Trong video này chúng tôi sẽ hướng dẫn các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phát lộc để có những chậu phát lộc đẹp mang may mắn cho gia đình bạn.
1/ Tìm hiểu về cây phát lộc Cây phát lộc thuộc họ vạn niên thanh, có thân thảo, đốt rỗng, lá màu xanh thẫm, cây có thể dài khoảng 1m khi trưởng thành. Cây rất dễ sống và thích nghi rất tốt khi trồng trên đất, hay khi ngắt thân cắm vào lọ nước chúng vẫn sinh trưởng tốt và đâm chồi nảy lộc.
Cây phát lộc là biểu tượng quan trọng trong phong thủy, mang đến may mắn, vận mệnh tốt, đặc biệt là nếu bạn được từ người khác trao tặng. Với đặc thù thân cây mềm dẻo, có thể sống được cả chậu trong nước và trong đất, thích nghi với điều kiện ánh sáng đa dạng. Thậm chí, dù sống trong điều kiện đất, ánh sáng nghèo nàn thì cây phát lộc vẫn có thể sống một thời gian dài. Dạng thông dụng nhất là cây phát lộc trong nước với chậu thủy tinh.
2/ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY PHÁT LỘC Ánh sáng: cây phát lộc là loại cây ưa sáng, được tìm thấy nhiều ở khu vực rừng nhiệt đới. Tránh ánh sáng trực tiếp bởi sẽ làm cây cháy lá. Nếu bạn thấy cây có dấu hiệu héo lá hoặc thân bị giãn ra, đó là do cây đang thiếu ánh sáng.
Đất trồng: Đất trồng phải màu mỡ, thoát nước tốt thì cây phát lộc mới sinh trưởng và phát triển tốt được. Loài cây này rất ưa trồng trong nước, nên có thể sử dụng rất nhiều loại bình thủy để bạn lựa chọn trồng cho mình một loại cây cảnh ưng ý.
Nhiệt độ: Cây phát lộc thích hợp với nhiệt độ ấm áp, khoảng từ 36-50 độ C. lưu ý không để cây trước máy lạnh hoặc gần lò sưởi. Độ ẩm: Độ ẩm vừa phải để đảm bảo cho quá trình sinh trưởng và phát triển thật tốt cho cây.
Đặt vào chậu: Trồng cây phát lộc vào bình thủy tinh hoặc bình gốm cao – không trồng trong chậu nông – hoặc để nguyên trong chậu của nó khi mua về. Bình trong suốt sẽ rất tuyệt nếu bạn muốn trồng cây theo phương pháp thủy canh với các viên sỏi trang trí bên trong, dùng chậu đất sét nếu bạn muốn trồng cây trong đất. Nhớ rằng cây phải đứng vững khi phát triển đến chiều cao tối đa, chậu trồng cây phải cao ít nhất 30 cm.
Phân bón: Cây trồng trong nước chỉ cần bổ sung phân bón dạng dung dịch mỗi tháng một lần, một giọt phân bón dạng dung dịch là rất nhiều đối với loại cây này. Ngoài ra, còn có một loại phân bón chuyên biệt dành cho chúng.
4/ CÁCH LÀM THÁP CHO CÂY PHÁT LỘC Nguyên liệu gồm cây phát lộc, chậu tháp có thể bằng thủy tinh, đất nung, gốm, sứ … Tuy nhiên, cần chọn chậu tháp có kích thước phù hợp với kích thước và số tầng cây tài lộc muốn thực hiện. Một ống nhựa có độ cao phù hợp với số tầng tháp cây tài lộc, dây nhựa mạ nhũ màu vàng
Chọn những thân cây đều nhau, sau đó cắt thân cây thành từng đoạn theo độ dài của từng tầng. Tiếp theo thực hiện làm tầng cao nhất của tháp: ghép những đoạn cây phát lộc xung quanh ống nhựa sao cho những đoạn cây nhô cao hơn ống lõi chừng 3 – 4 cm.. Để tháp phát lộc được đẹp, cần phải sắp xếp các thân cây to, nhỏ, non, già đều nhau, các mắt cây quay ra ngoài cùng một hướng.
Sau khi tầng cao nhất được ghép xong, dùng dây nhựa mạ nhũ màu vàng quấn quanh, ghim chặt lại để giữ cố định và chắc chắn cho tầng tháp. Tương tự thực hiện ghép tiếp các tầng tháp tiếp theo theo thứ tự từ cao xuống thấp, và mỗi tầng cách nhau khoảng từ 5 – 7 cm. Lưu ý với tầng chân tháp cần làm to vừa lòng chậu, hoặc có thể cố định thêm bằng các vật nhỏ khác để chân tháp được chắc chắn, không bị nghiêng. Khi đã hoàn thành toàn bộ các tầng của tháp, có thể dùng xi măng trắng hoặc keo thành phần bịt đầu các đầu rỗng của những đoạn thân cây phát lộc. Sau đó đổ nước vào trong lõi ống nhựa, nước sẽ tự điều tiết và cung cấp đủ độ ẩm cho cây đâm chồi nảy lộc.