Top 8 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Bưởi Trong Chậu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Chiết Cành Và Trồng Bưởi Trong Chậu

Xuất phát từ nhu cầu của người dân chơi bưởi bonsai trong dịp tết, Sở NN&PTNT Hà Nội hướng dẫn về kỹ thuật chiết cành và trồng bưởi trong chậu cảnh như sau:

Kỹ thuật chiết cành trên cây bưởi

Từ tháng 3 đến tháng 4 (khi lộc xuân chuyển màu bánh tẻ), chọn cành chiết đường kính từ 1cm đến 1,5cm, dài từ 35cm đến 40cm, có 3 nhánh gần nhau (chạc 3) tỏa đều ra các hướng. Trên cành chiết, dùng dao sắc bóc bỏ 1 khoanh vỏ có chiều dài bằng 1,5 đến 2 lần đường kính cành, cách vị trí phân nhánh từ 10cm đến 12cm.

Bưởi trồng trong chậu cảnh.

Tiếp đến, cạo hết lớp tượng tầng, chờ từ 5 đến 7 ngày vết khoanh vỏ khô kiệt thì tiến hành bó bầu. Giá thể bầu gồm mùn rơm, đất ruộng ải, chế phẩm kích thích rễ, thuốc bảo vệ thực vật nhào trộn đều với nước sạch, tới độ ẩm nắm chặt giá thể thấy nước rỉ ướt khe ngón tay, nhưng không chảy thành giọt là đạt yêu cầu. Quấn giá thể quanh vết khoanh theo hình bầu dục dài từ 10cm đến 12cm, đường kính từ 7cm đến 8cm. Sau từ 7 đến 10 ngày bầu khô, dùng màng ni lông trắng bao kín sao cho mưa không gây ướt vỡ bầu.

Sau chiết cành từ 60 đến 70 ngày, quan sát qua màng ni lông bao bầu, thấy toàn bộ các rễ trắng trong bầu chiết chuyển màu hanh vàng, thì cưa cành trồng xuống vườn giâm. Khi cây bén rễ hồi xanh tưới phân lân; ngoài ra, định kỳ 15 ngày/1 lần phun Atonic bón lá, kết hợp trừ sâu vẽ bùa bằng Polytrin sau mỗi lần lộc non mới nhú.

Ông Nguyễn Chí Phong (ở làng hoa Hà Dừa, thôn Trường Thạnh, xã Diên Thạnh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) đã bán được hơn 50 chậu bưởi cảnh với giá 1 triệu đồng/chậu vào dịp tết. (Nguồn ảnh: Báo Khánh Hòa)

Đảo cây và trồng bưởi trong chậu

Trước khi trồng bưởi vào chậu, cần chuẩn bị chậu có đường kính vừa với bầu cây. Dùng dầm xâm sâu 20cm, rộng từ 2cm đến 3cm xung quanh cách gốc từ 10cm đến 12cm để làm đứt bớt rễ tơ của cây. Đồng thời pha loãng Ridomil tưới xuống khe xâm phòng nấm bệnh hại rễ; sau từ 10 đến 15 ngày đào lấy bầu cây trồng vào chum hoặc trên chậu.

Kỹ thuật trồng bưởi trong chậu phải đảm bảo sao cho mặt bầu cây chìm ngang miệng chậu, hay dưới miệng chum 10cm; từ 1 đến 2 tháng sau cây sẽ ra hoa và đậu quả (nếu cành nào ra nhiều hoa cần tỉa bớt, chỉ để từ 4 đến 5 hoa/cành, đồng thời thụ phấn bổ sung để tăng đậu quả. Tùy cây chiết to, nhỏ mà chọn kích thước chậu cho phù hợp. Khi cây sống ổn định trên chậu dùng dây ni lông mềm buộc vít cành vượt (hơn 45cm), cành mọc lệch, tạo cho tán chậu cây cân đối.

Kỹ Thuật Trồng Bưởi Trong Chậu Cảnh Cho Quả Sai Mọng Nước.

Cuộc sống hiện đại, đô thị hóa, diện tích cây xanh ngày một giảm. Với những người yêu và muốn gần gũi với thiên nhiên thì trồng cây ăn quả trong chậu là một biện pháp hoàn hảo, giúp ta vừa gần gũi thiên nhiên vừa có trái ngọt để thưởng thức.

Bạn có thể tận dụng bao nion, bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn… Đục lỗ thoát nước ở đáy. Đường kính thùng chậu vào khoảng 0,5-1m.

Chọn giống.

Cây có nguồn gốc từ Đoan Hùng – Phú Thọ được trồng lâu đời (trên 100 năm) tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội. Là giống đặc sản địa phương, cây sinh trưởng khỏe, phân cành mạnh. Quả chín vàng tươi, tép ráo, ăn ngon, nhiều nước. Trọng lượng khoảng 1-1,5 kg/quả. Thời vụ: Vụ Xuân trồng tháng 2-4, vụ Thu trồng tháng 8-10.

Đất trồng.

Bưởi ưa phát triển ở các loại đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và có độ pH từ 5,5 – 6. Nơi đặt chậu cầy cần có ánh sáng và không được đọng nước bên dưới.

Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Đưa cây vào chậu.

Dùng dao cắt đáy bầu và đặt cây xuống giữa lỗ làm thế nào để mặt bầu cây nhô cao khoảng 3cm so với mặt mô, sau đó lấp đất xung quanh bầu cây ém nhẹ, kéo bao nylon từ từ lên và lấp đất lại ngang mặt bầu, tưới nước.

Khi đặt cây phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió để tránh cây bị tách chồi. Sau khi trồng cần cắm cọc giữ chặt cây con. Đối với cây chiết nên đặt cây nằm nghiêng một góc khoảng 45 độ để cây dễ phát triển cành và tán về sau.

Chăm sóc.

Từ 1 – 3 năm sau khi trồng, cây được 20 ngày tuổi thì tiến hành bón lót đợt 1 bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 1 – 2 tháng/lần. Mỗi lần bón phân kết hợp với làm cỏ vun trồng.

Sau đó, bón phân có thể chia thành 5 đợt: Sau khi thu hoạch, 4 tuần trước khi cây ra hoa, sau khi đậu quả, giai đoạn quả phát triển và 1 tháng trước khi thu hoạch.

Hàng năm, sau khi thu hoạch cần phải loại bỏ những cành đã mang trái (thường rất ngắn khoảng 10 – 15cm), cành sâu bệnh, cành ốm yếu, cành nằm bên trong tán không có khả năng mang trái, các cành đang chéo nhau, đồng thời cũng cần loại bỏ các cành vượt trong thời kỳ đang mang trái nhầm hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và sâu bệnh cho cây. Chú ý: Trong quá trình cắt cần phải khử trùng dụng cụ cắt.

Quét vôi quanh gốc cây định kỳ 1 – 2 tháng/lần, đoạn sát mặt đất cao 80 – 100cm, lớp vôi bám vào vỏ cây ngăn không cho sâu đục thân trưởng thành, do một loại xén tóc đến đẻ trứng vào lớp vỏ của gốc cây.

Quả bưởi cũng cần phải bao sớm. Khi quả bưởi to bằng quả trứng vịt (đường kính 2,2 – 2,5cm) dùng túi nilon có đường kính 20 – 40cm, dài 30 – 60cm, thủng 2 đầu. Dùng túi nylon bao chùm trái từ phần cuống theo hướng thẳng xuống, dùng dây buộc giữ túi vừa chặt. Túi nylon cắt bỏ hoàn toàn phần đáy vừa giữ được sự thông thoáng, vừa ngăn các loại côn trùng, sâu và ruồi đục trái tấn công.

Thu hoạch.

Nên thu hoạch khi bưởi vừa chín tới, da căng láng, cắt luôn cả cuốn trái. Không hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, chất lượng không tốt. Sau khi thu hoạch vệ sinh xung quanh tán cây, cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh và tiếp tục chăm sóc.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.

Kỹ Thuật Trồng Hoa Trong Chậu

Hướng dẫn trồng cây trong chậu tại nhà

Trồng hoa hay cây cảnh trong chậu cần lưu ý ko đẻ quá nhiều đất thịt và ém chặt đất. Vì như thế cây không thể hấp thụ được nước, nước sẽ chảy ra bên ngoài thay vì thấm xuống chậu.

Trồng cây, hoa cảnh trong chậu, thùng xốp, chậu gỗ… Là giải pháp tiện lợi cho những gia đình thích trồng cây nhưng lại bị hạn chế về không gian như các trung cư coa tầng, nhà mặt phố

1. Chuẩn bị đất và trồng cây

Việc đầu tiên là lựa chọn đất trồng , nên mua đất cảu các nhà vườn đã pha trộn hoặc tự pha trộn bằng cách pha đất phù xa với rơm, cỏ khô, phân bón với khoảng 60-70 % là đất phù xa. Đổ đất đã chộn vào bồn chậu trồng

Nên trộn đất thật kỹ trước khi trồng cây.

Sau khi trồng cây và hoa vào chậu, bồn hãy cho đất vào xung quanh và vỗ nhẹ cho kín đất vaf kẽ hở trong chậu. Lưu ý không cho đất vào đầy chậu. bề mặt đất không được ngang với mặt chậu. Ví dụ: Cỡ chậu 6-13 cm cần có khoảng cách từ mặt đất trồng lên mép thành chậu là 1 cm. Cỡ chậu 14-19 cm cần khoảng cách là 2 cm. Cỡ chậu 20-23 cm cần khoảng cách là 2,5 cm. Cỡ chậu 25-30 cm cần khoảng cách là 3,5 cm.

Chộn đất và phân bón trước khi trồng cây

2. Tưới nước cho hoa cây cảnh trong chậu

Thường đất trồng hoa cây cảnh trong chậu thường là đất chộn giá thể có khả năng thoát nước cao, cần phải tưới nước thường xuyên trong ngày. Kiểm tra đất có đủ nước hay không bằng cách cắm 1 que xuống sâu bằng nửa chậu, rút que ra nếu thấy trắng khô thì thiếu nước, còn nếu que dính nhớp tức là chậu đủ nước

Tưới nước không phải cứ tưới nhiều nước là càng tốt, việc tưới nước nhiều thì các chất dinh dưỡng sẽ bị trôi theo nước. Đất trong chậu, bồn sẽ trở nên kém dinh dưỡng và thoái hóa..

Tưới nước cho cây bằng vòi odoa sẽ tốt hơn cho cả cây hoa và cây con

3. Bón phân

Cây xanh trong chậu luôn trong tình trạng thiếu dinh dưỡng bất cứ lúc nào vì nó cơ bản là diện tích quá nhỏ so với nhu cầu dinh dưỡng của cây. Bạn nên sử dụng nhiều chất hữu cơ có sãn và luôn theo hướng dẫn an toàn cho cây . Theo chu kỳ bón phân thì 10 -14 ngày nên bón phân hữu cơ một lần

Cách bón phân: Hòa tan các loại phân bón trong dung dịch nước sạch và hơi ấm, hàm lượng bón tùy theo kích thước của cây và kích thước của chậu theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Phân bón hóa học cho cây hoa

Lưu ý: Trước khi tưới phân, cần kiểm tra để đảm bảo chậu cây đang đủ ẩm. Điều này cho phép phân bón được hấp thụ nhanh và đồng đều. Chỉ nên pha trộn lượng phân vừa đủ dùng một lần và đừng bao giờ cất giữ lại. Dùng riêng một thùng chứa để pha trộn phân bón và không dùng nó cho bất cứ mục đích nào khác. Nếu có sử dụng đến các hóa chất, phải đảm bảo cất giữ chúng một cách tuyệt đối an toàn.

Sử dụng các loại phân bón dạng que và dạng viên sẽ dễ dàng, nhanh chóng và sạch sẽ hơn. Phân dạng que được ấn sâu vào trong lòng đất cách thành chậu khoảng 1 cm. Phân dạng viên cũng được cho vào đất trồng ở vị trí tương tự. Có thể sử dụng một dụng cụ chuyên dùng để cho các viên phân bón vào chậu sẽ đỡ tốn công hơn rất nhiều.

Trồng hoa trong chậu cũng rất công phu và lắm cầu kỳ

Các loại phân dạng que và dạng viên cung cấp dinh dưỡng cho cây cảnh trong một thời gian dài, nhưng có nhược điểm là làm cho rễ cây cảnh có khuynh hướng tập trung chen chúc quanh vị trí có phân.

Hiện tại vườn có sử dụng các loại phân hữu cơ, cây phát triển tốt và không có độc hại dành cho còn người. Bạn có thể liên lạc với chúng tôi để có phân bón hữu cơ tốt nhất dành cho bạn

Rate this post

Kỹ Thuật Trồng Hoa Tulip Trong Chậu

Ánh sáng

Tulip yêu cầu cường độ ánh sáng ở mức trung bình đến yếu. Trong điều kiện trồng vào những ngày nắng, cần che bớt ánh sáng. Nếu trời dâm mát thì không cần che ánh sáng, chỉ cần che mưa, sương muối.

Nhiệt độ

Tulip là cây chịu rét khá, chịu nóng kém, ưa khí hậu mát ẩm. Nhiệt độ thích hợp ban ngày là 16-20 độ C, ban đêm là 10 độ C -15 độ C. Dưới 10 độ C và trên 25 độ C cây sinh trưởng kém, hoa dễ bị mù.

Độ ẩm

Đất quá khô hoặc quá ẩm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của Tulip.

Thời kỳ đầu cây cần nhiều nước (tương đương độ ẩm đất 75-80%). Thời kỳ ra hoa cây cần ít nước hơn (độ ẩm đất 65-70%).

Độ ẩm đất trung bình 70-75%. Độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp với cây Tulip.

Thời vụ trồng

Thời điểm trồng từ khoảng 15/11 – 30/12 tùy theo thời gian sinh trưởng của từng giống và tình hình thực tế của hàng năm. Ở các vùng khí hậu mát mẻ như Đà Lạt, Sa Pa có thể trồng quanh năm, còn ở Mộc Châu chỉ nên trồng chủ yếu để thu vào dịp tết Nguyên Đán.

Chuẩn bị giá thể, chậu trồng

Vụn xơ dừa, trấn hun, phân chuồng mục, đất sa được trộn theo tỉ lệ 1:1:1:1 . Sau đó xử lý nấm bệnh bằng biện pháp xông hoá chất trước khi trồng 2 – 3 tuần.

Chậu để trồng cây có thể sử dụng các loại chậu trồng bằng nhựa cứng, nhựa mềm hoặc chậu sứ, có đường kính 7 – 10 cm hoặc 18 – 20cm trồng từ 1 – 3 cây/chậu.

Chọn củ giống

Củ giống không được trầy xước, đã bật mầm và đồng đều. Khi mua củ giống cần chú ý không chọn những củ đã bị thâm hat méo mó, mềm nhũn.

Trước khi trồng, hãy gói củ tulip vào túi giấy rồi cho vào tủ lạnh khoảng 8-10 tuần. Trên thị trường hiện nay cũng có loại củ đã được ướp lạnh sẵn rất tiện dụng.

Kỹ thuật trồng hoa

Cho giá thể vào khoảng 2/3 chậu, đặt củ theo hướng thẳng đứng, mầm hướng lên trên.

Sau đó lấp tiếp giá thể cho đến khi ngập củ.

Từ 7 – 10 ngày đầu thường xuyên tưới nước giữ cho đủ ẩm để củ bật mầm và ra rễ tốt hơn. Sau đó giảm dần lượng nước tưới, duy trì độ ẩm của giá thể từ 65 – 75%.

Bên cạnh đó, người trồng hoa nên rào và che chắn chậu hoa lại để tránh chuột bọ hoặc côn trùng cắn phá.

Cách chăm sóc chậu hoa tulip

Khi cây đã đạt độ cao 5-10cm thì cần kiểm tra cây. Các củ không mọc lên cây, cây bị biến dạng thì cần nhổ lên ngay, tránh lây nhiễm sang các cây khác trong chậu.

Trong 1 tuần đầu sau trồng, không cần bón phân. Sau khi mầm Tulip cao 10-12cm thì tiến hành bón phân thúc. Cứ 7-10 ngày bón 1 lần, hòa loãng phân ở nồng độ 0,5% để tưới. Đối với Tulip nên bón các loại phân vi lượng có chứa Ca,Mg, Mn…

Ngoài ra, muốn nâng cao chất lượng hoa cần phun một số phân bón lá như: Komix, Antonix, đầu trâu…..