Hình Ảnh Hoa Phong Lan Cattleya Lc Tainan City X Blc Chialin (Bao Thanh Thiên)
--- Bài mới hơn ---
--- Bài cũ hơn ---
Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Hoa Lan Dendro Bao Thanh Thiên xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất vào ngày 23/05/2022 trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Hoa Lan Dendro Bao Thanh Thiên nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, chủ đề này đã thu hút được 8.910 lượt xem.
--- Bài mới hơn ---
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Hiện nay có rất nhiều người chưa biết về Cây bao thanh thiên, là loài cây mọc thành bụi, sống lâu năm và gần như không thân, lá cây mọc tập trung trên mặt đất dạng thuôn nhọn hai đầu, cuống dài, mảnh mềm màu trắng hồng. Lá màu xanh đậm nổi rõ các gân màu hồng như bộ xương của lá. Cụm hoa dạng mo nhỏ, cuống chung mập. Hoa màu trắng
Cây bao thanh niên luôn mang đến cho gia chủ sự thịnh vượng, tiền tài, danh vọng, phú quý và luôn là loài cây sang trọng nhất. Cây cao khoảng 30cm có hoa màu trắng xanh. Màu đỏ của lá và màu trắng của hoa phối hợp tạo nên vẻ rực rỡ, quý phái sẽ làm nổi bật lên không gian nội thất và văn phòng. Mặt dưới của lá với gân lá nổi bật màu đỏ tươi trên nền lá màu đỏ tía. Ngược lại,mặt trên của lá lại có màu xanh lục và gân lá màu hồng.
Khi mà bà con chăm sóc cây bao thanh thiên bạn nên chú ý đến những đặc điểm sau dây của cây.
là cây nhiều sắc tố và chịu bóng, tuy nhiên lá cây sẽ bị nhạt màu nếu thiếu quang hợp, bởi vậy môi trường càng gần ánh sáng thì màu lá càng đậm. Thỉnh thoảng nên đem cây ra nắng một lần.
Ngoài ra, cây còn có thể sống trong môi trường thuỷ sinh và được trồng thành những cây bao thanh thiên trong nước rất đẹp và tinh tế.
Loại cây này ưa bóng, phù hợp làm cây trồng nội thất, có tốc độ sinh trưởng nhanh, nhanh ra lá mới, nhu cầu nước cao do bộ lá cây khá sum suê, nên lượng hơi nước thoát qua lá khá nhiều, do đó cần chú ý đến mức nước ở trong bình có thể nhanh bị cạn
Khi cây phát triển được một thời gian bà con nên thường xuyên nhặt những lá vàng để có thể tỉa lá giúp cho cây thông thoáng hơn, đối với cây trồng trong nước thì bạn thường xuyên thay nước khi thấy nước bên trong có hiện tượng đục, sùi bọt nhiều, thì bạn nên đổ nước cũ đi và thay vào bằng nước mới.
Đối với cây bao thanh thiên trồng đất thì khi trồng bà con nên chú ý đến đất trồng của cây, bà con nên chọn những loại đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng, kèm them mùn hoặc ít phân hỗn hợp để giúp cho cây có thê phát triển tốt hơn Sử dụng phân bón NPK cho cây và bón định kỳ khoảng nửa tháng một lần.
Trong quá trình phát triển của cây, cây sẽ xuất hiện một số loại sâu bênh nhất định vì vậy bà con nên chăm sóc cho cây tốt hơn và thường xuyên dọn cỏ xung quanh gốc cây để tạo độ thông thoáng cho cây phát triển tốt hơn
Cây bao thanh thiên mang ý nghĩa quý phái và sang trọng, là cây để bàn như một lời chúc phúc cho cá nhân hay doanh nghiệp luôn được thịnh vượng, phát tài. Với màu sắc tươi tắn nó còn có thể mang lại cho bạn tinh thần phấn chấn và thư giãn trong những giờ làm việc căng thẳng. Cây cũng mang ý nghĩa là sự thanh liêm, chính trực và mạnh mẽ của vị quan Bao Thanh Thiên.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Giống thuần được chọn tạo từ tổ hợp lai (bí cẳng bò Bắc Giang x bí xanh Sặt Hải Dương) từ năm 2006. Giống được Bộ Nông nghiệp – PTNT công nhận là giống tạm thời, theo Quyết định số: 485/QĐ-TT-CLT, ngày 11 tháng 10 năm 2012.
Cơ quan tác giả: Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.
Tác giả: Đoàn Xuân Cảnh, Nguyễn Văn Tân, Nguyễn Thanh Hà, Đoan Thị Thanh Thúy, Đỗ Thị Thủy.
2. Đặc điểm chính của giống:
– Thời gian sinh trưởng 100 – 110 ngày (xuân hè), 90 – 95 ngày (thu đông). Giống có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.
– Đặc điểm: Dạng quả thuôn dài, chiều dài quả 60 – 70 cm, đường kính quả 6 – 8 cm, vỏ xanh đậm, đặc ruột, ít hạt.
– Năng suất đạt 51,24 – 54,32 tấn/ha (vụ xuân hè) và 44,39 – 46,94 tấn/ha (vụ thu đông).
– Hàm lượng chất khô đạt 9,82%, hàm lượng đường tổng số cao, độ chua thấp, ăn mát, không chua.
– Thời vụ gieo trồng: Vụ xuân hè: gieo hạt từ tháng 1 đến 15 tháng 2, vụ thu đông: gieo hạt từ 25 tháng 8 đến 10 tháng 9.
– Đất trồng: Đất trồng là đất thịt nhẹ, cát pha, phù sa ven sông, giàu mùn và chất dinh dưỡng, độ pH 5,5 – 6,0, chủ động tưới, tiêu.
Không trồng bí xanh trên đất vụ trước đã trồng các loại cây họ bầu bí, như: dưa hấu, dưa lê, dưa chuột… Nên trồng với các cây khác họ, đặc biệt là luân canh với lúa nước.
– Kỹ thuật sản xuất cây giống
Lượng hạt dùng cho 1 ha cần khoảng 0,8 – 1,0 kg
Vườn ươm đặt nơi khô ráo, đủ nắng, chủ động chăm sóc và tưới tiêu
Hạt giống được gieo trong khay bầu, mật độ 357 hoặc 364 cây/m 2, khoảng cách giữa các cây 4 – 5cm.
Giá thể gieo hat: đất phù sa, xơ dừa, mùn mục được phối trộn với tỷ lệ: 40% đất phù sa + 45% (xơ dừa, trấu hun) + 15% (mùn mục) + (5 gam đạm + 15 gam supelân)/100 kg hỗn hợp. Giá thể này được xử lý nấm bệnh trước khi sử dụng 5 – 10 ngày.
Xử lý hạt giống: ngâm trong nước sạch 4 – 6 giờ, đãi sạch sau đó ủ ấm, ẩm, nứt nanh rồi gieo. Gieo 1 hạt/bầu, gieo xong phủ một lớp giá thể mỏng vừa kín hạt. Tưới giữ ẩm đến khi cây mọc đều
Tuổi cây con: 15 – 20 ngày (vụ thu đông) và 20 – 25 ngày (vụ xuân hè). Cây cao 8 -10 cm, có 1 – 2 lá thật, thân cứng, không sâu, bệnh hại
Duy trì độ ẩm bầu 70 – 80% trong suốt giai đoạn cây con. Trước khi trồng cần nhúng khay bầu vào dung dịch thuốc Ridomil 72WP hoặc Benlat C nồng độ 0,2%, thời gian 2 – 3 phút để xử lý nấm bệnh rễ.
Vụ xuân trồng cắm dàn, luống rộng 1,8 – 2,0m, lên cao 25 – 30 cm. Mặt luống rộng khoảng 1,5 – 1,6m, rãnh luống rộng khoảng 25 – 30cm. Mật độ trồng 2,5 vạn cây/ha, khoảng cách trồng (160 x 40) cm.
Vụ thu đông. Trồng cắm dàn với mật độ như vụ xuân. Trồng thả bò: Luống rộng 3,5 – 4,0 m, cao 25 – 30 cm. Mật độ trồng 1,9 vạn cây/ha, khoảng cách (3,0 x 0,3)m
+ Liều lượng phân bón cho 1 ha:
Vụ xuân hè: 5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 140 kg N +120 kg P 20 5 + 120 kg K 2 0, tương đương 5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 300 kg đạm urê + 600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.
Vụ thu đông: 5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 120 kg N+120 kg P 20 5 + 120 kg K 2 0, tương đương 5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 260 kg đạm urê +600 kg lân supe + 240 kg Kali clorua.
Sử dụng loại phân hỗn NPK: bón 5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 700 kg loại phân NKP 13:13:13 – TE + 50 kg đạm urê/1 ha hoặc dùng 600 kg NPK 16:16: 8 + 50 kg đạm urê/1 ha
Bón lót: rạch hoặc bổ hốc và bón toàn bộ phân hữu cơ vi sinh, phân lân, được đảo đều với đất, lấp đất trước khi trồng 2 – 3 ngày.
Bón thúc lần 1: sau trồng 10 – 12 ngày, kết hợp với vun xới đợt 1. Vụ xuân hè bón: 60 kg đam ure, 50 kg kalyclorua. Vụ đông: 50 kg đam ure, 50 kg kalyclorua
Bón thúc lần 2: sau trồng 25 – 30 ngày, kết hợp với vun đợt 2. Vụ xuân hè bón: 100 kg đam ure, 90 kg Kalyclorua. Vụ đông: 80 kg đạm ure, 50 kg kalyclorua
Bón thúc lần 3: khi cây ra hoa và đậu quả rộ: Vụ xuân hè bón: 140 kg đam ure, 100 kg kalyclorrua. Vụ đông: 50 kg đam ure, 50 kg kalyclorrua
Do điều kiện thời tiết, cây sinh trưởng phát triển kém, cần bổ sung bằng phân tổng hợp NPK 16:16:8 pha loãng nồng độ 5% tưới vào giữa luống.
+ Tưới nước
Sau trồng cần tưới nhẹ đảm bảo đủ ẩm cho cây mau bén rễ hồi xanh. Duy trì độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển bình thường. Thời kỳ cây ra hoa, đậu quả nên tưới thấm, đảm bảo đủ nước cho cây phát triển bình thường. Sau mưa cần khẩn trương rút hết nước trong rãnh, không để ngập úng.
+ Cắm giàn hoặc phủ rơm
Trồng thả bò, sau vun xới đợt 2, phủ rơm, rạ trên mặt luống để cho cây bí bò, bám và quả nằm trên rơm/rạ.
+ Tỉa cành, định quả
Vụ xuân, sau trồng 20 – 25 ngày tiến hành bấm nhánh. Trồng mật độ 3,0 vạn cây/ha (cây x cây = 30 cm) bấm toàn bộ nhánh chỉ để 1 thân chính. Mật độ 2,5 vạn cây/ha (cây x cây= 40 cm) có thể để 1 chính: 1 thân phụ
Vụ thu đông, Mật độ 2,5 vạn cây/ha để 1 thân chính, mật độ 1,9 vạn cây/ha để 1 thân chính và 1-2 thân phụ.
– Phòng trừ sâu bệnh
+ Một số sâu bệnh hại chính và cách phòng trừ.
Sâu sám ( Agrotits Ipsilon): bắt bằng tay hoặc dùng thuốc ViBAM 5H rắc xung quang gốc cây hoặc trên mặt luống.
Sâu xanh ( Diaphania sp): sử dụng một số loại thuốc: Sherpa 25EC, Xentri 35WDG, Pegasus 500 SC… phun phòng vớp nồng độ 0,15-0,20%.
Rệp ( Aphididae): sử dụng một số loại thuốc: Oncol 20EC 0,3%, Marshal 200 EC 0,2%, Butyl 20WP 0,2%, Actra 25WG, thuốc thảo mộc HCD 25 BHN… để phòng trừ
+ Các loại bệnh hại chủ yếu
Bệnh lở cổ rễ ( Fusarium sp) là chết cây con: sử dụng một số loại thuốc: Viben C BTN nồng độ 0,2%, Ridomil 72WP nồng độ 0,15% hoặc Validacin, nồng độ 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa
Bệnh sương mai (( Pseudoperospora cubensis): sử dụng một số loại thuốc: Ridomil MZ72 WP nồng độ 0,2 – 0,25%, Zineb 80WP nồng độ 0,25 – 0,3%, Daconil 72WP… để phun phòng và trừ.
Bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum): sử dụng một số loại thuốc : Bayfidan 20 EC hoặc Cocide 5.8DE, nồng độ phun 0,15% phun vào buổi chiều mát, không mưa.
Bọ phấn trắng: sử dụng một số loại thuốc: Mopride 500WP, Nopara 35NDG hoặc Oncol 25WP. Nồng độ phun 0,15 – 0,2% phun vào buổi chiều mát, không mưa
Tuân thủ kỹ thuật, nồng độ và thời gian cách ly của từng loại thuốc theo sự hướng dẫn của đơn vị sản xuất thuốc ghi trên bao bì
– Thu hoạch
Thu hoạch đúng lúc, đúng lứa quả, thu hoạch khi thời tiết thuận lợi nhất, hạn chế xây sát quả để đảm bảo chất lượng của quả
Thu hoạch bí non là rau xanh sau trồng 70 – 75 ngày, khi quả có khối lượng 1,0 – 1,5 kg vỏ xanh thẫm. Thu quả già sử dụng là rau hoặc chế biến, khi quả đậu 30 – 35 ngày, khối lượng quả 2,5 – 3,5kg, vỏ quả có phấn trắng.
4. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Tổ chức và cá nhân tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giống bí xanh Thiên thanh 5 tại các tỉnh phía Bắc và miền Trung
Giống thích hợp trồng trên chân đất vàn cao, đất thịt, thịt nhẹ, có độ luân canh với lúa hoặc chuyên rau màu (3 – 4 vụ/năm) tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các địa phương có điều kiện tương tự.
5. Điển hình đã áp dụng thành công:
Hải Dương: Tứ Kỳ, Nam Sách, Gia Lộc, Cẩm Giàng …
Thái Bình: Đông Hưng, Kiến Xương, Hưng Hà, Thái Thụy…
Nam Định: Hải Hậu, Giao Thủy…
Hà Nội: Phú Xuyên, Hoài Đức, Phúc Thọ, Thạch Thất, Phú Xuyên…
Thanh Hóa: Thạch Thành, Yên Định, Hoang Hóa…
6. Địa chỉ liên hệ giống:
Cá nhân: Đoàn Xuân Cảnh. Trưởng Bộ môn Cây thực phẩm
Viện Cây lương thực và cây thực phẩm
Địa chỉ: Liên Hồng, Gia Lộc, Hải Dương
Điện Thoại: 02203716385/0912675356
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Tưới nước cho lan Dendro bao lâu một lần? Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều (ở miền Nam). Tưới ướt lá và giá thể
Tưới nước cho lan Dendro bao lâu một lần?
Tưới nước cho lan |
Việc tưới nước với giống lan Dendrobium thì
Vào mùa nắng:
+ Ở miền Nam tưới nước cho lan Dendro ngày 2 lần ( ở sân thượng, vùng nhiều gió tưới ngày 3 lần).
+ Ở miền Trung như Bình Định mình chẳng hạn thì tưới ngày 2 lần vào lúc 8 giờ sáng và 3 giờ chiều, lúc có gió Nam ( gió Lào) thì tưới ngày 3 lần.
Vào mùa mưa: nếu có che thì miền Nam tưới ngày 01 lần, miền Trung 3 ngày tưới 02 lần, nếu không có che, thì miền Nam mưa nhỏ 02 ngày tưới 01 lần, miền Trung khỏi tưới ( giá thể sử dụng 50% xơ dừa + 50 % than, nếu dùng 100% xơ dừa thì phải chờ xơ dừa khô mới được tưới. Giống phalaenopsis thì phức tạp hơn nhiều, nếu bạn trồng bằng 50% xơ dừa + 50 % than thì tưới 2 ngày 01 lần ở miền Nam, ở miền Trung là 03 – 04 ngày 01 lần, nếu mưa dầm 04 ngày 01 lần, nếu dùng dớn, ở miền Nam 01 tuần 01 lần, ở miền Trung 10 ngày 01 lần.
Về dùng phân như thế nào thì có thể bàn thành 01 chuyên đề riêng vì rất dài và phức tạp, nhất là vấn đề điều khiển nở hoa theo yêu cầu.
Nguồn: Ở nơi có mùa đông khí hậu lạnh: không tưới nước cho lan dendro từ giữa tháng 11 đến tháng 2. Nếu khí hậu quá khô, tưới đẫm một lần mỗi tháng. Những giống lan hoang thao màu hồng và vàng cần một khoảng nghỉ sau đợt tưới để trổ hoa. Cần có sự cân bằng giữa việc để chúng khô hoàn toàn (giết chúng) và giữ chúng tiếp tục sống. Thời kì nghỉ đông kết thúc ở tháng 2, sau đó, bạn sẽ tưới đều 3 lần 1 tuần cho lan ra rễ mới. Vào mùa hè thu, từ tháng 6 – 9, tưới 2 lần một tuần.
Tưới nước giúp duy trì độ ẩm trong giai đoạn tăng trưởng của cây lan. Lượng nước tưới tuỳ theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và tuỳ theo mùa. Thường mùa nắng tưới 2 lần vào lúc sáng sớm và 3 giờ chiều (ở miền Nam). Tưới ướt lá và giá thể
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Nguồn gốc xuất xứ của trầu vạn thiên thanh
Cây Vạn Niên Thanh thuộc dòng họ ráy Areceae một loài thực vật lá mầm, hoa mọc thành cụm, loài này có nhiều chi, mỗi chi lại có những đặc điểm khác nhau. Chi đầu tiên có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena, là loại cây có hoa xuất xứ từ các vùng nhiệt đới, chủ yếu là châu Phi với chiều cao thông thường từ 40 – 80 cm.
Cây trầu vạn thiên thanh có tên gọi khác là cây vạn thiên thanh, cây trầu bà hay trầu bà xanh,… Cây có nguồn gốc xuất xứ từ Colombia và Brazil. Giống cây này ngày càng được trồng phổ biến ở Việt Nam và hiện đang được nhân giống rộng rãi. Trầu Vạn Thiên Thanh không yêu cầu chăm sóc quá cao và có khả năng sống bền bỉ.
Vạn Thiên Thanh được chia thành nhiều loại cây khác nhau như vạn niên thanh leo cột, vạn thiên thanh treo,… Hình dáng lá cây được chia thành nhiều loại như lá xanh đậm, lá xanh nõn chuối, lá đốm. Lá cây to bản, bóng đẹp và cây luôn xanh tốt quanh năm. Những lá cây non thường có màu xanh nhạt, lá giá có màu xanh đậm bóng khỏe trông đẹp hơn rất nhiều. Tại Việt Nam, cây trầu vạn thiên thanh đang được nhân giống phổ biến thành nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, vạn thiên thanh được trồng phổ biến nhất là vạn thiên thanh cột.
Công dụng của trầu vạn thiên thanh
Trầu vạn thiên thanh được trồng phổ biến trong văn phòng làm việc, phòng khách, sân vườn với nhiều công dụng khác nhau. Sử dụng cây này giúp cho không gian nhà ở, làm việc trở nên xanh mát và ấn tượng hơn rất nhiều. Cây có khả năng lọc không khí, loại bỏ khí độc và những bệnh có thể gây nên các căn bệnh hô hấp. Không những vậy, cây còn giúp điều hòa không khí mang đến cho các bạn không gian sống trong lành.
Hơn nữa, cây còn giúp cho đầu óc bớt căng thẳng mang đến cảm giác thoải mái, dễ chịu nhằm tăng năng suất làm việc hiệu quả. Trong giới kinh doanh đặc biệt ưa chuộng cây trầu vạn niên thanh đặt tại nơi làm việc để thu hút may mắn, tài lộc và những điều tốt lành cho gia chủ.
Như vậy, qua bài vết, các bạn đã biết thông tin về cây trầu vạn thiên thanh và nguồn gốc xuất xứ của giống cây này. Hiện nay, trầu vạn thiên thanh đang ngày càng được sử dụng phổ biến và trồng trong nhiều khu vực khác nhau như phòng khách, phòng làm việc, sân vườn.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Để làm phong phú tài liệu trồng gừng trên khắp cả nước, Trí Đức cũng đã sưu tầm những cách trồng gừng ở các tỉnh khác nhau. Bài viết này được tríc từ phòng kỹ thuật nông nghiệp huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa với phương pháp trồng gừng trong bao xi măng. Rất hi vọng, bài viết này có thể bổ sung phần nào cách nhìn nhận về phương pháp trồng gừng ở nhiều địa phương khác nhau.
Gừng là cây thân thảo, sống lâu năm, cao 0,6 – 1m lá màu xanh đậm dài 15 – 20cm, rộng khoảng 2cm, mặt nhẵn bóng, gân ở lá hơi nhạt, lá mọc so le, thẳng đứng, có bẹ lá, không có cuống. Độ che phủ mặt đất của tán lá không cao lắm, thân ngầm phìng to chứa các chất dinh dưỡng gọi là củ xung quanh củ có các rễ tơ rễ và củ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt, sâu 0 – 15cm. Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc từ gốc dài tới 15 – 20cm, hoa dài tới 5cm, rộng 2 – 3cm, màu vàng xanh, có 3 cánh hoa dài khoảng 2cm, mép cánh hoa và nhị hoa mùa tím.
Hiện nay ở nước ta có rất nhiều giống gừng được trồng phân bố hầu hết trên cả nước như:
Gừng trồng nhiều nhất và đem lại hiệu quả cao là Gừng trâu, củ to, ít xơ, ít cay, thích hợp cho xuất khẩu.
Cây gừng cần đất tương đối tốt, tầng đất dày, tơi xốp, ít đá lẫn, khả năng giữ nước lớn nhưng thoát nước tốt, có độ ẩm đầy đủ trong suốt thời gian cây sinh trưởng, tốt nhất là đất thịt, không ưa đất cát và đất sét. Đất có hàm lượng mùn cao rất thích hợp cho trồng gừng. Đất trồng gừng có pH = 4 – 5,5 nhưng thích hợp nhất là 5,5 – 7. Ở nước ta có 2 loại đất vùng đồi, núi trồng gừng có năng suất cao và chất lượng tốt là đất đỏ trên sản phẩm phong hoá từ đá vôi nằm ở chân núi đá vôi và đất nung đỏ trên badan, poocphia và các loại đá mác ma trung tính và kiềm.
Thời vụ trồng gừng từ tháng 1 âm lịch đến tháng 3 âm lịch khi có mưa phùn, độ ẩm không khí cao.
Chọn giống và chuẩn bị giống gừng trước khi trồng
Đất trồng cần dọn sạch, cày, cuốc sâu ít nhất 20 cm , đập nhỏ thật tơi xốp, sau đó cuốc hố tạo thành các luống theo luống dọc theo đường đồng mức.
Cây cách cây 30 cm, hàng cách hàng 40cm, luống cách luống khoảng 50cm, bề ruộng luống 2m.
Sau khi đào hố ủ phân ta tiến hành trồng đặt giống sâu 5 – 7 cm tránh để trược tiếp lên phân, lấy đất mịn phủ lên dày 4-5 cm rồi ấn nhẹ tay.
Phân bón sử dụng cho 1ha trồng gừng cần 20 tấn phân chuồng và1- 1,5 tấn vôi bột; 110N – 30 P2O5 – 100K2O được chia làm 5 lần bón, như sau:
Bón lót: toàn bộ vôi và 1/5 lượng phân;
Bón thúc: chia làm 4 đợt, mỗi đợt 1/5 lượng phân:
Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.
Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 – 20 ngày củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non. Cần cung cấp đủ nước cho gừng phát triển nếu thời tiết khô hạn. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết.
Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 – 30 ngày sau khi trồng, kết hợp với bón thúc đợt 1 cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại thì phải làm sạch, không để củ gừng lộ khỏi mặt đất nhằm đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm.
Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân trên, gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành phun phân bón lá; có thể kết hợp với Ridomyl, Basudin 10H khi cần.
Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan…
Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.
Bệnh do nấm Fusarium gây nên thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp lá xuống. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin,
Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng
Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc.
Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide… Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.
Bệnh do nấm Fusarium gây vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm, trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại có phủ lớp tơ màu trắng.
Phòng trị: xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score…
Có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Gừng giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 – 2 cm.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
Hoàng Thảo Dendro là dòng lan hiện được rất nhiều người ưa chuộng vì đặc tính rất dễ trồng,dễ ra
hoa,siêng hoa và màu sắc rất bắt mắt.Hiện nay giá thành cây cũng rất hợp lí rất đáng để sưu tầm vào vườn hoa cuả bạn.
Tên khoa học: Dendrobium
Lớp cao hơn: Chi Lan Hoàng Thảo
Cấp độ: Loài
PHÂN BỐ VÙNG MIỀN
Hoa lan Hoàng Thảo Dendro có nguồn gốc xuất sứ từ rất nhiều nơi nhưng hiện tại chủ yếu do lai tạo các cây rừng với nhau.
Hoa lan dendro, Hoa lan đen rô, các màu lan đen rô, dendro đẹp
Thân: Phong lan thân thẳng,thân dài và mọc thẳng đứng thường mọc hướng lên trên hướng ánh nắng.Thân cây thường có thể cao khoảng từ 20-40 cm,đường kính thân trung bình từ 0,5-1,5 cm
tùy vào loại thân nhỏ(còi) và loại thân to(cây trưởng thành) và vùng nuôi trồng cây.
Thân cây khi nảy mầm vào đầu năm có lá và dài ra theo năm tháng.Thân cây hình trụ dài khoảng 2-4 cm thì ra 1 chiếc lá.Thân cây thường có màu xanh và xanh ánh vàng,trên thân cây cũng có thể có sọc trắng,sọc tím mờ dọc theo thân tùy vào màu sắc của hoa.Thân cây có những đốt ngắn đốt dài khoảng từ 2-4 cm,mỗi đốt sẽ có 1 lá.Cây nảy mầm và ra lá từ gốc vào dịp đầu năm đến cuối năm thì thường sẽ ngừng phát triển.Thân cây đã rụng lá và ra hoa thường sẽ có bẹ lá cây vẫn ôm sát thân màu trắng
Lá: Loại này ra rất nhiều lá,lá mọc trên thân cây,lá dạng so le cách nhau khoảng từ 2-4 cm,lá dài từ 7-13 cm và rộng khoảng 3-7 cm(hoặc có thể to hơn 7cm,do giống hoặc cách nuôi trồng),đuôi lá nhọn ,dáng lá giống hình thoi.Màu của lá thường có màu xanh đậm,màu xanh vàng tùy thuộc vào tình trạng cây đủ nắng hoặc thiếu nắng.
hoặc thiếu nắng,cổ lá có khấc màuxanh trắng,trên lá cây có thể sẽ có nhiều gân và có thể có sọc trắng,sọc tím mờ dọc
theo lá,cuối từng chiếc lá sẽ có những vết khuyết nhỏ chéo giữa nửa lá này và nửa lá bên kia.
Thường cây đến cuối năm sẽ ngừng phát triển và có thể rụng lá từ gốc sau đó lan dần lên ngọn nhưng cây vẫn
hút nước qua rễ để nuôi thân và cho hoa năm tới.
Lá cây thường sẽ có thể rụng do vùng nuôi trồng nhưng cây dù rụng hết lá hay không thì năm tới vẫn sẽ ra hoa bình thường.
Rễ cây: Rễ cây thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu xanh trắng, Thân rễ
thường có màu trắng ngà và ít khi có màu khác. Cây ra rễ ở gốc và ở các cây ki con mọc ra trên
thân cây cũ. Với khí hậu nóng và không lạnh thì rễ mọc quanh năm, còn nếu có mùa đông rễ cây
sẽ ngừng phát triển hoăc phát triển rất chậm. Rễ cây bắt đầu ra sẽ có rất nhiều đầu rễ sau đó theo
năm tháng sẽ dài ra và tiếp tục ra nhiều rễ phân nhánh con bám vào chất trồng để đi tìm hơi ẩm.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Mùa nở hoa: Mùa Hoàng Thảo Denrô gần như có quanh năm.Hoa nở dải rác và cũng có thể có hoa nhiều lần trong năm và dựa theo điều kiện vùng miền nuôi trồng cây.
Cần hoa và bông hoa: Hoa dạng chùm và chủ yếu mọc thẳng lên trên hướng ánh nắng,cần mọc ra ngay ở mắt thân cây chủ yếu mọc ở trên ngọn cây và có chiều dài khoảng 10-40 cm(tùy vào tình trạng cây càng to hoa càng dài), thường mỗi cần sẽ có từ 15-20 bông hoa.Độ
dày hoa phụ thuộc vào cây to hay nhỏ,nhiều nắng hay ít nắng.Cây càng nhiều nắng tỉ lệ ra hoa càng cao.Thường cần hoa ra ở mỗi mắt của thân cây. Hoa mọc tương đối dày trên cần,thường mỗi cần sẽ có hoa khoảng 2/3 chiều dài của cần.Mỗi bông hoa có đường kính từ 2-3 cm(có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).
Màu Sắc và Hương thơm: Màu sắc của Hoa Lan Hoàng Thảo Denrô rất đa dạng và có nhiều màu như màu trắng,tím,vàng,xanh,…Trên 1 bông hoa cũng có loại 1 màu và cũng có loại nhiều màu rất đa dạng.
Hoa Lan Hoàng Thảo Dendro có cánh hoa rất đa dạng như cánh sen,cánh bay,cánh mai.. cánh hoa rất đa đạng
làm cho người sưu tầm rất lâu mới có thể khám phá hết,hoa ra rất siêng,màu sắc rất rực rỡ và rất ưa nhìn. Độ
bền của hoa khoảng 10-15 ngày nếu ở trong điều kiện nóng và khô,cũng có thể lên đến đến
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÂY HOA LAN HOÀNG THẢO DENDRO PHÁT TRIỂN TỐT
Hoa lan Hoàng Thảo Dendro là loại hoa lan ưa ẩm và thoáng gió(loại này rất cần nhiều gió và nắng).Ánh sáng từ 20-50% và
độ ẩm trong không khí 70%-80% là cây phát triển tốt. Bạn chỉ cần có 1 khu vườn nhỏ với có ánh
náng khoảng 3h đồng hồ trở lên. Độ ẩm phù hợp để trồng và nuôi cây thì có thể tạo ra bằng cách
đặt những khay nước phía dưới dàn để tạo độ ẩm cho vườn. Nếu vườn không ít gió hoặc hoàn
toàn không có thì nên lắp một chiếc quạt thông gió vừa giúp thông gió vừa làm mát cho cả vườn.
Chú ý:Cây lan này cũng có thể trồng trong tình trạng nắng 100% nhưng cây sẽ phát triển kém hơn ở trong vùng được che nắng.
CÁCH TRỒNG CÂY HOA LAN HOÀNG THẢO DENDRO
Khi mua cây lan Hoàng Thảo Dendro về cần làm những bước sau:
1.Chuẩn bị giá thể trồng cây: Giá thể trồng cây nên dùng cục gỗ,dớn miếng,chậu các
loại,rêu giữ ẩm…quan trọng nhất là giá thể cần phải sạch.
2.Cách tách cây ra giá thể mới: Cần tưới thật nhiều nước liên tục vào giò lan chuẩn bị tách
cây ra,sau đó để khoảng 20-30 phút thì bóc từng rễ ra và cắt hết những rễ bị khô hoặc bị sâu bệnh
sau đó chuyển sang giá thể mới.
3.Trồng và ghép cây:Trồng cây nên ghép gỗ phải đặt thẳng để ngọn
cây hướng về phía ánh nắng giúp cây quang hợp tốt,giữ cho gốc thật chắc phòng khi ra rễ sẽ không bị lung lay khiến bị thui rễ.Thường thì trồng vào cục gỗ hoặc cây sống thì không
giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Thế nhưng loại này nên trồng vào chậu vì loài này ưa ẩm và thoáng gió,nắng.Vậy cây sẽ phát triển tốt hơn.
CÁCH CHĂM SÓC CÂY HOA LAN HOÀNG THẢO DENDRO
Lượng sáng:
Vì lượng ánh sáng cần cho Hoàng Thảo Dendro là khoảng 20%-50% nên để cây phát triển tốt nhất
chúng ta dùng lưới che nắng. Hiện nay có rất nhiều loại lưới dùng để che nắng cho hoa lan được
sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu như của Đài Loan,Thái Lan,Trung Quốc…Khi mới trồng
cây(cây chưa thuần) ánh nắng hợp lí cho cây khoảng dark 600-800 light tức là khoảng 20% ánh
nắng khi nhiệt độ ở trên 30 0 cvà 40% ánh nắng khi nhiệt độ ở dưới 30 0 c. Khi cây thuần tức là chúng đã
bám rễ và khỏe mạnh,bạn chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 30% là cây
có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.
Tưới nước:
Quan trọng nhất là tưới nước tưới thể nào để cây đủ ẩm vừa đủ độ sạch lá để cây quang
hợp tốt, giá thể thông thoáng để bộ rễ phát triển mạnh. Đối với cây lan ghép trực tiếp vào cục gỗ
hoặc thân cây sống thì ít nhất mỗi ngày phải tưới 1 lần trời nắng nhiệt độ ở dưới 30 0 c và tưới 2 lần
khi nắng nóng khi nhiệt độ ở trên 30 0 c kiểu trồng này thoát nước rất nhanh,giữ độ ẩm rất kém. Còn
đối với cây trong chậu thì trung bình sẽ tưới ít hơn ở cục gỗ vì khi trồng vào chậu sẽ giữ
độ ẩm tốt hơn và lượng nước cần tưới cũng sẽ giảm đi một chút.
Chú ý không nên tưới mạnh quá khiến lá cây,thân cây và rễ bị dập hoặc tổn thương rất dễ
gây bệnh cho cây.Tốt nhất dùng vòi nhiều chế độ để thay đổi khi tưới xa hoặc gần và mua 1 chiếc
máy đo nhiệt độ,độ ẩm cho vườn.
Điều kiện để cây Hoàng Thảo Dendro ra hoa: Dòng cây này thường đến cuối năm có thể sẽ rụng hết lá,như vậy lá có rụng hay không thì cây vẫn ra hoa bình thường.Dù cây trồng đã thuần hay chưa thì chỉ cần đáp ứng đủ độ
ẩm,ánh sáng,lưu thông gió để rễ cây phát triển tốt. Và đặc biệt đến cuối mùa đông khi cây
đã chậm phát triển hơn thì nên để cây ra chỗ thoáng gió giúp cây hấp thụ ánh nắng và phát triển
để năm tới cây ra hoa bình thường.
Bón phân và phun thuốc.
Thời điểm bón phân cho hoa lan Hoàng Thảo Dendro: Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang
phát triển bộ rễ,có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh
năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn.
Vào dịp đầu năm chúng ta nên bón phân đều đặn để tích lũy đủ lực để cây phát triển tốt và năm tới cho hoa đẹp. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì
nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt.Những tháng còn lại để giữ cho cây
phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho hoa lan Hoàng Thảo Dendro: để cây hấp thụ thuốc tốt nhất
thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh
cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp
mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
Cách bảo quản hoa của cây hoa lan Hoàng Thảo Dendro:
Hoa lan Hoàng Thảo Dendro muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao,tránh mưa,kín gió,thắp đèn để ánh
sáng suốt cả ngày và đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn.Tưới nước và phun kèm phân để thúc
đẩy cây hoa phát triển.
Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa,làm giảm
ánh sáng,tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa,nên tưới
vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
cây hoa lan thiên nga là giống cây thân đẹp, hoa đẹp , được rất nhiều người ưa chuộng vì cây khá là dễ trồng, siêng ra hoa, hoa rất thơm màu sắc rất đẹp, hiện tại cây cũng rất phổ biến trên thị trường, nếu bạn trồng siêu tâm thì cũng rất nên trồng và chăm sóc cây hoa thiên nga.
1.Đặc điểm cây hoa thiên nga
Cây hoa thiên nga có tên khoa học: Cycnodes, cây dạng thân bui, với những giả hành to lớn, thân cây phình to lên, những cây phát triển rất nhanh, cây trưởng thành cao từ 20-40cm, tùy theo cách chăm sóc mà có thể cao hơn hoặc thấp hơn.
Thân cây thiên nga: thân cây lớn, phình to lên, cây trưởng thành không cao, thân cây phình to rộng ra từ 3-6cm. thân cây thường có màu xanh tuyền , xanh vàng, cây có thể có những sọc trắng mờ dọc theo thân, cây ra mầm cây thường mỏng, cây lớn dần lên.
Lá cây thiên nga: lá cây thiên nga thường không có nhiều, lá to, lá thường ôm sát trên thân, thường là bẹ cây lá ôm trọn cả thân, lá có hình chữ V Thân. Thường bẹ lá sẽ ôm trọn cả thân. Cổ lá dạng hình chữ V đến khi dài thì xòe ngang và thường ngả sang 2 bên.
Cây có đủ nắng lá sẽ to và ngắn hơn những cây nuôi trong vườn mát và thiếu ánh sáng. Thường cây đến gần cuối năm sẽ ngừng phát triển và đợi đến mùa ra hoa. Lá cây đến cuối mùa thu và đầu mùa đông sẽ ngừng phát triển và thường sẽ rụng lá dần vào những mùa hanh khô này.
Rễ cây: rễ cây thiên nga thuộc rễ chum, rễ của cây thường có màu trắng trong, thân rễ có màu trắng ngà, khá là khác biệt so với các loại rễ cây khác, rễ cây phát triển quanh năm, khi mùa đông tới thi rễ cây ngừng phát triển, cây mọc nhiều và dài theo các năm.
Hoa cây thiên nga: hoa thường ra ở trên phần ngọn, giữ thân, hoa của cây dạng chum, mọc ra và rủ luôn xuống đất, hoa rất to , chiều dài của hoa từ 20-40cm, hoa to từ 0,3-0,5cm.
Độ dày hoa phụ thuộc vào chất lượng cây khỏe hoặc yếu, thường cần hoa ra ở thân tơ và trưởng thành trong năm. Hoa mọc rất đều trên cần, thường mỗi cần sẽ có từ 15-25 bông hoa. Mỗi bông hoa có đường kính từ 4-6cm (có thể to hơn do tình trạng cây nhưng rất ít thấy).
Màu Sắc và Hương Thơm: Hoa Lan Thiên Nga thường sẽ có nhiều màu sắc khác nhau rất đẹp. Hoa thường rất thơm vào buổi sáng, đến chiều mùi hương giảm dần và không có hương
2.Cách trồng cây hoa lan thiên nga
Cây hoa lan thiên nga là giống cây phát triển nhanh, cây rất rễ trông, những điều kiện tốt cho cây phát triển như giá thể ẩm, thoáng gió, ánh sáng vừa phải, độ ẩm trong không khí khoảng 70%, cây phát triển tốt, cây phù hợp để trồng cây để phát triển tốt, khu vườn ít gió thì ta có thể lắp thêm quạt gió dể cho cây phát triển khỏe mạnh.
2.1.Bước 1: chuẩn bị giá thể trồng cây thiên nga.
Giá thể có thể là lựa chọn rất nhiều, như xơ dừa, vỏ thông, sỏi các loại giá thể khác nhau, các loại giá thể cần cần phải được xử lý trước khi trồng.
2.2.Bước 2: tách cây ra khỏi chậu cây mẹ
Khi ta tiến hành tách cây ra khỏi chậu, cần rửa bộ rễ đi và sau đó để ráo rồi tiến hành tách củ khỏi cây mẹ, ta có thể cát bỏ những bộ rễ khô đi và bôi keo liền sẹo ở chỗ vết cắt, rồi phun các loại thuốc chống nấm bệnh, để cho cây khô ráo rồi mới cho cây vào trong chậu trồng.
2.3.Bước 3: trồng cây vào trong chậu
Trồng cây trong chậu ta có thể đặt chậu cây thẳng lên hoặc nằm xuống, tùy theo cách trồng của mỗi người, khi đặt củ lên ta nên đặt nổi dể cho bộ rễ phát triển và hạn chế cây bị nấm bệnh.
Trồng cây giữ cho gốc thật chắc phòng khi va chạm vào giá thể rễ không bị lung lay khiến bị thui rễ. Giữ được độ ẩm tốt để cây ra rễ và mầm nhanh để giữ chặt gốc. Loại này thường trồng bằng giá thể vỏ thông trộn lẫn sỏi nhẹ thì giá thể sẽ nhẹ và thoát nước cây cũng phát triển tốt nhất. Vì đặc tính cây rất dễ trồng nên việc lựa chọn giá thể để trồng cây cũng rất dễ ràng.
3.Cách chăm sóc cây thiên nga
3.1.Ánh sáng cần thiết
Cây hoa thiên nga không cần nhiều ánh sáng cho cây vì vậy trong quá trình chăm sóc ta nên dùng lưới đen để bớt nắng cho cây, hiện nay có nhiều loại lướt đen dùng để che nắng, ta có thể lựa chọn loại phù hợp chỉ cần để cây dưới lượng ánh nắng trung bình là khoảng 20% là cây có thể phát triển khỏe mạnh quanh năm.
3.2.Tưới nước cho cây phát triển.
Cây cần lượng nước tưới nhất định, với 1 ngày ta nên tưới nước 1 lần để đảm bảo độ ẩm cho bộ rễ của cây, đối với trồng chậu ta nên lựa chọn các loại giá thể phù hợp để phát triển, không nên lựa chọn các loại giá thể không thoát nước sẽ gây ra bệnh trên cây.
Chú ý: không nên tưới mạnh quá khiến lá cây và thân cây bị dập hoặc tổn thương rất dễ gây bệnh cho cây. Khi cây trồng giá thể giữ ẩm tốt thì nên chú ý không nên tưới nhiều nước quá dễ gây úng nước và sinh ra nhiều bệnh.
3.3.Bón phân và bón thuốc cho cây
Thời điểm bón phân cho cây Hoa Lan Thiên Nga: Bón cho cây vào thời điểm cây đã và đang phát triển bộ rễ, có thể dùng phân tan chậm hoặc dùng phân bón qua lá. Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào đầu năm mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để phát triển. Những tháng mưa nhiều nên dừng bón vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Những tháng còn lại để giữ cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
Thời điểm phun thuốc phòng và trừ bệnh cho cây Hoa Lan Thiên Nga: để cây hấp thụ thuốc tốt nhất thì nên phun vào buổi chiều mát và không có mưa. Mỗi tháng nên phun một lần để phòng bệnh cho lan. Vào những tháng mưa nhiều nên phun liên tục từ 10-15 ngày 1 lần. Khi thấy thời tiết sắp mưa dài ngày là phải phun trước phòng để tránh trường hợp cây bị bệnh.
3.4.Điều kiện để cây lan thiên nga ra hoa
Cây hoa lan thiên ra khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như độ ẩm, ánh sáng, lưu thông gió và bộ rễ phát triển thì cât rất dễ dàng ra hoa, cây thường ra hoa vào đầu mùa xuân.
Hoa Lan Thiên Nga Vàng muốn nở nhanh thì để vào chỗ độ ẩm cao, tránh mưa, kín gió, thắp đèn để ánh sáng suốt cả ngày lẫn đêm để cây hoa phát triển nhanh hơn. Tưới nước và phun kèm phân để thúc đẩy cây hoa phát triển. Còn muốn giữ hoa lâu tàn nên để vào chỗ độ ẩm lớn tránh mưa, làm giảm ánh sáng, tưới nước ít hơn và không phun phân thuốc. Khi tưới nước tránh tưới vào hoa, nên tưới vào xung quanh để cây dùng rễ và lá hấp thụ hơi nước.
Tác giả: muabancaytrong.com
--- Bài cũ hơn ---
--- Bài mới hơn ---
– Thân của lan Dendro có nhiều giả hành, rễ mộc thành dạng búi nhỏ, lá dài xanh bóng. Thông thường cây ra hoa ở dạng chùm, một số ít dạng hoa đơn. Bên trong hoa có cột nhụy nằm ở giữa. Ngoài những giống hoa đơn sắc còn có loại cánh hoa có vân sọc, đốm rất độc đáo, đẹp mắt, giá trị cao.
2. Cách trồng và chăm sóc len Dendro ra hoa đẹp
– Hoa được nhiều người yêu thích vì rất dễ trồng, đem lại giá trị kinh tế cao cho một số vùng không có điều kiện canh tác nông nghiệp. Không chỉ là loài cây trồng làm cảnh, hoa lan Dendro còn là món quà thay lời chúc tốt lành đến bạn bè, người thân vào dịp lễ tết, kỷ niệm…
– Giá thể và không gian trồng lan:
+ Cũng tương tự như trồng lan Cattleya và lan hồ điệp, khi trồng lan Dendro bạn cần làm giàn treo hoặc kệ để tiện cho việc chăm sóc. Không gian trong vườn nên được bao bọc bởi lưới nilon để hạn chế ánh nắng trực tiếp và khỏi bụi, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài.
+ Một số loại giá thể để trồng lan Dendro như xơ dừa, vỏ thông, than gỗ… đều có thể sử dụng được. Lưu ý, bạn nên khử trùng trước khi trồng để tránh các loại nấm gây bệnh.
– Nhiệt độ, độ ẩm:
+ Ở nhiệt độ từ 27 – 32 độ C (ngày) và 16 – 18 độ C (đêm) là điều kiện tốt nhất để lan Dendro sinh trưởng và phát triển. Nếu vào mùa nắng nóng bạn nên che chắn bằng lưới, màn, vào mùa rét thì nên đốt thêm đèn để sưởi ấm cho cây.
+ Không để cây thiếu hoặc thừa ánh sáng. Độ ẩm của lan Dendro nên được dùy trì ở mức 50 – 80% là lý tưởng nhất để cây sinh trưởng tốt.
+ Nước tưới lan cần là nguồn nước sạch, không lẫn hóa chất hay dầu mỡ. Sau những trận mưa đầu mùa bạn nên xả nước để loại bỏ chất độc tố, axit làm ảnh hưởng đến cây.
+ Vào mùa khô, tưới đẫm nước cho cây là lúc sáng sớm và giữa buổi chiều. Còn trong mùa mưa thời điểm tưới lan vào buổi sáng trễ hơn và buổi chiều sớm hơn để cây thoáng khí, không bị úng, ngập.
Một số loại phân dành riêng cho lan Dendro như:
+ Phân đa lượng: chứa nhiều thành phần vi lượng như sắt, kẽm, đồng… tốt cho sự phát triển của lan.
+ Phân vi lượng: thường được dùng để bón thúc cho cây với nhiều hàm lượng amoni clorua, amoni nitrat…
+ Phân hỗn hợp: có 2 dạng lỏng hoặc rắn, nhưng đều chứa 3 nguyên tố chính là nito, photpho, kali nên còn được gọi là phân NPK.
--- Bài cũ hơn ---
Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Hoa Lan Dendro Bao Thanh Thiên trên website Vitagrowthheight.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!