Vảy rồng hoa đẹp và lỳ lợm là vậy nhưng không phải là dễ ra hoa và sai hoa. Khiến nhiều người chưa thấy được vẻ đẹp của chúng. Nên bây giờ ít người chơi và quan tâm đến.
Chỉ cần một chút mẹo nhỏ để em nó ra sai hoa thì không có gì là khó khăn cả. Chỉ sợ ta không chơi mà thôi.
Vảy rồng ra hoa và mùa xuân và hạ. Hoa mọc ra từng chùm dài buông xuống. Cánh hoa mỏng manh nhưng rực rỡ sắc vàng, hương thơm nhè nhẹ. Màu vàng cực kỳ bắt mắt chúng ta.
Nhìn hoa mà không nhìn giả hành thì rất dễ nhầm lẫn với lan kim điệp có hoa tương tự như vậy.
Lúc nào cũng vậy trồng lan thời điểm tốt nhất là khi cây ra hoa xong.
Khi hoa xong chúng ta tiến hành trồng.
Vảy rồng không nên tách ra trồng mà nên để cả giề trồng như vậy sẽ tốt và lợi thế hơn khi ra hoa về sau.
Để cả giề trồng hoa sẽ ra đồng loạt. Và lan vảy rồng cũng thích như vậy
Mua lan về chúng ta cần xử lý qua một chút. Ngâm thuốc chống nấm khuẩn và kích rễ như rất nhiều bài viết tôi đã hướng dẫn.
Để biết lan vảy rồng nên trồng vào giá thể nào là thích hợp, chúng ta cần biết một số đặc điểm sau.
Lan vảy rồng kỵ nhất là trồng lại nhiều lần. Không giống như phi điệp, hạc vỹ,…
Mỗi năm chúng ta trồng lại một lần cũng được.
Vảy rồng thích sự cố định phát triển lâu dài trên một giá thể nào đó.
Cây cũng tương đối ít rễ, thân phình kích thước trung bình bằng ngón tay cái, một lá duy nhất trên đỉnh.
Một vài điều trên cho ta thấy nên trồng vảy rồng vào những giá thể bền như gỗ lũa, than củi, dớn(dớn nâu dớn đá), sỏi nhẹ, đá bọt,….
Cứ bền là được. Có gì dùng đó. Và hãy cố gắng tạo cho mình một tác phẩm vảy rồng thật ưng ý.
Trồng trọt đã xong tiếp đến là chăm sóc.
Mọi người thường bảo vảy rồng trồng phải thật nắng. Nắng thật nhiều.
Nhưng theo tôi đó là một sai lầm. Vảy rồng chỉ cần 50% nắng là vừa đủ.
Thậm chí ít nắng hơn vẫn phát triển khá mạnh.
Nắng quá cây chậm phát triển.
May mắn thay vảy rồng thích hợp cho mọi người từ bác nào chăm tưới cho đến bác lười chăm.
Do khả năng chịu hạn cực kỳ tốt nhờ đặc điểm và cơ chế hạn chế thoát hơi nước.
Còn với các bác, đặc biệt là các chị em phụ nữ rất chịu khó cầm vòi tưới cây. Nó cũng khoái lắm, tưới nhiều đủ độ ẩm cây đẻ miên man, xanh rỳ. Nhưng từ ngày ấy không thấy cây ra hoa bao giờ.
Một câu chuyện buồn.
Buồn rồi sẽ vui, điểm chốt ở cuối bài.
Gió
Lan nào thì cũng cần giá lưu thông, thoáng đãng.
Vảy rồng thì không nằm ngoài hai chữ Phong lan.
Phong là gió, đến đây chắc không cần phải nói nhiều nữa.
Phân bón
Các bác có gì cho ăn nấy. Không cho ăn cây hít khí trời cũng được mà.
Sáu tháng đầu năm sau mùa hoa bón phân có tỷ lệ đạm cao để cây phát triển như NPK 30-10-10, phân cá, rong biển,…..
Bốn tháng cuối năm cho ăn phân có lân cao như NPK 6-30-30, NPK 8-52-17,…
Thời gian gần đây tôi ít dùng phân bón hóa học mà chuyển sáng dùng phân bón tự làm như nước vo gạo, nước chè, men nở,….
Dùng phân hữu cơ thì mới bền vững được. Dùng phân hóa học phải có chút kiến thức, các bác mới tiếp dễ dùng quá liều hại cây lắm.
Bệnh và phòng bệnh
Hai chữ thôi “Lỳ Lợm”
Làm sao để vảy rồng sai hoa
Điều đáng mong đợi của cả bài viết đây rồi.
Muốn cây vảy rồng ra hoa và thật sai hoa thì cần lưu ý như sau.
Vảy rồng thường bắt đầu ra hoa sau tết 2 tháng(Lâm Đồng vảy rồng có khi ra hoa vào tết) ăn Tết xong các bác cắt nước, không tưới nước nữa. Không tưới một giọt nào cho đến khi cây nhú nụ. Có thể cắt nước trước Tết một tháng cho chắc ăn.
Vảy rồng mà các bác không làm như vậy thường khó ra hoa, có ra thì cũng ít. Không sợ cây chết, chỉ sợ các bác tưới thôi. Tránh được nước mưa nữa thì càng tốt. Vì thời điểm này đôi khi có mưa.
Chỉ đơn giản vậy thôi. Chúc các bác có những giò lan vảy rồng đẹp và sai hoa.
Nguồn: orchivi.com
Comments