Top 7 # Xem Nhiều Nhất Giá Phân Bón Mặt Trời Mới Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Phân Bón Mặt Trời Mới Đạm Xanh N+

Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ là gì?

Tên phân bón / tên thương mại: Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+

Phân loại: Phân vô cơ

Địa chỉ:

Xuất xứ:

Tiêu chuẩn: TCCS 10:2016/PBLM

Cơ quan: Bộ Công thương Bình Định

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần %:

PPM? (mg / l; mg / kg):

CFU / g hoặc CFU / l:

pH, Khối lượng riêng:

Hướng dẫn sử dụng

Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ được sử dụng trong Nông nghiệp. Sử dụng Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ để bón cho cây trồng theo quy định của nhà sản xuất.

Nguyên tắc chung sử dụng Phân vô cơ đúng cách:

Bón phân đúng loại: Mỗi loạt phân bón có hàm lượng, thành phần và tỷ lệ các chất dinh dưỡng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân bón: theo giai đoạn phát triển của cây, theo mục đích muốn cây phát triển rễ/củ, thân, lá, hoa…hoặc theo mục tiêu cải tạo đất.

Bón phân đúng liều lượng: Sử dụng phân bón đúng liều lượng sẽ mang lại kết quả tốt nhất cho cây trồng. Vì vậy, cần bón đúng liều lượng để đảm bảo không thừa (gây cháy, sốc phân) hay thiếu so với nhu cầu của cây và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Bón phân đúng thời điểm: Mỗi giai đoạn cây trồng cần bổ sung những chất dinh dưỡng nhất định. Cần bón đúng thời điểm để giúp cây phát triển được tối đa, tránh lãng phí phân bón.

Bón phân đúng cách: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất và tình hình thực tế phát triển của cây để chọn cách bón phân đúng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Nên xem hướng dẫn sử dụng cụ thể được nhà sản xuất quy định trên bao bì sản phẩm.

Giá bán phân bón

Giá bán Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định sẽ khác nhau tuỳ thuộc nhiều yếu tố như địa điểm, khối lượng mua và thời điểm đặt mua. Liên hệ đại lý, cửa hàng bán vật tư nông nghiệp để biết giá chính xác nhất. Hoặc thường xuyên truy cập website chúng tôi để cập nhật thông tin Nông Nghiệp gồm giá bán các loại phân bón cho cây trồng.

Mua phân bón bón

Mua Phân vô cơ – Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ ở đâu tốt?

Đặt mua Phân vô cơ – Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định trực tiếp ở các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp gần hoặc tiện nhất. Hoặc đặt mua phân bón online tại các website bán vật tư nông nghiệp uy tín như agriviet.org/shop

Đánh giá phân bón

Phân vô cơ Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ có tốt không?

Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ do công ty Công ty cổ phần vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Định sản xuất. Phân được cấp phép và lưu hành ở Việt Nam để dùng trong sản xuất Nông nghiệp. Do vậy, phân đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật để sử dụng tốt cho cây trồng trong việc bổ sung các thành phần dinh dưỡng tốt cho cây trồng. Sử dụng phân bón tốt nhất cần dựa vào nhu cầu và mức độ phù hợp của cây.

Như vậy, Agriviet đã cung cấp những thông tin tổng quan về Phân vô cơ Phân bón Mặt trời mới Đạm xanh N+ , hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có được những kiến thức hữu ích để sử dụng phân bón phù hợp cho việc chăm sóc cây trồng.

Trình Diễn Phân Bón Mặt Trời Mới Cho Cây Ớt, Khổ Qua

(Baoquangngai.vn)- Sáng 3.4, Trung tâm Khuyến nông Quảng Ngãi phối hợp Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông nghiệp Bình Đình và HTX Nghĩa Hiệp, huyện Tư Nghĩa tổng kết mô hình “Trình diễn phân bón Mặt trời cho cây ớt và cây khổ qua”.

Từ tháng 12.2018, Trung tâm đã phối hợp với HTX địa phương triển khai mô hình thử nghiệm phân bón nhãn hiệu Mặt trời mới cho cây ớt trên diện tích 1.500m2 tại thôn Đông Hiệp, xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa) để so sánh với cách sử dụng các loại phân đơn.

Sau gần 3 tháng triển khai, mô hình thử nghiệm sử dụng phân bón Mặt trời mới trên cây ớt đã cho kết quả vượt trội hơn so với mô hình, đối chứng sử dụng các loại phân đơn (Urê, lân, kali).  Thực tế, sau khi thăm đồng nhiều bà con nhận xét ruộng sử dụng phân bón mặt trời mới sinh trưởng phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh, năng suất, khối lượng trung bình quả ruộng mô hình đều cao hơn so với ruộng đối chứng.

Nông dân tham quan mô hình trình diễn phân bón Mặt trời mới trên giống ớt Hai mũi tên.

Tuy chi phí đầu tư phân bón, 1 ha của ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng là 2.458.000 đồng, nhưng bù lại năng suất cao, đạt trên 20.8 tấn/ha, cao 1,9 tấn/ha so với ruộng đối chứng. Vì thế, hiệu quả kinh tế đem lại cũng cao hơn, ruộng mô hình cho thu lãi gần 182 triệu đồng/ha, còn ruộng đối chứng chỉ cho lãi khoảng 27 triệu đồng/ha.

Cùng tại địa phương, vào 2.2019, trung tâm đã triển khai sử dụng phân bón Mặt trời mới trên cây khổ qua, với diện tích 2.000m2. Giống thực nghiệm là loại khổ qua Én vàng, sử dụng phân bón Mặt trời mới, bao gồm NPK (20-15-8+TE) và NPK(15-8-18+TE). Ruộng đối chứng sử dụng các loại phân đơn như: urê, lân, kali làm đối chứng. 

Qua trình diễn cho thấy, khi sử dụng phân bón Mặt trời mới cho cây khổ qua đã đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây khổ qua cho hiệu quả vượt trội so với ruộng đối chứng.

Ruộng sử dụng phân bón chuyên dùng Mặt trời ít sâu bệnh, cây khổ qua phát triển xanh tốt, khối lượng quả, năng suất đạt cao. Còn ruộng sử dụng phân bón đơn khi bón dễ bị lỡ cổ rễ, đốm lá, năng suất thấp hơn.

Dù đã cho thu hoạch lứa thứ 3, nhưng mô hình khổ qua sử dụng phân bón Mặt trời mới vẫn cho năng suất cao.

Kết quả cho thấy, khối lượng quả/cây ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng là 0.2kg/cây. Năng suất ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng là 6%. 

Lãi thu về mô hình cao hơn ruộng đối chứng hơn 7 triệu đồng/ha. Tiết kiệm công bón, thao tác đơn giả, lại thuận tiện cho người nông dân khi sử dụng. Phân trộn đồng nhất hơn, hạn chế làm mất chất dinh dưỡng hay làm phân xấu đi do không nắm vững nguyên tắc trộn phân. Mô hình đã tác động tích cực đến nhận thức của nông dân trực tiếp thực hiện và nông dân lân cận.

Tin, ảnh: P.TIÊN

Phân Bón Mặt Trời Mới Hỗ Trợ Nông Dân Liên Kết Sản Xuất Theo Chuỗi Giá Trị Tại Tỉnh Bình Định

Phân bón Mặt Trời Mới hỗ trợ nông dân liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại Tỉnh Bình Định

Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty là nhập khẩu các loại phân bón chất lượng cao và sản xuất phân bón NPK Mặt Trời Mới, cung cấp cho nông dân trong tỉnh Bình Định và trên toàn quốc. Phân bón Mặt Trời Mới hướng vào khách hàng và thị trường nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Chính sách của Công ty là: “Luôn thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm cung cấp luôn đảm bảo và ổn định, giá cả hợp lý, giao hàng đúng hẹn và kịp thời” và khẩu hiệu là: “MẶT TRỜI MỚI – NIỀM MONG ĐỢI CỦA NHÀ NÔNG”. Chính vì lẽ đó sản lượng sản xuất, kinh doanh phân bón bình quân hàng năm là 120.000 tấn, doanh số trên 700 tỷ đồng.

Trong quá trình phục vụ nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bình Định, Công ty đã tham gia tích cực vào việc thực hiện chỉ đạo xây dựng “Nông thôn mới”, “Cánh đồng lớn” của UBND tỉnh, của Sở Nông nghiệp và PTNT, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị thông qua xây dựng “Cánh đồng lớn”. Công ty đã cung ứng phân bón chuyên dùng cho lúa, phục vụ sản xuất cho các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh với phương thức liên kết với các HTX sản xuất nông nghiệp, đồng ý ứng trước phân bón cho nông dân và cho nợ tiền hàng trong vòng 120 ngày không tính lãi, để nông dân thuận lợi trong việc đầu tư phân bón chất lượng, giá rẻ, hợp lý; đồng thời Công ty cử chuyên gia và cán bộ kỹ thuật trực tiếp tham gia tập huấn kỹ thuật, theo dõi và tổ chức hội nghị đầu bờ, tổng kết mô hình ở cuối vụ sản xuất. Các mô hình trong chương trình “Cánh đồng lớn” trên địa bàn tỉnh đều đạt năng suất và hiệu quả cao, được các HTX sản xuất nông nghiệp và nông dân đồng tình hưởng ứng. Hằng năm Công ty đã cung ứng trên 10.000 tấn phân bón chuyên dùng cho cây lúa để phục vụ cho “Cánh đồng lớn” trong tỉnh, góp phần tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Doanh nghiệp với các HTX nông nghiệp và nông dân, trực tiếp góp phần vào việc thúc đẩy các địa phương đạt tiêu chí số 10 về thu nhập bình quân đầu người và tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới.

Cụ thể trong vụ Đông xuân 2019-2020, Công ty đã tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX Nông nghiệp Nhơn Thọ 2 và Nhơn Lộc 1, TX An Nhơn – Bình Định với quy mô diện tích 600 ha (HTX NN Nhơn Thọ 2 sản xuất 350 ha, HTX NN Nhơn Lộc 1 sản xuất 250 ha). Chuỗi liên kết sản xuất lúa giống gồm các bên như sau: Nhà nông (xã viên), HTX Nông nghiệp, Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định, Công ty sản xuất kinh doanh giống (Tổng Công ty Giống cây trồng Thái Bình; Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung ương tại Quảng Nam), nhà khoa học và chính quyền địa phương.

HTX Nông nghiệp và xã viên là người tổ chức sản xuất và sản xuất lúa giống; chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, xã hỗ trợ chính sách; Công ty sản xuất kinh doanh giống cho mượn giống và tiêu thu sản phẩm lúa giống. Riêng Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định đã tham gia vào chuỗi liên kết với 2 dòng sản phẩm Phân bón Mặt Trời Mới chuyên dùng cho cây lúa gồm: MT01, MT02 và Lúa 1-2, Lúa 3 với phương thức là cho mượn đủ số lượng phân bón theo định mức cho 1 ha trong 4 tháng, hỗ trợ chi phí vận chuyển phân bón đến trụ sở HTX, lãi vay ngân hàng,… (tổng các khoản là tương ứng đầu tư 25,2% chi phí sản xuất cho 1 ha lúa giống) và từ đầu vụ đã cử cán bộ kỹ thuật, chuyên gia đến từng HTX để tập huấn cho nông dân tham gia xây dựng Cánh đồng lớn về kỹ thuật canh tác lúa giống, hướng dẫn sử dụng Phân bón Mặt Trời Mới và cuối vụ Hội nghị đầu bờ, tổng kết mô hình.

Tại HTX Nông nghiệp Nhơn Lộc 1 sử dụng bộ sản phẩm Lúa 1-2 và Lúa 3. Với NPK Lúa 1-2 (22-14-7+TE) có thành phần: Đạm (N) là 22%, Lân (P 2O 5): 14%, Kali (K 2O): 7% và vi lượng (TE) gồm Bo: 50 ppm, Kẽm (Zn): 200 ppm, Mangan (Mn): 50 ppm, Đồng (Cu): 50 ppm;và NPK Lúa 3 (18-0-22+TE) có thành phần: Đạm (N): 18%, Lân (P 2O 5): 0%, Kali (K 2O): 22% và vi lượng (TE) như Lúa 1-2. Tại HTX Nông nghiệp Nhơn Thọ 2 sử dụng bộ sản phẩm MT01 và MT02;với NPK MT01+TE (20-14-8+TE) có thành phần: Đạm (N) là 20%, Lân (P 2O 5): 14%, Kali (K 2O): 8% và vi lượng (TE) và NPK MT02+TE (20-0-20+TE) với thành phần: Đạm (N) là 20%, Lân (P 2O 5): 0%, Kali (K 2 O): 20% và vi lượng (TE). Với phân bón NPK chuyên dùng cho lúa với thương hiệu Mặt Trời Mới giúp cây lúa ra rễ mạnh, đẻ nhánh khỏe, tăng số chồi hữu hiệu, tăng số bông, đòng to, bông dài, trổ đều, bông nhiều, hạt to, tăng số hạt chắc/ bông, tăng năng suất và chất lượng lúa giống. Tổng lượng Phân bón Mặt Trời Mới đầu tư cho 2 HTX là 292,5 tấn và các khoản Công ty đã hỗ trợ tương ứng tổng kinh phí đầu tư là 3,068 tỷ đồng(gồm vận chuyển phân bón, lãi vay ngân hàng trong 4 tháng).

Ngoài giống tốt, thời tiết thuận lợi, nông dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, HTX Nông nghiệp tổ chức, quản lý sản xuất tốt,… thì trong đó chất lượng phân bón và chính sách đầu tư, hỗ trợ hợp lý của Phân bón Mặt Trời Mới đã giúp cây sinh trưởng phát triển tốt và đưa năng suất lúa giống đạt bình quân từ 75,0 – 75,1 tạ/ha, cao hơn năng suất bình quân là 3,45 tạ/ha, tương ứng tăng trên 5% so với năng suất bình quân của địa phương (Trong đó tại HTX NN Nhơn Thọ 2 năng suất đạt 75,0 tạ/ha và tại HTX NN Nhơn Lộc 1 đạt 75,1 tạ/ha). Theo quy đổi để thu mua lúa giống của các Công ty giống thì giá 1 kg lúa giống sẽ trả từ 1,2 – 1,3 kg lúa thương phẩm (bình quân 1,25 kg). Như vậy, hiệu quả kinh tế từ Cánh đồng lớn trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống đã có giá trị tăng thêm khoảng 25% cho xã viên. Vì vậy đã mang lại lãi ròng bình quân trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống tại HTX NN Nhơn Thọ 2 là 31,438 triệu đồng/ha và tại HTX NN Nhơn Lộc 1 là 32,828 triệu đồng/ha. Trong đó, cơ cấu chi phí để sản xuất 1 ha lúa của Phân bón Mặt Trời Mới chiếm 25,2% nên lãi ròng mang lại cho nông dân từ Cánh đồng lớn của Công ty là 4,804 tỷ đồng (trong đó HTX NN Nhơn Lộc 1 là 2,178 tỷ đồng, HTX NN Nhơn Thọ 2 là 2,626 tỷ đồng), lợi nhuận mang lại gấp 1,57 lần so với tổng vốn đầu tư từ Phân bón Mặt Trời Mới. (Bảng 1).

Song song với xây dựng Cánh đồng lớn thì trongnăm 2020 Công ty còn xây dựng mô hình trình diễn tại 10 HTX NN có 20 hộ nông dân tham gia với diện tích gần 10 ha (bình quân 3-6 sào/ hộ) và các loại cây trồng là lúa, lạc, sắn, ớt, cây ăn quả (bưởi da xanh),… và tiếp tục vụ ĐX 2020-2021 triển khai mô hình tại 9 HTX NN khác trong tỉnh, với diện tích 6-7 ha.

Đặc biệt trong vụ ĐX năm 2020-2021, Công ty đã triển khai xây dựng cánh đồng lớn tại 14 HTX NN của các xã đang phấn đấu hoàn thành Nông Thôn Mới nâng cao với diện tích trên 1.000 ha sản xuất lúa giống bằng phân bón NPK chuyên dùng Mặt Trời Mới (trong đó có 2 HTX NN lần đầu tiên tham gia là Hoài Mỹ và Ngọc An – TX Hoài Nhơn).

Ngoài việc liên kết hỗ trợ nông dân thông qua HTX Nông nghiệp thì tại tỉnh Quảng Nam, Công ty còn liên kết với Hội Nông Dân tỉnh để hỗ trợ và tiêu thụ Phân bón Mặt Trời Mới thông qua việc tư vấn khoa học kỹ thuật, tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình trình diễn, tài chính khác,… cho nông dân tại từng cơ sở Hội tại địa phương. Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ Phân bón Mặt Trời Mứi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tăng theo hàng năm.

Tóm lại, với sự liên kết chặt chẽ, minh bạch và hài hòa lợi ích giữa nông dân, HTX Nông nghiệp, chính quyền địa phương và Doanh nghiệp (Công ty Cổ phần Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bình Định – Phân bón Mặt Trời Mới và Công ty Giống) đã đảm bảo mục tiêu: Hạ thấp giá thành sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng hạt giống, tăng lợi nhuận. Đặc biệt, sự minh bạch và hài hòa lợi ích giữa Doanh nghiệp, HTX và nông dân sẽ hạn chế những rủi ro như sản lượng lúa giống (nông sản)không dư thừa, hạn chế tình trạng phá vỡ hợp đồng sản xuất, tiêu thụ lúa giống/ nông sản, góp phần thúc đẩy sản xuất theo hướng bền vững, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông Thôn Mới nâng cao tại địa phương./.

Bảng 1. Hiệu quả kinh tế từ Phân bón Mặt Trời Mới trong chuỗi liên kết sản xuất lúa giống vụ ĐX 2019-2020 tại HTX NN Nhơn Lộc 1 và Nhơn Thọ 2 – An Nhơn – Bình Định

BÀI VIẾT QUA CÁC NĂM

Trồng Dưa Hấu Không Hạt Mặt Trời Đỏ

Đặc tính

– Chống chịu bệnh khá – Dễ đậu trái, 1 dây để 1 trái, độ đồng đều cao – Da màu xanh nhạt có sọc xanh, trái dạng oval, tròn – Độ đường: 12 – 13 – Thích nghi rộng, có thể trồng quanh năm và nhiều vùng

Năng suất

Trái nặng bình quân 3 – 4kg, có thể đến 7kg, 30 – 40 tấn/ha

Lưu ý

– Trước khi ngâm hạt hoặc tỉa, ta để hạt dưa đứng, dùng kìm bóp nhẹ chỗ hai mép cho vỏ hạt mở ra hoặc dùng bấm móng tay bấm hai mép, hạt sẽ hút nước nhanh và nảy mầm tốt. – Phải trồng thêm từ 1/20 đến 1/10 diện tích gieo trồng bằng giống dưa có hạt để lấy phấn thụ cho dưa không hạt. – Bón kali và vi lượng nhiều hơn để tăng chất lượng trái, bón phân lân đúng liều lượng tránh dưa có hạt lép vỏ đen.

Thời gian gần đây, Cty TNHH Hạt giống Syngenta Việt Nam đã đưa vào sản xuất tại Việt Nam một giống dưa không hạt đặc biệt chất lượng được thị trường rất ưa chuộng là giống dưa hấu Mặt Trời Đỏ. Giống do Công ty CP BVTV An Giang độc quyền phân phối…

Giống đã được trồng phổ biến tại nhiều tỉnh phía Nam cho hiệu quả rất cao; hiện giống dưa hấu Mặt Trời Đỏ đang được Cty Syngenta Việt Nam trồng thử nghiệm tại phía Bắc để thay dần các giống dưa hấu cũ năng suất và chất lượng thấp…

I. Đặc tính nông học

Giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ do Syngenta lai tạo với những đặc tính vượt trội sau:

– Sức sinh trưởng, phát triển khỏe, dễ trồng, dễ đậu trái.

– Thời gian từ trồng đến thu hoạch 60 – 65 ngày, trồng được nhiều vụ trong năm, ở miền Nam có thể trồng được quanh năm.

– Trọng lượng trung bình trái 3- 5 kg, năng suất cao hơn dưa hấu Hắc mỹ nhân (HMN) 20 – 30%.

– Khả năng bảo quản lâu, vỏ dai, vận chuyển xa tốt.

– Độ đường rất cao 13 – 14% brix, thịt quả chắc, màu sắc thịt đỏ đẹp…

II. Qui trình kỹ thuật 1/ Chuẩn bị đất:

– Chọn đất màu mỡ, thoát nước tốt, không nên trồng trên các ruộng đã trồng dưa hấu hoặc các loại cây trồng thuộc họ bầu bí ở vụ trước. Nên luân canh ít nhất là 3 vụ với cây lúa nước hoặc cây bắp.

– Làm đất, diệt cỏ dại (nên dùng thuốc diệt cỏ Gramaxone).

– Bón phân chuồng (5 – 10 m3/1000m2) hoặc các loại phân hữu cơ khác tùy theo điều kiện canh tác ở mỗi vùng, bón vôi (50 – 150 kg/1000m2 tùy loại đất, pH đất = 6 – 7 là tốt nhất).

– Trải bạt plastic (màng phủ nông nghiệp) trên mặt luống, đục lỗ cách nhau 40cm.

2/ Mật độ gieo trồng:

– Mật độ: 800 – 900 cây/1000m2 (công); khoảng 300 cây/sào Bắc bộ.

– Khoảng cách: Cây cách cây: 40 cm, trồng luống đơn, mặt luống rộng 2,5 – 3m hoặc luống đôi với mặt luống rộng 5 m.

3/ Làm bầu, gieo hạt:

– Làm bầu: Bầu được làm bằng túi giấy hoặc bằng lá chuối. Đất trong bầu được trộn với tỉ lệ 3 tro trấu, 1 đất.

– Gieo hạt: Để đạt tỉ lệ nảy mầm cao trước khi gieo nên cắt mép hạt (dùng bấm móng tay để cắt mép hạt) sau đó gieo hạt trực tiếp vào bầu đã được tưới ẩm (1hạt /bầu), không cần ngâm ủ hạt, không nên tưới nước liên tục, chỉ tưới nước khi thấy cây đã mọc (khoảng 2 – 3 ngày sau gieo), khi cây có 2 lá thật đem trồng ra ruộng (sau gieo khoảng 6 – 7 ngày).

– Ngoài ra bà con nên trồng thêm 4 – 5% dưa hấu có hạt để thụ phấn cho dưa Mặt Trời Đỏ. Dưa hấu Mặt Trời Đỏ cần được gieo trước 5 ngày.

4/ Chăm sóc:

– Chọn dây, tỉa cành, lấy trái: Để lại 1 dây chính và 1 – 2 dây chèo (cành bên), tỉa tất cả các nhánh bơi.

– Một cây lấy 1 trái trên dây chính ở nụ 2 hoặc nụ 3, sau khi lấy trái 4 – 5 ngày ta cắt ngọn nhằm tập trung dinh dưỡng nuôi cây, trái và hạn chế bọ trĩ, sâu, bệnh.

Các loại sâu ăn tạp, bọ rùa, sâu xanh phun Selecron (15 – 20cc/8 lít nước), PolitrinnP (10 – 20 cc/8 lít nước) hoặc March (10 cc/ 8lít nước).

Bọ trĩ (rầy lửa) phun Actara (1cc/8lít nước), sâu vẽ bùa (ruồi đục lá) phun Vertimec (5-10cc/8lít nước) hoặc Trigard (10cc/8lít nước).

– Bệnh:

Bệnh chết rạp cây con (Rhizoctonia sp) phun Ridomil Gold hoặc xử lý hạt giống.

Bệnh thán thư phun Score (5 – 10 cc/ 8lít nước).

Bệnh nứt thân, chảy mủ dùng Score (5 – 10 cc/ 8lít nước)

Bệnh đốm lá (Pseudoperonospora sp) dùng Ridomil Gold (25 – 30g/ 8lít nước).

7/ Thu hoạch:

Sau 60 – 65 ngày trồng thì ta có thể thu hoạch, độ đường trung bình lúc thu hoạch đạt từ 13 -15 % brix tùy mùa vụ và vùng đất.

Dưa được thu hoạch có ruột đỏ đẹp, thịt chắc, trọng lượng trái lúc thu hoạch trung bình từ 3 – 5 kg.

Hội Nông dân Việt Nam, 9/4/2008

Trong những năm gần đây Cty Syngenta đã nhập nội và trồng thử nghiệm thành công một giống dưa hấu không hạt có tên Mặt trời đỏ với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống dưa có hạt khác, đưa lại lợi nhuận rất cao cho người trồng, đặc biệt là nông dân nhiều tỉnh vùng ĐBSCL.^

Hiện giống Mặt trời đỏ cũng đang được Syngenta Việt Nam trồng thử nghiệm ở một số tỉnh phía Bắc nhằm tiến tới thay thế dần các giống dưa hấu cũ năng suất, chất lượng thấp. Giống do Cty CP BVTV An Giang độc quyền phân phối tại Việt Nam.

Đặc điểm giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ: Đây là giống dưa lai F1 nên sức sinh trưởng khỏe, thời gian ngắn (mùa nắng 60 – 62 ngày, mùa mưa 65 – 67 ngày); chống chịu bệnh khá, đặc biệt là bệnh thán thư, dễ đậu quả, quả to (trung bình 3 – 5 kg, năng suất cao 20 – 25 tấn/ha, một số hộ canh tác giỏi ở Cần Thơ, Trà Vinh, An Giang đã đạt tới 50 tấn/ha (cao hơn giống Hắc mỹ nhân từ 20 – 30%); độ đồng đều cao (mỗi cây chỉ nên lấy 1 quả). Quả dạng hình ô van, da xanh nhạt có sọc xanh, mỏng vỏ, ruột đỏ, không hạt; ăn ngọt, độ đường 13 – 14%.

Tổng kết các mô hình ở vùng ĐBSCL của Cty Syngenta Việt Nam cho thấy: Bình quân mỗi ha dưa hấu không hạt cho lợi nhuận từ 23 – 25 triệu đồng, cao hơn các giống dưa có hạt từ 6 – 10 triệu đồng, được thị trường ưa chuộng. Với nhiều ưu thế về sức sinh trưởng, chất lượng quả, thích nghi với nhiều loại đất, khả năng kháng bệnh tốt hơn các giống dưa có hạt khác, đặc biệt là bệnh thán thư và nứt thân; có thể trồng được nhiều vụ trong năm, giống dưa hấu không hạt đã được nông dân nhiều nơi chọn trồng đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, theo khuyến cáo của Cty Syngenta Việt Nam và trường ĐH Cần Thơ, ngoài các biện pháp kỹ thuật trồng dưa hấu thông thường như làm đất, gieo hạt, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… bà con cần đặc biệt chú ý một số khâu kỹ thuật cải tiến sau đây:

– Với kỹ thuật trồng dưa cải tiến nên làm liếp hẹp để trồng hàng đơn (mặt liếp rộng 3 – 3,5 m, trồng 1 hàng, cây cách cây 45 – 50 cm) so với liếp rộng (4,8 – 5 m trồng 2 hàng 2 bên, cây cách nhau 40 cm cho bò vào ở giữ mặt liếp) theo phương pháp cũ, đảm bảo mật độ vẫn đạt từ 800 – 900 cây/1.000 m2 hoặc 300 cây/sào Bắc bộ nhưng cây sinh trưởng khỏe hơn, cho quả to và đều hơn.

– Bón lót (tính cho 1.000 m2): 5 – 10 m3 phân chuồng, phân hữu cơ + 50 kg NPK loại 20-20-15 (mùa mưa dùng loại 16-16-8), nếu đất chua, phèn bón thêm 50 – 70 kg vôi bột. Dùng Gramoxne để trừ cỏ dại trước khi trải bạt.

– Ngâm ủ hạt giống cho nứt nanh rồi đem gieo trong túi bầu, khi cây có 2 lá thật thì đem trồng. Trồng xen thêm 4 – 5% giống dưa hấu có hạt để lấy phấn đực thụ phấn bổ sung sau này mới cho tỷ lệ đậu quả cao.

– Sau trồng 15 ngày (cây có 5 – 6 lá) thì bấm ngọn, tỉa bỏ các nhánh phụ chỉ giữ lại 2 nhánh phụ khỏe nhất cho bò song song vuông góc với mặt luống. Khác với dưa có hạt khi trồng giống dưa không hạt nhất thiết bà con phải thụ phấn bổ sung thì cây mới đậu trái. Khi cây ra nụ cái thứ 3 trên thân chính hoặc nụ cái thứ 2 trên nhánh phụ thì tiến hành thụ phấn bổ sung bằng cách dùng hoa đực úp vào nhị hoa cái vào những hôm nắng ráo từ khoảng 6 – 8 giờ (mùa hè) hoặc 7 – 9 giờ (mùa thu – đông). Thời gian thụ phấn bổ sung thường kéo dài khoảng 5 – 6 ngày. Trên mỗi cây chỉ nên tuyển lấy 1 trái, trường hợp không đậu trái trên thân chính thì mới lấy trái trên nhánh phụ sẽ cho độ đồng đều cao, cho năng suất và chất lượng dưa tốt nhất.

– Bón thúc lần 1 sau trồng 15 ngày: 25 – 30 kg NPK 20-20-15 + 5 kg kali;

– Bón thúc lần 2 sau trồng 30 – 35 ngày: 20 – 25 kg NPK 20-20-15 + 5-7 kg kali;

– Bón thúc lần 3, 4 và 5 sau trồng 45 – 50 ngày bằng cách hòa 3 – 4 kg NPK để tưới/1 lần, tưới 3 – 4 lần cách nhau 3 ngày.

Có thể phun hoặc tưới nitrat kali (KNO3) hoặc phun thêm các loại phân vi lượng 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày nhằm tăng độ đường cho quả.

Tuyệt đối không được bón nhiều đạm hoặc sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng vào giai đoạn nuôi quả lớn làm nứt quả, giảm chất lượng quả.

Icard, 20/5/2008

Giống như bao nông dân ở thôn Hiệp An, xã Phổ Phong (Đức Phổ – Quảng Ngãi), anh Nguyễn Xuân Quang rất có kinh nghiệm trong việc trồng dưa hấu. Tuy nhiên, chưa bao giờ anh dám mơ về một vụ mùa thắng lợi, thu nhập hàng chục triệu đồng như năm qua. Gặp chúng tôi, anh úp mở: “Tất cả đều nhờ giống dưa mới đấy!…”.

Giống dưa hấu không hạt Mặt Trời Đỏ có sức sinh trưởng, phát triển khỏe, dễ trồng, dễ đậu trái. Trọng lượng trái trung bình 4 – 6 kg (trái lớn nhất 7 – 8 kg). Khả năng bảo quản lâu, vỏ dai, phù hợp với vận chuyển xa. Thịt quả chắc, màu sắc đỏ đẹp, độ đường rất cao (13 – 14% prix), được thị trường ưa chuộng.

Anh Quang cho biết thêm, vụ hè thu 2008, anh sẽ hợp đồng với Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Công nghệ cao DCH sản xuất 10 sào dưa hấu không hạt theo quy trình kỹ thuật sản xuất an toàn. “Điều quan trọng là tôi không phải lo đầu ra, đồng thời tìm được hướng đi mới cho bà con trồng dưa ở Hiệp An”, anh nói.

KTNT, 16/7/2008

Trong những năm gần đây Cty Syngenta đã nhập nội và trồng thử nghiệm thành công một giống dưa hấu không hạt có tên Mặt trời đỏ với nhiều ưu điểm vượt trội so với các giống dưa có hạt khác, đưa lại lợi nhuận rất cao cho người trồng, đặc biệt là nông dân nhiều tỉnh vùng ĐBSCL.

Hiện giống Mặt trời đỏ cũng đang được Syngenta Việt Nam trồng thử nghiệm ở một số tỉnh phía Bắc nhằm tiến tới thay thế dần các giống dưa hấu cũ năng suất, chất lượng thấp. Giống do Cty CP BVTV An Giang độc quyền phân phối tại Việt Nam.

Đặc điểm giống dưa hấu không hạt Mặt trời đỏ: Đây là giống dưa lai F1 nên sức sinh trưởng khỏe, thời gian ngắn (mùa nắng 60-62 ngày, mùa mưa 65-67 ngày); chống chịu bệnh khá, đặc biệt là bệnh thán thư, dễ đậu quả, quả to (trung bình 3-5kg, năng suất cao 20-25 tấn/ha, một số hộ canh tác giỏi ở Cần Thơ, Trà Vinh, An Giang đã đạt tới 50 tấn/ha (cao hơn giống Hắc mỹ nhân từ 20-30%); độ đồng đều cao (mỗi cây chỉ nên lấy 1 quả). Quả dạng hình ô van, da xanh nhạt có sọc xanh, mỏng vỏ, ruột đỏ, không hạt; ăn ngọt, độ đường 13-14%.

Tổng kết các mô hình ở vùng ĐBSCL của Cty Syngenta Việt Nam cho thấy: Bình quân mỗi ha dưa hấu không hạt cho lợi nhuận từ 23-25 triệu đồng, cao hơn các giống dưa có hạt từ 6-10 triệu đồng, được thị trường ưa chuộng. Với nhiều ưu thế về sức sinh trưởng, chất lượng quả, thích nghi với nhiều loại đất, khả năng kháng bệnh tốt hơn các giống dưa có hạt khác, đặc biệt là bệnh thán thư và nứt thân; có thể trồng được nhiều vụ trong năm, giống dưa hấu không hạt đã được nông dân nhiều nơi chọn trồng đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất, theo khuyến cáo của Cty Syngenta Việt Nam và trường ĐH Cần Thơ, ngoài các biện pháp kỹ thuật trồng dưa hấu thông thường như làm đất, gieo hạt, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh… bà con cần đặc biệt chú ý một số khâu kỹ thuật cải tiến sau đây:

– Với kỹ thuật trồng dưa cải tiến nên làm liếp hẹp để trồng hàng đơn (mặt liếp rộng 3-3,5m, trồng 1 hàng, cây cách cây 45-50cm) so với liếp rộng (4,8-5m trồng 2 hàng 2 bên, cây cách nhau 40cm cho bò vào ở giữ mặt liếp) theo phương pháp cũ, đảm bảo mật độ vẫn đạt từ 800-900 cây/1.000m2 hoặc 300 cây/sào Bắc bộ nhưng cây sinh trưởng khỏe hơn, cho quả to và đều hơn.

– Bón lót (tính cho 1.000m2): 5-10m3 phân chuồng, phân hữu cơ + 50 kg NPK loại 20-20-15 (mùa mưa dùng loại 16-16-8), nếu đất chua, phèn bón thêm 50-70kg vôi bột. Dùng Gramoxne để trừ cỏ dại trước khi trải bạt.

– Ngâm ủ hạt giống cho nứt nanh rồi đem gieo trong túi bầu, khi cây có 2 lá thật thì đem trồng. Trồng xen thêm 4-5% giống dưa hấu có hạt để lấy phấn đực thụ phấn bổ sung sau này mới cho tỷ lệ đậu quả cao.

– Sau trồng 15 ngày (cây có 5-6 lá) thì bấm ngọn, tỉa bỏ các nhánh phụ chỉ giữ lại 2 nhánh phụ khỏe nhất cho bò song song vuông góc với mặt luống. Khác với dưa có hạt khi trồng giống dưa không hạt nhất thiết bà con phải thụ phấn bổ sung thì cây mới đậu trái. Khi cây ra nụ cái thứ 3 trên thân chính hoặc nụ cái thứ 2 trên nhánh phụ thì tiến hành thụ phấn bổ sung bằng cách dùng hoa đực úp vào nhị hoa cái vào những hôm nắng ráo từ khoảng 6-8 giờ (mùa hè) hoặc 7-9 giờ (mùa thu-đông). Thời gian thụ phấn bổ sung thường kéo dài khoảng 5-6 ngày. Trên mỗi cây chỉ nên tuyển lấy 1 trái, trường hợp không đậu trái trên thân chính thì mới lấy trái trên nhánh phụ sẽ cho độ đồng đều cao, cho năng suất và chất lượng dưa tốt nhất.

– Bón thúc lần 1 sau trồng 15 ngày: 25-30kg NPK 20-20-15 + 5kg kali; thúc lần 2 sau trồng 30-35 ngày: 20-25kg NPK 20-20-15 + 5-7kg kali; thúc lần 3, 4 và 5 sau trồng 45-50 ngày bằng cách hòa 3-4kg NPK để tưới/1 lần, tưới 3-4 lần cách nhau 3 ngày. Có thể phun hoặc tưới nitrat kali (KNO3) hoặc phun thêm các loại phân vi lượng 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 ngày nhằm tăng độ đường cho quả. Tuyệt đối không được bón nhiều đạm hoặc sử dụng các loại thuốc kích thích sinh trưởng vào giai đoạn nuôi quả lớn làm nứt quả, giảm chất lượng quả.

NGUYÊN KHÊ – NNVN, 20/05/2008

Nhấn vào đây để xem tất cả các tin về kỹ thuật trồng dưa hấu