Đây là giống bưởi có hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng, dễ chăm sóc, những năm gần đây bán rất được giá (Thời điểm hiện tại giá bán ra trên thị trường khoảng 50.000đ /kg).
Trái bưởi da xanh có dạng hình cầu, nặng trung bình từ 1,5 – 2,5kg/quả, vỏ có màu đến xanh hơi vàng khi chín dễ lột và khá mỏng chỉ từ 14 – 18mm. Tép bưởi màu hồng đỏ bó chặt và dễ tách rời khỏi múi, vị ngọt không chua, mùi thơm; không hạt đến khá nhiều hạt (có thể có đến 30 hạt/trái).
Lựa chọn giống bưởi da xanh
Cây giống bưởi da xanh có 2 loại:
Bưởi ghép: nhanh có trái nhưng bộ rễ kém phát triển, tuổi thọ cây không cao.
Bưởi chiết: mau ra trái, bảo đảm chất lượng giống hệt cây mẹ và rễ ăn ngang tránh gặp tầng đất phèn. Hơn nữa, bưởi chiết có tuổi thọ khá cao.
Chú ý chọn giống sạch bệnh, chọn cây đẹp, mắt ghép tốt.
Thời vụ và mật độ trồng bưởi
Bưởi da xanh có thể trồng quanh năm tuy nhiên để cho bưởi phát triển tốt, tiết kiệm công tưới bà con nên trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5 – 6).
Khoảng cách trồng trung bình có thể là 4-5m x 5-6m (tương đương mật độ trồng khoảng 35-50 cây/1000m2).
Chuẩn bị hố trồng và cách trồng bưởi da xanh
Hố trồng:
Sau đó bà con sử dụng phân chuồng 10 – 20kg trộn với 1kg super lân, vôi 0,5kg và khoảng 200 gr NPK 16-16-8 trộn đều với lớp đất mặt và lấp đầy hố
Khi chuẩn bị xong, bà con đặt cây giống xuống nén đất chặt, mô đất có thể cao khoảng 10 – 20 cm để cây không bị ngập úng vào mùa mưa.
Sau khi trồng phải dùng cây chống đỡ và tưới nước nếu trời không mưa. Còn nếu trời nắng hạn thì bà con phải ủ xung quanh gốc bằng rơm rạ hoặc cỏ khô.
Chú ý: Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.
Tưới nước
Về biện pháp tưới nước bà con nên dùng nguồn nước không bị ô nhiễm như nước giếng khoan, nước sông hay nước suối. Thời gian tưới đối với vườn bưởi da xanh kinh doanh từ 2 – 3 ngày tưới một lần tùy theo vùng đất, địa hình vùng đất. Có thể dùng hệ thống tưới tự động phun tủ xung quanh gốc cây, lượng nước tưới trung bình khoảng 100 – 200/cây.
Tỉa cành và tạo tán
Đối với vườn bưởi kinh doanh, hàng năm bà con có thể tiến hành tỉa cành tạo tán từ 1 – 2 lần. Cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10- 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái.
Mục đích của tỉa cành tạo tán là tạo cho cây được thông thoáng, ít bị sâu bệnh hơn
Chú ý: trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt
Phân bón
Sử dụng phân phải có nguồn gốc, không sử dụng phân sản xuất từ rác thải. Nếu có sử dụng phân chuồng thì phải ủ hoai với nấm trichoderma giúp tăng hiệu quả của phân bón.
– Đối với vườn bưởi mới trồng: trong 1 năm bà con có thể bón từ 4 -6 lần
– Đối với vườn bưởi kinh doanh: trong 1 năm có thể bón từ 3 – 4 lần, có thể bón phân hữu cơ hoặc vô cơ vi sinh.
Hữu cơ: 15-30kg/gốc/năm.
Vô cơ: Urê : 2,5kg; Lân: 3,5kg; Kali: 5kg/gốc/năm. Số lượng phân này bà con chia ra và bón từ 3 – 4 lần.
– Đối với bưởi thời kì kiến thiết cơ bản:
Năm thứ 1: Sử dụng Urê từ 120 -200 g, Lân 120 – 240g, Kali 240 – 400g
Năm thứ 2: Sử dụng Urê từ 220 -330 g, Lân 300 – 420g, Kali 440 – 660g
Năm thứ 3: Sử dụng Urê từ 330 -540 g, Lân 480 – 600g, Kali 660 – 1 kg
Xử lý ra hoa
Đối với cây có múi cũng như cây bưởi nói riêng thì cần phải có thời gian khô hạn để cây phân hóa mầm hoa. Vì vậy để cây ra hoa trái vụ bán thì được hiệu quả kinh tế cao hơn thì bà con có thể xử lý bằng cách tạo sự khô hạn cho cây. Để tạo sự kho hạn bằng cách bà con ngưng tưới nước.
Đối với mùa mưa, có thể dùng ni lông phủ che hết gốc cây để cắt nước.
Chú ý: Cắt nước từ 7 -20 ngày tùy theo độ ẩm của đất, sau đó tưới nước trở lại và liên tục từ 1 – 2/ngày để cho cây phân hóa mầm hoa
Tỉa trái, bao trái
Để bưởi da xanh trái to và đẹp thì bà con nên tỉa bớt trái, đối với những cây ra trái nhiều thì bà con có thể chừa một chùm từ 1 – 2 trái.
Những cây cho trái cao hơn 3m thường những trái này nhỏ, làm mất dinh dưỡng của cây. Việc tỉa bỏ trái kém chất lượng, sâu bệnh sẽ giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái khác tốt hơn.
Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2-2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20-40cm, dài 30-60cm, thủng hai đầu để bao quả có trọng lượng khi chín 0,7-4kg.
Dùng túi ni lông bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi ni lông cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.
Phòng trừ sâu bệnh
Cũng như nhiều loại cây có múi khác, cây bưởi thường gặp một số sâu bệnh hại lá, trái làm giảm năng suất và giá trị thương phẩm. Do đó vấn đề phòng ngừa sâu bệnh được đặc biệt chú trọng, một số sâu bệnh thường gặp ở bưởi:
Sâu vẽ bùa: xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%.
Sâu nhớt: xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa.
Nhện đỏ có mặt vào mùa Đông và Xuân nên Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%.
Nhện trắng: phòng bằng cách Vệ sinh vườn mùa Đông, phun Wofatox 0,1 – 0,2%; BI 580,1%; Kentan 0,1%.
Sâu đục cành xuất hiện từ tháng 5 – 6 phòng trừ bằng cách diệt sâu trưởng thành: Dùng vợt bắt, dùng Wolfatox 0,1% quấn chặt thân cây và cành to. Trừ sâu non: Cắt cành héo, dùng kẽm luồn vào cành to, hoặc dùng ống tiêm bơm Wofatox hoặc BI58 0,5 – 1% vào đường hầm của sâu non.
Ruồi vàng (tháng 5 -11): Phun Wofatox 0,1% hoặc Dipterex 50% (1:600).
Sâu hại hoa: Rắc bột 666 ở gốc quýt; khi đường kính nụ hoa 2 – 3mm phun DDT sữa 25% 1/300 hoặc 666 (6%); Cách 7 ngày phun 1 lần.
Các loại rệp: Ngắt các cành có rệp, phun Wofatox, BI58 hoặc Metinparation 0,1%.
Rầy xám (rầy chổng cánh): Phun Wofatox, BI58, Metinparation 0,1%
Bệnh greening: Trồng cây sạch bệnh; giảm số lượng côn trùng môi giới trong tự nhiên.
Bệnh loét do vi khuẩn: Vệ sinh vườn, cắt bỏ cánh, phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5-1%.
Bệnh sẹo: Phun Bordeaux 1%, Zineb 0,5% vào đầu mùa hè.
Bệnh muội đen: Diệt trừ các loại rệp, rầy hại cam; phun Wofatox 0,1%-0,2%, BI58 0,1%.
Bệnh thối nâu: Phun Bordeaux 0,1% hoặc oxychlorua đồng 0,3%.
Bệnh thâm quả: Phun Bordeaux 1% hoặc Zineb 0,5%.
Thu hoạch bưởi da xanh
Nếu cây thấp thì có thể thu hái bằng hay hoặc dùng kéo để cắt chùm. Nếu cây cao thì dùng các dụng cụ thu hái như lồng tre có lót giấy hoặc vải mềm, sao có túi vải để hứng trái.
Thu hoạch: Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ.
Chú ý: Các dụng cụ kéo cắt, thùng chứa quả phải đảm bảo và được vệ sinh trước khi sử dụng. Trong lúc hái nên cẩn thận tránh để rơi rụng hoặc tiếp xúc với mặt đất.
Bưởi da xanh trồng bao lâu có trái
Theo anh Nam (chủ 1 vườn bưởi 2 ha ở Trà Vinh – Bến Tre) thì bưởi da xanh trồng tốt nhất vào đầu mùa mưa, khi được chăm bón đúng cách và điều kiện khí hậu thuận lợi bưởi da xanh sẽ ra trái quanh năm.