trồng. Trong quá trình trồng và chăm sóc cần đảm bảo chế độ thoát nước tốt, thường xuyên giữ cho đất trồng được khô ráo, tránh ngập úng.

Bón phân:

Cà sinh trưởng tương đối dài ngày vì vậy cần nhiều phân. Bón lót nhiều lần cho cây nhỏ, ngăn ngừa rụng hoa, rụng quả. Nhất là những nơi đất xấu, bón lót làm tăng năng suất rõ rệt. Cần tiến hành bón thúc kịp thời, có thể chia thành 4 thời kỳ bón thúc cho cà tím như sau:

– Đợt 1: bón ngay sau khi trồng cây con một tuần, bón nước phân hữu cơ pha loãng với nồng độ 20-30%. Cách 5-7 ngày bón một lượt. Sau khi trồng cây con được một tháng, tiến hành bón phân hữu cơ vào gốc kết hợp với vun gốc cho cây.

– Đợt 2: bón vào lúc cây có nụ đến khi có quả. Đợt này không nên bón nhiều để hạn chế cây mọc vống, rụng hoa, rụng quả. Nếu đất xấu, cây phát triển kém, có thể bón 1-2 lần.

– Đợt 3: Bón vào thời kỳ sau khi cây có quả đến lúc thu hoạch. Thời kỳ này cần bón nhiều phân, cách 4-7 ngày bón một lượt. Tưới nước phân hữu cơ pha loãng với nồng độ 30-50%, thúc cho cây tiếp tục ra hoa, kết quả.

– Đợt 4: Bón vào lúc thu hoạch rộ trở đi. Sau mỗi lần thu hoạch bón một lượt phân để giữ cho cây có hoa liên tục đảm bảo năng suất về cuối. Từ lúc trồng đến lúc ra hoa cần giữ độ ẩm trong đất. Nếu trời nắng tưới ngày một lần, trời râm mát 3-4 ngày tưới một lần. Lúc cà có quả non thì tưới nhiều hơn. Thời kỳ đầu khi cây con mới trồng cần thường xuyên xới đất để đất không đóng váng, tăng độ ẩm cho đất, giúp cho bộ rễ phát triển và cây lớn nhanh.

Nhất là sau khi trồng cây con 1 tháng thì vun gốc để thúc cho bộ rễ phát triển, tăng cường giữ nước, giữ màu của đất, chống đổ ngã cho cây. Cây cà sau khi mọc được 7-9 lá là bắt đầu có quả. Lúc đó những nhánh này phát triển yếu, hoa quả hình thành chậm. Các cành này thường mọc thẳng đứng làm cho bên trong tán cây rậm rạp, thiếu ánh sáng, tán cây không thông thoáng, tạo điều kiện cho sâu bênh phát triển nhiều.

Phòng trừ sâu bệnh

* Bệnh lở cổ rễ: do nấm Rhizônia solani gây ra. Nấm này gây bệnh cho cây con lúc ươm và cây nhỏ khi mới trồng. Triệu chứng của bệnh là đoạn thân gần gốc teo thắt lại, có màu đen. Toàn bộ hệ thống mạch dẫn, mô vi sinh, vỏ cây bị thối và cây bị gẫy đỏ ngay thân rồi chết.

– Cách phòng trừ: Luân canh cà với các cây trồng khác. Vệ sinh đất, không để đất ươm cây con quá ẩm. Khi bệnh xuất hiện nhiều, dùng thuốc Validacin để phun.

* Bệnh chết xanh: Do vi khuẩn Pseudomonas malvacearum gây ra. Vi khuẩn này làm cho cây hoặc bộ phận cây bị chết nhưng vẫn giữ màu xanh. Vi khuẩn gây bệnh làm hủy hoại, tắc nghẽn các mạch dẫn trong cây. Cũng có trường hợp vi khuẩn làm bộ rễ cây bị thối không hút được nước, cây bị héo và chết. Vì vậy, cần thâm canh, bón phân đầy đủ cho cây. Kịp thời phát hiện và loại bỏ những cây bị bệnh.

* Bệnh đốm nâu: Do nấm Cladosporium Fulvum Cke gây ra. Vết bệnh xuất hiện trên lá, ban đầu có màu nâu, cuối cùng chuyển sang màu đen. Bệnh lan dần ra toàn mặt lá làm cho lá khô và rụng. Bệnh phát triển mạnh khi cây ra hoa, hình thành quả. Cây bị bệnh này có thể chết. Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện ẩm. Nguồn lây lan bệnh chủ yếu là tàn dư cây bị bệnh.

– Cách phòng trừ: Thu dọn kỹ tàn dư cây sau mỗi vụ thu hoạch, luân canh cà với các loại cây khác. Kịp thời tỉa cành, tỉa lá, bấm ngọn. Dùng các loại thuốc Boocđô, Zineb, benlat để phun khi bệnh xuất hiện nhiều.

Thu hoạch và để giống cho vụ sau:

Không nên để cà quá già làm cho quả bị giảm phẩm chất và cây bị kiệt quệ, ảnh hưởng đến các đợt quả sau. Riêng cà tím nên thu hoạch khi quả từ màu tím chuyển sang tím nhạt, cách 2-3 ngày thu một lần. Khi để hạt giống chọn cây có nhánh to bằng thân chính, cành lá không rậm quá, trên cành có nhiều quả và quả tốt.

Chọn lấy những quả mọc ở tầng thứ nhất và tầng thứ hai, những quả đã chín sớm nhiều hạt. Những cây lấy giống chỉ để mỗi cây 1-2 quả. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng, có vết rạn nứt, tai quả hơi cong lên, thu hoạch lúc này là tốt nhất. Thu về để vài ngày, sau đó bổ quả, lấy hạt phơi khô trong râm, cất giữ làm giống cho vụ sau.