Top 11 # Xem Nhiều Nhất Hoa Lan Ngoc Thao Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Bón Phân Lâm Thao Npk

1. Đặc điểm sinh trưởng

Cây dưa chuột có tên khoa học là Cucumis sativus L. thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae; là loại rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao. Nhiệt độ trung bình ngày đêm thích hợp cho dưa chuột là 22 – 24 độ C, tuy nhiên đây là cây chịu được nóng tốt nên ở Việt Nam có thể trồng được vào vụ hè.

Nếu nhiệt độ đất bằng 15,6 độ C thì phải mất 9 – 16 ngày hạt dưa chuột mới nảy mầm được, nếu nhiệt độ đất là 21 độ C thì chỉ mất 5 – 6 ngày hạt nảy mầm. Trường hợp quá nóng vào giai đoạn ra hoa thì cũng giảm khả năng thụ phấn của hoa. Dưa chuột cũng là cây chịu độ ẩm đất và không khí cao hàng đầu so với các loại rau. Giai đoạn cây dưa chuột tăng trưởng mạnh, yêu cầu về dinh dưỡng và nước cao từ sau khi hình thành tua bám vào dàn cho đến ra hoa, hình thành quả…

2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của quả dưa chuột chế biến

Nông dân huyện Yên Thế (tỉnh Yên Bái) có thu nhập khá nhờ chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng dưa chuột. Ảnh: I.T

– Quả cho muối chua gồm có 2 loại quả: Quả nhỏ và quả bao tử.

* Quả nhỏ: Dưa chuột phải non, tươi, hình dạng bình thường. Thông thường kích thước quả: Chiều dài 6 – 11cm, đường kính quả 1,5 – 2 cm (giống TN 011, Phú Thịnh, Tam Dương).

* Quả bao tử: Dưa chuột bao tử phải non, tươi, phát triển bình thường, không già, vàng, cong queo. Kích thước quả: đường kính chỗ lớn nhất không quá 1,7cm; chiều dài không quá 7,0cm (gồm có 4 giống, trong đó có giống Marinda).

– Quả cho muối mặn: Dưa chuột muối mặn có màu gai trắng, vỏ xanh đậm, quả dài (30 – 45cm), đường kính quả khoảng 4 – 5cm, quả đặc để muối mặn, sản phẩm cho xuất khẩu (thị trường Nhật Bản) hoặc loại giống có kích thước quả 20 – 25cm x 2,8 – 3,0cm (thị trường Đài Loan, Singapore, Hong Kong).

– Quả cho chẻ nhỏ dầm dấm:

* Đóng hộp chẻ 3, 4: Quả đặc có đường kính 3,4 – 5,4 cm, quả dài 9 – 10cm.

* Dưa chuột chế biến thái lát: Các giống dùng cho sản phẩm này không yêu cầu khắt khe về chiều dài quả, nhưng yêu cầu đường kính quả trong khoảng 2,8 – 3,5 cm, thịt đặc, sau chế biến vẫn giữ được màu xanh đẹp.

3. Đánh giá các giống nghiên cứu

– Dạng sản phẩm cho chế biến muối chua bao gồm 2 dạng quả:

* Quả bao tử: Gồm 4 giống, trong đó có 1 dòng của Việt Nam, còn lại là 3 giống F1 của Đài Loan, Hà Lan và Mỹ.

* Quả nhỏ, gồm 23 giống, trong đó chủ yếu là các giống địa phương và các dòng dưa chuột đang được chọn của Việt Nam. Ngoài ra có 6 giống từ Thái Lan và 3 giống từ Đài Loan.

– Dạng sản phẩm cho chế biến muối mặn. Ở nhóm giống này chủ yếu có nguồn gốc từ Việt Nam (10 giống), Đài Loan (4 giống) và Nhật Bản (5 giống).

4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các giống dưa chuột cho chế biến

Căn cứ vào chỉ tiêu độ chín sớm nông học (thời gian từ mọc đến thu quả đầu), đây là chỉ tiêu rất quan trọng để xây dựng các tổ hợp lại có thời gian sinh trưởng khác nhau, các giống được phân thành các nhóm sau:

– Nhóm giống chín sớm: Thời gian từ mọc đến thu quả đầu sớm, dao động 30 -35 ngày. Trong nhóm này có giống TN 011, Tam Dương, PC 4…

– Nhóm giống chín trung bình: Có thời gian từ mọc tới thu quả đầu 35 – 40 ngày, như giống Phú Thích, Marinda, PC1…

– Nhóm giống chín muộn: Có thời gian từ mọc tới thu quả đầu từ 40 – 45 ngày trở lên, là các giống Vista, Số 266…

5. Kỹ thuật gieo trồng

5.1. Thời vụ

– Vụ xuân gieo hạt từ tháng 1 đến tháng 2 (có thể kéo dài đến hết tháng 3); vụ đông từ tháng 9 đến tháng 12; vụ hè từ tháng 4 đến tháng 7. Năng suất cao nhất là vụ xuân, thấp nhất vụ hè.

– Đối với các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có thể trồng dưa chuột quanh năm, tuy nhiên vào các tháng quá lạnh như cuối tháng 12, tháng 1 thì năng suất dưa chuột thường giảm mạnh vì nhiệt độ thời gian này xuống thấp.

– Các tỉnh phía Nam gieo hạt cuối tháng 4 đầu tháng 5, thu hoạch giữa tháng 6 đến hết tháng 7.

5.2. Gieo cây con

Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60 x 45cm với số lượng 60 hốc/khay.

Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng hoai mục.

Hạt ngâm trong nước ấm 35 – 40 độ C trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27 – 30 độ C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm.

Lượng hạt dưa gieo cho 1 ha là 0,7 – 1,0kg/ha (30 gr/sào Bắc Bộ 360m2).

5.3. Làm đất, trồng cây

Dưa chuột có thể trồng được trên nhiều loại đất nhưng thích hợp trên đất có độ phì nhiêu cao, trung tính, pH từ 6 – 7,0.

Đất chưa trồng các cây họ bầu bí để tránh lây nhiễm sâu, bệnh. Dưa chuột kém chịu trong môi trường đất chua mạnh.

Khoảng cách gieo trồng thích hợp: Hàng cách hàng 50 – 60cm, cây cách 30 – 40 cm, tương ứng với mật độ 27.000 – 43.000 hốc/ha (tương ứng với 1.000 -1.500 hốc/sào Bắc Bộ).

Chú ý nếu gieo trồng ở vụ xuân hè hoặc vụ hè thì mật độ thưa, còn ở vụ đông thì mật độ dày hơn. Làm đất kỹ, nếu gieo trồng vào xuân hè hoặc vụ hè có mưa nhiều thì phải lên luống cao 30cm, vào vụ đông thì lên luống 20cm. Mặt luống rộng 90 – 100cm.

Đào hốc hoặc đánh rạch theo hàng dọc theo luống, hàng cách mép luống 20 cm. Cho phân bón lót vào hốc, trộn đều với đất. Vì gieo thẳng hạt nên sau khi bón phân lót phải rắc lớp đất bột mịn lên trên, sau đó rắc hạt, mỗi hốc 3 hạt…

Sau này khi cây đã mọc 2 – 3 lá thật phải tỉa bớt cây con chỉ để lại 1 – 2 cây/hốc.

Đối với giống lai F1 thì chỉ để lại 1 cây/hốc.

Sau gieo phủ rạ lên trên hốc, tưới đẫm nước. Sau đó hàng ngày tưới nước duy trì ẩm cho đến bén rễ hồi xanh.

6. Bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây dưa chuột (trong đó có dưa chuột bao tử)

– Bón lót: 15 – 20 tấn phân chuồng hoai mục/ha (500 – 700kg/sào Bắc Bộ) + 600-750kg/ha NPK-S 6.8.4.9 (từ 22-2 kg/sào Bắc Bộ).

– Bón thúc: Chia làm 3 lần:

* Thúc lần 1 khi cây có 2 – 3 lá thật. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 như sau: 350 – 400 kg/ha (12 – 14kg/sào).

* Thúc lần 2 khi cây cao 20cm, đã có tua cuốn. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 như sau: 300 – 350kg/ha (11 – 13 kg/sào). Bón thúc phân xong thì cắm giàn.

* Thúc lần 3 khi cây ra hoa và có quá rộ. Dùng NPK-S loại 12.3.13-8 khoảng 250 – 300 kg/ha (9 – 11 kg/sào). Bón thúc lần này kết hợp với tháo nước vào rãnh để tưới cho cây.

7. Thu hoạch và để giống

Để ăn tươi phải thu hoạch sớm khi các u vấu ở quả còn nổi rõ, tức là sau khi hoa cái tàn 7 – 10 ngày. Muốn để giống chọn quả ở gốc, đều, thẳng.

Thu khi quả thật già, vỏ vàng nhiều rạn chân chim. Để thêm 7 – 10 ngày nữa cho hạt chín sinh lý, sau đó bổ ra lấy hạt, đãi, hong khô.

Chúc bà con nông dân sử dụng phân bón NPK-S Lâm Thao theo khuyến cáo để đạt năng suất và chất lượng dưa chuột cao, phục vụ cho tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu.

http://danviet.vn

Supe Lâm Thao Tuyên Chiến Với Phân Bón Giả

Là đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón có sản lượng lớn nhất Việt Nam, phân bón Lâm Thao với thương hiệu “Ba nhành cọ xanh” của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã trở nên quen thuộc với bà con nông dân cả nước.

Dây chuyền sản phẩm NPK mới hàm lượng cao của công ty sẽ ra mắt thị trường vào tháng 1/2018.

Tuy nhiên càng nổi tiếng lại càng bị làm giả nhiều, Supe Lâm Thao và người nông dân sử dụng phân bón đều chịu thiệt hại. Công ty đã phải đưa ra rất nhiều biện pháp đã “tuyên chiến” với nạn phân bón giả.

Làm giả tinh vi dưới nhiều hình thức

Những năm trở lại đây, tình hình sản xuất phân bón giả, phân kém chất lượng ngày càng tinh vi, riêng trong năm 2014, lực lượng quản lý thị trường cả nước phát hiện, xử lý 200 vụ vi phạm thu phạt hành chính 2,11 tỷ đồng, thu giữ, xử lý tiêu hủy 690 tấn và 3.306 gói, chai phân bón các loại.

Điển hình năm 2012 tại xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình bà con nông dân mua phải phân bón NPK-S 5.10.3-8 giả phân bón Lâm Thao bón cho cây ngô, sau khi bón xong cây ngô sinh trưởng và phát triển kém, lá vàng, không cho năng suất, bà con đã kiến nghị, các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và kết luận đó là phân bón giả làm từ đất sét và bột đá, không có dinh dưỡng, do một đối tượng ở Thành phố Hà Nội sản xuất và tiêu thụ.

Một chiêu trò khác của một số cửa hàng kinh doanh phân bón nhỏ lẻ là lấy vỏ bao bì phân bón Lâm Thao đã sử dụng sau đó để phân bón của các Công ty không có thương hiệu có giá thấp vào bán lẻ cho người nông dân để thu lợi nhuận bất chính.

Ngoài hành vi làm giả phân bón Lâm Thao, một số cơ sở sản xuất phân bón làm bao bì với kiểu dáng giống hêt bao bì của các thương hiệu nổi tiếng như phân bón Lâm Thao (chỉ khác logo và tên cơ sở sản xuất) điều này dễ gây nhầm lẫn cho bà con nông dân khi lựa chọn sản phẩm phân bón Lâm Thao đặc biệt là bà con vùng sâu, vùng xa. Các cở sở này thường chiết khấu rất cao cho các đại lý bán hàng do vậy các đại lý vì lợi nhuận đã hướng bà con nông dân mua các sản phẩm phân bón này.

“Tuyên chiến” với phân bón giả

Trước thực trạng phân bón giả, phân nhái, phân kém chất lượng vẫn chưa được kiểm soát, gây thiệt hại nghiêm trọng cho bà con nông dân cũng như các doanh nghiệp sản xuất phân bón chân chính, là nhà sản xuất kinh doanh phân bón có sản lượng lớn nhất Việt Nam với bề dày 55 năm xây dựng và phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao luôn quan tâm, xác định việc bảo vệ thương hiệu giúp cho người nông dân phân biệt phân thật, phân giả là biện pháp sống còn của doanh nghiệp.

Supe Lâm Thao luôn tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sử dụng phân bón chuẩn và đúng cách cho bà con nông dân.

Để giúp cho người nông dân mua được phân bón Lâm Thao thuận tiện nhất và phân biệt phân thật, phân giả, phân kém chất lượng, Supe Lâm Thao đã xây dựng được hệ thống các nhà phân phối sản phẩm khu vực trên toàn quốc. Mỗi năm Công ty tổ chức hàng nghìn hội nghị, cho hàng trăm nghìn lượt nông dân, hướng dẫn bà con cách bón phân khoa học, hiệu quả, cách phân biệt phân thật, phân bón giả, phân bón kém chất lượng.

Bên cạnh đó, Công ty còn tăng cường quảng bá sản phẩm phân bón trên các phương tiện truyền thông như Đài Truyền hình VN, Đài tiếng nói VN, Đài phát thanh và Truyền hình các tỉnh, hệ thống Đài truyền thanh các xã. Đặc biệt chúng tôi đã kết hợp với kênh truyền hình nông nghiêp nông thôn 3N-VTC16 tổ chức chương trình tư vấn trực tiếp chương trình “Hỏi biết trên đồng” và hướng dẫn sử dụng trực tiếp cho người nông dân.

Để phát triển thương hiệu bền vững, Công ty đã tiến hành bảo hộ nhãn hiệu với logo là 3 nhành cọ xanh, bên dưới có chữ Lâm Thao tại Cục Sở hữu Trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong thời gian tới công ty cũng tiến hành thay đổi bao bì sản phẩm đối với các loại phân NPK-S bón thúc, từ bao tráng màng PP sang bao OPP để tăng độ bền, hình thức đẹp và khó làm giả. Công ty cũng sẽ tiến hành dán tem chống hàng giả điện tử (SMS) đối với các sản phẩm phân NPK-S bón thúc và phân bón NPK hàm lượng cao của dây chuyền sản xuất NPK số 4. Chúng tôi đã triển khai thực hiện việc dán tem chống hàng giả đối với sản phẩm phân lân nung chảy Lâm Thao.

H. Dương

Rau Su Su Tăng Năng Suất Nhờ Phân Bón Lâm Thao

Thương hiệu nổi tiếng

Tam Đảo không chỉ nổi tiếng là điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước mà còn nổi tiếng với đặc sản su su ăn ngọn. Được thiên nhiên ưu đãi nên những ngọn su su ở Tam Đảo xanh mơn mởn, ngọn vươn dài, mập mạp, ăn vào có vị ngọt, thơm.

Tuy nhiên, theo ông Cầu, điều mà chính quyền và người dân nơi đây vẫn loay hoay với bài toán “năng suất, chất lượng…”.

Năng suất tăng 15 – 20%

Ông Trần Văn Thân, trưởng thôn Đông Thành, đồng thời cũng là chủ hộ trực tiếp tham gia mô hình chia sẻ: “Cây rau su su đã gắn bó với người dân Tam Đảo từ rất lâu rồi, là trưởng thôn nên tôi luôn cố gắng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào thâm canh sao cho rau su su đạt năng suất chất lượng cao nhất.

Theo tập quán, tôi và nhiều người dân trong thôn Đông Thành cũng như thôn Làng Hà, Đồng Bảng (3 thôn có diện tích trồng su su tập trung nhất của xã Hồ Sơn) vẫn bón phân đơn, thấy năng suất cũng tăng so với khi không bón. Nhưng tôi vẫn luôn trăn trở với câu hỏi: Liệu tôi có đang bón phân đúng cách và việc bón phân như vậy có ảnh hưởng đến chất lượng của rau su su so với khi không bón hay không?”.

Đáp lại thắc mắc của ông Thân, ông Cầu nói: “Trước khi có hội nghị này, chúng tôi đã thành lập một đoàn kiểm tra về lấy mẫu rau su su để phân tích. Kết quả, tôi chỉ có thể dùng từ “quá sạch” để nhận xét. Không những thế, ngọn rau su su trồng theo mô hình nhìn cảm quan rất mập, đốt ngắn, tiện lợi cho người sử dụng trong khâu chế biến, trong khi ở ruộng đối chứng phân đơn theo tập quán địa phương đốt nhỏ và dài hơn.

Qua đánh giá sơ bộ, năng suất ở ruộng mô hình sẽ tăng 15 – 20% so với ruộng đối chứng, giúp bà con thu lãi trên 2 triệu đồng/sào/vụ, một con số vượt ngoài sức mong đợi của tôi. Hơn nữa, lại tiết kiệm chi phí bón phân, công sức chăm bón và hạn chế được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật”.

Cụ thể, ở ruộng mô hình, bà con bón phân theo quy trình bón khép kín mà Công ty hướng dẫn (tính cho 1 sào Bắc Bộ 360m2) đảm bảo rau su su đạt tiêu chuẩn VietGAP:

Lượng giống: 135kg, phân gà: 1.000kg bón lót cùng NPK-S*M1 5.10.3-8 số lượng 200kg, bón thúc bà con sử dụng NPK-S*M1 12.5.10-14 số lượng 120kg, ngoài ra bà con không cần phải bón thêm bất kì loại phân nào khác. Thời gian trồng lý tưởng nhất từ 20/8 – 20/9, bắt đầu thu hoạch (thu bói) khoảng 1 tháng sau trồng, tổng thời gian sinh trưởng từ 7 – 8 tháng, thu hái 15 lần/tháng, mỗi lần bình quân bà con sẽ thu được 25 – 30kg ngọn su su.

Trả lời thắc mắc của bà con về vấn đề phân giả, phân nhái Lâm Thao hiện trên thị trường có rất nhiều, gây tâm lý hoang mang cho bà con rất sợ mua phải phân bón giả, ông Lê Xuân Bách, Trạm trưởng Trạm Giao dịch của Công ty tại tỉnh Vĩnh Phúc nói: “Bà con nên mua phân bón Lâm Thao tại các cửa hàng thuộc hệ thống phân phối của Lâm Thao. Bà con cũng cần lưu ý một vài đặc điểm nhận dạng quan trọng của Lâm Thao là hình ảnh logo 3 nhành lá cọ có răng cưa kèm chữ Lâm Thao, bà con cũng cần đọc kỹ thành phần dinh dưỡng có trong 1 bao phân được ghi rõ trên bao bì, tránh tiền mất, tật oan…”.

Hoa Linh Lan – Hoa Lan Chuông

LILY OF THE VALLEY (Hoa Linh Lan)

Sự trở về của hạnh phúc

Tên tiếng Việt: Hoa Linh Lan, Hoa Lan Chuông, Hoa Huệ Thung.

Tên tiếng Anh: Lily of the Valley, “Ladder to Heaven” (Chiếc thang đến Thiên Đàng), May Lily (Lily tháng 5), Our Lady”s Tears (Những giọt nước mắt của Đức Mẹ), Convall-lily (Lily quân anh).

Phân loại khoa học:

Giới (regnum): Plantae.

Ngành (divisio): Magnoliophyta.

Lớp (class): Liliopsida.

Bộ (ordo): Asparagales.

Họ (familia): Ruscaceae.

Chi (genus): Convallaria.

Loài (species): C. majalis.

Tên hai phần: Convallaria majalis L.

Ý nghĩa: Hạnh phúc tìm lại, Sự khiêm tốn.

Hoa mang vẻ đẹp lắng sâu Thẹn thùng trong chiếc áo màu trắng trong Lánh xa sắc nắng trời hồng Lại yêu đất đến kiệt lòng dâng hương. William Wordsworth 

Linh lan hay lan chuông (danh pháp khoa học: Convallaria majalis), là loài duy nhất trong chi Convallaria thuộc một họ thực vật có hoa là họ Ruscaceae. Nó có nguồn gốc trong khu vực ôn đới mát của Bắc bán cầu tại châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ. Nó là một loài cây thân thảo sống lâu năm có khả năng tạo thành các cụm dày dặc nhờ loang rộng theo các rễ ngầm dưới mặt đất gọi là thân rễ. Các thân rễ này tạo ra rất nhiều chồi mỗi mùa xuân. Thân cây cao tới 15-30 cm, với hai lá dài 10-25 cm và cành hoa bao gồm 5-15 hoa trên đỉnh ngọn thân cây. Hoa có màu trắng (ít khi hồng), hình chuông, đường kính 5-10 mm, có mùi thơm ngọt; nở hoa về cuối mùa xuân. Quả của nó là loại quả mọng màu đỏ, nhỏ với đường kính 5-7 mm.

Nó là một loại cây cảnh trồng phổ biến trong vườn vì các hoa có mùi thơm của nó.

Hoa Linh Lan (hoa lan chuông) thuộc loài lưu niên thân thảo thường mọc ở thung lũng sâu, dưới bóng râm những cây sồi hay ven những bờ suối mát. Mỗi cây chỉ có một cặp nhánh mà mỗi nhánh mang những chiếc lá thuôn dài cùng với một chùm hoa nở rộ. Lá và hoa linh lan chứa các glycozit nhưConvallimarin, Convallarin có tác dụng tim mạch và được sử dụng trong y học trong nhiều thế kỷ. Với các đơn thuốc quá liều nó có thể gây ngộ độc; các loài vật nuôi và trẻ em có thể bị thương tổn khi ăn phải linh lan.

Linh lan bị ấu trùng của một số loài thuộc bộ Lepidoptera phá hoại, nhưAntitype chi.

Những đóa hoa nhỏ trắng, xinh xắn dễ thương và đẹp ngọt ngào này mang ý nghĩa sự trở về của hạnh phúc (the return of happiness – hạnh phúc tìm lại). Hoa lan chuông nở rộ vào tháng 5, mang về những đợt thời tiết ấm áp nên nó tượng trưng cho niềm vui trở lại. Trong một thời gian dài nó là biểu tượng cho sự nhún nhường và trinh bạch bởi hoa có màu trắng tinh khiết và đầu hoa cuối xuống. Có một huyền thoại kể về tình yêu của bông hoa Linh Lan dành cho chú chim Sơn Ca đã không trở lại khu rừng xưa cho đến khi hoa Linh Lan nở vào tháng 5.

Hoa này trong tiếng Anh còn được gọi là Our Lady’s tears (Nước mắt của Đức Mẹ) do, theo một truyền thuyết, những giọt nước mắt của Đức Mẹ đồng trinh Mary rơi trên cây thánh giá đã trở thành hoa linh lan. Theo một truyền thuyết khác, hoa linh lan cũng đã xuất hiện từ máu của Thánh Leonard trong trận chiến của ông với con rồng. Hoa Linh Lan còn là biểu tượng cho sự phục sinh của Chúa. Lily of the valley thường được các linh mục trồng để trang trí bệ thờ và còn được gọi là Ladder to Heaven (thang dẫn lên Thiên Đàng) bởi những bông hoa nhỏ bé hình chuông xinh xắn này mọc lên đều đặn từ cuống, giống như những bậc thang.

Các tên gọi khác trong tiếng Anh là May Lily (huệ tháng Năm), May Bells(hoa chuông tháng Năm), Lily Constancy (huệ chung thủy), Ladder-to-Heaven (thang tới thiên đường), Male Lily and Muguet v.v.

Theo truyền thống, hoa linh lan được bán tại Pháp trên các đường phố vào ngày 1 tháng 5. Kể từ năm 1982, hoa linh lan là quốc hoa của Phần Lan. Nó là loài hoa chính thức của các hội đoàn như Pi Kappa Alpha, Kappa Sigma và của liên đoàn các bà xơ Alpha Epsilon Phi tại Hoa Kỳ.

Tên gọi “lily of the valley” (“linh lan“) cũng được sử dụng trong một số bản dịch ra tiếng Anh của Kinh Thánh phần Nhã ca 2:1, mặc dù từ trong tiếng Hêbrơ là “shoshana” nguyên thủy được dùng tại đó không chắc chắn có phải để chỉ loài hoa này hay không.

Linh lan còn được dùng làm thuốc. Xa xưa, người ta tin rằng hoa lan chuông có thể làm tăng trí nhớ, hoàn lại giọng nói; bôi dung dịch hoa trên trán và sau cổ giúp thông minh. Mặc dù mang nhiều năng lực huyền thoại vậy, tất cả các bộ phận của cây hoa đều độc. Lá của chúng có thể tạo ra thuốc nhuộm màu xanh cỏ với nước vôi.

  

  

Mùa hoa muguet trở lại Như người bạn xưa tìm về Hoa trải dài bờ ke Tới tận chiếc ghế băng bên hè,  nơi anh ngồi chờ em. Và anh thấy nở sáng bừng Trên khuôn mặt em vui tươi Nụ cười  Đẹp hơn bao giờ hết.

Mùa muguet ngắn ngủi Chẳng qua nổi tháng Năm Những đóa hoa rồi sẽ úa tàn Nhưng với hai ta, sẽ chẳng gì thay đổi Vẫn đẹp mãi khúc ca tình yêu Ta đã hát trong ngày đầu tươi mới.

Đã hết rồi, mùa hoa muguet Người bạn xưa đã ra đi mỏi mệt Tìm lãng quên một năm dài biền biệt Người để lại cho ta Một chút mùa xuân xa Một chút tuổi hai mươi yêu dấu Để yêu nhau,  để yêu nhau dài lâu. 

tạm dịch từ bài hát sau:

Il est revenu, le temps du muguet  Comme un vieil ami retrouvé  Il est revenu flâner le long des quais  Jusqu’au banc où je t’attendais  Et j’ai vu refleurir  L’éclat de ton sourire  Aujourd’hui plus beau que jamais 

Le temps du muguet ne dure jamais  Plus longtemps que le mois de mai  Quand tous ses bouquets déjà seront fanés  Pour nous deux rien n’aura changé  Aussi belle qu’avant  Notre chanson d’amour  Chantera comme au premier jour  Il s’en est allé, le temps du muguet

Comme un vieil ami fatigué  Pour toute une année, pour se faire oublier  En partant il nous a laissé  Un peu de son printemps  Un peu de ses vingt ans  Pour s’aimer, pour s’aimer longtemps

*Muguet: Một tên gọi khác của hoa linh lan.

Linh lan-loài hoa biểu tượng cho tháng 5