Top 11 # Xem Nhiều Nhất Hinh Lan Kim Tuyen Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Rượu Lan Kim Tuyến (Lá Kim Cương)

Lan kim tuyến hay còn gọi là lan gấm, nam trùng thảo, cỏ nhung, cây kim cương, giải thủy tơ. Là một loại thảo dược rất quý hiếm của vùng núi KonTum. Có tên khoa học là Anoectochilus setaceus Blume. Thuộc họ Lan. Lan kim tuyến có rất tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Đây là vị thuốc quý được Việt Nam đưa vào trong sách đỏ, cần được bảo vệ trong tự nhiên. Hiện nay lam gấm được bán trên thị trường với giá tương đối cao.

Cây lan kim tuyến là một loài dược liệu đặc biệt quý hiếm. Được mọc trong các khu rừng dậm, cây không phân bố ở đồng bằng. Lan kim tuyến thường mọc ở ven suối, nơi có độ ẩm cao, chúng ưa bóng mát nên chỉ mọc dưới các tán cây rừng.

Toàn bộ cây lan gấm đều được dùng để làm thuốc. Cây được thu hái quanh năm. Khi thu hái người dân thường chỉ hái thân và lá, chứ không đào lấy rễ để cho cây tiếp tục phát triển. Cây sẽ được đem về rửa sạch, phơi khô. Hoặc dùng cây tươi để làm thuốc chữa được rất nhiều bệnh.

Cây lan kim tuyến là cây thuốc quý được trồng nhiều ở nơi có độ ẩm cao, có bóng râm, thoáng khí, đất có nhiều mùn, tơi xốp.

Cây thường chỉ cao từ 10-20 cm, thân màu tím, mọng nước, phần cây non có nhiều lông mềm, mang 2-6 lá mọc cách, xòe trên mặt đất.

Lá hình trái xoan hoặc hình trứng, gần tròn ở gốc và nhọn ở đầu, dài 3-4 cm và rộng 2-3 cm, trên mỗi chiếc lá có 3-5 sọc gân dọc.

Mặt trên của lá có màu nâu sậm có vệt vàng ở giữa và mạng gân màu hồng nhạt. Mặt dưới có màu nâu nhạt.

Cuống lá dài khoảng 2-3 cm, gốc cuống tạo thành bẹ lá ôm lấy thân.

Hoa có màu trắng, hay đỏ hồng, có hình dáng như như hoa lan rừngmọc thành từng cụm, mỗi cụm hoa dài 10-15 cm, mang 5-10 hoa màu hồng phủ lông đỏ, dài 2,5 cm với cánh môi dài 1,5 cm, mang 6-8 ria mỗi bên, đầu môi chẻ thành 2 thùy thuôn đầu tròn.

Bầu dài 13 mm, có lông thưa.

Cây ra hoa vào tháng 10-12 hằng năm và mùa quả chín vào tháng 12 tới tháng 3 năm sau.

Sinh sản vô tính chủ yếu bằng chồi và thân rễ.

Ban đêm, gặp ánh sáng cây lan tuyến phát ra ánh sáng lấp lánh như kim tuyến rất đẹp.

Cây lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát.Theo kinh nghiệm dân gian, cây lan kim tuyến có những công dụng chính như sau:

Điều trị ung thư: Cây lan kim tuyến có chứa các hoạt chất chính là beta-D-glucopyranosy, succinic acid, palmitic acid, stearic acid, beta-sitosterol và các acid amin khác. Trong đó, các acid amin có trong cây lan kim tuyến được cho là có tác dụng điều trị ung thư gan, ung thư phổi vô cùng hiệu quả.

Điều trị bệnh tiểu đường: Cây lan gấm có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu. Vì vậy thường được dân gian sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường rất tốt.

Điều trị các bệnh về gan: Lan kim tuyến có tác dụng thanh nhiệt, thanh huyết, giải trừ u uất, nóng gan. Cây lan gấm còn có khả năng bảo vệ và tái tạo tế bào gan, được dùng để chữa bệnh viêm gan mãn tính.

Bồi bổ cơ thể, chữa mất ngủ, giảm căng thẳng: Ngoài những tác dụng trên. Cây lan gấm còn có tác dụng bổ máu, giúp giảm stress, tắng cường sức khỏe, lưu thông khí huyết. Giúp chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả.

Điều trị ung thư: Chuẩn bị: Cây lan gấm tươi 25g, cây xạ đen 35g. Đem rửa sạch, sau đó hãm với nước sôi để uống thay nước hàng ngày sẽ hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vô cùng hiệu quả.

Điều trị bệnh tiểu đường:Chuẩn bị: Cây lan gấm tươi 25g, rửa sạch, hãm nước uống sau bữa ăn 15 phút sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường rất tốt.

Điều trị các bệnh về gan: Chuẩn bị: Cây lan gấm tươi 25g, cà gai leo 35g, rửa sạch, đun nước uống hàng ngày giúp thanh nhiệt giải độc và hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan.

Chữa suy nhược cơ thể, mất ngủ: Chuẩn bị: Cây lan gấm tươi 25g, hoài sơn khô 15g, mạch môn khô 15g, hoa thiên lý 10g, hoa nhài 12g, tâm sen 8g, huyền sâm 10g, ngưu tất 8g, quyết minh tử 20g, cam thảo đất 8g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 phần để trong ngày. Uống liên tục trong vòng 1 tuần bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả điều trị bệnh.

Chuẩn bị: 1kg cây tươi (cây khô 500g), 3 lít rượu.

Rửa sạch cây lan gấm, dùng quạt thổi khô nước, đem ngâm với 3 lít rượu 40 độ. Ngâm trong vòng 1 tháng là dùng được.

Rượu kim tuyến có tác dụng bồ bổ cơ thể, tăng cường tiêu hóa, cải thiện miễn dịch rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn chỉ nên uống mỗi ngày một lượng nhỏ vừa đủ. Không nên quá lạm dụng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lá Kim Cương, Lan Kim Tuyến Kon Tum

Lá Kim Cương, Lan Kim Tuyến Kon Tum

Mr Trường – Y sĩ Y học cổ truyền

Đặc Điểm: – Thu mua chính gốc tại tỉnh Kon Tum– Không chất bảo quản, phơi sấy tự nhiên– Uy tín – Chất lượng– Tặng móc khóa Trâu Xanh– Trích 3.000 VNĐ trên mỗi sản phẩm bán ra vào hoạt động Thiên Thần Xanh – Đóng bao bì mẫu mã đẹp, mã số xuất xưởng chống hàng giả hàng nhái

Đăng ngày 24-01-2016 11:39:00 PM – 14789 Lượt xem

Mã sản phẩm: S000029

Giá bán: 2.500.000 VND – Giá trên chưa bao gồm phí vận chuyển

Theo Đông y Lá Kim Cương, Lan Kim Tuyến, Lan Gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. Do đó, trong Đông y, lan gấm được dùng để chữa lao phổi, khô phổi, ho, khạc ra máu, thần kinh suy nhược.Ở nước ta, cây lan gấm được dùng cả cây tươi hoặc khô để sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20g tươi hoặc 5g khô. Dùng ngoài là cả cây tươi giã nát đắp lên chỗ vết thương sưng đau.

Theo Đông y, lan gấm có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng tư âm nhuận phế, làm mát phổi, mát máu sinh tân dịch, tiêu viêm, lọc máu. Do đó, trong Đông y, lan gấm được dùng để chữa lao phổi, khô phổi, ho, khạc ra máu, thần kinh suy nhược.Ở nước ta, cây lan gấm được dùng cả cây tươi hoặc khô để sắc uống. Liều dùng trong ngày khoảng 20g tươi hoặc 5g khô. Dùng ngoài là cả cây tươi giã nát đắp lên chỗ vết thương sưng đau.Dùng chữa lao phổi, khạc ra máu; thần kinh suy nhược, chán ăn: cây lan gấm 2 – 10g, sắc ngày 1 thang, chia 3 lần uống.Chữa phổi kết hạch, khạc ra máu và thần kinh suy nhược, kém ăn, ít ngủ, tinh thần suy sụp: Dùng lan gấm 20 – 40g, mạch môn 20g, huyền sâm 20g, ngưu tất 20g, quyết minh tử (sao) 20g, hoài sơn 20g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.Trong dân gian còn dùng cây lan gấm sắc uống chữa đau dạ dày.Nếu chúng ta vào trang web của nước ngoài và đánh từ khóa Anoectochilus formosanus Hayata (tên khoa học của Lan gấm), chúng ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi người Đài Loan đang rao bán Lan Gấm của Việt Nam với giá từ 2.800-4.000 Nhân Dân Tệ (tương đương khoảng 9 – 13 triệu VNĐ) một kilogram tươi.Tìm hiểu về đánh giá của thế giới đối với tác dụng dược lý của Lan gấm, chúng ta có thể lý giải được tại sao các thương nhân Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc sang tận Việt Nam săn lùng hỏi mua Lan gấm tại các vùng Tây Nguyên trong thời gian vừa qua và có thể “giải mã bí ẩn loài cỏ trị giá 100 triệu đồng/kg” như một số bài báo đã nêu.

Các kết quả nghiên cứu theo y học hiện đại bởi các nhà khoa học Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc cho biết loài Anoectochilus formosanus có chứa flavonoid và các chất thuộc nhóm butanoid, thành phần chính là kinsenoside. Các chất này có các tác dụng dược lý quí như bảo vệ gan, hạ mỡ máu, hạ đường huyết, an thần, chống co giật, giảm đau, chống viêm, chống lão hóa. Ngoài ra Lan Gấm còn chứa polysaccharide, là thành phần có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe và độ dẻo dai, hỗ trợ phòng chống ung thư.Bằng sáng chế Mỹ – US 9072770 B2 do Cục sở hữu trí tuệ Hòa Kỳ cấp ghi nhận: “Lan Kim Tuyến Anoectochilus spp. thuộc họ Orchidaceae (họ Lan), trong đó Lan Kim Tuyến Anoectochilus formosanus Hayata được người Đài Loan gọi là “Vua Thảo Dược” vì các tác dụng dược lý đa dạng của nó, các tinh chất có trong cây lan gấm như beta-D-glucopyranosyl-(3R)-hydroxybutanolide, stearic acid, palmitic acid, beta-sitosterol, succinic acid, p-hydroxy benzaldehyde, daucosterol, methyl 4-beta-D-glucopyranosyl-hutanoate, p-hydroxy cinnamic acid and o-hydroxy phenol giúp giảm huyết áp và đường huyết, bảo vệ gan và tăng cường miễn dịch. Do đó, Lan Kim Tuyến Anoectochilus formosanus Hayata thường được dùng như một bài thuốc dân gian để điều trị xơ gan, tiểu đường và bệnh tim mạch.”. Tại Bằng sáng chế này còn liệt kê các nghiên cứu khoa học và bằng sáng chế được cấp bởi các nước Mỹ, Nhật, Đài Loan, Trung Quốc cho thấy tác dụng dược lý đa dạng của Lan Gấm như bảo vệ gan, chống lại viêm gan cấp tính, giảm đường huyết, giảm lipid, ngừa loãng xương, cải thiện trí nhớ và học tập… Ngoài ra, một Bằng sáng chế tại Mỹ cũng rất đáng quan tâm số US 7033617 B2 công bố năm 2006: “Sử dụng các chất chiết xuất thực vật của Lan Kim Tuyến và các phần dẫn xuất để làm thảo dược, thực phẩm bổ sung, chức năng cho việc phòng ngừa hoặc điều trị các khối u ác tính”.Có lẽ, sau khi sáng chế khoa học này được công bố, người Nhật Bản, Đài Loan, Trung đã đổ xô sang Việt Nam thu mua ráo riết Lan Gấm của chúng ta. Do khai thác quá mức, loài Anoectochilus formosanus đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Thành Phần: Cây kim cương thực tế là cây lan gấm hay còn gọi là cây thạch tằm. Tên khoa học là Anoechilus roxburglihayata, thuộc họ lan (Orchidaceae).Cây Lan gấm là loài địa lan thân bò rồi đứng, cao khoảng 20 cm, thân tròn có nhiều nách. Lá trơn hình trứng hay hình ê líp, mặt trên màu xanh đen, mặt dưới của lá màu tím đỏ. Gân lá nhỏ màu vàng kim rất đẹp phân bổ như mạng nhện từ 5 chủ mạch gân chính nên gọi là Kim tuyến liên. Mùa đông xuân cây nở hoa màu trắng, nhụy hoa có lông.

Phơi Sấy:

Xin chào mọi người, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn món gà hầm với sâm dây hay đảng sâm, ở kon tum…

Trong đương quy có chứa nhiều tinh dầu, glucose và vitamin B12 nên trong những món ăn từ dân gian,…

Sâm dây là một loại dược liệu bổ dưỡng cho sức khỏe xuất xứ tại vùng Tu Mơ Rông dưới chân núi Ngọc…

Cách Phân Biệt Lan Kim Điệp Giấy Và Kim Điệp Nhựa (Kim Điệp Thơm)

Xin chào các bạn!

Trong các loài lan gọi theo tiếng Việt Nam, có 2 loài gọi Kim Điệp là Kim Điệp Giấy và Kim Điệp Nhựa. Với người mới trồng lan do chưa tìm hiểu đến hoặc chưa trồng qua 2 loài này thì thấy khó phân biệt khi cây không có hoa. Nhìn chung, 2 loài này khá giống nhau và dễ nhầm. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Xin thưa khác nhau ở …chữ Giấy và chữ Nhựa chứ gì nữa, hehe ☺

Tôi sẽ nêu thêm các điểm khác nhau cơ bản để các bạn biết cách phân biệt Kim Điệp Giấy và Kim Điệp Nhựa.

Kim Điệp Giấy nhiều người vẫn gọi Kim Điệp thường, tên khoa học là Dendrobium Capillipes. Đây là loài hoàng thảo thân (giả hành) ngắn, khi các bạn đi mua hàng kilogram để ghép, thường gặp thân ngắn cỡ 10-20 cm, còn những giò thuần chăm sóc tốt thân có thể dài đến khoảng 25-30 cm nhưng ít thấy hơn. Thân màu vàng xanh, có lá mỏng ở gần ngọn. Các bạn còn nghe đến Kim Điệp Xuân, thực ra nó là Kim Điệp Giấy nhưng có xuất xứ tại vùng cao nguyên có khí hậu đặc thù như Lâm Đồng nên ra hoa sớm hơn, thường vào dịp tết.

Kim Điệp Nhựa còn gọi Kim Điệp Thơm, tỷ lệ người gọi 2 tên này tương đương nhau nên đều phổ biến, tên khoa học Dendrobium Trigonopus, thân ngắn, mập, thường 6-12 cm. Ít gặp hơn và giá bán cao hơn Kim Điệp Giấy.

Tiện đây tôi khuyên các bạn cố gắng nhớ được tên khoa học của các loại lan là tốt nhất. Cùng một loài nhưng tên Việt mỗi nơi gọi mỗi khác, không biết tường tận lại tranh cãi nhau.

Khi cây đang hoa thì chẳng nói làm gì, nhìn cây na ná nhau chứ hoa thì khác hẳn nhau. Kim Điệp Giấy có chùm hoa màu vàng tươi rất đẹp, cánh hoa mỏng, cánh dáng tròn, môi hoa to có lông tơ, mùi chỉ thoảng nhẹ. Mùa hoa thường khoảng tháng 2-4 dương lịch.

Hoa Kim Điệp Nhựa khác với Kim Điệp Giấy, hoa của Kim Điệp Nhựa cánh nhọn, rất dày, bông hoa hơi bóng nên nhìn có cảm giác như hoa nhựa, màu vàng kim, phớt xanh lục ở họng, hoa rất bền, khoảng 40-50 ngày, thơm đậm mùi mật, kẹo. Mùa hoa muộn hơn một chút, khoảng tháng 4 dương bắt đầu nở rộ.

Khi cây không hoa, ta so sánh các điểm sau:

a) Lá: Đây là điểm dễ nhận biết 2 loài này nhất.

Lá Kim điệp giấy có màu xanh vàng, xanh non còn lá Kim Điệp Nhựa có màu xanh sẫm, xanh tối gần như Kiều Hồng.

Lá chụp gần là Kim Điệp Giấy, phía sau là Kim Điệp Thơm

Lá Kim điệp giấy mềm, mỏng còn lá Kim Điệp Nhựa dày, cứng hơn. Mỏng thế nào là mỏng? dày, cứng đến thế nào là dày, cứng? Với các đặc điểm về dài – ngắn, to – nhỏ, dày – mỏng, mềm – cứng thì càng nhiều kinh nghiệm thực tế nhận biết càng chuẩn xác. Cứ bảo Đai Châu to hơn Sóc ta, thế người mới trồng lan gặp 1 cây đai châu con bé tẹo và 1 cây sóc ta trưởng thành, so làm sao? Cách nhanh nhất để nhận biết các loài là ta phải tự tay trồng chúng, được chăm sóc sờ nắn hàng ngày, như vậy chỉ sau 1 thời gian ngắn thì quen mắt quen tay, sau này có thể là nhìn qua một loài lan mà ta đã trồng, sờ nắn nhẹ vài lá cây thì ta đã biết nó là cây gì rồi, đúng cỡ 90%, còn chỉ đọc và nhớ suông trên internet mà không trồng thực tế thì đến lúc nhìn tận mắt, sờ tận tay, chả biết thế đã là dài chưa? là mỏng chưa? là dày, cứng chưa? cuối cùng vẫn ko nhận biết được loài nào.

Điểm quan trọng này, mặt dưới lá Kim Điệp Giấy trơn, không có lông đen còn mặt dưới lá Kim Điệp Nhựa có 1 lớp lông đen rất nhỏ, ngắn, mịn, có thể nhìn kỹ để thấy được bằng mắt thường. Tuy nhiên ai lớn tuổi mắt kém thì khó nhìn được điểm này.

Lá Kim Điệp Nhựa có lông đen ở mặt dưới (ảnh trên)

Lá Kim Điệp Giấy xanh, trơn (ảnh trên)

b) Ngồng hoa

Một đặc điểm dễ thấy nữa để phân biệt 2 loài này là nhìn ngồng hoa cũ. Lan mua theo cân thì đa phần đã đủ tuổi, từng ra hoa rồi nên thường còn cuống hoa cũ trên thân già.

Kim Điệp Giấy có hoa dạng chùm nên khi hoa tàn thường còn cuống hoa khô dài khoảng 8-15 cm trên thân già (khoảng 01 ngón tay). Kim Điệp Nhựa bật bông hoa từ thân, khi hoa tàn còn lại cuống hoa khô ngắn ngủn 2-3 cm thôi (khoảng 01 đốt ngón tay). Vậy nên nếu thấy giề Kim Điệp nào chỉ cần có 1 ngồng hoa dài cỡ 1 ngón tay thì giề đó là Kim Điệp Giấy rồi. Vậy ai hỏi nếu người ta cố tình cắt ngồng hoa Kim Điệp Giấy đi cho ngắn như Kim Điệp Nhựa thì phân biệt sao? Thì có phải có mỗi đặc điểm này đâu, so sánh các đặc điểm khác đi chứ ☺

Ngồng hoa cũ Kim Điệp Giấy dài (ảnh trên)

Ngồng hoa cũ Kim Điệp Nhựa ngắn (ảnh trên)

c) Thân/giả hành

Thân trưởng thành Kim Điệp Giấy dài hơn, thường dài 10-20 cm hoặc hơn nữa, xanh sáng hơn, thân tơ nhìn căng mọng hơn, có nhiều lớp áo trắng bạc bao thân.

Thân Kim Điệp Giấy (ảnh trên)

Thân trưởng thành Kim Điệp Nhựa ngắn hơn, thường 8-12 cm, màu xanh sẫm hơn, ít áo trắng bạc bao thân hơn, thân già còn có màu vàng hoặc nâu đỏ, nhìn dáng thân cứng hơn hẳn so với Kim Điệp Giấy.

Thân Kim Điệp Thơm (ảnh trên)

Một điểm dễ thấy nữa là thân con mới nhú của Kim Điệp Nhựa phủ chi chít lông tơ đen, còn thân con của Kim Điệp Giấy thì xanh non màu mạ, trơn, không hề có lông đen. Các bạn mua cây không vào mùa có thân con thì không thấy điểm này.

Nợ ảnh mai chụp

Tôi thường dựa vào các đặc điểm trên để phân biệt Kim Điệp Giấy và Kim Điệp Nhựa (Kim Điệp Thơm), xin chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn mới chơi lan được biết. Có lẽ còn có các đặc điểm khác để phân biệt tuy nhiên kiến thức tôi còn hạn chế nên chỉ chia sẻ được đến vậy, rất mong được anh em bạn bè chơi lan có nhiều kiến thức hơn, kinh nghiệm dày dạn hơn góp ý, bổ sung về email phonglanrung.com@gmail.com để bài viết thêm hoàn thiện, cùng giúp cho tất cả mọi người có thêm hiểu biết về hai loại lan rất đẹp này. Chúc mọi người có nhiều niềm vui với hoa lan.

Lan Kim Tuyến Hiếm Quý?

Ngày 18 tháng 9-2007 chúng tôi có phổ biến một bài: Phát hiện một loài lan hiếm quý. Vài ngày sau đó chúng tôi nhận điện thư và điện thoại hỏi về cây lan này và nhất là gần đây ông Đỗ khắc Tài từ Đức quốc gửi cho vài tấm hình và câu hỏi như sau:

Lan Kim Tuyến hiếm quý?

Lan nầy tôi trồng trong nhà ở Germany không thấy gì đặc biệt cả, hoa nó nhỏ síu. Ở Việt Nam lại cho là Lan hiếm?

Vây xin trả lời chung như sau:

1. Lan Kim Tuyến (Anoectochilus) là một loài lan (genus) gồm chừng 40-50 giống (species) trong đó có chừng 25 giống mọc suốt từ Hy Mã lạp sơn, Thái lan, nam Trung hoa, Việt Nam, Đài Loan, Tân Tây Lan và Úc châu. Loài lan Anoetochilus do Carl von Blume đặt ra vào năm 1810 do chữ La Tinh: Anoectos (open) có nghĩa là mở ra và cheilos (lip) là môi. Sau đó Blume lại đề nghị thay đổi thành Anectochilus nhưng các nhà thảo mộc thời đó đã không tán thành.

2. Theo Orchids of Indochina do Seidenfaden ấn hành năm 1992, có ghi lan Kim Tuyến: Anoectochilus setaceusauct. non Bl Averyanov 1988 chỉ là đồng danh (synonym) của lan Anoectocholus roxburghii đã được Lindleyii công nhận vào năm 1832. Theo quy ước quốc tế tên cây lan nào công bố trước sẽ được chấp nhận, còn những tên đặt sau chỉ dược coi như là đồng danh mà thôi.

Vì vậy cho nên trong mục Hình Ảnh Hoa Lan Việt Nam cây lan Anectochilus staceusđược ghi theo tên Anoectocchilus roxburghiimà giáo sư Phạm Hoàng Hộ gọi là Giải thùy Roxburgh và Trần Hợp là lan sứa hồng, nay lại biết thêm một tên mới đó là lan Kim tuyến. Không biết tên này là tên dân gian đã phổ biến trong đại chúng hay do ai đặt ra, nhưng tên này có vẻ hay hơn 2 tên kể trên.

3. Thế nào là cây lan hiếm quý? Vấn đề này thực khó lòng mà trả lời. Theo định nghĩa thông thuờng: Hiếm (hiếm hoi) = ít khi thấy, Quý (quý báu) = được ưa chuộng. Thông thường cây lan này tuy hiếm thấy ở một vài quốc gia, nhưng lại đầy rẫy ở các quốc gia khác, ngoại trừ những cây đặc hữu (endemic). Đối với người sưu tầm giống lan này, đây là một giống lan hiếm quý vì khó lòng tìm nơi bán ra và khi tìm được, cho rằng hiếm quý. Đối với người ham chuộng những cây lan có đủ cả hương lẫn sắc cây này chẳng có gì đáng chú ý. Khi mới tìm ra được, người ta cho rằng đây là một giống lan hiếm quý sau đó vơ vét đem xuất cảng sang Trung quốc làm thuốc bắc, làm cho cây này gần như tuyệt chủng, bây giờ cây này lại trở nên hiếm quý.

4. Loài lan Anoectichilus hoa nhỏ chẳng có gì hấp dẫn, nhưng trên lá có những đường gân khá đẹp cho nên người ta thường nhần lẫn với các loài lan trang sức (jewel orchids) lan ngoc thạch (jade orchids) như: Eucosia, Goodyera, Ludisa, Cyclopogon và Macodes. Những loài lan này hoa lá gần giống như nhau nên chỉ có những nhà chuyên môn mới nhận ra qua những cấu trúc khác biệt.

Sau đây, chúng tôi xin trình bầy một số hình ảnh để quý vị cùng nhận thức, nhất là quý vị ở quê nhà có thể tìm ra những loài lan chúng ta chưa từng để ý đến.

Tuy rằng hoa nhỏ, nhưng nhìn kỹ 2 tấm hình kể trên hoa lá cũng khá hấp dẫn đấy chứ?