Top 6 # Xem Nhiều Nhất Hướng Dẫn Cách Trồng Lan Mokara Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hướng Dẫn Kỹ Thuật Trồng Lan Mokara

Hiện nay, nhóm Mokara đang được ưa chuộng do dễ trồng và thị trường tiêu thụ tương đối lớn. Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm. Để trồng loại hoa này trước hết phải xây dựng nhà lưới thoáng mát vối chiều cao trung bình từ 3,5 – 3,8m. Loại lưới dùng để che phủ được dùng lưới nhập từ Thái Lan về loại có độ che mát là 50%.

Nhiệt độ:

Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 21°c. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18.5°c

Ánh sáng:

Mokara là loài cây ưa sáng. Ánh sáng yếu cường độ quang hợp giảm khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vườn che nắng 50 – 60% ánh sáng tự nhiên cây sẽ phát triển tốt.

Độ thông thoáng:

Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan. Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển do vậy cần phải che chắn.

Kiểu trồng:

Lan Mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa vỏ lạc, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng hoặc có chất trồng là xơ dừa, vỏ lạc, than; hay được trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng. Tuy nhiên kiểu trồng trên các luống có chứa vỏ lạc là cách trồng phổ biến nhất và hiệu quả nhất. Khi trồng trên các luống, đất chọn trồng Mokara phải cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao.

Vườn trồng lan Mokara

Chuẩn bị luống trồng:

Luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho vỏ lạc vào không bị trôi chảy.

Trồng cây:

Cây giống Mokara có hai nguồn chủ yếu, một là nhập khẩu từ Thái Lan; hai là từ các nhà vườn, nhưng cho dù từ nguồn nào thì việc phòng trừ nấm bệnh cho cây trước khi xuống giống.

Dùng dây nylon bó từ 5 – 10 cây và ngâm vào nước có pha thuốc trừ nấm theo tỷ lệ 2/3 lượng ghi trên bao bì, nhúng vào cho ướt -đều và vớt ra treo ngược cho ráo nước, cứ treo như thế cho đến khi đem xuống giống.

Các cây lan Mokara được buộc đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ lạc sao cho gốc lan không chạm vào vỏ lạc. Trồng cây cách cây 30cm.

Phân bón:

Có thể chia ra các giai đoạn để tưới phân như sau:

Giai đoạn lan phục hồi và ra rễ non:

Một số loại phân thường dùng:

-    Terra sorb – 4 dùng 2ml/lít nước

-    NPK 30-10-10 hoặc NPK 30-15-10 dùng lg/lít

-    Vitamin Bl dùng lml/lít

Cách phun: Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

Giai đoạn sinh trưởng:

Một số loại phân thường dùng:

-    Phân cá Fish Emulsion lml/lít nước

-    NPK 20-20-20 (l-1.5gam/lít)

-    Vitamin BI dùng lml/lít

-    NPK 30-15-10 dùng lg-1.5/lít Phun định kỳ 5 ngày/ lần.

-    Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-

1.5    tháng/lần. Rải phân khi rễ Mokara xuống nhiều và chạm với vỏ lạc.

Giai đoạn ra hoa

Một số loại phân thường dùng:

-    Phân cá Fish Emulsion lml/lít nước

-    NPK 20-20-20 (l-1.5gam/lít)

-    Vitamin BI dùng lml/lít

-    Phân Dynamic rải gốc 10g/gốc. Định kỳ rải gốc 1-

1.5    tháng/lần

-    Rong biển

10g/30ml Tưới nước:

Về chế độ tưới hàng ngày nhất là vào mùa nắng nên đảm bảo tưới hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi chiều mát. Đối với những ngày có sương hoặc hơi lạnh có thể tưới sớm để rửa lá trước khi mặt tròi mọc.

Sâu bệnh:

Trong quá trình phát triển, lan sẽ bị sâu bệnh phá hoại. Một số bệnh thường gặp trên lan Mokara và cách trị bệnh như sau:

Bệnh thối ngọn: Nếu nhiễm nặng thì tốt nhất là tiêu hủy, nếu bị 1 phần thì sử dụng loại thuốc có gốc Lutamol.

Bệnh đốm lá: cắt bỏ lá bệnh, sử dụng thuốc có thành phần Benomyl.

Bệnh thối rễ: Nguyên nhân do nấm Pythium và Phytopthora, nó làm chết hàng loạt lan con, do giá thể quá ẩm. Cách trị: cắt bỏ gốc và rễ nằm phía dưới để chống lây nhiễm. Sau đó dùng thuốc trị nấm gốc Etridiazole.

Ở Mokara, sự xuất hiện sâu không đáng kể, và khi xuất hiện sâu ta mối phun thuốc. Các loại sâu thường có là: nhện đỏ, rầy, bọ trĩ… nên thuốc đặc trị là : Mitac,Ortus, Trebon…

Đối với nhóm Mokara nếu chọn được giống tốt, hoa có màu sắc phù hợp mỗi cây sẽ cho từ 6 – 8 cành hoa trong một năm. Như vậy nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật, tính từ khi cây cho cành hoa đầu tiên, sau một năm có thể thu hồi được phần đầu tư cây giống, và từ năm thứ hai trở đi, sau khi trừ chi phí chăm sóc, bón phân sẽ là lợi nhuận dôi ra do trồng hoa đem lại.

Hướng Dẫn Làm Nhà Lưới Trồng Lan Mokara

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng lan Mokara: Hướng của giàn lan rất quan trọng,  giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được

Hướng dẫn làm nhà lưới trồng lan Mokara

– Hướng giàn lan: Hướng của giàn lan rất quan trọng. Làm sao để lúc nào vườn cũng có ánh sáng và bóng râm. Hiện nay có lưới nilon màu đen có tác dụng tản nhiệt và hạn chế ánh sáng được bán rộng rãi nên rất thuận tiện, giàn lan không cần phải theo hướng nữa mà tùy theo thế đất của mình làm giàn lan thế nào cũng được.

– Sườn giàn lan: Sườn giàn lan cần phải làm cho thật chắc chắn.

+ Trụ đứng: Trụ phải được trồng bằng sắt hoặc bằng bê tông để đảm bảo lâu dài, có nhiều cây chằng ngang dọc để giữ vững. Cột trụ phải cao khoảng 3 – 3,5m.

+ Giàn che nắng: Dùng để che ánh sáng trực tiếp. Thường làm bằng lưới nilon, chỉ cần căng cho thật phẳng vài sợi dây thép là lợp lưới được tương tự làm giàn lan Dendrobium nhưng phải làm luống thay vì làm giàn treo và kệ.

– Bố trí luống trồng:

Tùy theo diện tích vườn lan để thiết kế luống trồng thích hợp.

Thông thường quy cách luống như sau: chiều ngang luống từ 0,8-1,2 m; chiều dài từ 10-15 m, chiều cao từ 25-30 cm. Xung quanh luống tạo các lỗ hở để thoát nước.

Luống nên xây bằng gạch nung vừa rẻ tiền, vừa giữ được giá thể bên trong không bị vung vãi ra bên ngoài.

Khoảng cách giữa các luống từ 0,5-0,6 m, thuận tiện cho việc đi lại chăm sóc. Lối đi chính trong vườn có chiều rộng tối đa là 1 m để tiết kiệm diện tích vườn, tăng hiệu quả sử dụng diện tích nhà lưới.

Bên trong luống cắm trụ sắt hoặc bê tông để căng dây trồng lan, trụ cao 1-1,2 m tính từ mặt đất.

Tùy theo chiều rộng luống có thể bố trí số hàng trồng thích hợp: 2 hàng (chiều ngang 0,8 m); 3 hàng (chiều ngang 1 m); 4 hàng (chiều ngang 1,2 m). Căng dây cáp (dây điện) hoặc cắm ống nước để buộc cây lan vào. Khoảng cách trồng từ 0,3-0,5 m, tùy theo giống và kích thước cây.

Cây được trồng theo kiểu nanh sấu (so le) để tận dụng ánh sáng tối đa.

Một số điều kiện làm lan không ra hoa

Nếu không nuôi trồng đúng cách hoa lan sẽ không ra hoa, hoặc hoa sẽ không nhiều, không đẹp. Vì vậy cần phải cung ứng cho hoa lan những điều kiện nuôi trồng thích hợp:

Đa số nở hoa vào mùa Xuân như Cymbidium, Dendrobium, vào mùa Hạ như Stanhopea hay mùa Thu như Paphiopedilum.

– Ánh sáng nếu thiếu, cây sẽ yếu đuối và sẽ không ra hoa. Nếu quá nắng cây sẽ còi cọc, vàng úa, hoa nhỏ và ít.

– Nếu quá nóng hay quá lạnh cây sẽ không phát triển và chết dần.

– Nếu không có sự cách biệt giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm khoảng 15°F hay 8°C lan sẽ không ra hoa.

– Nhiều giống Cymbidium, Dendrobium hay Paphiopedilum nếu ban đêm không lạnh xuống 50°F hay 10°C khoảng 3-4 tuần lễ cũng không ra hoa.

– Dendrobium, Rhynchostylis nếu tưới nhiều nước vào Thu-Đông sẽ không có hoa hoặc rất ít.

– Nhiều giống như Ascocenda, Vanda, Mokara cần nhiều ánh sáng và phân bón mới ra hoa.

– Trái lại nhiều phân bón cây sẽ chết như Disa, Masdevallia chẳng hạn.

Nhân Giống Lan Mokara: Hướng Dẫn Kỹ Thuật

Nhân giống lan Mokara – lan cắt cành

Nhóm hoa lan Mokara là nhóm giống chủ lực trong việc phát triển diện tích và cung cấp sản phẩm hoa lan cắt cành tại TP. Hồ Chí Minh. Chính vì vậy việc nhân giống lan Mokara – lan cắt cành được rất nhiều người quan tâm.

Hiệu quả của việc trồng hoa lan cắt cành rất cao, nhu cầu tiêu thụ của thị trường nội địa và xuất khẩu cũng rất lớn. 

Lan Mokara là nhóm giống hoa được lai tạo từ các giống: Lan Arachnis x lan Vanda x lan Ascocentrum.

Nhóm giống này có đặc điểm tương tự như nhóm lan Vanda là loài Lan đơn thân, thân hình trụ dài tiếp tục mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài hình lòng máng hay hình trụ mọc cách hai bên thân.

Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài mang nhiều hoa thường không phân nhánh. Hoa lan cỡ trung bình đến lớn, cánh đài của hoa rất lớn.

Hoa lan có nhiều màu sắc phong phú từ trắng, tím, hồng đỏ, cam, vàng nâu, xanh. trên cánh hoa thường có chấm, có đốm hoặc hình carô rất đẹp.

Nhóm giống này rất thích hợp với việc trồng sản xuất hoa cắt cành do siêng ra hoa, có thể đạt 6 – 8 phát hoa/năm.

Tuy nhiên, hiện nay giá cây lan giống còn cao, như cây giống hoa lan Mokara từ 40.000 – 45.000 đ/cây với kích cỡ trung bình 35 – 40 cm.

Nếu đầu tư một diện tích vườn lan tối thiểu khoảng 1.000 m2 nhà lưới thì số lượng cây giống phải đầu tư trung bình là 4.000 cây, giá trị cây giống lên tới 160 – 200 triệu đồng.

Chưa kể giá thành nhà lưới và vật tư cần thiết khác từ 60 – 80 triệu đồng/1.000 m2 nhà lưới. Chi phí ban đầu cho cây giống hoa lan Mokara chiếm tới 70% tổng chi phí.

Do đó việc giảm giá thành cây giống để cung cấp cho người sản xuất, mở rộng diện tích đang rất bức xúc.

1. Nhân giống lan Mokara bằng phương pháp nuôi cấy mô (in vitro).

Đây là phương pháp nhân giống chung (không chỉ nhân giống lan Mokara) được áp dụng cho hoa lan rất hiệu quả.

Từ một cây mẹ ban đầu có thể nhân giống ra hàng ngàn cây có kích thứơc và chất lượng đồng đều như nhau, giúp việc nhân giống được nhanh hơn. Nếu chọn lựa cây mẹ ban đầu tốt, như có đặc tính ra hoa liên tục.

Nhược điểm duy nhất của phương pháp nhân giống lan Mokara bằng cấy mô là từ cây cấy mô đến khi ra hoa thời gian kéo dài tối thiểu là 3 – 4 năm cây mới ra hoa nếu chăm sóc tốt.

Trong khi đó cây trồng bằng hom cắt từ đọt cây mẹ chỉ cần 3 – 6 tháng đã ra hoa. Như vậy thời gian chăm sóc kéo dài, mặc dù giá thành cây giống ban đầu thấp.

2. Nhân giống lan Mokara từ hom:

Đây là phương pháp nhân giống lan Mokara đơn giản bằng cách cây con được cắt thẳng từ đọan trên cùng (đọt) của cây mẹ.

Thông thường tùy theo yêu cầu quy cách hom giống tối thiểu phải bao gồm từ 2- 3 rễ đâm ra từ thân cây mẹ.

Kích cỡ thường để trồng là tối thiểu 25 – 30 cm, có thể tới 50 – 60 cm. Hom càng dài thì khả năng cây càng khỏe do có nhiều rễ, sau khi cắt trồng sang vườn mới thì khả năng phục hồi nhanh, mau ra hoa trở lại.

Tùy theo đặc tính giống, sau 3 tháng cây con cắt từ đọt đã có thể cho hoa nhưng thông thường để dưỡng cây người ta cắt bỏ các phát hoa ở giai đọan này.

Nhược điểm của phương pháp này là giống đợt đầu nhân ra với số lượng hạn chế, cứ một cây mẹ thì cắt được một đọt – tức 1 cây con.

Tuy nhiên sau khi cắt đọt, cây mẹ nếu chăm sóc tốt từ các nách lá, tập trung phần trên gần chỗ cắt sẽ ra tiếp tục các mầm cây con.

Thông thường từ cây mẹ sẽ ra được 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi, sau khỏang 6 tháng cây con sẽ phát triển hòan chỉnh và có thề tách ra để trồng. Giá thành cây giống cũng cao giống như cây mẹ.

3. Nhân giống lan Makara từ hom có cải tiến:

Biện pháp cắt hom lấy phần ngọn làm cây giống, còn phần gốc sẽ phát triển các chồi con thành cây thành phẩm để trồng đang được nhà vườn trồng lan cắt cành Mokara áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, một điểm hạn chế của phương pháp này là hệ số nhân chồi không cao.

Từ một cây mẹ ban đầu, sau khi cắt hom, lấy phần ngọn ta được 01 cây thành phẩm thì số lượng chồi con sinh ra không nhiều, từ 2 – 3 chồi, tối đa có thể 4 chồi.

Để cải thiện hệ số này, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm bằng áp dụng các biện pháp kỹ thuật để tác động vào để nâng cao khả năng ra chồi của các giống Mokara.

Các lọai phân bón lá có hàm lượng đạm cao như 31-11-11 kết hợp lọai có chứa axit amin, rong biển được phun liên tục vào thời điểm trước khi cắt đọt 1 tháng và sau khi cắt 6 tháng.

Hướng Dẫn Cách Trồng Lan Vanda

Vanda là một loại phong lan (epiphyte) thân đơn, lá cứng và xòe sang hai bên. Lá cây chia làm 3 loại: Dẹp (strap leave), lá tròn và cứng (teres), hoặc pha giữa hai loại kể trên (semi teres).

Vanda là một trong số những giống lan đẹp nhất thế giới, màu tím gân nổi, một số có màu xanh rất lạ và hiếm. Trong tự nhiên, Vanda được tìm thấy ở vùng núi Himalaya hùng vĩ, vài nơi ở New Guinea và Úc. Phần lớn Vanda đều thích sống trên thân gỗ mục vì điều này giúp rễ của cây hút được hơi ẩm trong không khí tốt hơn. Trong vườn nhà, nên trồng Vanda trong giỏ có nhiều lỗ thoáng khi lớn, treo cao và thả rễ thòng xuống bên dưới.

Thông thường người ta dùng từ ngữ Hy lạp để đăt tên cây lan, nhưng trong trường hợp này lại dùng chữ Vanda là tiếng phạn (Sankrit dùng dể chỉ tên cây Vanda tessellata). Thế nhưng năm 1819 Robert Brown laị dùng chữ Vanda để đặt tên cho cây Vanda roxburghii đã nở hoa tại Anh quốc để vinh danh William Roxburgh, Giám đốc vườn thảo mộc Calcutta.

Vanda là một loại phong lan (epiphyte) thân đơn, lá cứng và xòe sang hai bên. Lá cây chia làm 3 loại: Dẹp (strap leave), lá tròn và cứng (teres), hoặc pha giữa hai loại kể trên (semi teres).

Cùng chung môt nhóm với Vanda là Ascocentrum, Ascocenda lai giống giữa Asocentrum và Vanda. Nhiều nhà sinh vật học (Taxonomist chuyên về Hoa Lan, trên thế giới có khoảng 21 người mà ít khi đồng nhất ý kiến) đã chia Vanda ra làm 4 loại khác:

1. Euanthe căn cứ vào cây Vanda sanderiana cuả Phi luật Tân, 2. Trudelia căn cứ vào những cây mọc ở Hy Mã Lạp sơn, 3. Holcoglossum thuộc loại semi teres mọc tại Trung quốc và Đông Dương, 4. Papilionathe cho nhừng cây thuộc dạng teres.

Ánh sáng

Nhiệt độ để cây phát triển tốt: 12 – 28 C (53 – 82F)

Vanda lớn nhanh hơn dưới ánh sáng. Trong vườn kính, treo chúng cao càng gần kính càng tốt. Chúng thích tắm mình cả ngày dưới nắng nhưng ưa ánh sáng được phân tán hơn là tập trung làm cháy sém da quanh gốc. Nếu trồng trong nhà, nên để hoa kề cửa sổ nhiều nắng nhất và thay đổi vị trí theo mùa để hoa luôn nhận được ánh sáng đầy đủ.

Vanda ưa nhiều nắng (full sun) nhưng cũng cần che lưới 30%, nhiệt độ tối thiểu là 60°F, tốt nhất là 70°F, nhiệt độ cao nhất 95°F, ẩm độ trung bình là 70-80% và thoáng gió cho nên cần có máy phun hơi ẩm (evaporative cooler hay humidifier). Đáp ứng được điều kiện này Vanda sẽ có hoa từ mùa Xuân cho đến mùa Thu, có cây ra hoa 3- 4 lần như cây Ascocenda Princess Mikasa chẳng hạn. Vanda ưa trồng trong rỏ gỗ (Basket) để cho rễ đuợc thoáng đãng. Nếu không có nhà kính, muà Đông nên mang vào trong nhà để ở cưả sổ phía Tây Nam và cho thêm đèn

TƯỚI NƯỚC VÁ BÓN PHÂN

Muà hè Vanda cần tưới tối thiểu mỗi ngày một lần, mùa Xuân và Thu 2 lần một tuần và bớt đi vào muà Đông. Khi tưới nước, nên chú ý rễ phải biến từ mầu trắng sang mầu xanh đen mới là đủ nước. Mùa hè nên dùng bình phun nước pha phân bón thật loãng, mỗi ngay phun vài lần. Vanda cần nhiều phân bón hơn tất cả các loại lan, nên bón phân 20-20-20 mỗi ngày vào mùa hè với ¼ thìa cà phê cho 1 gallon nước hay 1 thìa, một gallon mỗi tuần và cứ 3 tuần một lần bón bằng phân 10-30–20. Mùa Xuân và mùa Thu bón 2 tuần một lần và mùa Đông ngưng bón. Khi bón phân phải tưới nước rồi mới bón, đừng bón phân khi rễ còn khô.

THAY CHẬU

Vanda nên trồng trong giỏ (basket) bằng gỗ không nên trồng trong chậu nhựa. Nếu giỏ nhỏ quá, nên lồng vào trong giỏ lớn hơn. Ngâm rễ lan vào trong nước chừng ½ giờ cho mềm, cuộn lai theo vòng tròn và bỏ vào giỏ. Có thể bỏ thêm than củi hay võ thông loại lớn từ 1 inche trở lên. Khi cây quá cao có thể cắt ngắn đi, miễn là phần ngọn phải có tối thiểu là 3 rễ. Phần gốc dưới để vào chỗ mát có thể ra nhánh mới.

NHỮNG VẤN ĐỀ

Khi cây ra nụ cần tưới điều hòa, nếu để khô hay độ ẩm xuống quá thấp, nụ sẽ bị úa vàng và rụng. Một đôi khi nụ hoa tiết ra một chất mật làm cho nụ cũng không nở được, lấy bình phun nước phun nhẹ vài lần cho tan chất mật. Khi lá cây bị nhăn nheo và vàng triệu chứng cuả thiếu nước, cây bị rụng lá phía dưới hoặc là cây bị quá khô, thiếu độ ẩm hay bị bệnh. Nếu bị bệnh phun bằng Draconil từ gốc đến ngọn và rễ liên tiếp 2-3 tuần liền. Nếu không hết, cắt bỏ phần gốc cho đến khi nào thấy hết đốm đen ở trong lõi. Dùng vôi hay diêm sinh bôi vào chỗ cắt. Phun Draconil toàn diện, đợi cho ráo nước cho vào bao nylon treo vào chỗ mát. Đừng để nuơc đọng trên ngọn. Khi nào ra rễ dài trên 2 inches mới bỏ ra ngoài.

NHỮNG CÂY DỄ TRỒNG VÀ NHIỀU HOA

Nên trồng những cây đã lai giống phần đông dễ trồng mà lại nhiều hoa như cây Ascocenda Princess Mikasa chẳng hạn, cây này có hai mầu: hồng và tím xanh có thể ra hoa tới 3-4 lần trong một năm nếu đầy đủ điều kiện.

VANDA CÓ HƯƠNG THƠM

Vanda tricolor Vanda tricolor var suavis Vanda amesiana Vanda dearei Vanda insignis Vanda lamellata Vanda luzonica Vanda merrillii

Những cây lai giống từ các cây kể trên đều thừa hưởng đặc tính di truyền hương thơm từ cây cha hoặc cây mẹ. Nên nhớ cây Vanda foetida môt vài cuốn sách đề là franhưng mùi hôi nồng nặc.

Cách trồng Vanda có thể áp dụng cho Aerides, Renanthera và Rhynchostylis được, nhưng những cây sau này không cần nhiều ánh nắng.

Theo Bùi Xuân Đáng