Top 12 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Mùa Mưa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Chăm Sóc Lan Trong Mùa Mưa

Đối với việc trồng lan thì tùy vào từng mùa từng thời điểm sẽ có cách chăm sóc khác nhau để cây lan có thể sinh trưởng, phát triển và ra hoa tốt được. Đặc biệt, vào mùa mưa thì việc chăm sóc lan phải cẩn thận hơn để tránh xuất hiện những mầm bệnh gây hại cho lan. Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc lan trong mùa mưa cho bạn tham khảo:

1. Các giai đoạn phát triển của lan trong năm

+ Sau tết vào khoảng giữa tháng 2 hoa lan cũng bắt đầu tàn và rụng đi, phần gốc của lan Dendro bắt đầu đâm hàng loạt rễ mới xanh um, báo hiệu một mùa phát triển mạnh mẽ của lan đã đến.

+ Đến tháng 3-4 thì hàng loạt cây lan con mọc ra. Theo kinh nghiệm, đây là thời điểm tốt nhất để bạn thực hiện tách chiết, nhân giống các loại lan như: Dendro, Cattleya và lan rừng.

+ Cuối tháng 4 đầu tháng 5 mùa mưa đến là lúc cây lan phát triển mạnh mẽ nhất. Trong giai đoạn này bạn nên có kế hoạch chăm sóc tốt thì đến cuối năm cây lan sẽ cho ra những bông hoa thật đẹp và nở thật nhiều trên cây lan của bạn.

2. Kỹ thuật chăm sóc lan từ sau tết đến mùa mưa

Vào thời điểm sau tết thì khí tương đối nóng bạn nên tưới nước 2-3 lần/ ngày cho vườn lan. Về việc bón phân bạn sử dụng phân NPK theo tỷ lệ 30:10:10 có tác dụng giúp lá lan phát triển tốt, cách vài tuần thì bạn bón phân NPK theo tỷ lệ 20:20:20 sẽ giúp thân cây lan được cứng cáp hơn. Đồng thời, cứ khoảng 15-20 ngày thì bạn phun 1 lần B1 sẽ giúp kích thích rễ lan mộc nhiều, khỏe và bám chắc hơn.

Đến thời điểm mùa mưa đến thì bạn cần phải chú ý phun các loại thuốc phòng trừ nấm, các loại sâu bọ gây hại. Nên phun sau trận mưa đầu mùa, sau đó tốt nhất nên phun định kỳ hàng tháng sẽ giúp bảo vệ cây lan tốt nhất.

3. Những lưu ý khi phun thuốc cho lan vào mùa mưa

+ Khi phun thuốc diệt nấm bệnh cho lan thì bạn nên chỉnh bec phun thật sương và phun nhanh tay để thuốc được thấm đều trên toàn bộ thân, lá và rễ lan. Lưu ý không được phun trục tiếp lên hoa vì sẽ làm hoa bị héo.

+ Trước khi phun bạn phải cung cấp cho lan đủ về độ ẩm và nước.

+ Tốt nhất nên phun thuốc cho lan vào sáng sớm để tránh nắng nóng, đồng thời bạn cũng nên tưới xả cho lan vào buổi chiều nhằm giảm nhiệt tránh gây hại cho lan nhé.

Chăm sóc lan là một nghệ thuật mà người chơi lan cần phải nắm rõ để có thể chăm sóc vườn lan của mình phát triển một cách tốt nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn chăm sóc lan vào mùa mưa một cách tốt nhất nhé!

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cà Phê Đầu Mùa Mưa

Hiện nay mùa mưa đã bắt đầu trên Tây Nguyên nói chung và tỉnh Lâm Đồng nói riêng, đây cũng là lúc các cây trồng tăng trưởng nhanh cành, chồi và quả.

Để giúp cây cà phê phát triển tốt trong mùa mưa thì người nông dân cần chú ý những biện pháp kỹ thuật như sau:

1. Cắt tỉa cành và vệ sinh vườn cây

Cần vệ sinh sạch sẽ vườn cây, đặc biệt là những tàn dư cành lá của vụ trước. Đây có thể là nơi ẩn chứa những mầm mống gây bệnh hại khi gặp mưa sẽ phát triển mạnh và gây hại cho cây. Cắt tỉa những cành vô hiệu nhằm tránh cạnh tranh dinh dưỡng và ánh sáng với những cành nuôi trái. Tất cả những tàn dư và cỏ dại có thể xử lý bằng việc đốt hoặc chôn vùi cùng với vôi bột.

2. Bón phân cho cây

– Cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng trong giai đoạn chuyển mùa từ mùa nắng sang mùa mưa và khi cây bị suy kiệt do hạn, thì việc cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ cho cây là rất cần thiết. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, giúp bộ rễ cây trồng hồi phục, phát triển, hấp thu tốt chất dinh dưỡng, phát triển bền vững, chống chịu tốt điều kiện thời tiết khắc nghiệt và sâu bệnh phát sinh, làm cơ sở để cây phát triển, cho năng suất cao ở những vụ sau. Bà con có thể sử dụng các loại phân hữu cơ tự sản xuất hoặc sử dụng phân hữu cơ công nghiệp đã chế biến sẵn.

– Ngoài việc cung cấp các loại nguyên tố đa lượng, người nông dân cần quan tâm cung cấp các loại nguyên tố trung và vi lượng cho cây cà phê, bón thêm vôi, phun thêm Bortrac… để giúp cho cây cà phê phát triển tốt, làm giảm tỷ lệ rụng quả.

– Sử dụng phân bón theo nguyên tắc 4 đúng, sau giai đoạn mùa khô không được cung cấp dinh dưỡng vì vậy vào đầu mùa mưa bà con cần cung cấp phân hữu cơ, lân và đặc biệt là phân đạm để cây cà phê phát triển chồi, cành lá và nuôi quả.

– Đáp ứng đầy đủ về lượng phân bón cho cà phê để đảm bảo cho sinh trưởng và năng suất dự kiến; duy trì và cải thiện độ phì nhiêu đất. Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cây cà phê cần trong từng thời điểm sẽ khác nhau, nhu đầu mùa mưa cần cung cấp hàm lượng đạm cao để cây phát triển bộ khung, tán và nuôi quả.

– Cần bón vào thời điểm khi đất đủ độ ẩm, bón phân ngay đường chiếu tán lá và bón sâu khoảng 10cm. Đặc biệt, phải bón lấp để làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho người sử dụng.

3. Phòng trừ sâu bệnh hại:

– Rệp vảy xanh, rệp sáp, mọt đục cành và bệnh nấm hồng thường xuất hiện vào giai đoạn này. Vì vậy, cần làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các cành bị sâu bệnh và vô hiệu.

– Có thể dùng một trong các loại thuốc Sumithion, Subatox, Supracide… để phun trừ rệp.

– Khi cà phê bị bệnh nấm hồng, khô cành khô quả thì cần tạo vườn cà phê thông thoáng, cắt bỏ sớm cành bị bệnh. Có thể dùng thuốc BVTV để phun phòng trừ bệnh như Validacin 3SC, Tung vali 3SL…

– Áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng để tạo sự cân bằng trong hệ sinh thái nông nghiệp, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm bảo vệ sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.

– Ngoài ra, bà con nông dân cần thường xuyên đi thăm đồng để phát hiện những loại sâu, bệnh gây hại và có cách phòng trị, đồng thời rong tỉa những cây che bóng, tỉa cành, tỉa chồi để tạo cho vườn cà phê thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, cạnh tranh dinh dưỡng và tạo điều kiện cho cây quang hợp tốt nhằm tạo ra những vườn cà phê sinh trưởng và phát triển bền vững, đưa lại năng suất cao trong niên vụ 2016-2017 và các năm tiếp theo.

Phạm Thanh Sơn Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng

Chăm Sóc Hoa Lan Trong Mùa Mưa

Mùa mưa đến cũng là mùa mà giới chơi lan đều mong chờ để được thấy những mầm lan mới phát triển và những chồi hoa khoe sắc. Tuy nhiên đây cũng là mùa mà nấm bệnh rất dễ tấn công cây hoa lan, điển hình như là các loại bệnh thối nhũn, đốm lá, thán thư,…

Tốc độ lây lan của nấm trên cây lan là rất nhanh, nếu không phát hiện sớm thì sẽ rất dễ phát tán, sẽ gây thiệt hại nặng nề cho vườn lan yêu quý của bạn. Vì vậy để chuẩn bị cho cây hoa lan có 1 sức đề kháng khỏe mạnh nhất, chúng ta phải chuẩn bị nhiều kiến thức cũng như quan sát thật nhiều để phát hiện và kịp thời trị bệnh cho cây.

Một số bệnh trên cây hoa lan hay gặp và cách khắc phục bệnh trong mùa mưa:

Thối nhũn: Bệnh này do vi khuẩn gây ra, đây là loại bệnh có sức tàn phá nhất trong giới chơi lan. Cách để chăm sóc cho cây tránh được thối nhũn đó là chúng ta cần phải xem lại giá thể có đủ độ thông thoáng hay không, độ thoát nước tốt hay chưa. Nếu phát hiện thối nhũn, bạn cần phải cứu chữa càng sớm càng tốt để giảm tối đa thiệt hại cây lan.

Xem lại bạt che chắn cho vườn lan: Mùa mưa đi kèm với gió bão và cả nắng to. Đối với miền Bắc, mùa hè nắng rát có thể lên tới 36 – 37 độ, thậm chí nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 40 độ. Nếu không có bạt che chắn bớt nắng thì giàn lan của bạn có thể bị cháy nắng, thậm chí có thể bị nướng chín luôn. Mùa mưa, mưa rào to, mưa đá, thậm chí nước mưa đổ rất rát vào mặt chứ đừng nói là cây lan.

Nếu không có bạt che chắn thì giò lan rất dễ bị dập, nát, gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Gió to, bão giật đòi hỏi giàn lan phải thật chắc chắn. Bạt che chắn phải buộc vào khung chứ không chỉ buộc 4 đầu là được. Thường thì bão to có thể thổi bay mấy tấm bạt của bạn đi một cách dễ dàng hoặc giật rách nó. Gió bão thường tạt mọi phía nên bạn hãy che chắn cẩn thận hoặc di dời giò lan nếu bạn có số lượng không quá lớn.

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Cà Phê Mùa Mưa Phần 2

Ở phần trước chúng tôi đã đưa bạn tham khảo cách chăm sóc cây cà phê mùa mưa về bón phân cơ bản, đánh chồi, rong tỉa, phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo hình, sửa cành cho cây cà phê.

Cách chăm sóc cây cà phê mùa mưa phần 2

Tạo hình, sửa cành cho cây cà phê

Đối với vườn cà phê đầu thời kỳ kinh doanh có chiều cao cây thấp thì khi bộ tán cây đã ổn định tiến hành nuôi tầng hai từ đầu mùa mưa. Để 1 chồi vượt mọc lên từ dưới vị trí hãm ngọn lần thứ nhất khoảng 10cm. Khi độ cao cây đạt 1,6m kể từ mặt đất thì hãm ngọn lần hai và giữ ở độ cao này suốt chu kỳ kinh doanh của cây cà phê. Sau khi hãm ngọn chú ý vặt các chồi vượt mọc ra rất nhanh ở ngọn tán.

Cách chăm sóc cây cà phê mùa mưa đối với vườn cà phê kinh doanh lâu năm, sau khi thu hoạch đã có một đợt cắt cành chính để loại bỏ các cành già cỗi, các cành vô hiệu, cành khô, cành bị sâu bệnh, cành nhỏ yếu…..

Đầu mùa mưa, cần có một đợt cắt sửa cành nhẹ để tiếp tục loại bỏ các cành khô các cành vô hiệu mới phát sinh trong mùa khô.

Đến khoảng tháng 8-9 khi quả cà phê đã lớn sửa cành một lần nữa. Mục đích của đợt sửa cành lần này là để định lại các cành dự trữ cho mùa thu hoạch năm đến, do vậy trong đợt này cần cắt bớt các cành thứ cấp mọc quá rậm rạp, các cành thứ cấp bị vống, yếu, chỉ để lại các cành dự trữ khỏe mạnh, lóng đốt ngắn hứa hẹn sự ra hoa quả tốt trong mùa khô sắp đến.

Các loại sâu bệnh thường hay xuất hiện trong mùa mưa

Rệp vảy xanh (Coccus viridis), rệp vảy nâu (Saissetia hemisphaerica): Các loại rệp này thường tập trung trên các bộ phận non của cây như: chồi vượt, cành, lá, quả non… để chích hút nhựa làm rụng lá, quả khiến cây bị kiệt sức và có thể gây chết cây. Rệp thường xuất hiện nhiều trên các vườn cà phê kiến thiết cơ bản hơn các vườn cà phê kinh doanh. Biện pháp phòng trừ

– Làm sạch cỏ trong lô, cắt bỏ các cành sát mặt đất để hạn chế sự lây lan của rệp thông qua kiến.

– Dùng một trong các loại thuốc Bi58, Subatox, Suprathion, Supracide, Pyrinex… nồng độ 0,2-0,3% để phun trừ rệp, phun 2 lần cách nhau 7-10 ngày và chỉ phun thuốc trên những cây có rệp.

Biện pháp phòng trừ

– Vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch kịp thời các quả chín trên cây và phải nhặt hết các quả khô dưới đất, còn sót trên cây để cắt đứt sự lan truyền của mọt.

– Bảo quản quả khô hay nhân ở độ ẩm dưới 13% (sau thu hoạch).

Bệnh gỉ sắt (Hemileia vastatrix): Đây là loại bệnh gây hại phổ biến trên các vườn cà phê. Nấm ký sinh vào mặt dưới của lá, ban đầu là những vết màu vàng lợt, sau đó xuất hiện lớp phấn màu da cam, các vết bệnh lớn dần và gây rụng lá một phần hay toàn bộ khiến cây bị kiệt sức. Bệnh thường xuất hiện vào đầu mùa mưa và phát triển mạnh nhất vào cuối mưa.

Biện pháp bệnh cho cây cà phê

Phun một trong các loại thuốc Tilt, Bumper, Bayleton nồng độ 0,1% hay Anvil nồng độ 0,2% để phòng trừ bệnh. Khi phun thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Phun kỹ vào mặt dưới của lá

Thời điểm phun lần đầu khi cây có 10% lá bệnh (thường xảy ra sau khi bắt đầu mùa mưa 2-3 tháng), phun 2-3 lần cách nhau 1 tháng.

Hàng năm phải tiến hành phun thuốc vì thuốc chỉ có tác dụng phòng trừ bệnh trong năm và chỉ phun cho những cây bị bệnh.

Ngoài ra, để có thể loại bỏ hẳn các cây bị bệnh, dùng phương pháp ghép chồi thay thế. Cưa các cây bị bệnh gỉ sắt nặng, sau đó ghép các dòng cà phê vối chọn lọc có khả năng chống chịu gỉ sắt vào.

Bệnh khô cành, khô quả

Bệnh có nguyên nhân do mất cân đối dinh dưỡng hay bị nấm Colletotrichum coffeanum gây nên. Bệnh gây hại chủ yếu trên cành, quả, làm khô cành và rụng quả. Các vết bệnh do nấm gây ra ban đầu có màu nâu vàng sau đó lan rộng và chuyển sang màu nâu sẫm, các vết bệnh thường lõm sâu xuống so với các phần không bị bệnh.

Biện pháp phòng trừ

– Trồng cây che bóng hợp lý và bón phân cân đối để hạn chế tình trạng cây bị kiệt sức do ra quả quá nhiều. Cắt bỏ các cành bệnh.

– Có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ nấm gây khô cành, khô quả: Carbenzim 0,2%, Tilt 0,1%, Bumper 0,1%. Phun vào đầu mùa bệnh trên các vườn xuất hiện bệnh. Phun 2-3 lần cách nhau 15 ngày.

Như vậy, cách chăm sóc cây cà phê mùa mưa thì cần phải lên kế hoạch giúp có thể giúp cây cà phê ra hoa thật thuận lợi để có mùa màng bội thu.