Top 6 # Xem Nhiều Nhất Dia Lan Nhat Diem Hong Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Sen Da Dep Bong Hong Den

là giống và không thuộc các giống Bông hồng đen sen đá giá rẻ. Giống sen bông hồng đen là giống sen đá hiếm có nguồn gốc nhập khẩu. Đây cũng là giống sen đá chậm phát triển trong các dòng sen đá hiện có ở nước ta.

Ảnh: chậu sen đá bông hồng sen Nguồn: internet

có hình dáng như một Hình dáng và màu sắc của giống sen đá đẹp bông hồng đen: bông hoa hồng đẹp của xứ Đà Lạt khi nhìn từ trên cao. Lá sen đá bông hồng đen cứng, dày và trên mặt có có những đốm chấm nhỏ dày đặc, lá cây có màu sẫm xám rất đặt trưng.Ý nghĩa của giống sen đá bông hồng đen: có ý nghĩa tượng trưng cho một tình yêu sâu đậm, đây cũng là món quà ý nghĩa trao lời muốn nói được nhiều bạn trẻ ưa chuộng hiện nay.

Cách trồng và chăm sóc sen đá bông hồng đen:

là giống sen đá hiếm đẹp nhưng sức sống của giống này khá cao vì vậy Sen đá bông hồng cách trồng và chăm sóc sen đá cũng không khá cầu kỳ, phức tạp.

Người trồng có thể tưới phun sương trực tiếp lên cây bằng bình xịt, đây cũng là cách tưới nước tốt nhất cho sen đá. Cách khác bạn có thể 1. Cách tưới nước cho sen đá bông hồng đen: tưới sen đá từ bên thành chậu để nước có thể ngấm từ từ vào đất bên trong sẽ không gây tổn thương cho cây.

2. Ánh sáng tốt nhất cho cây sen đá bông hồng đen:

Hoa hồng đen là giống sen đá rất ưa ánh sáng, chúng co thể chịu đựng được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Với giống sen đá này điều kiện ánh sáng càng mạnh thì cây càng có màu sắc đẹp. Mặc dù vậy để cây có thể phát triển tốt nhất vào mùa hè, đặc biệt những vùng có khí hậu nóng cần có lưới che cho cay tránh trường hợp cây bị hốc nhiệt.

3. Đất trồng cho sen đá hoa hồng đen: Đất trồng cho giống sen hoa hồng đen cũng như các loại sen đá khác đất cần thoáng và thoát nước tốt. Khi làm đất cho cây nên thêm vào lớp đất sỏi hoặc tốt nhất là sỉ than đá đã qua sử dụng sẽ giúp cây sen đá phát triển tốt hơn.

Hoa Hồng Leo Đà Nẵng, Hoa Hong Leo Da Nang, Cung Cấp Cây Hoa Hồng Leo Tại Đà Nẵng, Cung Cap Cay Hoa Hong Leo Tai Da Nang, Hoa Hồng Leo, Hoa Hong Leo, Mua Cây Hoa Hồng Leo, Mua Cay Hoa Hong Leo, Bán Cây Hoa Hồng Leo, Ban Cay Hoa Hong Leo

Hoa hồng leo rất dễ trồng và chăm sóc. Khi trồng hồng leo nên chọn những nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên như vậy cây sẽ phát triển nhanh hơn và cho nhiều hoa hơn

Hoa Hồng leo không ưa nhiệt độ, ẩm độ quá cao, độ vươn của cành không bằng các loại dây leo khác nên cần có giàn để cây bám vào và leo lên, Hoa hồng leo thường được trồng ở những nơi như: cột, cổng, hàng rào, hay một khoảng vách nào đó nhất là đoạn vách cạnh cửa sổ hoặc có thể trồng trong bồn hoa trên cao để cho cây vươn dài ra.

Ngâm hạt giống vào nước 30 độ trong 24 giờ.

Gieo hạt vào đất ẩm cho nảy mầm. (Nói chung nó phải mất hơn 10-20 ngày.)

Nhiệt độ nảy mầm: 25-35 oC

Thời gian nảy mầm: 10-20 ngày

Tăng trưởng nhiệt độ tối ưu: 25-35 oC

Khoảng cách các hạt: 20 * 20cm ngoài vườn và 5×5 cm trong chậu.

Trong quá trình ươm bạn đảm bảo độ ẩm cho sự nảy mầm bằng cách tưới phun. Đặt chậu ươm nơi mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Tránh mất nước bạn có thể đặt 1 tờ giấy báo mỏng phủ lên phía trên khay, chậu ươm (tuy nhiên mùa hè thì bạn phải đảm bảo nhiệt độ không nóng quá và chậu ươm bị thiếu nước).

Khi bạn thấy rằng các cây con được cứng , thường là khoảng 1-2 tháng , bạn có thể chuyển chúng sang một chậu lớn hơn hoặc nếu bạn thích trồng ra vườn.

Hoa hồng ưa ánh nắng mặt trời, vì vậy vị trí trồng cây phải được chiếu sáng ít nhất 6 tiếng một ngày. Nên trồng hướng Đông để cây đón được ánh sáng mặt trời buổi sáng . Nơi trồng cây cũng phải rộng rãi. Hồng leo có xu hướng chiếm nhiều không gian khi lớn lên, bạn không nên trồng hoa gần các loài cây khác trong vườn.

Ðất và nơi trồng hoa hồng leo dàn:

Ðất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, thoáng khí, có thành phần đất sét, nhiều ánh mặt trời và những chố ấm. Nếu đất cát thì nên trộn thêm phân hữu cơ và đất sét vào

Vào mùa khô nên tưới cho hoa vào mỗi sáng. Tránh tưới nước lên lá và hoa, có thể tạo điều kiện cho nấm có hại cho hoa phát triển.

Vào mùa xuân nên bón phân hữu cơ cho cây, phân phải chứa nitơ, phosphor và Kali để tạo bông. Vào khoảng tháng 7 không nên bón phân có nitơ. Tháng 9 nên bón phân có nhiều kali để tạo thân gỗ.

Đối với hồng leo chỉ cần tỉa một số cành nhỏ cho bớt cớm. Hoa tàn nên cắt bỏ 1 đoạn tầm 2 -3 đốt lá. Những mầm ở những đốt này sẽ làm yếu cây và tạo những bông hoa nhỏ. Ðối với hoa hồng leo nên tỉa bớt những mầm phụ để bông khỏi èo uột.

Trồng cây hồng leo nơi đất cao ráo, tránh úng ( nếu trồng chậu, bồn cần có thể tích lớn).

Nhiệt độ gieo trồng: 20 – 25 độ – Nhiệt độ sinh trưởng: 18 – 35 độ – Chiều cây cao: Dạng dây leo – Thời gian ra hoa: 90 – 95 ngày – Xuất xứ: Pháp – Quy cách: 10 hạt

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Địa Lan, Ky Thuat Trong Va Chan Soc Cay Hoa Dia Lan

Kỹ thuật trồng cây

Trong những năm gần đây, hoa lan được thị trường khá ưa chuộng. Đặc biệt là địa lan rất được ưa chuộng vào những dịp lễ tết. Có được một chậu địa lan nở vàng rực chưng trong ngày mùng 1 Tết là mong ước của nhiều người … Để hoa nở đúng dịp Tết, người trồng lan phải chăm sóc và tình toán thật kỹ thời điểm kích hoa. Cây địa lan lai có tên khoa học: Cymbidium hybrid, thuộc họ: Phong lan. Các loài địa lan làm cảnh hiện nay thường là loài địa lan lai. Cây địa lan là cây thân thảo, có thể trồng ở ngoài trời và cả trong bóng râm làm cây cảnh hoa.

1, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Địa Lan:

1.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Nhiệt độ: Lúc này cần duy trì nhiệt độ ở mức từ 18 – 20 độ C.

Nước tưới: Cần giảm lượng nước tưới và thời gian tưới cho cây, so với giai đoạn xử lý lạnh. Nước tưới cho cây phải là nước sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu. Chúng ta có thể dùng ống nước phun tưới hoặc máy bơm nhỏ để bơm nước tưới trực tiếp vào gốc cây, lưu ý lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm trong nhà trồng. Độ ẩm: Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.

1.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây. giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ngăn ngừa các tác động bất lợi khác xảy ra trong vườn. + Thu nhặt các lá già, lá bệnh tiêu hủy + Cách ly cây bệnh, chậu bệnh + Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.

1.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hoa Địa Lan:

phân là tập hợp các chất như :đạm (N),lân(P), kali(K), canxi (Ca), magiê(Mg)…chúng tồn tại ở 2 thể vô cơ (các loại phân chế biến sẵn cho lan) và hữu cơ (nước tiểu, nước ngâm :ốc,xương,đỗ tương…ít nhất 1 năm ), địa lan ưa phân hữu cơ hơn. Nếu “chất trồng chính” bản thân đã có đủ các dưỡng chất để cây lan phát triển thì chúng ta cũng không cần bón phân làm gì. Các cụ ngày xưa thường hay dùng đất bùn ao phơi khô để trồng địa lan, 2 năm không cần bón mà cây vẫn sinh trưởng tốt, đất bùn ao tốt là loại mà có nhiều mùn của lá cây, cũng chỉ nên chọn loại bùn ao đất thịt hay đất sét (ít bị sói mòn). Ngược lại nều chất trồng không có đủ dinh dưỡng cho cây thì chúng ta phải bón thêm phân, địa lan không cần nhiều phân do vậy chúng ta không nên bón quá nhiều, quá đặc, chỉ cần bón tuần 1 lần và “thật loãng” với phân hữu cơ 1/10 hay 1/20

2, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hoa Địa Lan:

Địa lan là một loại hoa ít mắc bệnh hơn so với các loại hoa khác. Tuy nhiên, nếu lơ là trong việc chăm sóc cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cây sẽ xuất hiện một số bệnh như đốm nâu, bệnh thán thư, thối rễ, cháy nắng,… đặc biệt ở giai đoạn cây ra mầm hoa, chúng ta cần đặc biệt chú ý, đồng thời cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi sử dụng các loại thuốc này, cần lưu ý một số điều như thời điểm phun thuốc vào buổi sáng, hoặc buổi chiều khi nhiệt độ còn thấp, nồng độ dung dịch thuốc cần pha theo hướng dẫn ở bao bì. Phun thuốc phải toàn diện, đều, bao gồm mặt lá, lưng lá, mép chậu. Bề mặt đất giá đựng chậu đều phải phun, không sử dụng một loại thuốc lâu dài. Chúng ta cần xen kẽ các loại với nhau.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồng Giòn, Ky Thuat Trong Va Cham Soc Cay Hong Gion

Kỹ thuật trồng cây

Hồng giòn có nguồn gốc từ hồng giòn Fuyu, nhập nội từ Nhật Bản, do PGS-TS Đỗ Năng Vịnh, Phó Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp và cộng sự nghiên cứu, chọn tạo, khảo nghiệm tại Mộc Châu (Sơn La). Quả hồng được dùng rộng rãi để ăn tươi cũng như phơi khô. Quả hồng còn dùng để làm thuốc. Cây hồng (Diospyros kaki T.) là một trong những loại cây ăn quả quan trọng của nước Châu á thuộc miền ôn đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam,… và là một trong những cây ăn quả á nhiệt đới chịu rét nhất. Thích hợp trồng ở các vùng núi phía Bắc Việt Nam như: Sơn La, Lào Cai.

1, Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

2, Thời Vụ và Mật Độ Trồng:

Thời vụ trồng Tốt nhất là trồng vào tháng 1 -2 dương lịch (trước và sau tết nguyên đán). Khi cây rụng lá, ngừng sinh trưởng, trong cây chứa nhiều chất dự trữ nhất nên dễ sống, khi trời bớt lạnh mầm mới bật ngay. Thiết lập vườn quả trên đất dốc cần tạo các luống bậc thang rộng 3- 5m theo đường đồng mức. + Mật độ trồng 400 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 5 mét đối với đất vườn. + Mật độ trồng 500 cây/ha: Hàng cách hàng 5 mét, cây cách cây 4 mét đối với đất đồi. Trong điều kiện thâm canh cao, thiết kế vườn quả kiểu tán hình rẻ quạt hoặc kiểu chữ Y có hệ thống dây thép chống đỡ, có thể áp dụng: Mật độ trồng: 800 – 1000 cây/ha (2,5 – 3 x 5m).

3, Làm Đất Và Đào Hố Trồng:

4, Phân Bón Lót:

Dùng 50 đến 100k phân chuồng hoai mục cùng với 1kg lân super, 0,5kg kali clorua và 1kg vôi bột trộn đều với đất phù sa hoặc màu (tầng đất mặt), lấp đất cao hơn mặt hố một chút (chuẩn bị trước khi trồng 1,2 tháng).

5, Kỹ Thuật Trồng Cây Hồng Giòn:

Dùng cuốc bới tâm hố đã chuẩn bị trước 1,2 tháng, xé bỏ túi bầu PE, đặt cây vào giữa hố, lấp đất bằng mặt bầu cây giống, nhấn chặt đều, dùng cọc đóng chéo buộc cố định, tưới đẫm nước. Sau đó thường xuyên giữ đủ ẩm cho cây.

6, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hồng Giòn:

6.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

6.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Việc đốn tỉa giúp cây sự thông thoáng, các cành không bị che khuất lẫn nhau. Do vậy, không những giúp cây quang hợp tốt mà còn dễ phòng trừ sâu bệnh. Trong giai đoạn thiết kế cơ bản: Sau trồng 6 tháng – 1 năm, cây phát triển được 50cm chúng ta tiến hành bấm ngọn để tạo cành khung cấp. Sau khi cành cấp 1 mọc được 40- 45cm đều ra các hướng chúng ta tiến hành cắt tiếp tạo ra cành cấp 2. Thời gian đốn tỉa thích hợp nhất tỉa vào mùa đông cuối đông và mùa xuân. Trong thời kỳ kinh doanh: đốn vào mùa đông và mùa hè. Hồng có 3 kiểu đốn tỉa chính, kiểu hình phễu, hình chữ Y và tán rẻ quạt. Thông thường đốn tỉa theo kiều hình phễu là dễ đốn tỉa nhất và cho năng suất ổn định hơn kiểu tán kia.

Kiểu tán hình phễu chúng ta tiến hành đốn như sau: Giữ một thân chính cao 0,5m sau đó cắt ngọn. Để 3 – 4 cành cấp 1 phân bố đều ra các phía. Đốn khống chế các cành cấp 1 không dài quá 45 cm, tạo cành cấp 2. Giữ 4 – 6 cành cấp 2 phân bố đều ra 2 phía. Khi đốn dùng kéo cắt nghiêng một góc 45 độ, vết cắt gọn để hạn chế sâu bệnh qua vết cắt khi gặp mưa. Tỉa loại bỏ những cành yếu mọc tập trung, cành đã bị khô chết, cành vượt, duy trì kiểu tán như thời kỳ kiến thiết cơ bản (hình phễu hoặc rẻ quạt). Đốn một phần những cành mọc ngang quá dài, đối với kiểu tán hình phễu để lại dưới 60 cm, hình rẻ quạt dưới 40 cm.Trong quá trình đốn tỉa quả hàng năm lưu ý, đối với hồng, cành cho quả chỉ xuất hiện trên cành mẹ đã mọc từ năm trước, ở vị trí búp thứ nhất đến búp thứ ba tính từ ngọn xuống. Do vậy, khi cắt bỏ một phần cành đã cho quả, cần để lại một đến hai mầm. Những mầm này sẽ phát triển thành cành mẹ để cho hoa và đậu quả ở năm sau. Thời gian đốn: Đốn một lần trong năm vào thời kỳ ngủ nghỉ trong mùa đông.

6.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hồng Giòn:

Trong 3 năm đầu lượng phân bón cho 1 cây là: 100g Urê, 100g supe lân, 100g kali sunphát (hoặc kali clorua) chia 3 lần bón: + Tháng 1, 2: Bón 100% lân + 50% kali + 30% đạm. + Tháng 4, 5: Bón 20% kali + 30% đạm. + Tháng 8: Bón nốt số phân còn lại. Cách bón: Đào sâu 15-20cm quanh tán, cách gốc 30-40cm, rải đều phân, lấp đất kỹ, tưới đủ ẩm và tủ gốc bằng cỏ khô.

7, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hồng Giòn:

Sâu ăn lá: hại hồng giòn chủ yếu vào cuối mùa xuân và đầu hè (từ tháng 4 – tháng 6), đặc biệt hại nặng thời kỳ kiến thiết cơ bản, cây phát triển nhiều ngọn chồi. Sâu non màu xanh nhạt, ăn trụi các búp non và các lá xung quanh búp, có thể gây chết cả cây thời kỳ kiến thiết cơ bản hoặc làm cây sinh trưởng chậm lại. Bọ cánh cứng: xuất hiện vào mùa hè, gây hại chồi và lá, đặc biệt gây hại nặng cho các vườn hồng gần bìa rừng. Sâu có thể ăn trụi chồi và lá cây thời kỳ kiến thiết cơ bản, gây chết hoặc cũng làm chậm sinh trưởng. Để phòng trừ sâu ăn lá và bọ cánh cứng hại cây, sử dụng thuốc Sherpa, Fastax pha theo nồng độ khuyến cáo. Ruồi đục quả: Chúng ăn phần nhu mô quả, gây rụng quả ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như chất lượng quả. Để phòng ruồi đục quả, tiến hành đốn tỉa cho cây thông thoáng, hạn chế mầm vượt và trồi vượt; thu hoạch quả kịp thời; thu dọn hết quả rụng trên vườn, chôn sâu xuống đất cũng làm giảm ruồi đục quả. Về bệnh, hồng giòn hay mắc bệnh giác ban và bệnh đốm tròn. 2 bệnh này thường xuất hiện vào những tháng có mưa nhiều đó là tháng 7 – 8 – 9. Cách phòng: chăm sóc cây phát triển tốt, thường xuyên kiểm tra vườn quả loại bỏ toàn bộ cành bị bệnh thu gom về một khu vực để xử lý. Nếu làm tốt các khâu mà cây vẫn có bệnh, có thể dùng thuốc để phun: Kepanlazin, Bavectin, Dithan hoặc Booc-đô. Liều lượng và cách sử dụng thực hiện theo chỉ định của nhà sản xuất.

8, Thu Hoạch và Bảo Quản:

Thu hoạch ở miền Bắc, hồng ngâm chín từ cuối tháng 8, 9, 10; hồng giấm chín vào tháng 10, 11, 12. Trên cùng 1 cây có quả chín trước, quả chín sau, khi thu hoạch phải biết phân biệt để hái, quả chín trước hái trước. Quả chín thì màu quả chuyển từ xanh sang vàng hoặc vàng đỏ rồi đỏ dần. Hái đúng độ chín thì chất lượng quả tốt hơn, nên hái vào buổi sáng hoặc chiều mát. Bảo quản Sau khi thu hái, quả hồng đang ở trạng thái cứng, có thể vận chuyển đi xa và bảo quản trong thời gian dài với những phương pháp thích hợp sau khi đã cắt sát cuống quả và loại bỏ hết những quả dập nát, sứt vỏ, mất tai, chín mềm, quả bị sâu bệnh,… Có thể bảo quản bằng cách rải thành lớp mỏng nơi thoáng mát và khô. Quả hồng hái xuống dù đã chín ăn vẫn chát (trừ một vài giống) vì trong dịch quả có chất tanin dưới dạng hòa tan, sau khi khử chát, tanin vẫn ở trong quả nhưng chuyển sang dạng không hòa tan nên không cảm thấy chát nữa. Có nhiều cách khử chát như: – Ngâm hồng: thường dùng đối với hồng Hạc Trì, Vĩnh Lạc, Lạng Sơn,..Dùng chum hoặc vại sành xếp quả hồng vào rồi đổ nước sạch ngập sâu 20cm, ngâm trong 2-3 ngày, mỗi ngày thay nước một lần. Sau khi ngâm, vớt hồng ra rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt xung quanh quả, để ráo nước một ngày là ăn được.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————