Top 5 # Xem Nhiều Nhất Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Mộc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan

Cây Thiết Mộc Lan có tên khoa học là: Dracaena fragrans, cây có nguồn gốc bản địa của Tây Phi, Tanzania và Zambia nhưng hiện nay được trồng làm cây cảnh ở nhiều nơi. Thiết Mộc Lan là loại cây cảnh trong văn phòng, nội thất, trồng bên trong và ngoài ngôi nhà. Được ưa chuộng bởi là loại cây đặc biệt, có khả năng thanh lọc không khí và loại bỏ những độc tố gây ô nhiễm trong không khí.. Thiết mộc lan hấp thụ chất monoxide de carbone rất tốt và hút các chất khác như benzene, toluene, formalhelyde Khi trồng cây cảnh trong nhà, thì mọi người thường nghĩ tới về giá trị tâm linh và ý nghĩa về cây Thiết Mộc Lan trong phong thủy, khi mua cây cảnh như cây Thiết Mộc Lan thì việc đặt cây ở đâu và vị trí cây chỗ nào thì không hẳn ai cũng biết, điều đó rất quan trọng trong phong thủy cây đặt đều có ý nghĩa tác dụng và ý nghĩa riêng đối với sinh khí trong ngôi nhà.

1, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan:

1.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

– Kiểm tra độ ẩm chậu cây và tưới lượng nước vừa đủ cho cây: Dùng tay kiểm tra xem đất xung quanh, dưới mặt chậu có ẩm, nếu quá ướt thì kiểm tra xem chậu cây có bị ứ nước và thông lại lỗ chậu cây. Trường hợp này, không nên tiếp tục tưới nước cho cây nữa, ngưng nước khoảng 2-3 ngày. Đất trên mặt gần gốc cây thiết mộc lan khô ráo- tiến hành tưới nước. Lượng nước tưới phù hợp với chậu cây và loại cây. Ví dụ: Với thiết mộc lan có đường kính 30-35 cm, tưới khoảng 1 lít nước. Tưới nước đều quanh gốc cây. Lần tiếp theo khi tưới ta phải kiểm tra độ ẩm để điều chỉnh lượng nước thích hợp. – Lau lá bám bụi và vệ sinh chậu cây:

1.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

– Kiểm tra và nhặt bỏ lá úa, lá vàng và cắt tỉa đầu lá héo cho chậu cây thiết mộc lan Khi cắt tỉa lá phát tài ta cắt tỉa theo hình chiếc lá cắt ở đầu lá để đảm bảo thẩm mĩ. Khi cắt bỏ lá ta cắt sát thân không nên cầm tay tước. – Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây.

1.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Thiết Mộc Lan:

Phân bón cũng góp phần quan trọng giúp cây thiết mộc lan phát triển nhanh và khoẻ mạnh. Cây cần một hàm lượng phân bón nhất định để duy trì chất dinh dưỡng nuôi các bộ phận của mình. Đối với cây thiết mộc lan thì bạn nên chọn phân NPK để bón với tần suất trung bình 2-3 tháng/đợt. Nên sử dụng một lượng phân bón vừa phải, tiến hành rắc phân quanh gốc cây và cách thân cây 5-10cm, sau đó tưới nước đều quanh gốc cho ngấm. Hoặc ta có thể hòa lượng phân NPK vừa phải và tưới đều lên gốc cây cũng được

2, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Thiết Mộc Lan:

– Cây thiết mộc lan khi đăt trong văn phòng kín một thời gian dài thì lá sẽ ngã sang màu xanh hơi vàng nhạt khi cầm chiếc lá sờ sẽ thấy chiếc lá mỏng và khô, không có bóng mượt do thiếu ánh nắng mặt trời. Nếu chậu đặt trong nhà thì ta có thể di chuyển ra hướng nắng, hòa một lượng phân lân với nước để tưới hoặc nên từ từ di chuyển cây ra nơi nhiều ánh sáng hơn để cây bình phục hiện trạng.

– Cây thiết mộc lan đặt trong môi trường máy lạnh hơi ẩm để lâu sẽ xuất hiện nấm ở cuộn lá – xuất hiện những đốm trắng . Khi bắt đầu xuất hiện ta sẽ xử lý tạm thời bằng cách lấy khăn lau, xịt ngăn ngừa nấm bằng bình xịt muỗi hoặc pha loãng nước rửa chén xử lý hiện trạng, sau đó theo dõi tình hình phát triển của cây. Trong hai trường hợp bệnh lý trên, nếu quý khách sử dụng dịch vụ thuê cây xanh văn phòng thì nên báo yêu cầu đổi cây khác. Hoặc nếu quý khách đã mua, thì có thể ký gởi chăm sóc tại nhà vườn.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Sa Mộc

Cây SaMộc là loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao, gỗ bền đẹp dùng trong xây dựng và đóng đồ gia dụng. Sa mộc ưa ánh sáng, mọc nhanh so với một số loài cây lá kim khác, sinh trưởng tốt ở các huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang, Lào Cai… phù hợp nơi tầng đất dày, ẩm, nhiều mùn, thoát nước.

Chọn cây từ 10 năm tuổi trở lên, có hình dáng đẹp, thân thẳng, không sâu bệnh để lấy hạt giống. Chọn quả to mập màu vàng nhạt, ủ đống bằng bao tải 2 – 3 ngày cho chín đều. Thường xuyên đảo quả, cho quả khô đều. Khi quả nứt đem phơi và đập nhẹ để tách hạt.

2. Tạo cây con

– Xử lý hạt: Hạt trước khi xử lý phải làm sạch. Ngâm hạt vào nước ấm khoảng 400C trong thời gian 8 – 12 giờ. Sau 5 – 6 ngày, gieo hạt thẳng vào bầu. Mỗi bầu gieo 2 – 3 hạt ở độ sâu 0,2 – 0,3 cm, gieo xong phủ một lớp đất mịn đủ kín hạt, tưới đẫm nước. Khi cây 1 tháng tuổi, tỉa bớt chỉ để lại mỗi bầu 1 cây sinh trưởng tốt, trồng giặm bổ sung vào cây chết. Định kỳ 15 ngày làm cỏ, phá váng 1 lần kết hợp với bón thúc phân NPK nếu cây sinh trưởng kém.

– Phòng trừ sâu bệnh: Khi cây sa mộc 2 tháng tuổi hay bị nấm lở cổ rễ, vì vậy phải phun thuốc Boóc đô có nồng độ 0,5% với liều lượng pha 1 lít/8 m3.

– Đảo bầu: Khi cây con 3 – 4 tháng tuổi, cần phải đảo bầu. Khi cây con từ 6 tháng tuổi trở lên, phải đảo bầu để hạn chế rễ ăn vào nền đất, đảo xong phải tưới đẫm nước và làm giàn che. Cây con xuất vườn từ 8 – 12 tháng tuổi, cây khoẻ có hình dáng đẹp, cân đối, không cụt ngọn, không sâu bệnh, cây cao từ 30 – 35 cm, đường kính cổ rễ 0,3 – 0,5 cm.

3. Kỹ thuật trồng

– Thời vụ trồng: Vụ xuân trồng vào tháng 3 – 4, vụ thu trồng vào tháng 8 – 9. Trồng nơi có thực bì cây bụi, cây tái sinh. Mật độ trồng 1.600 cây/ha, cự ly cây cách cây 2 m, hàng cách hàng 3 m. Cuốc hố theo đường đồng mức, hố đào bố trí theo hình nanh sấu, kích thước hố 30 x 30 x 30 cm, cuốc lấp hố trước khi trồng 15 – 20 ngày.

– Trồng cây: Chọn ngày râm mát, đất trong hố đủ ẩm, moi đất giữa hố, cắt bỏ vỏ bầu, đặt cây ngay ngắn, vừa lấp đất màu vừa ấn xung quanh, lấp kín cổ rễ cao 2 – 3 cm thành hình mâm xôi.

4. Chăm sóc rừng

– Sa mộc trồng vụ xuân, chăm sóc 3 năm

– Sa mộc trồng vụ thu, chăm sóc 4 năm

* Năm thứ nhất:

– Vụ xuân chăm sóc 2 lần

– Vụ thu chăm sóc 1 lần

+ Kỹ thuật chăm sóc năm thứ nhất: Lần 1 rẫy cỏ vun đất vào gốc cây, đường kính 0,6 – 0,8 m. Kết hợp trồng giặm cây chết. Lần 2 phát quang thực bì, cắt gỡ dây leo lấn át cây trồng, kết hợp trồng giặm cây chết.

* Năm thứ 2:

– Chăm sóc 3 lần. Lần 1 cũng như năm thứ nhất, lần 2 và 3 phát quang cây bụi, cỏ xâm lấn, cắt gỡ dây leo cuốn gốc cây trồng.

* Năm thứ 3:

– Chăm sóc 3 lần, kỹ thuật như lần 2, lần 3 của năm thứ 2.

* Năm thứ 4:

– Chăm sóc 1 lần, phát quang cây bụi, cỏ xâm lấn, cắt gỡ dây leo cuốn gốc cây trồng (áp dụng cho rừng trồng vụ thu).

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan

Để cây sống và phát triển tốt, sau khi mua cây về các bạn đặt cây vào vị trí đã định trước khoảng 4 – 5 ngày sau đó đưa ra ngoài trời nơi có ánh sáng khoảng 3-4 ngày, sau đó lại đưa vào trong nhà, quá trình này lặp đi lặp lại 3-4 lần sẽ tăng khả năng sống và phát triển của cây khi đặt trong văn phòng hoặc nhà.Thiết Mộc Lan là cây chịu hạn tốt vì thế chỉ cần tưới 1 lần/tuần, mỗi lần khoảng 500ml nước ( 1 chai lavie) – Tùy thuộc độ ẩm của đất để xác định lượng nước cần tưới.– Dựa vào chậu cây cùng chất lượng đất để đưa ra lượng nước tưới phù hợp

Một số bệnh thường gặp và cách xử lý bệnh:– Héo lá, khô đầu lá: nguyên nhân là do cây bị thiếu nước. Để xử lý, trước tiên các bạn cắt bỏ những lá bị hỏng sau đó tưới nước kết hợp với phun nước lên lá để cây nhanh hồi phục( thực hiện 2 lần/tuần.)– Vàng lá, thối thân, thối gốc: Nguyên nhân là do tưới nhiều nước khiến cây chết dần. Nếu phát hiện kịp thời cây có thể chữa được. Dấu hiệu nhận biết hiện tượng này là toàn bộ lá của mầm nào đó dần ngả sang màu vàng, kết hợp với viêc quan sát độ ẩm của đất– Nếu vàng lá và thấy một nhánh nào đó có có biểu hiện thôi bạn cắt tỉa và loại bỏ nhánh đó và bôi vôi vào vị trí mới cắt tỉa. Đồng thời di chuyển cây ra vị trí có ánh sang, nơi thông thoáng.– Có Biểu hiện bị đốm trắng: Nguyên nhân là do cây đặt trong môi trường có điều hòa máy lạnh thời gian dài dẫn đến xuất hiện vết đốm trắng ở lá, cuống lá. Xử lý bằng cách dùng khăn ấm lau sạch đốm trắng, sau đó các bạn dùng bình xịt có pha muốn hoặc pha nước rửa chén phun lên lá.– Cây bị bạch lá hay bạc trắng: Hiện tượng này là do câ thiếu ánh sáng thời gian dài, để xử lý tình trạng này các bạn di chuyển cây ra chỗ có ánh sang thích hợp, và chăm sóc cây đến khi cây có lá màu xanh lục mới chuyển vào vị trí cũ.

Kỹ Thuật Trồng Cây Và Chăm Sóc Hoa Mộc Lan Cho Vườn Nhà Rực Rỡ Ngày Xuân

Moitruong24h – Cây Mộc lan có nhiều màu sắc, đa dạng về chủng loại, mỗi màu sắc có một ý nghĩa khác nhau. Kỹ thuật trồng cây và chăm sóc hoa Mộc lan thích hợp nhất vào cuối Thu hoặc đầu Đông.

Đặc điểm của cây hoa Mộc lan

Mộc Lan là loài thực vật thuộc họ Magnoliaceae, phân bố rải rác ở khắp mọi nơi trên Thế Giới, chúng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á, ngoài ra, chúng còn xuất hiện ở một số nơi như Bắc Mỹ, Trung Mỹ, và ở cả Nam Mỹ. Mộc Lan thuộc loại thân gỗ, là cây bóng mát có chiều cao từ 2-30m. Lá thuộc dang lá đơn, mọc cách, có màu xanh sáng bóng, mặt dưới còa lông tơ. Hoa có hình dáng giống hình dáng của hoa Ngọc Lan nhưng to hơn nhiều lần, chúng thường mọc đơn lẻ ở đầu ngọn cành. Tùy thuộc vào từng loại mà chúng có màu sắc khác nhau.

Cây Hoa Mộc lan, có mùi thơm quyến rũ đặc trưng cùng vẻ đẹp yêu kiều mỹ lệ. Mộc Lan thường có rất nhiều màu sắc và màu nào cũng rất đẹp. Với màu trắng đặc trưng, thể hiện sự thuần khiết, trong trắng, thanh tao mang lại sự quý phái cho gia chủ. Màu hồng thể hiện sự ngây thơ, trẻ trung, yêu đời mang lại cho gia chủ một cảm giác tươi mới, tràn đầy sức sống. Màu xanh, màu của may mắn, hy vọng và niềm tin trong cuộc sống, mang đến cho gia chủ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống, vận khí dồi dào, thuận lợi về sức khỏe.

Mộc Lan còn có nhiều tên gọi khác nhau như Mộc hương hoa, Bạch ngọc lan, Ngọc lan hoa, Mộc niên, Mộc giáng hương, nhưng thường cái tên Mộc Lan vẫn là phổ biến nhất.

Vì hoa Mộc lan được phân bổ ở khắp nơi, thích hợp trồng vào mùa có khí hậu mát mẻ nên kỹ thuật trồng cây hoa Mộc lan cũng phải thuận theo mùa nếu không cây sẽ sinh trưởng kém, hoa còi cọc.

Đất trồng và nhiệt độ

Vì Hoa Mộc Lan yêu cầu phải có nhiều ánh sáng, tuy nhiên không trồng cây nơi có gió mạnh, gió mạnh sẽ làm rụng nụ và hoa của cây. Mộc Lan phát triển tốt nhất ở những vùng đất ẩm, có khả năng thoát nước tốt. Cây cũng có thể trồng được trên những vùng đất tính axit nhẹ hoặc đất hơi kiềm, hoặc trên đất sét, đất sét pha cát nhưng cây khó có thể sinh trưởng và phát triển trên đất quá ướt hoặc khô cằn.

Kỹ thuật trồng cây hoa Mộc lan

Cây ưa đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng gió, thoát nước tốt. Khi trồng cây bạn nên quây bồn hoặc cao cách mặt đất tối thiều 5cm để chống úng, tránh bộ rễ bị tổn thương. Công thức đất sử dụng trồng cây mộc lan 3 trấu hun (hoặc phân mùn ủ mục) + 5 đất thịt sạch + 2 sỉ than (đập hạt nhỡ, sàng bỏ bột sỉ) + phân đầu trâu 20 – 10 – 10 (3kg/khối hỗn hợp trên)

Hoa Mộc lan chủ yếu được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, chiết cành. Là loại cây ưa ẩm mới trồng nên tưới ít nhất 1 ngày 1 lần. Nên triết cành hoa Mộc lan vào mùa nóng ẩm khi cây đang phát triển nhựa và giâm vào mùa khô hanh lạnh lúc cây thu mủ để qua đông. Trồng cây giống vào mùa Xuân sẽ đạt tỷ lệ sống cao.

Khi lựa chọn cành giống nên lựa những cây gần gốc đã vươn dài, xòe ngang làm cành giống. Dùng dây kim loại quấn 1-2 vòng xiết chặt, cắt cho gọn vết rồi khoét đất sâu khoảng 3 đến 5 cm, ghìm gốc cành đã khoanh trong đất bằng hai cọc néo cắm thành hình chữ X rồi ấp đất màu lên trên. Cần lưu ý luôn giữ độ ẩm tránh chấn động làm khó liền thổ. Chỉ sau 2 hoặc 3 tháng tiến hành cắt cành dưới vòng kim loại rồi đào đánh tạo bầu được cây giống hoàn chỉnh.

Tưới nước

Mộc lan thuộc cây thân gỗ nên nhu cầu nước tưới vừa phải nhưng cũng phải liên tục, khi bạn thấy mặt chậu hay mặt đất se khô thì tưới với lượng vừa phải tùy thời tiết và kích thước cây. Khi cây rụng lá thì hạn chế tưới. Chúng ta nên quét vôi vào thân cây để tránh bị sâu đục thân.

Phân bón cho cây hoa mộc lan

Mộc lan cũng ưa dinh dưỡng, bạn có thể bón định kỳ 2 tháng/ lần. Gia tăng vào mùa hoa nở

Ứng dụng trang trí cây hoa mộc lan

Cây hoa mộc lan với vẻ đẹp lãng mạn, hương thơm nồng nàn được thế giới yêu thích trồng làm cảnh quan ở nhiều không gian từ trồng chậu để ban công, trồng bonsai, sân vườn biệt thự, công viên, hiên nhà… đến cơ quan công sở, chung cư, khu đô thị lớn..

Toàn cây hoa mộc lan được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Ngoài ra thân, lá, hoa mộc lan còn nhiều công dụng làm thuốc:. Nụ hoa mộc lan sắc uống, pha chế như loại thuốc bổ. Hoa trị viêm mũi, viêm xoang, đau bụng kinh, bí tiểu. Gỗ của cây được ưa chuộng đóng thuyền, ca nô lớn, vật liệu nội thất. Hương mộc lan rất thơm nên còn được ưa chuộng chiết xuất nước hoa.

TD (theo vietq.vn)