Top 7 # Xem Nhiều Nhất Dia Lan Mong Cop Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Bonsai Đẹp Như Mong Muốn

Bonsai là một loại cây kiểng được rất nhiều dân chơi kiểng yêu thích, bonsai rất đa dạng về chủng loại từ những loại cây cổ thụ cho đến những dạng cây bonsai mini. Mỗi loại bonsai yêu cầu phải có kỹ thuật trồng và chăm sóc đúng cách mới có thể tạo được một cây bonsai như mong muốn.

Dưới đây chúng tôi xin chia sẻ một số kỹ thuật trồng bonsai đẹp:

1. Chậu cảnh

Để có một cây bonsai đẹp, thì chậu phải hài hòa với dáng cây. Cây cao trồng chậu sâu, cây thấp trồng chậu cạn. Phải dựa vào dáng thế của cây, thế trực trồng thẳng đứng, thế xiêu trồng nghiêng, thế thác đổ trồng nằm, v.v…

Bonsai đẹp cần có bộ rễ đẹp, khi trồng phải kéo bộ rễ xòe ra khỏi miệng chậu mới cân đối được giữa bộ rễ, thân gốc và tán lá. Nếu dáng cây như một cành cây chôn xuống đất thì không có giá trị gì.

Muốn cho cây có đủ ẩm độ, lúc mới trồng ta nên đắp phủ một lớp đất lên trên bộ rễ, khi thấy cây đã phát triển mạnh thì dần dần trút bỏ lớp đất trên miệng chậu đi.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc bonsai

2.  Khay dĩa

Khay dĩa là những chậu, mâm trẹt dùng để trồng kiểng bonsai. Nhiều cây kiểng cả trăm năm chỉ sống trong một cái khay nhỏ nhưng vẫn có vóc dáng, tán lá rất đẹp. Do khay dĩa có thể tích nhỏ, đất trồng không được bao nhiêu, nên nếu trồng cây con trong khay dĩa, thì năm mười năm mới thành bonsai có dáng đẹp; muốn thành cây cổ thụ phải đợi đến vài mươi năm.

Có nghệ nhân muốn đốt giai đoạn, nên tìm những cây rừng có dáng đẹp, hoặc cây kiểng vừa ý, bứng về trồng vô khay dĩa làm bonsai. Tuy nhiên công đoạn này cũng đòi hỏi tính kiên trì, người chơi phải vô đi vô lại nhiều lần, từ khay to qua khay nhỏ, mỗi lần như thế lại cắt tỉa bớt bộ rễ, cành lá mới tạo được cây bonsai ưng ý.

3. Chiết cành

Đây là phương pháp nhân giống cây mà vẫn giữ được đặc tính của cây mẹ. Trước khi chiết cành cần chuẩn bị xơ dừa mục hoặc rễ cây lục bình rửa sạch phơi khô.

Đầu tiên, chọn nhánh khỏe mạnh, không quá non cũng không quá già, cắt 2 vòng chung quanh chỗ muốn chiết cách nhau từ 3 đến 5cm. Tách khoanh vỏ, cạo thật sạch lớp vỏ còn sót.

Ba ngày sau lấy xơ dừa hay rễ lục bình thấm nước đắp chung quanh chỗ cắt vỏ, diện tích to nhỏ tùy từng loại cây.   Dùng bao nilon trong bọc bên ngoài, lấy dây buộc chặt hai đầu để nước không thấm vào. Đợi chỗ chiết ra rễ mạnh (đối với hoa kiểng khoảng một tháng, cây trồng khoảng 2 đến 3 tháng) thì cắt đem trồng.

4. Bứng cây

Bứng cây trồng giúp có ngay một cây vừa đẹp vừa to theo ý thích.

Dùng cuốc xẻng đào sâu xung quanh gốc, gặp rễ thì cưa thật ngọt để tránh dập rễ. Gọt bầu đất tròn và nhỏ lại sao cho vừa sức của cây. Đào sâu một bên để cắt đuôi chuột. Ôm hoặc khiêng lên nhẹ nhàng, lấy bao bó bầu đất lại, buộc bao vào thân cây thật chặt, cắt bớt đọt lá nhánh không cần thiết rồi chuyển đi.

Cây to có khi phải bứng 2-3 lần: lần thứ nhất đào nửa vòng, cắt rễ rồi lấp đất lại; vài tháng sau đào phần còn lại rồi mới bứng cây lên. Kinh nghiệm cho thấy cây có rễ non sẽ an toàn hơn.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Địa Lan, Ky Thuat Trong Va Chan Soc Cay Hoa Dia Lan

Kỹ thuật trồng cây

Trong những năm gần đây, hoa lan được thị trường khá ưa chuộng. Đặc biệt là địa lan rất được ưa chuộng vào những dịp lễ tết. Có được một chậu địa lan nở vàng rực chưng trong ngày mùng 1 Tết là mong ước của nhiều người … Để hoa nở đúng dịp Tết, người trồng lan phải chăm sóc và tình toán thật kỹ thời điểm kích hoa. Cây địa lan lai có tên khoa học: Cymbidium hybrid, thuộc họ: Phong lan. Các loài địa lan làm cảnh hiện nay thường là loài địa lan lai. Cây địa lan là cây thân thảo, có thể trồng ở ngoài trời và cả trong bóng râm làm cây cảnh hoa.

1, Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Hoa Địa Lan:

1.1 Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:

Nhiệt độ: Lúc này cần duy trì nhiệt độ ở mức từ 18 – 20 độ C.

Nước tưới: Cần giảm lượng nước tưới và thời gian tưới cho cây, so với giai đoạn xử lý lạnh. Nước tưới cho cây phải là nước sạch, không nhiễm bẩn, hàm lượng chất khoáng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi tưới phải để nước thấm qua đáy chậu. Chúng ta có thể dùng ống nước phun tưới hoặc máy bơm nhỏ để bơm nước tưới trực tiếp vào gốc cây, lưu ý lượng nước tưới phụ thuộc vào độ ẩm trong nhà trồng. Độ ẩm: Cần giữ cho cây không khô quá, cũng không ướt quá, không khí trong nhà trồng phải được lưu thông. Trong mùa khô, cần kiểm soát độ ẩm ở mức từ 40 – 60%, mùa hè cần duy trì độ ẩm từ 70 đến 90%.

1.2 Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:

Thường xuyên theo dõi, cắt bỏ bớt cành lá khô, sâu bệnh, tạo dáng đẹp cho cây. giúp cây phát triển tốt, hạn chế sâu bệnh hại, ngăn ngừa các tác động bất lợi khác xảy ra trong vườn. + Thu nhặt các lá già, lá bệnh tiêu hủy + Cách ly cây bệnh, chậu bệnh + Điều chỉnh lượng ánh sáng theo mùa vụ.

1.3 Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Hoa Địa Lan:

phân là tập hợp các chất như :đạm (N),lân(P), kali(K), canxi (Ca), magiê(Mg)…chúng tồn tại ở 2 thể vô cơ (các loại phân chế biến sẵn cho lan) và hữu cơ (nước tiểu, nước ngâm :ốc,xương,đỗ tương…ít nhất 1 năm ), địa lan ưa phân hữu cơ hơn. Nếu “chất trồng chính” bản thân đã có đủ các dưỡng chất để cây lan phát triển thì chúng ta cũng không cần bón phân làm gì. Các cụ ngày xưa thường hay dùng đất bùn ao phơi khô để trồng địa lan, 2 năm không cần bón mà cây vẫn sinh trưởng tốt, đất bùn ao tốt là loại mà có nhiều mùn của lá cây, cũng chỉ nên chọn loại bùn ao đất thịt hay đất sét (ít bị sói mòn). Ngược lại nều chất trồng không có đủ dinh dưỡng cho cây thì chúng ta phải bón thêm phân, địa lan không cần nhiều phân do vậy chúng ta không nên bón quá nhiều, quá đặc, chỉ cần bón tuần 1 lần và “thật loãng” với phân hữu cơ 1/10 hay 1/20

2, Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Hoa Địa Lan:

Địa lan là một loại hoa ít mắc bệnh hơn so với các loại hoa khác. Tuy nhiên, nếu lơ là trong việc chăm sóc cây ở các giai đoạn phát triển khác nhau, cây sẽ xuất hiện một số bệnh như đốm nâu, bệnh thán thư, thối rễ, cháy nắng,… đặc biệt ở giai đoạn cây ra mầm hoa, chúng ta cần đặc biệt chú ý, đồng thời cần có những biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây bằng cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Khi sử dụng các loại thuốc này, cần lưu ý một số điều như thời điểm phun thuốc vào buổi sáng, hoặc buổi chiều khi nhiệt độ còn thấp, nồng độ dung dịch thuốc cần pha theo hướng dẫn ở bao bì. Phun thuốc phải toàn diện, đều, bao gồm mặt lá, lưng lá, mép chậu. Bề mặt đất giá đựng chậu đều phải phun, không sử dụng một loại thuốc lâu dài. Chúng ta cần xen kẽ các loại với nhau.

Trích nguồn Intenert

—————————————————————————————————

Chăm Sóc Cây Cam Xoàn Cho Hiệu Quả Cao Như Mong Muốn

Hướng dẫn chăm sóc cây cam xoàn ngay sau khi trồng

+ Hạn chế ánh sáng: Trong quá trình trồng và chăm sóc cây cam xoàn việc hạn chế ánh sáng là điều mà hộ trồng cần phải để tâm đến, có như vậy mới tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh. Hộ trồng nên trồng những cây họ đậu xen vào vườn chẳng hạn như cây so đủa, cây bình linh và cây vong…có như vậy mới hạn chế được giống gió và tạo bóng râm cho vườn cây, che bóng tâm khoảng 20-30% là đạt chuẩn yêu cầu.

+ Giữ độ ẩm thích hợp cho cây cần áp dụng biện pháp tủ gốc cho cây vào mùa khô để giữ ẩm, đối với những vườn có lên múi hộ trồng nên để cỏ cao tầm 30-40 cm mục đích là hạn chế nắng nóng cho mùa khô. Vào mùa mưa chúng sẽ giúp cho việc thoát nước nhanh hơn.

+ Thực hiệu tưới tiêu đủ và điều độ

+ Áp dụng biện pháp tỉa cành tạo tán hạn chế những cành vượt phát triển, tiến hành loại bỏ hết tắt cả những cành cây sâu bệnh. Những cành già cõi cũng cần loại bỏ luôn để tạo độ thông thoáng nhất định cho vườn cây. Tăng cao khả năng quang hợp

+ Bồi đất cho cây đối với những cây cam xoàn được trồng trên mô cao ráo cần tiến hàng c hăm sóc cam xoàn bằng cách bồi đất bổ sung thêm cho cây thêm một lớp đất dày chừng 2-3cm. Đắp đất xung quanh gốc cây.

Chăm sóc bón phân cho cây cam xoàn

Liều lượng phân bón cơ bản chung cho tắt cả các vùng như sau

+ Phân hóa học hộ trồng nên sử dụng phân NPK 16-16-8

+ Thời điểm năm thứ nhất hộ trồng nên bón 200-300g và chia ra làm 4-5 đợt bón.

+ Năm thứ hai lượng phân bón cần phải tăng cao gấp đôi và số lần bón là 3-4 lần.

+ Khi cây bước vào giai đoạn kinh doanh độ 3 năm tuổi trở lên nên bón 1-1,5kg và chia ra làm nhiều lần bón.

+ Sau khi thu hoạch trái xong cũng cần chăm sóc bón phân cho cây cam xoàn để cây phục hồi sức lực. Bón 1/5 phân NPK và bón thêm 100g ure và toàn bộ phân hữu cơ.

+ Giai đoạn cây làm trái cần phải xiết nước 3 tuần rồi mới cho nước trở lại lượng phân bón 1/5 lượng phân NPK tầm 100-150g phân kali.

+ Trái đậu bằng ngón tay lượng phân bón cần thiết là 1/5 lượng phân NPK

+ Giai đoạn trái đang lớn hộ trồng bón 1/5 lượng phân NPK và bón thêm 100g ure, 100g phân kali.

+ Thời điểm trước khi cây thu hoạch 1 tháng hộ trồng bón 1/5 lượng phân NPK còn lại và bổ sung thêm tầm 150-200g phân kali.

Diệt trừ sâu bệnh trên cây cam xoàn

+ Sâu vẽ bùa là loài sâu bệnh đáng sợ thường xuyên tấn công cam xoàn giai đoạn cây ra lá non. Khi cây bị bệnh hãy sử dụng thuốc Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate, dầu DC. Tron Plus để diệt trừ.

+ Rầy mềm chúng chít hút nhựa ngay trên đọt non của lá cây, để tiêu diệt những con rầy đáng ghét này thì phun Bassa 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND.

+ Các loại thuốc hóa học Danitol, Kelthan, Confidor, Comite, Rufast phun để diệt trừ ấu trùng và thành trùng nằm tập trung mặt dưới của lá non hoặc bên trên vỏ trái. Chúng tấn công và chít hút phần vỏ trái làm cho trái bị sần sùi đi mất tính thẫm mỹ.

+ Biện pháp diệt trừ những côn trùng gây hại cho cây cam xoàn này đó là nên trồng nguyệt quới, dây tơ hồng và cần thăng để thu hút rầy tập trung lại. Sử dụng thuốc hóa học để phun diệt trừ chúng theo định kỳ.

Xử lý bệnh trên cây cam xoàn

Trồng và chăm sóc cây cam xoàn là cả một chu trình dài cần mẫn đòi hỏi hộ trồng phải áp dụng đúng các kiến thức kỹ thuật. Có như vậy cây mới sinh trưởng tốt cho năng suất phẩm chất tốt. Thành quả cho sự cố gắng của người nông dân đó chính là mùa thu hoạch bội thu.

Bệnh loét và bệnh ghẻ cần thu gom cành cây bị bệnh mang tiêu hủy ngay và phun thuốc hóa học Cooper Zine, Coc 85, Bordeaux, Cocide, Kasumin để diệt trừ

Bệnh vàng lá Greening khiến lá nhỏ lại và có màu vàng, gân lá nổi xanh cứng rất dễ nhầm sang hiện tượng thiếu kẽm, lá rụng sớm. Bệnh do vi khuẩn Liberobacter Asiaticum gây nên, rầy chổng cánh là tác nhân xúc tác cho mầm bệnh này phát triển hoặc do lây lan từ dụng cụ ghép, chiết cành. Cách phòng bệnh vàng lá cho cây càm xoàn là loại bỏ những cây đã bị nhiễm bệnh nặng, dùng thuốc BVTV phun diệt trừ rầy chổng cánh và bảo vệ lá non trên cây. Khi trồng nên chọn mua giống có nguồn gốc rõ ràng

Bệnh thối gốc chảy nhựa do nấm Phytopthora SP gây ra cây nhiễm nặng quan sát trên cây sẽ thấy những đường mục dọc cây chảy mũ. Làm tổn hại đến rễ, thân, trái. Để phòng và điều trị bệnh này hộ trồng nên chọn gốc ghép có khả năng kháng bệnh cao, khu vực trồng là đất khô ráo, dùng các loại Aliette 80 BHN, Ridomyl 72 WP, Metalaxyl pha với liều lượng thích hợp để bôi vào vết thương hở hoặc tưới gốc.

Nông Dân Mong Giá Phân Bón Được Kéo Giảm Lâu Dài

So với cùng kỳ năm trước, giá nhiều loại phân bón như Urê, DAP, NPK, Kali… tại vùng ĐBSCL giảm ít nhất từ 20.000-50.000 đồng/bao 50kg. Giá phân bón giảm do sức tiêu thụ chậm, trong khi nguồn cung dồi dào và có sự cạnh tranh giữa nhiều thương hiệu sản phẩm phân bón trong nước và nhập khẩu. Đặc biệt, gần đây sức tiêu thụ phân bón giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 làm gián đoạn các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm, khiến giá nhiều loại nông sản bị giảm mạnh. Do vậy, nông dân hạn chế mua phân bón phục vụ sản xuất cây trồng. Ngoài ra, giá nhiều loại phân bón nhập khẩu và nguyên, nhiên liệu đầu vào (xăng, dầu…) phục vụ sản xuất phân bón cũng giảm, tạo điều kiện cho các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón giảm giá… Phân bón giảm giá Phân bón được bày bán tại Cửa hàng vật tư nông nghiệp Tùng Lâm ở thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai.

Tại nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp ở TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận: Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang, giá nhiều loại Urê sản xuất trong nước (Urê Phú Mỹ, Urê Cà Mau, Urê Ninh Bình…) và nhiều loại Urê nhập khẩu từ các nước (Trung Quốc, Malaysia, Qatar…) ở mức 300.000-350.000 đồng/bao 50kg, trong khi năm trước có giá 350.000-390.000 đồng/bao. Hiện DAP Cà Mau, DAP Phú Mỹ, DAP Đình Vũ và nhiều DAP nhập khẩu từ Trung Quốc và Mỹ có giá từ 550.000-630.000 đồng/bao. Giá phân bón NPK 16-16-8 Việt Nhật ở mức 440.000-450.000 đồng/bao; nhiều loại NPK 20-20-15 có giá 590.000-600.000 đồng/bao. Phân bón Kali (Israel, Canada, Nga) có giá khoảng 360.000-380.000 đồng/bao…

Anh Nguyễn Văn Lý, Chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Nguyễn Lý ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: “Giá nhiều loại phân bón trên thị trường thế giới đang giảm mạnh. Do vậy, tới đây nhiều khả năng giá các loại phân bón trong nước còn giảm nếu các đơn vị, doanh nghiệp đầu mối tăng cường nhập khẩu nguồn hàng giá rẻ về để phục vụ thị trường trong nước. Song, với tình hình sức mua phân bón tại nhiều nơi đang chậm, doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh cũng phải cân nhắc nhập hàng và chuẩn bị nguồn hàng vừa phải để đảm bảo tiêu thụ”.

Theo ông Huỳnh Ngọc Anh, Chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Mỹ Ngọc ở quận Cái Răng, dịch COVID-19 đã khiến nhiều loại nông sản như rau màu, trái cây… giảm giá mạnh, cộng với tình hình hạn mặn, thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những tháng đầu năm, nông dân đã giảm nhu cầu mua phân bón. Riêng lúa gạo có giá đầu ra khá tốt nên nông dân trồng lúa vẫn duy trì mức tiêu thụ phân bón khá lớn trong vụ hè thu 2020. Tuy nhiên, vụ thu đông 2020, nhu cầu phân bón cho lúa chắc chắn giảm do diện tích trồng lúa giảm, nhất là những nơi không đảm bảo sản xuất lúa an toàn trong mùa lũ. Do vậy, cửa hàng bán lẻ phân bón phải tính toán đến phương án “mua hàng tới đâu, bán hết tới đó” chứ không dám dự trữ nhiều.

Đến ngày 10-6, nông dân TP Cần Thơ đã xuống giống lúa thu đông 2020 được 28.673ha, đạt 45% so với kế hoạch, tập trung tại các quận, huyện: Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt, Ô Môn và Thới Lai. Để sản xuất thắng lợi vụ thu đông 2020, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan chức năng và địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngăn ngừa tình trạng cung cấp hàng giả, hàng kém chất lượng, tăng giá thuốc trong thời gian dịch bệnh phát triển. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Lo giá tăng trở lại

Nông dân ở TP Cần Thơ và các tỉnh vùng ĐBSCL đã bắt đầu xuống giống gieo trồng lúa vụ thu đông 2020. Nhiều nông dân có nhu cầu mua phân bón để phục vụ sản xuất lúa. Theo đánh giá của nông dân, giá nhiều loại phân bón tuy giảm so với cùng kỳ nhưng nhìn chung vẫn còn cao, nhất là trong tình hình thu nhập của phần đông nông dân trồng lúa vẫn còn rất thấp. Do thiếu vốn, đa phần nông dân trồng lúa cũng không có điều kiện trữ phân bón lúc giá rẻ hay mua phân bón bằng tiền mặt để có lợi về giá mà phải mua phân bón nợ tiền đến cuối vụ trả, với giá cao hơn.

Ông Cao Thanh Điền, ngụ ấp Đông Hòa, xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ, cho biết: “Tôi đã xuống giống gieo sạ 4 công lúa vụ thu đông 2020 được hơn 10 ngày tuổi và đã mua một đợt phân bón để bón cho lúa. Tôi thấy, giá các loại phân bón có giảm so cùng kỳ là điều đáng mừng. Song, phải nhìn nhận rằng giá nhiều loại phân bón như: DAP, NPK còn ở mức trên 600.000 đồng/bao là khá cao. Ngoài ra, khi nông dân mua phân bón thiếu nợ đến cuối vụ trả, còn phải chịu thêm khoảng tiền chênh lệch trên mỗi bao phân bón từ 20.000-30.000 đồng. Nông dân rất mong giá được kéo giảm thêm và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết với bà con trong sản xuất, tiêu thụ lúa và tạo điều kiện cho nông dân được mua phân bón thiếu nợ tiền không tính lãi suất như một số doanh nghiệp đã thực hiện trong các mô hình “cánh đồng lớn” hiện nay”.

Không chỉ mong giá phân bón tiếp tục được kéo giảm, nông dân còn mong giá các loại thuốc bảo vệ thực vật, xăng dầu, điện và giá thuê các máy móc làm dịch vụ nông nghiệp cũng được giảm và giữ giá ổn định lâu dài. Ông Đỗ Văn Tam ở khu vực Thới Hòa B, phường Long Hưng, quận Ô Môn cho rằng, thời gian qua giá phân bón có giảm nhưng nông dân chưa được hưởng lợi nhiều vì phải mua phân bón qua nhiều trung gian và mua thiếu nên giá bị đội lên rất nhiều so với giá được các doanh nghiệp sản xuất và nhà nhập khẩu hàng công bố. Hơn nữa, giá phân bón cũng chưa ổn định, nông dân lo khi tới đây nhu cầu tăng, giá phân bón có thể tăng trở lại. Đáng chú ý, vừa qua giá xăng dầu trên thế giới và trong nước đã giảm rất mạnh, nhưng giá thuê nhiều loại máy móc làm dịch vụ nông nghiệp sử dụng nhiên liệu xăng dầu như: máy gặt đập liên hợp, máy làm đất… vẫn giữ giá như năm trước, chứ không giảm… làm cho nông dân càng gặp khó khăn trong việc giảm chi phí sản xuất.

Bài, ảnh: KHÁNH TRUNG