Top 12 # Xem Nhiều Nhất Chăm Sóc Cây Tiêu Trong Mùa Khô Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Chăm Sóc Cây Tiêu Vào Mùa Khô

Mùa khô hiện tượng bệnh trên cây hồ tiêu không đáng lo ngại so với mùa mưa quá trình chăm sóc cũng nhẹ đi phần nào với bà con. Nhưng đ ể cây tiêu phát triển, tránh hiện tượng cây suy kiệt trong thời gian dài nuôi trái đối với tiêu kinh doanh và cây con tiêu tơ phát triển cân đối trong gia đoạn mùa khô, thì chế độ chăm sóc trong giai đoạn này cũng không kém phần quan trọng so với mùa mưa, xin chia sẻ với bà con cách chăm sóc trong thời gian này như sau:

Mùa khô hiện tượng bệnh trên cây hồ tiêu không đáng lo ngại so với mùa mưa, (Các loài nấm gây bệnh ở trạng thái bất hoạt). Giai đoạn này thường thì các loại tiêu con, tiêu kiến thiết, và cả tiêu kinh doanh, chậm phát triển hơn so với trong thời điểm mùa mưa, điều này rất dễ nhận biết, cây có biểu hiện chững lại lá chuyển màu hơi vàng nhạt, một số trường hợp vàng một bên, lá vàng một hướng kèm theo rách lá, cháy rìa lá, Tiêu kinh doanh còn bị rụng lóng. Là do cây không chống chịu được với điều kiện thời tiết bất lợi, nắng nóng khô hạn. Vì vậy bước vào giai đoạn mùa khô chúng ta nên chú ý vào việc giữ ẩm, cung cấp dinh dưỡng, và phòng trừ sâu hại – Giữ ẩm: là điều kiện cần thiết cho cây trong mùa khô, áp dụng các biện pháp để giữ ẩm tốt cây cây như sau:

+ Cuối mùa mưa nên tiến hành bón phân chuồng ủ hoai mục+ phân HCVS 3 sao số 1 MT1 phòng bệnh và giữ ẩm cho cây khi bước vào mùa khô, + dùng rơm xác bả thực vật không lấy từ những nơi bị bệnh, + Trồng trụ sống và xen canh lạc dại rất hiệu quả trong việc giữ ẩm cho cây, che bóng cho những cây tiêu kiến thiết, + Kiểm tra tưới nước cho cây, không để đất quá khô ảnh hưởng đến bộ rễ, đặc biệt tiêu trong giai đoạn nuôi quả, sau đó tùy từng giai đoạn mà có chế độ tưới phù hợp cho quá trình phân hóa mầm hao – Dinh dưỡng: mùa khô cây cần nước nếu chúng ta bổ sung dinh dưỡng và tưới nước hợp lý cây sẽ hấp thụ tốt hơn so với mùa mưa (do mùa mưa cây no nước nên cây hấp thụ dinh dưỡng ít), nếu cung cấp dinh dưỡng và chăm sóc tốt giai đoạn này cây sẽ phát triển đều không bị suy + Đối với tiêu đang mang quả, cần chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho quá trình nuôi quả, chắc hạt, bổ sung các loại phân bón cung cấp hàm lượng Kali cao, đặc biệt sử dụng các dòng phân bón lá như KFT-Siêu Kali..để tăng khả năng hấp thụ trong mùa nắng + Cây giai đoạn kiến thiết hay thu hoạch xong, sử dụng phân NPK hợp lý, nếu cây phát triển rễ, chồi mạnh trong giai đoạn này thì nhu cầu nước nhiều mà mùa khô không cung cấp đủ nước thì cây cũng trở nên suy kiêt, nên sử dụng các sản phẩm phân bón lá cho cây dễ hấp thụ và chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết giai đoạn này như sản phẩm KFT-Superman…

– Phòng trừ sâu bệnh hại: mùa khô cũng là giai đoạn rệp sáp phát triển mạnh, cần phát hiện sớm sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ (tham khảo phần rệp sáp trước).

Gửi câu hỏi cho chúng tôi

Chăm Sóc Cây Ăn Quả Mùa Khô

(NTD) – Bước vào mùa khô năm 2018 được dự báo là sẽ khắt nghiệt. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ các nhà vườn cần có bước chuẩn bị chăm sóc tốt các loại cây trồng, nhất là cây có múi.

Đề phòng dịch bệnh

Theo Trung tâm khuyến nông quốc gia, hiện taị cần đề phòng bọ xít muỗi tấn công trên bơ, ca cao… Rầy chổng cánh, ruồi đục trái, sâu vẽ bùa trên các loại cây múi. Hiện đã xuất hiện virus hại khoai mì ở Tây Ninh, mức độ phát bệnh rất nghiêm trọng. Đặc biệt thời tiết bất lợi cũng xuất hiện bệnh thán thư do bọ xít muỗi tấn công, mở đường cho nấm xâm nhập và phát triển…

Những đối tượng dịch hại gần đây hoành hành ở miền Đông, miền Tây cũng đều có tình trạng giống nhau. Vì vậy, phải có biện pháp ngăn chặn sớm, kịp thời.

Công tác quản lý nguồn giống rất quan trọng, phải chọn nguồn giống tốt, không nhiễm dịch bệnh. Trong điều kiện dịch bệnh xảy ra, bà con nên sử dụng biện pháp phun để ngăn chặn, có thể sử dụng biện pháp phun khói trên các vùng thiếu nước.

Các tỉnh miền Đông có 2 đối tượng gây hại nghiêm trọng trong mùa khô. Thứ nhất là trên cây khoai mì thường nhiễm virus, lây lan, gây hại thông qua trung gian là rầy cánh trắng. Trong điều kiện nóng, khô, rầy cánh trắng phát triển rất mạnh, rất khó để quản lý. Bà con lưu ý cần phải lựa chọn nguồn giống không nhiễm bệnh, gần đến thời điểm thu hoạch, phải phun thuốc trước từ 3 – 5 ngày.

Đặc biệt, những khu vực bị nhiễm cao, thu gom tất cả tàn dư, đối với rau cần phải dùng màng phủ để giảm tác hại của rầy cánh trắng.

Trên cây điều và một số loại cây ăn trái ra bông vào mùa khô, thường bị bọ xít muỗi tấn công. Trong điều kiện âm u, mưa vào mùa khô phù hợp cho bọ xít muỗi phát triển, dẫn đến vụ mùa 2016 – 2017 ảnh hưởng rất lớn. Khu vực miền Đông có hơn 100.000ha điều bị nhiễm bệnh.

Hạn chế dịch bệnh, chăm sóc tốt cho cây

Để hạn chế loại dịch hại này, phải sử dụng biện pháp nuôi kiến vàng trên cây điều, giúp giảm mật số bọ xít muỗi, hoặc sử dụng một số loại thuốc BVTV. Dùng giải pháp đồng bộ, vận động tuyên truyền để người dân trồng điều đều phun thuốc cùng một lúc.

Vào mùa khô là thời điểm cây tích lũy dinh dưỡng để ra bông, trái, yêu cầu về lượng nước rất quan trọng, những vùng trồng cây ăn trái phải đảm bảo được lượng nước tưới. Bà con có thể sử dụng giải pháp tưới nước tiết kiệm, sử dụng giải pháp tủ gốc, bón phân hữu cơ, giảm được lượng bốc hơi nước, duy trì độ ẩm…

Hiện tại Đầu Trâu có các loại phân bón cuyên dùng cho cây điều; cho cây có muối và một số loại hỗn hợp. Ngoài việc bón phân hữu cơ, người trồng cần chú ý đến lượng phân bón vô cơ sao cho hợp lý. Phần lớn đã được ghi trên bao bì.

Bên cạnh đó, để giảm thất thoát chất dinh dưỡng, có thể cắt tỉa một số cành nhánh không cần thiết, tủ thêm rơm rạ xung quanh gốc và xử lý Trichoderma để hạn chế nấm hại, giúp cây trồng tăng cường khả năng chống chịu…

Đối với cây bưởi tơ, trái vào năm đầu rất dễ bị dày. Vì vậy phải tăng cường bón phân vào thời điểm cho trái. Trước một tháng khi bán, bà con nên bón những loại phân có chứa thành phần kali.

Trong điều kiện thiếu nước, ngoài bón dưới gốc, có thể phun bổ trợ lên lá và trái tăng khả năng hấp thụ cho cây.

Lưu ý với bà con là mùa khô cần giữ ấm cho cây, căt tỉa những cành khô không cần thiết. Đặc biệt, sau khi thu hoạch dịp Tết, cây đã “mất sức” nên cần bổ sung lượng dinh dưỡng hợp lý để mùa sau cây tiếp tuc cho quả như mong muốn.

Hoàng Huy

Chăm Sóc Cà Phê Xứ Lạnh Trong Mùa Khô

Để cây cà phê chè sinh trưởng tốt và chịu được nắng hạn trong mùa khô, theo các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư, bà con cần phải chăm sóc cây cà phê theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Theo Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh, thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh, năm nay, tỉnh hỗ trợ cho đồng bào DTTS nghèo phát triển 130ha cây cà phê xứ lạnh. Được sự hỗ trợ của Đề án và sự chuyển giao kỹ thuật của cán bộ khuyến nông, cây cà phê sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sống bình quân đạt 95% trở lên.

Cán bộ hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cà phê. Ảnh: Đ.N

Tuy nhiên, qua đợt kiểm tra sự sinh trưởng và chăm sóc cà phê, chúng tôi nhận thấy một số hộ chăm sóc cà phê vẫn chưa đạt yêu cầu, như việc làm cỏ, xới đất quá kỹ mà không tạo bồn. Việc này lợi bất cập hại, bởi đất dốc nếu gặp mưa to sẽ cuốn trôi hết lớp đất mùn tơi xốp trên mặt. Hay như việc bà con chưa tủ gốc để giữ ẩm cho cây cà phê…

Để cây cà phê chè sinh trưởng tốt và chịu được nắng hạn trong mùa khô, theo các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư, bà con cần phải chăm sóc cây cà phê theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

Năm đầu trồng cà phê, bà con phải giẫy cỏ quanh gốc, chỉ làm cỏ dọc hàng cà phê với chiều rộng lớn hơn tán cà phê, chừa lại băng cỏ giữa hàng để chống xói mòn.

Mỗi năm làm cỏ từ 2 – 3 lần. Tất cả các thân lá, tàn dư thực vật có trong vườn cà phê đều được chôn vùi vào đất để tăng độ xốp, cung cấp dinh dưỡng cho cây.

Vào mùa khô (từ khoảng tháng 10), bà con tiến hành tủ gốc cho cây cà phê, bằng việc dùng rơm rạ, cỏ khô, thân lá cây xanh…tủ gốc với độ dày 5-10cm, cách gốc 5-10cm để giúp cây cà phê giữ ẩm độ. Tháng 12 phát cỏ tạo đường ranh để phòng chống cháy.

Việc bón phân căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng của đất, bón vào vị trí tập trung nhiều rễ tơ nhất. Lượng phân bón chăm sóc cho 1ha/5.000 cây trồng mới vào đầu mùa khô (chăm sóc lần 4) là vào khoảng 70kg urê và 55kg kali.

Trước khi bón phân, cần làm cỏ sạch, đánh rạch xung quanh tán lá, đào rãnh theo mép tán rộng 15 – 20cm, sâu 20 – 25cm, trộn các loại phân với nhau rải đều theo rạch đã tạo quanh tán lá và lấp lại bằng lớp đất mặt để tránh bốc hơi hoặc phân bị rửa trôi khi mưa.

Cách tạo bồn bằng cách lấy đất quanh gốc đắp thành bờ ở phía ngoài mép tán, nén chặt thành bờ, chỗ lấy đất không được sâu quá 15cm. Hàng năm, bồn được mở rộng theo tán cà phê, thành bồn cao khoảng 10 – 15cm. Việc tạo bồn tiến hành làm vào đầu mùa mưa và phải tránh làm tổn thương bộ rễ cà phê. Đất có độ dốc trên 80 cần phải tạo bậc thang dần.

Cũng theo Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư, công tác phát hiện sâu bệnh hại phải kịp thời, vì vậy bà con cần kiểm tra vườn cây thường xuyên. Cây cà phê có một số loại sâu bệnh gây hại như bệnh gỉ sắt, nấm hồng, đốm mắt cua…

Đối với bệnh gỉ sắt, bà con dùng một trong các loại thuốc sau: Anvil 5SC; Tilt super 300ND; Tilt 25 ND; Champion 77WP (pha theo hướng dẫn trên bao bì).

Đối với bệnh nấm hồng, bà con dùng một trong những loại thuốc như: Bordeaux 50; Vanicide 5SL; Anvil 5SC phun lên cành 2 lần cách nhau 7-10 ngày (pha theo hướng dẫn trên bao bì).

Bệnh đốm mắt cua, bà con dùng thuốc Carbenzim 500FL; Champion 77WP (pha theo hướng dẫn trên bao bì).

Chăm sóc cà phê theo đúng yêu cầu kỹ thuật là yếu tố quan trọng bảo đảm cho việc thực hiện Đề án hỗ trợ và phát triển cây cà phê thành công, giúp hộ nghèo giảm nghèo và làm giàu bằng cà phê.

Đào Nguyên

Chăm Sóc Vườn Hồ Tiêu Trong Mùa Mưa

Sau một năm nuôi cây nở hoa kết trái, chúng ta thu hoạch một mùa vụ hạt tiêu vừa xong thì mùa mưa năm sau lại bắt đầu. Khi những cơn mưa đầu mùa vừa đủ ẩm, cây tiêu sẽ sinh rễ mới để sinh trưởng và phát triển với chu kỳ tiếp theo. Lúc này cây tiêu đòi hỏi được chăm sóc tốt.

Cùng thời kỳ này bộ rễ cây tiêu rất dễ bị tổn thương bởi các tác động từ bên ngoài. Khi bộ rễ đã tổn thương thì không hút được nước, không hút được các chất dinh dưỡng, các loại sâu, bệnh hại thừa cơ xâm nhập để tàn phá. Để có được bộ rễ cây tiêu khỏe mạnh, đủ sức nuôi cây cần làm đúng lúc, đúng cách các việc sau đây:

Tùy địa hình, thời tiết từng vùng mà tạo hệ thống mương, rãnh thoát nước thích hợp. Mùa mưa lượng nước đọng lại trên mặt đất đã đành, mặt khác mực nước ngầm trong đất lại dâng lên cao, làm cho đất bí, có nguy cơ làm cho bộ rễ cây tiêu bị tổn thương, dẫn đến cây tiêu chết hàng loạt.

Vì vậy, cần đào mương, rãnh thoát nước cho sau mỗi trận mưa không để nước đọng lại trên vườn tiêu. Khi đất trong vườn còn ướt, nhão bùn, không nên đi lại nhiều. Chỉ tiến hành chăm sóc (làm cỏ, bón phân, xịt thuốc) khi tạnh ráo và đất đủ ẩm, dễ làm tơi xốp khi xới xáo. Cần lưu ý ở những vườn tiêu trồng trên đất dốc cần phải làm hệ thống thoát nước, không nên nghĩ rằng, đất dốc thì “nước chảy chỗ trũng”. Hơn nữa ở những vùng này có hệ thống thoát nước tốt cũng là biện pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, chống rửa trôi chất màu trong đất. Ở vùng đất bằng phẳng, gần nguồn nước sông, suối, hồ lớn… hệ thống mương, rãnh thoát nước cần lưu ý hạ thấp mực nước ngầm xuống để lớp đất màu đủ thoáng khí.

Sau một trận mưa lớn, khi nắng ráo trở lại, cần phải xới nhẹ lớp đất đóng váng trên mặt để giữ ẩm trong đất thích hợp.

Xới lớp đất mặt, bón phân:

Có thể kết hợp những lần xới xáo để bón thêm phân. Vườn hồ tiêu chưa cho trái thì bón phân để thúc cho cây sinh trưởng tốt, vườn hồ tiêu sau thu hoạch thì bón phân để cây tiếp tục cho nhiều hoa, đậu nhiều trái.

Lượng phân bón trong suốt mùa mưa tùy đất tốt, xấu, có thể bón với số lượng mỗi gốc như sau:

Phân chuồng đã chế biến hoai, mục: 15 -20kg

Phân đạm urê : 100 – 200gam

Phân lân: Sup-per hoặc lân Văn Điển 200 – 300gam

Phân Kali: Suyn-phat 60 – 100 gam

Những vùng đất chua cần bón thêm vôi, mỗi gốc 100 – 200g vôi bột. Riêng phân chuồng và phân lân có thể trộn đều bón 1 lần vào đầu mùa mưa. Đạm và Kali thì phân chia làm 3 -4 lần bón, mỗi lần bón cách nhau 1 tháng. Lần cuối cùng bón vào cuối mùa mưa (tốt nhất là theo cách hướng dẫn của cán bộ khuyến nông ở địa phương). Những nơi có nguồn phân hữu cơ dồi dào, có thể tăng thêm lượng phân chuồng, giảm lượng phân vô cơ tương ứng càng tốt.

Cách bón đúng là rải đều quanh gốc phạm vi đường kính 1m, khi bón không nên cuốc sâu quá làm đứt rễ tiêu. Cũng có thể dùng các loại phân phun lên lá. Nếu phun nên pha loãng đúng lượng nước được hướng dẫn và phun vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều, không phun lúc nắng to dễ làm cháy lá.

Cắt cành, tạo dáng:

Cây tiêu đang phát triển cần theo dõi, khi cành lá chính vươn cao dùng dây nilon cột dây tiêu vào cây choái để cây tiêu bám vào đó mà phát triển, chú ý không cột quá chặt làm gẫy, dập dây tiêu. Cắt các cành dây lươn để tập trung nuôi cành ngang là cành cho trái sau này; cắt cành có sâu, bệnh, cành chết héo đem đốt, cắt bớt các cành mọc sát mặt đất cho thoáng gốc.

Cây tiêu có dáng hình trụ, các cành vươn đều ra xung quanh (chú ý lát cắt không làm dập nát vết cắt) là cây tiêu lý tưởng. Những vườn tiêu có cây choái sống cần chú ý tỉa bớt cành lá của cây choái để vừa tạo thông thoáng cho gốc tiêu vừa đề phòng gió mưa làm gẫy cây choái, hư hại đến cây tiêu. Đồng thời chú ý phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu.

*Ghi chú: Bài viết được thực hiện đã khá lâu nên có một số vấn đề không còn phù hợp, khi tham khảo cần lưu ý.

Giatieu.com (St)