Top 14 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Trồng Bí Ngô Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Bí Đỏ (Bí Ngô) Năng Suất

1. Chuẩn bị hạt giống và đất trồng

Hạt giống

Bí đỏ có một số loại giống như bí đỏ trái dài, bí đỏ hồ lô, bí ngô khổng lồ xuất xứ từ Mỹ, bí đỏ Nhật, bí đỏ cao sản… Để đảm bảo hạt giống bí đỏ nảy mầm tốt, đạt năng suất chất lượng cao, bạn hãy mua hạt giống tại cửa hàng uy tín.

Đất trồng

Bí đỏ dễ trồng là loại cây không hề kén đất, trồng được trên nhiều nền đất khác nhau. Bạn có thể sử dụng loại đất tribat hay các loại đất hữu cơ sạch giàu chất dinh dưỡng. Đất có thể mua sẵn hoặc trộn đất với phân gà, bò, phân cá, phân trùn quế…

Dụng cụ trồng

Bạn có thể tận dụng những dụng cụ có sẵn như khay, chậu hoặc thùng xốp hoặc mảnh đất trống ở nhà.

2. Ngâm ủ, gieo hạt và trồng cây

Ngâm hạt

Ngâm hạt giống bí đỏ vào vào nước ấm ở nhiệt độ từ 30-35 độ C trong vòng từ 6-8 tiếng. Sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 20-25 độ C trong 1 đêm. Kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.

Gieo hạt

Hạt giống bí đỏ bạn có thể gieo thẳng vào trong thùng xốp hoặc gieo vào bầu rồi đem ra trồng để đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao hơn.

Sau khi gieo hạt xong thì tiến hành lấp bằng lớp đất mỏng và tưới ngày 2 lần bằng vòi phun nhẹ. Bạn cũng có thể bỏ qua bước ngâm hạt giống và trồng thẳng xuống đất. Tuy nhiên, ngâm hạt thì tỷ lệ nảy mầm sẽ cao hơn.

Trồng cây

Sau khi gieo hạt bí đỏ được khoảng 7-10 ngày (cây có từ 2-3 lá nhám), tiến hành bứng cây ra trồng vào khoảng đất trống đã chuẩn bị sẵn hoặc trồng riêng vào từng chậu, thùng xốp, xô nhựa cỡ lớn. Khi cấy cây con xong thì tiến hành tưới và che phủ trong vòng 1 tuần để tránh bị cháy lá.

3. Chăm sóc bí đỏ

Đảm bảo cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nắng nóng. Đặc biệt là giai đoạn khi bí đỏ ra hoa. Ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Thoát nước trong mùa mưa để bí đỏ không bị úng nước.

Khi thân bí đỏ dài khoảng 1m thì đắp thêm đất vào thân cây để giúp cho bí tăng rễ phụ nhằm đảm bảo khả năng hút chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn. Nên để từ 2-4 nhánh khỏe mạnh nhất cây để giúp bí đỏ tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Tỉa bớt các lá bí bị vàng úa ở chân giúp cho bí thông thoáng tránh được nấm và để cho ong bướm dễ ràng tìm hoa hút nhụy tăng tỉ lệ đậu quả.

Khi bí đỏ ra hoa, bạn tiến hành ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực lên nướm vòi nhụy. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bỏ qua bước này bởi ong bướm cũng giúp hoa cái được thụ phấn. Khi cây được 15 ngày tuổi thì tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân bò, phân gà, trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày thì tiến hành bón phân đợt tiếp theo.

4. Thu hoạch

Bí đỏ sau khi trồng khoảng 3 tháng sẽ cho thu hoạch. Bí đỏ thu hoạch được nhiều hay ít đợt phụ thuộc vào việc chăm sóc cây.

Bí đỏ có thể thu hoạch được sau khoảng 30 ngày đậu quả. Nếu muốn thu hoạch trái già để cất trữ được lâu hơn thì có thể đợi đến khi trái già có vỏ cứng màu vàng, lớp vỏ có phấn trắng và cuống vàng.

Kỹ Thuật Trồng Bí Ngô Lấy Ngọn

Để trồng bí lấy ngọn, bà con nông dân có thể trồng những loại bí ngô thông thường nhưng muốn đạt hiệu quả cao hơn, bà con nên chọn giống bí siêu ngọn cao sản để trồng. Giống bí siêu ngọn có đặc điểm sinh trưởng rất mạnh, ngọn to dài và nhiều nhánh nên có thể thu được rất nhiều ngọn. Khoảng 50 ngày sau gieo là cây đã bắt đầu cho thu hoạch ngọn, năng suất cao và thu hoạch nhiều đợt.

2. Thời vụ

Bí siêu ngọn có thể trồng quanh năm, nhưng tập trung vào 2 vụ chính: vụ Thu Đông: Gieo hạt từ 1/9 – 15/10; vụ Đông Xuân, gieo hạt từ 15/12 – 25/1.

3. Chọn và làm đất

Bí ngô ưa đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước vì vậy nên chọn những chân đất cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát. Có thể tận dụng các bờ lô, bờ thửa, bờ ruộng để trồng, trồng xen canh trong vườn cây ăn quả khi chưa khép tán nhưng cách gốc các loại cây này khoảng 1m. Cũng có thể tranh thủ trồng một vụ luân canh với lúa mùa sau khi thu hoạch nhưng phải lên luống, khơi rãnh để tránh bị úng ngập dễ bị bệnh thối gốc, thối cây.

Với đất bãi, đất vườn cần cày bừa, lên luống rộng 2m. Với đất lúa mùa, ruộng lúa sau khi gặt song còn ướt tranh thủ cày thành luống rộng khoảng 2 m để trồng cây (đã gieo qua bầu) bằng đất mồi, rồi xăm xới đất trong quá trình chăm sóc sau này.

4. Mật độ và cách gieo trồng

Ngâm hạt giống trong nước ấm từ 6 – 8 giờ. Sau đó vớt ra rửa sạch, đem ủ trong khăn ẩm cho nứt nanh mới đem gieo. Có thể gieo hạt trực tiếp trên hố hoặc gieo vào bầu chăm sóc thành cây giống cứng cáp rồi đem trồng.

– Nếu trồng trên đất bãi, đất vườn thì nên gieo hạt trực tiếp, cây bí sẽ sinh trưởng khỏe hơn. Mỗi hốc gieo 2-3 hạt, khi đã mọc thì chọn giữ lại 1 cây khỏe mạnh, còn nhổ bỏ hoặc để trồng dặm cho những hốc không mọc hoặc mọc yếu.

– Nếu trồng trên đất ruộng lúa mùa (đất ướt) thì tốt nhất nên làm bầu để trồng cây con. Sử dụng hỗn hợp giá thể gồm đất bột + mùn mục (hoặc phân chuồng hoai mục, trấu hun) theo tỷ lệ 1:1 cho vào các khay, bầu. Mỗi ô của khay hoặc mỗi bầu gieo 1 hạt, gieo xong phủ một lớp mỏng hỗn hợp đất mùn trên vừa kín hạt, sau đó tưới ẩm. Sau 2-3 ngày thì cây mọc, thường xuyên chăm sóc và tưới nước giữ ẩm. Khi cây có 2-3 lá thật thì tiến hành ra cây.

Mật độ trồng: Hàng cách hàng 2m, cây cách cây 30-40cm. Mỗi sào Bắc Bộ (360m 2) có thể trồng được 500-600 cây, cao gấp 3-4 lần so với trồng bí để lấy quả.

5. Bón phân và chăm sóc

Mỗi sào Bắc Bộ nên bón lót khoảng 400-500kg phân chuồng, phân hữu cơ đã được ủ hoai mục và 15 – 20 kg phân lân, trước khi gieo hạt hoặc trồng cây. Bón càng nhiều phân chuồng thì cây bí càng sinh trưởng, phát triển khỏe, thu hái được nhiều lứa, bền cây. Nếu đất chua (pH < 6) thì cần bón bổ sung vôi bột để trung hòa độ chua của đất.

Khi cây đã bén rễ, hồi xanh (nếu trồng cây con) hoặc có 2 – 3 lá thật (nếu gieo hạt trực tiếp) nên tưới nhử bằng cách hòa 1 kg đạm urê + 2 kg supe lân vào nước, pha loãng để tưới quanh gốc.

Khi bí đã có 4-5 lá thật, cây sắp ngả ngọn thì bón thúc mỗi sào 1 kg đạm urê + 2-3kg NPK (loại 12:5:10 hoặc 16:16:8) để thúc cây vươn lóng và ngoi ngọn. Bón cách gốc 15 – 20cm, xới nhẹ kết hợp vun gốc cho cây.

Kỹ Thuật Trồng Cây Bí Ngô (Bí Đỏ) Cho Năng Suất Cao

1. Thời vụ trồng cây bí ngô

– Cây bí ngô là loại cây rau lấy quả, rất dễ trồng và chăm sóc chính vì vậy cây có thể trồng quanh năm, chỉ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cây.

2. Tiêu chuẩn chọn giống cây bí ngô

– Bà con có thể chọn các loại hạt giống từ quả già vụ trước làm giống hoặc bạn có thể mua các gói hạt giống bí đỏ đã được qua sử lý và đóng gói bán tại các cửa hàng giống rau uy tín.

– Nếu bạn sử dụng hạt giống từ vụ trước cần chọn cây có quả to, ngọt và già, cây không bị nhiễm sâu bệnh. Chọn các hạt giống to, mập khỏe, rữa sạch để làm giống cho vụ mùa tiếp theo.

3. Kỹ thuật ngâm hạt giống bí ngô

– Ngâm hạt giống bí đỏ vào vào nước ấm 30 – 35°C từ 6 – 8 tiếng, sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ vào khăn ẩm ở nhiệt độ 20 – 25°C trong 1 đêm. Kiểm tra thấy hạt giống nứt nanh thì đem gieo vào bầu đất.

4. Kỹ thuật gieo hạt giống bí ngô

– Chuẩn bị đất gieo hạt giống bí đỏ: đất trồng bí ngô không kén đất, chúng có thể sinh trưởng phát tốt trên mọi nền đất khác nhau, từ đất giàu dinh dưỡng đến đất khô cằn sỏi đá.

– Vì vậy, bạn có thể sử dụng đất tribat hay các loại đất hữu cơ sạch giàu chất dinh dưỡng. Đồng thời, trước khi gieo trồng, tiến hành trộn đất với phân bò, phân gà, phân trùn quế để tạo thêm chất dinh dưỡng có trong đất.

Gieo hạt giống bí đỏ

– Các bước gieo trồng

+ Bước 1: Tạo một lỗ sâu 1cm, sau đó gieo hạt giống đã ủ xuống. Cứ một lỗ, gieo từ 1-2 mầm bí đỏ. Sau đó phủ một lớp đất mỏng lên.

+ Bước 2: Khi gieo xong phun nước ẩm cho đất rồi đặt chậu ươm ở nơi có nắng ấm để thúc đẩy cho hạt giống nảy mầm.

– Để cây đạt năng suất cao cần làm đất kỹ, đất tơi xốp. Nên chọn đất tốt, giàu mùn, tơi xốp, dễ thoát nước, có cấu tượng nhẹ. Vùng trồng bí ngô nên ở những chân ruộng cao ráo, đất thịt nhẹ pha cát, đặc biệt là đất phù sa ven sông, suối. Độ pH thích hợp từ 6 – 6,5.

– Trước khi trồng cây bí ngô cần chuẩn bị đất trồng trước 10 ngày để cho đất phân hóa các hóa chất vụ trồng trước và sạch sâu bệnh.

– Cày xới đất đều cho đất tơi xốp, dọn dẹp cỏ rác, bón vôi, phân, cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất.

– Kéo luống với chiều cao khoảng 20-30cm, chiều rộng khoảng 3m, khoảng cách hàng 5-6m, khoảng cách cây 50-80cm.

– Vì bí ngô chịu nước kém nên nếu trồng bí đỏ vào mùa mưa thì nên làm rãnh thật sâu ở giữa hai luống để tạo điều kiện cho nước thoát ra được dễ dàng hơn.

– Sau khi làm đất, bà con bón lót một lượng phân cho đất trồng từ 3 – 7 ngày trước khi trồng cây. Sử dụng: phân chuồng ủ 300kg/360m 2 + phân lân lâm thao 15kg/360m 2 trộn đều với nhau sau đó bón lót.

6. Tiến hành trồng cây bí ngô

– Sau 2 tuần gieo có thể mang đến trồng. Tiêu chuẩn: cây khỏe, to, cứng cáp, rễ thẳng, không bị sâu bệnh, dập nát lá.

Kỹ thuật trồng cây bí đỏ xuống đất

– Khi trồng cần chú ý thực hiện nhẹ nhàng tránh làm cây bị gãy, hỏng.

– Sau khi trồng phải tưới đẫm nước cho chặt gốc, đồng thời sử dụng đất cục để đặt xung quanh giúp cây không bị đổ.

7. Kỹ thuật chăm sóc cây bí ngô cho năng suất cao

7.1. Tưới tiêu nước cho cây

– Tưới nước cho cây: Tưới nước nhử 3 lần/ngày khi cây con bắt đầu bén rễ. Có thể dùng phân chuồng pha thật loãng tránh làm cây bị mặn mà chết. Khi cây ra từ 3 – 4 lá thật thì tưới nước bình thường.

+ Ngày nắng nóng, độ ẩm thấp thì tưới 2 lần/ngày. Còn nếu trời mát thì tưới khoảng 1 lần/ngày.

+ Bà con có thể áp dụng phương pháp tưới rãnh: tưới nước vào rãnh để rễ cây thấm nước từ từ, đồng thời giúp nguồn dinh dưỡng bón cho cây không bị rửa trôi, hạn chế làm tổn thương cho lá cây, hạn chế một số sâu bệnh.

+ Bà con có thể nhận biết thời điểm cây thiếu nước hoặc cây thừa nước qua một số đặc điểm:

+ Thừa nước: rễ cây mọc nhiều, lá bị vàng, thối và rụng

+ Thiếu nước: Sinh trưởng phát triển kém, lá héo úa, nếu không xử lý kịp thời cây sẽ chết.

– Tiêu nước: Bí ngô chịu nóng khô hạn tốt hơn ngập úng nên bà con cần có hệ thống tiêu nước vào mùa mưa để trán làm cây, quả thị thối gốc thối rễ.

+ Sau khi mưa cần tiêu nước càng nhanh càng tốt. Đồng thời nhặt sạch cỏ, lá già để tạo độ thoáng cho ruộng trồng bí ngô.

7.2. Bón phân cho cây bí ngô

– Sau khi trồng được 15 ngày tiến hành bón thúc cho cây

Kỹ thuật bón phân cho 1ha cây bí ngay sau khi gieo trồng như sau:

– Lượng phân bón thúc bà con có thể trộn hỗn hợp pha với nước để tưới cho cây bí ngô. Sau khi tưới lượng phân xong cần tưới lại nước để tránh lượng phân đọng lại trên mặt lá làm cháy lá bí và cây dễ bị quang phân không hấp thụ dinh dưỡng.

7.3. Cắt tỉa nhánh ngọn cây bí ngô, tập chung dinh dưỡng nuôi quả

– Khi thân bí đỏ dài khoảng 1m nên tiến hành đắp thêm đất vào thân cây để cây tăng thêm rễ phụ, nhằm đảm bảo cây hấp thu thêm các chất dinh dưỡng và sinh trưởng tốt hơn.

Tỉa bớt nhánh cây để tập chung nuôi quả

– Nên để từ 2-4 nhánh khỏe mạnh nhất cây để giúp bí đỏ tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Tỉa bớt các lá bí bị vàng úa ở chân giúp cho bí thông thoáng tránh được nấm và để cho ong bướm dễ ràng tìm hoa hút nhụy tăng tỉ lệ đậu quả.

– Khi bí đỏ ra hoa, bạn tiến hành ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh hoa, quét nhị đực lên nướm vòi nhụy. Tuy nhiên, bạn cũng có thể bỏ qua bước này bởi ong bướm cũng giúp hoa cái được thụ phấn.

7.4. Phòng trừ sâu bệnh hại cây bí ngô

– Cây bí ngô thường ít gặp các loại sâu bệnh hại trên cây. Để cây phát triển khỏe mạnh, quả to đẹp không bị sâu bệnh hại tấn công cần phải phòng tránh sâu bệnh hại trước khi phát sinh bệnh như dọn sạch cỏ dại: cỏ gấu, cỏ xấu hổ, rau dền rơm, rau chênh, …

– Bí ngô thường bị một số sâu bệnh gây hại như: Bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bệnh lở cổ rễ, sâu ăn tạp, bọ trĩ, bọ dưa, sâu vẽ bùa…

– Khi quan sát thấy có sâu bệnh, bà con cần sử dụng thuốc trừ sâu theo hướng dẫn của cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật để phun kịp thời cho cây trồng.

– Để kiểm soát dịch bệnh cần nhổ bỏ cây nhiễm bệnh nặng để tránh lây lan.

– Có hệ thống tưới tiêu để hạn chế mầm bệnh.

8. Thu hoạch và bảo quản bí ngô

– Từ khi trồng đến khi thu hoạch bí ngô trên 65 ngày cây cho quả thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch bí ngô, chọn những quả to, già, vàng vỏ dùng kéo cắt đầu cuống quả.

Thu hoạch bí ngô

– Sau khi thu quả về nên để lên các dụng cụ phù hợp tránh để xuống đất gây ẩm làm quả bị hỏng và thối quả. Bạn cũng có thể lót lớp bì để xuống dưới rồi để bí ngô lên trên, để nơi thoáng mát bí sẽ để được lâu.

Nguồn: Admin tổng hợp – LP

Quy cách đóng gói 0,5g, thu hoạch 58-60 ngày sau gieo, mật độ khuyến cáo: 20 x 30cm, năng suất cao và ổn định, trọng lượng củ 400 – 500g, củ chắc, ăn ngon.

Quy cách đóng gói: 1g, cây phát triển nhanh cho trái từ 45 đến 60 ngày, bề mặt trái cây mịn và bóng, nền màu vàng, màu cam với một lớp cơm dày vỏ mỏng.

Nhiều năm trở lại đây rau mầm được người tiêu dùng ưa chuộng bởi tính ưu việt đặc trưng của nó. Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chất xơ dồi dào…

Cây rau thì là là cây rau màu dễ trồng, dễ chăm sóc mà cho năng suất cao, nên được rất nhiều người dân và các hộ gia đình trồng làm gia vị cho các món ăn.

Cải bẹ xanh có thể trồng được quanh năm nhưng trong vụ Đông xuân có năng suất cao hơn. Cải bẹ xanh cung cấp rất nhiều vitamin A và K, ngoài ra còn có các chất như sắt, crôm, kẽm.

Kỹ Thuật Làm Ngô Bầu, Ngô Bánh

1. Thời vụ làm ngô bầu, ngô bánh

Cuối tháng 9 đầu tháng 10 sau khi thu hoạch lúa mùa sớm trồng ngô vụ đông. Vụ này thường đất ướt, nếu chờ thu hoạch lúa xong mới gieo ngô đông sẽ bị muộn. Hơn nữa đất ướt gieo ngô sinh trưởng không bình thường. Do vậy cần làm ngô bầu. Làm ngô bầu tranh thủ được thời vụ 7- 10 ngày. Trồng được trên nền đất ướt (2 vụ lúa). Trước tiên cần xác định thời gian giải phóng đất của ruộng định trồng khoảng 3-7 ngày.

2. Quy trình làm ngô bầu

Trước tiên cần xác định thời gian giải phóng đất của ruộng định trồng khoảng 3 – 7 ngày. Ngâm hạt trước khi làm bầu khoảng 36 giờ. Hạt ngâm 12 giờ bằng một trong các sản phẩm sinh học hữu cơ như: Vườn sinh thái; A-H502/503; N-H 601/602; K-H701/702; K-Humate… để tăng sức nảy mầm, mầm nẩy đều, tỷ lệ nảy mầm cao. Đem ủ hạt đã ngâm ở nhiệt độ 30 – 37 o C trong 24 giờ hạt sẽ nứt nanh cho vào bầu được.

2.1. Nguyên liệu dùng làm ngô bầu, ngô bánh

– Chọn đất bùn ao, sông, hồ thoáng, tránh loại bùn ở nơi ao tù màu đen có mùi hôi tanh nhiều chất độc có thể làm thối mầm ngô, Nên lấy bùn ao, bùn sông hay bùn tại ruộng. Phân hữu cơ: phân chuồng mục ải hay phân hữu cơ sinh học (phân chuồng: 15-20kg/33m2 hay 7-10 kg phân hữu cơ sinh học/33m2). Ni lông hoặc lá để lót đáy làm nền (nếu gieo tại ruộng hay ở nền đất). Khối lượng hỗn hợp: Tùy theo diện tích trồng ngô để cân đối với diện tích làm bánh theo lượng giống hợp lý.

2.2. Kỹ thuật làm ngô bầu, ngô bánh

Bùn lấy buổi sáng trải trên nền đất phẳng một lớp dày 3 – 7cm. Buổi chiều cùng ngày dùng dao và thước cắt bầu đứt rời nhau theo qui cách sau: Bầu ngô 3 ngày tuổi có kích thước: Dài x rộng x cao (dày) = 3cm x 3cm x 3cm; tương tự bầu ngô 4 ngày tuổi kích thước 4cm x 4cm x 4cm; 7ngày tuổi kích thước 7cm x 7cm x 5cm. Sao cho toàn bộ rễ ngô nằm gọn trong bầu, không đan xen từ bầu nọ sang bầu kia tránh vỡ bầu khi vận chuyển đem trồng gây chột cây con. Nơi làm ngô bầu cần thoáng mát, tiện vận chuyển, bảo vệ, nền cứng phẳng. Trộn đảo đều hỗn hợp bùn và phân bón bảo đảm nhuyễn bùn.

Kỹ thuật làm ngô bầu, ngô bánh

Dàn đều hỗn hợp theo luống và làm phẳng mặt luống. Mặt luống rộng từ 1m – 1,2m và độ dày 4 – 5cm. Nếu gieo trên nền đất phải lót nilông hay lá… Phân định mật độ: chia định ô: 4cm x 4cm (1m 2 có 525 ô) cứ 1 sào trồng ngô cần 4,5 – 5m 2 mạ ngô. Bầu ngô là đất tốt + phân chuồng hoai mục tỷ lệ 1:1. Đất và phân trộn đều thành hỗn hợp dẻo ướt hoặc bùn trộn với 1- 2 kg phân chuồng + 20-25g supe lân + 5- 7g đạm urê + 5- 7g kali (Hoặc 20 – 25g tro bếp) + 0,5 kg trấu cho 1m 2.

2.3. Kỹ thuật gieo hạt ngô

Hướng dẫn làm ngô bầu, ngô bánh

Thời vụ gieo ngô bánh trước khi trồng 5 – 6 ngày. Ngâm hạt giống trong 4 – 5 giờ, sau đó rửa sạch để ráo thì đem gieo, dùng ngón tay trỏ chọc một lỗ sâu 2 cm ở giữa bầu, tra hạt ngô đã nứt nanh, cho đầu có rễ thò ra xuống dưới lỗ. Dùng đất bột khô lấp kín hạt. Cần che khi gặp mưa to sau khi gieo hạt 24 giờ tránh rã bầu. Khi cây ngô ra được 1 – 3 lá thật tương ứng với 3 – 7 ngày tuổi là lúc đem trồng, trồng vào buổi chiều mát cây ngô sẽ ít bị chột hơn.

Ra bầu trồng ngô

Bảng tính thời gian ngô sống trong bầu và kích thước bầu.

2.4. Chăm sóc ngô bầu, ngô bánh

Chủ động đề phòng chim, chuột hay gia súc, gia cầm làm hại ngô giống. Bảo đảm giữ ẩm thường xuyên. Không để bị úng quá dư ẩm và hạn nứt nẻ mặt luống. Ngô mọc đều đạt 90% thì phân định rõ từng ô. Khi ngô mọc đều có 1,5 – 2 lá nên dùng nước giải ngấu hoặc lân supe hòa loãng tưới trước khi trồng 3 – 4 ngày (nước giải tỷ lệ 1/10; lân supe tỷ lệ 3 – 4%). Trước khi đem trồng 1 – 2 ngày không tưới nước.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng ngô – Bộ NN&PT NT