Phòng Bệnh Trên Hoa Lan Cắt Cành
--- Bài mới hơn ---
Phòng bệnh trên hoa lan cắt cành: Các nhóm hoa lan cắt cành được trồng phổ biến hiện nay như Dendrobium, Mokara và Oncidium. Xu hướng gần đây, hồ điệp cũng là một trong những nhóm hoa lan sẽ được đưa vào khai thác như hoa lan cắt cành.
Một số bệnh chính khi trồng hoa lan cắt cành thường gặp phải đó là:
I. Bệnh hại
1.1. Bệnh tuột lá chân
Xuất hiện nhiều ở những vườn lan trồng Mokara. Phần lá chân của cây lan (sát mặt giá thể) thường vàng, héo và sau đó rụng. Bệnh thường xuất hiện ở những cây lan suy dinh dưỡng, sau khi trồng gặp nhiều nước.
Phòng trị: Sử dụng Ridomil với liều lượng 30g/lít.
1.2. Bệnh thối đen lá non
Những vườn lan trồng Mokara cũng thường xuất hiện bệnh đen lá non. Vết bệnh ban đầu là những chấm nhỏ li ti, sau đó vết bệnh lan rộng và làm thối cả một vùng rộng lớn. Nguyên nhân là do điều kiện trồng quá ẩm.
Phòng trị: Hạn chế tưới nước.
Sử dụng Ridomil hoặc Physan 20.
1.3. Bệnh đốm lá
Do nấm Cercospora sp. gây ra
Bệnh thường phát sinh mạnh ở những vườn lan trồng Dendrobium, Mokara; gây hại trong mùa mưa, ở những vườn có ẩm độ cao.
Vết bệnh là những đốm nhỏ, hình mắt cua, hình trong hơi lõm, ở giữa màu nâu nhạt, xung quanh có gờ nổi màu nâu đậm. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá già, lá bánh tẻ.
Phòng trị: Có thể sử dụng một trong các loại thuốc như Carbendazim, Zineb, Captan + Aliette.
1.4. Bệnh đốm đen lõm
Do nấm Phyllosticta capitalensis gây ra.
Bệnh thường xuất hiện ở những vườn lan trồng Dendrobium, gây hại ở cuối mùa mưa đầu mùa nắng. Vết bệnh là những chấm đen nhỏ, hơi tròn. Bệnh gây hại nặng trên những vườn lan kém vệ sinh.
Phòng trị:
Vệ sinh vườn lan.
Cứ 2 – 3 tháng phun khử trùng 1 lần, có thể sử dụng dung dịch nước vôi.
Phòng trừ bệnh có thể dùộng một trong những loại thuốc trừ nấm kể trên như Zineb, Topsin,…
1.5. Bệnh tuột lá trên cây Dendrobium
Đây là bệnh khá quan trọng và phổ biến nhất trên những vườn lan trồng Dendrobium, còn gọi là bệnh đốm hoại tử.
Xuất hiện ở những vườn lan có biên độ dao động ẩm độ lớn và nhiệt độ thay đổi đột ngột. Vết bệnh ban đầu là những vết ố vàng nham nhở, sau đó lan rộng. Xuất hiện nhiều ở những lá già, bánh tẻ. Nếu bệnh nặng có thể làm cây lam rụng hết lá.
Để kiểm soát hoàn toàn bệnh này, có thể sử dụng Ronilan, cứ 10 ngày/lần.
1.6. Bệnh thối giả hành
Bệnh thường do vi khuẩn Erwinia carotovora gây ra, còn gọi là thối nâu. Vết bệnh ban đầu màu nâu nhạt, hình tròn, mọng nước. Sau đó, vếtg bệnh đậm dần lên và lan ra cả giả hành. Bệnh gây hại mạnh trên những vườn lan trồng Oncidium.
Bệnh thối mềm do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra. Vết bệnh ban đầu có hình dạng bất định, ủng nước, màu trắng good luckc, thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thới tiết ẩm ướt, mô bệnh càng thối nặng hơn.
Phòng trị:
+ Vệ sinh thường thường xuyên.
+ Hạn chế tưới nước cho cây vào buổi tối.
+ Tách những cây bệnh để riêng, nếu nặng có thể đem huỷ.
+ Có thể sử dụng các loại thuốc như Steptomycin hoặc Tetracyline để phun.
II. Sâu hại
2.1. Bọ trĩ
Bệnh đốm đen của hoa lan là do nấm Fusarium sp. gây ra kết hợp với bọ trĩ. Bệnh thường xảy ra trong mùa nắng, ở những vườn lan có ẩm độ thấp.
Phòng trị: Có thể sử dụng Mesurol và Dithane M45.
2.2. Rệp vảy
Rệp thường bám trên những giả hành còn non hoặc trên những lá lan. Sâu gây hại nặng làm giảm quang hợp của cây và ảnh hưởng lớn đến năng suất và mẫu mã cây. Rệp vảy xuất hiện nhiều ở những vườn lan vệ sinh kém, ẩm độ cao.
Phòng trị: Vệ sinh vườn thường xuyên.
Có thể chà xát rệp ở những cây bị nặng bằng bàn chải.
Hoặc dùng một trong những loại thuốc như Alpha cypermethin hoặc Dimethoate.
Lưu ý: Có rất nhiều loại sâu bệnh hại trên lan, tuy nhiên trên đây là một số bệnh, sâu thường gặp nhất. Và trồng phong lan quan trọng nhất là ngừa bệnh. Do đó, vườn lan cần phun định kỳ để hạn chế bị nhiễm bệnh.
* Bệnh do vi khuẩn và nấm
Bệnh thối mềm gây ra do vi khuẩn Erwinia carotovora pv. carotovora và Erwinia chrysanthemi trên lan Phalaenopsis.
Bệnh mục nâu do vi khuẩn Erwinia cypripedii trên cây con Paphiopedilum. Những dấu hiệu đầu tiên là những đốm nhỏ sũng nước từ tròn tới bầu dục, thường ở gần giữa hai lá. Khi bệnh gia tăng, màu đốm sáng thay đổi từ nâu nhạt tới nâu hạt dẻ rất đậm, như ta thấy ở đây.
Sự phát triển ban đầu vết bệnh thối đen trên cây lan.
Hạch nấm sống sót trong tình trạng ngủ của nấm Sclerotium rolfsii.
Bệnh thối nâu trên ngọn do nấm Sclerotium rolfsii.
Bệnh thán thư trên Cattleya với cấu trúc tính dục của nấm Glomerella.
Đốm vi khuẩn màu nâu gây ra bởi vi khuẩn Pseudomonas cattleyae là bệnh phổ biến và trầm trọng nhất đối với lan Phalaenopsis. Các vùng bị bệnh cho thấy một lượng lớn dịch rỉ, có chứa vi khuẩn gây bệnh có thể được truyền sang các cây khác do nước bắn.
Bệnh đốm nâu gây ra do vi khuẩn Pseudomonas cattleyae xuất hiện trên những cây lan giống như Cattleya, ở đây những đốm đen thủng sâu hiện ra trong giới hạn rất rõ.
Mặt dưới của lá Angraceum Veitchii bị phá huỷ bởi bệnh đốm lá Cercospora angraeci.
Bệnh đốm lá gây ra bởi Cercospora dendrobii ở mặt trên và mặt dưới lá Dendrobium nobile. Ngay sau khi bị nhiễm bệnh, một vùng xanh vàng có thể nhìn thấy ở mặt trên của lá.
Lan Phaius tankervilleae cho thấy những triệu chứng bệnh lá gây ra bởi vi khuẩn Cercospora epipactidis. Những đốm vàng nhỏ lõm sâu ở mặt dưới lá và sau cùng thấy rõ ở cả hai mặt lá màu sậm lại là kết liền lại thành những vết thương lớn không đều. Với thời gian, tâm của của các đốm sẽ rớt ra.
Bệnh tàn rụi cánh hoa gây ra do Botrytis cinera thường xảy ra nhất khi thời tiết lạnh, ẩm, nơi không có sự lưu thông không khí đúng mức. Dù Phalaenopsis (trên đây) và hoa giống Cattleya dễ nhiễm bệnh nhất, các giống khác, kể cả Vanda, Oncidium và Dendrobium, đều có thể nhiễm bệnh.
Nhìn vào lá lan người ta có thể biết tình trạng của cây lan ra sao:
1. Lá xanh đậm và quặt quẹo: dấu hiệu thiếu ánh sáng.
2. Lá vàng úa cây còi cọc: quá nhiều ánh sáng, quá nóng.
3. Lá cứng cát và hơi ngả mầu vàng: vừa đủ ánh sáng.
4. Lá bị đốm thối và loang dần: bị bệnh thối lá thối đọt.
5. Lá bị chấm, có sọc, có quầng: triệu chứng bị vi rút.
6. Lá bị đốm nhưng không loang: đọng nước và bị lạnh.
7. Đầu lá bị cháy: muối đọng trong chậu vì bón quá nhiều, hoặc lá già.
8. Lá nhăn nheo: thiếu độ ẩm hay thối rễ.
III/ Thiếu nắng và rễ không tốt
Thối lá
Virus
Lá già
Nhiều phân bón
Bị lạnh
Rệp đốt và bị bệnh
Khi thấy lá lan nhăn nheo, đó là dấu hiệu của tình trạng: Thiếu độ ẩm hay thối rễ.
Tưới quá thường xuyên, rễ lan lúc nào cũng ướt dễ sinh ra bệnh và thối rễ. Xin đừng nhầm lẫn giữa ẩm và ướt. Rễ lan ưa tình trạng lúc ẩm, khi khô, cho nên khi tưới hãy tưới cho thật đẫm, xong rồi nên đợi 2-3 ngày hay một tuần sau cho khô rễ rồi mới tưới tiếp.
Vấn đề này tùy thuộc vào:
• Khí hậu nóng hay lạnh.
• Vật liêu trồng lan có thoát nước hay không.
• Chậu lớn hay nhỏ.
Nên nhớ rễ có nhiệm vụ hút nước và chất bổ dưỡng để nuôi cây. Nếu vật liệu nuôi trồng khô ráo, rễ sẽ mọc dài ra để tìm nước. Trái lại lúc nào cũng có sẵn nước ở bên, rễ sẽ không mọc thêm ra nữa.
Ngay cả những giống lan cần phải tưới nhiều như Vanda chẳng hạn, cũng đợi một vài giờ sau cho khô rễ rồi hãy tưới hay phun nước.
Nhưng nếu tình trang sũng nước kéo dài ngày này qua ngày khác, rễ sẽ bị thối. Rễ bị thối, không có gì để hút nước, lá cũng có thể thấm nước nhưng không đủ để nuôi cây cho nên lá bị nhăn nheo, thân, bẹ cây bị tóp lại.
Chúng ta cũng đừng nhầm lẫn giữa thối rễ và tưới không đủ nước. Nếu tưới không đủ, cây sẽ bị cằn cỗi và không tăng trưởng đúng mức chứ không bị nhăn nheo, ngoại trừ trường hợp bỏ quên không tưới cả tháng.
Những loại lan có lá dài và mềm như Oncidium, Brassia hay Odontoglossum… khi thiếu nước lá sẽ có triệu chứng chun xếp lại. Nếu tưới thấy lá lan vàng ra, mềm nhũn và rụng đó là dấu hiệu của việc tưới quá thường xuyên và hậu quả là thối rễ, lá nhăn nheo và rụng (ngoại trừ trường hợp của những loài lan rụng lá vào cuối mùa thu).
IV/ Thiếu độ ẩm và thối rễ
Chưa chắc là Vi rút, có khi chỉ là vết trầy xước.
Khi lá lan bị nhăn nheo hay mềm nhũn, chứng tỏ tình trạng rễ bị thối. Ta hãy:
• Rút cây ra khỏi chậu.
• Rửa rễ và cây cho sạch.
• Cắt bỏ rễ thối.
• Phun thuốc sát trùng, diệt nấm.
• Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm nước tối thiểu 24 giờ.
Với những phát minh và kỹ thuật khoa học mới mẻ, chuyện nhân giống hoa lan không còn ở phạm vi cắt cành, tách nhánh hay gieo hạt theo phương thức cổ xưa khi được khi không nữa.
Trong phạm vi bài này chúng tôi xin chỉ trình bầy việc nhân giống một cách tổng quát để chúng ta có một ý niệm chung. Nếu muốn hiểu rõ ngọn ngành cần phải tìm hiểu kỹ càng hơn hay nói cách khác là phải theo một lớp huấn luyên chuyên ngành.
Cách nhân giống hoa lan
TÁCH NHÁNH
Nhiều giống lan mỗi năm mọc thêm vài ba nhánh mới. Sau vài năm cây lan đã trở thành một khóm lớn có 9-10 nhánh. Những nhánh già nếu để lại chỉ là chiếc bầu chứa nước chứ không ra hoa và cũng không mọc cây non nữa. Để lại chỉ thêm chật chỗ, nhưng nếu tách rời ra, những nhánh già vì lý do sinh tồn sẽ mọc cây non. Khi tách ra, chúng ta cần phải có từ 3-5 nhánh. Nếu chỉ có 1-2 nhánh cây có thể chết vì không đủ sức, những nhánh non dù có mọc ra cũng khó lòng có hoa được.
Khi tách nhánh nên dùng dao kéo đã khử trùng và phun thuốc sát trùng vào các vết cắt hay những chỗ bị phạm. Thời gian tách nhánh tốt nhất là sau khi hoa tàn hay trong mùa hè. Không nên tách vào cuối mùa thu hay mùa đông.
CỦ GIÀ
Khi tách ra, những củ gìa của các giống lan như Cymbidium, Oncidium, Encyclia, Stanhopea v.v… đừng nên vất đi, vì những củ này thường mọc ra cây non. Cần phải cắt bỏ rễ thối, lá già rồi để vào chỗ rợp mát, thỉnh thoảng phun nước cho củ khỏi khô héo. Khoảng vài tháng sau các củ này sẽ mọc cây non, đơi khi cây mọc rễ khoảng 4-5 cm hãy đem ra trồng.
TÁCH CÂY CON
Những loài như Phalaenopsis hay Dendrobium thường mọc cây non (keiki) sau khi hoa đã tàn. Khi đó chúng ta vẫn tưới bón cho cây mẹ như thường. Khi cây non ra rễ dài khoảng 4-5 cm sẽ dùng dao kéo đã khử trùng tách ra và đem trồng với những vật liệu cỡ nhỏ.
CẮT KHÚC
Chúng ta cũng có thể nhân giống bằng cách cắt khúc cành hoa hay thân cây như sau:
● Phalaenopsis
Là một loài lan thân đơn, ít khi mọc cây con ở gốc, nhưng lại hay mọc cây con ở trên đốt của cành hoa. Có 3 cách nhân giống:
1. Khi bông hoa đầu tiên vừa nở, phía dưới có 2-3 đốt không có hoa nhưng có chiếc vỏ bọc. Dùng dao hay tăm nhọn tách vỏ này ra, tránh phạm đến mầm bên trong, bôi thuốc mọc cây non (keiki paste) có chất Cytokinin giá bán khoảng 4-5$ USD vào mầm đó. Khi hoa tàn hãy cắt phía trên đi. Vài tháng sau sẽ mọc cây con, khi cây con ra rễ dài 4-5 cm, cắt ra và đem trồng
2. Khi hoa đã tàn hết, cắt cành hoa sát đến tận gốc rồi cắm vào trong ly nước có pha phân bón 30-10-10 rất loãng 1/4 thìa cà phê cho 4 lít nước và lâu lâu lại thay nước một lần. Có người dùng nước dừa (coconut milk) thay cho nước lạnh, nhưng cách này dễ bị nhiễm trùng hay nhiễm nấm cho nên cần phải cho vài giọt Physan 20 hay Peroxide hydrogen vào. Để ở nơi rợp mát với nhiệt độ từ 75-80°F hay 25°C trở lên, vài tháng sau sẽ mọc cây non ở các đốt.
3. Cắt các đốt ở dưới bông hoa đầu tiên (những đốt không có hoa) mỗi đầu chừa ra khoảng 2-3 cm, ngâm vào nước sát trùng trong vòng 20 phút rồi bỏ vào trong một chiếc bình bịt kín lai và để như trên.
● Dendrobium, Phaius
Khi hoa tàn, cắt thân cây ra từng khúc như trên hay để nguyên cây, ngâm vào nước có pha chất sát trùng rồi đặt lên khay có rêu sphagnum moss. Để vào chỗ rợp mát và ấm như trên, vài tháng sau sẽ mọc cây con.
● Aerides, Ascocenda, Arachnis, Renathera, Vanda, Staurochilus v.v…
Những cây lan thuộc các loài kể trên thường mọc quá dài và một đôi khi lại bị thối ngọn hay thối gốc nhất là Ascocenda và Vanda. Trường hợp này nếu không cắt ra và kịp chữa trị cây sẽ chết.
Khi cây lan mọc quá dài, có thể cắt ra làm nhiều đoạn theo như hình bên, mỗi đoạn cần tối thiểu phải có từ 3-5 đốt và 2-3 rễ, gốc cây cũng vậy. Sau đó bôi thuốc sát trùng vào 2 đầu, có thể dùng vôi ăn trầu thay thế.
Nếu cây bị thối ngọn, hay thối gốc, dùng dao thật sắc đã khử trùng để thân cây không bị dập. Cắt cho tới khi nào không còn thấy chấm đen ở trong lõi và phải cắt thêm vào chừng 3 cm nữa, bôi thuốc sát trùng và để vào chỗ mát và ấm mỗi ngày phun nước một lần, nhánh mới và rễ mới sẽ mọc ra.
THỤ PHẤN
Nếu chỉ muốn thu phấn (hand pollination) hay lai giống một vài cây như Cymbidium, Cattleya chúng ta có thể thực hành trong một vài phút, nhưng nếu muốn có hoa đẹp chúng ta cần phải nghiên cứu kỹ càng. Bởi vì khi thụ phấn giữa những bông hoa cùng một cây hay với 2 cây khác nhau. Thí dụ ta khi lai cây hoa vàng với cây hoa đỏ tưởng sẽ là có mầu cam nhưng kết quả không như ý muốn bởi vì nhưng cây cha và cây mẹ có khi đã lai giống nhiều lần. Chỉ có những giống lan nguyên thủy mới giữ được nguyên tính một phần nào.
GIEO HẠT
Nhân giống bằng cách gieo hạt (seedling) gồm có 3 điều chính yếu:
1. Thời điểm lấy hạt, có giống phải lấy hạt khi quả lan còn xanh, có giống lại phải đợị khi quả chin. Thời gian khoảng từ 50 ngày cho tới 260 ngày, trái lan có thể cho từ vài chục cho đến trên nửa triệu hạt.
2. Việc trồng lan từ hạt hay trồng lan trong ống nghiệm không phải là dễ dàng, cần phải có những dụng cụ và nhiều lần kinh nghiệm. Vấn đề chính là phải khử trùng khử nấm trước khi geo hạt.
3. Thời gian từ khi mọc ra từ hạt cho tới khi ra hoa khoảng từ 2 năm như Phalaenopsis và 9-10 năm cho Dendrobium speciosum.
CẤY MÔ (mericlone)
Cấy mô là kỹ thuật nhân giống nhanh chóng và hữu hiệu nhất. Người ta có thể cấy một loạt ra hàng ngàn hay hàng trăm ngàn cây lan nhỏ với đặc tính y hệt như cây lan mẹ.
Những cây lan nhỏ này được lấy ra từ tế bào của lá, rể nhưng phần lớn từ lõi của các mầm non mới mọc. Thông thường người ta cắt thành 20 mảnh nhỏ, sau đó được bỏ vào trong một dung dịch đặc biệt rồi cho vào máy lắc chậm chạp xoay vòng hoặc nghiêng sang bên phải rồi bên trái, để cho các mảnh này chỉ lớn lên và không ra lá hay ra rễ.
Sau đó lại cắt ra thành 300- 400 mảnh rồi tiếp tục như vậy cho tới 7000-8000 mảnh nhỏ hay nhiều hơn nữa. Cuối cùng người ta cho vào những chai (Flask) để cho cây mọc lên như gieo từ hạt.
Lẽ tất nhiên công việc này phải do những nhà chuyên môn với dụng cụ đặc biệt mới bảo đảm kết quả.
Nếu các bạn muốn nhân giống hãy chịu khó đọc kỹ để hiểu bíết tường tận về phương pháp, kỹ thuật, dụng cụ v.v… để không đến nỗi hoàn toàn thất bại.
--- Bài cũ hơn ---