Top 5 # Xem Nhiều Nhất Chăm Sóc Cây Quỳnh Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Chăm Sóc Cây Nhật Quỳnh

Cách Chăm Sóc Cây Nhật Quỳnh

Đơn giá trên đã bao gồm chậu sứ trắng để bàn nhưng chưa bao gồm chi phí vận chuyển

Nhập số lượng:

CÁCH CHĂM SÓC CÂY NHẬT QUỲNH

THÔNG TIN

Tên cây: cây nhật quỳnh

Tên gọi khác: lan càng cua, tiểu quỳnh, lan tiểu quỳnh, xương rồng giáng sinh, sen càng cua

Tên khoa học: Zygocactus Truncatus (Hax) Moran

Họ Thực vật: Xương rồng, chi lan tiểu quỳnh

Nguồn gốc: Một số vùng ở Trung Quốc có trồng loại lan này

ĐẶC ĐIỂM

+ Cây tiểu nhật quỳnh hay còn gọi là lan càng cua phát triển trong râm mát phát triển chậm và ra hoa nổi bậc.

+ Thân cây nhật quỳnh rất đặc biệt được chia làm nhiều đoạn, hai mép có răng cưa hơi nhọn. giống như càng của con cua cho nên được gọi là cây lan càng cua.

+ Hoa thường nở vào dịp giáng sinh và gần tết, kéo dài khoảng 1-2 tháng từ tết tây đến tên âm lịch, cho nên được chọn làm hoa trang trí vào dịp tết…Không giống như hoa quỳnh hương, Nhật quỳnh nở rất lâu tàn và không có mùi thơm quyến rũ, Hoa có nhiều màu, phổ biến là màu tím, hồng, cam đỏ…

CÁCH CHĂM SÓC

+ Ánh sáng: Cây tiểu nhật quỳnh thích hợp với môi trường nửa râm, tính hướng sáng mạnh, nhưng sợ ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hai mùa xuân, thu sẽ cung cấp đủ ánh sáng cho cây, có lợi cho việc quang hợp và tích lũy chất ding dưỡng. Mùa đông nên đặt cây trong phòng có ánh sáng, còn mùa hè cần đặt ở những nơi nửa raamthif lá cây mới giữ được màu tươi sáng

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của lan càng cua là 15 đến 25 độ C, cao nhất không quá 28 độ C, thấp nhất là 15 độ C. Khi nhiệt độ xuống đến khoảng 4 độ C cây có thể bị chết giá.

+ Nước: Cây càng cua ưa ẩm, nên thường xuyên xịt nước lên lá cây. Nhưng loài này lại ưa môi trường tương đối khô, độ ẩm lý tưởng khoảng 40-60 %. Nếu trời mua râm dài ngày cây dễ bị lây nhiễm mầm bệnh

+ Đất: Cây tiểu quỳnh thích hợp với loại đất màu mỡ, tính acid yếu

+ Phân bón: Lan càng cua dùng loại phân hữu cơ đã lên men, cũng có thể dùng phân tro. Nên bón thêm phân vào thời kỳ cây nở hoa.

PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG

+ Cây lan tiểu quỳnh thích hợp sử dụng phương pháp chiết cành. Dùng cây 1-2 năm tuổi, cao to, đầy đặn làm gốc ghép, chọn những thân khỏe làm hom, tước thành hình mỏ vịt, mỗi gốc ghép hõm 3 hom, đêm trồng ở nơi râm mát

-Cây lan càng cua thường mắc một số bệnh như nhệ đỏ vì vậy khi phát hiện cần phun dung dịch 50% EC pha loãng với tỷ lệ 1: 2000

CÔNG DỤNG

+ Cây nhật quỳnh có thân dài rũ xuống cho nên thích hợp trồng trong chậu nhỏ để trên kệ cao như kệ sách, cửa sổ…Đây là cây hoa thưởng nở vào dịp noel, tết nguyên đán vì thế cũng được ưa chuộn vào dịp lễ này.

+ Gốc cây rũ, màu hoa tươi tắn, đáng yêu, rất thích hợp bày ở bầu cửa, lối vào phòng khách, vì cây có khả năng nhả khí oxy nên rất thích hợp bày ở phòng ngủ, phòng khách…

+ Cây nhật quỳnh có tác dụng lọc không khí giảm bụi bẩn, ngoài ra cây có tác dụng chữa sưng viêm

Ý NGHĨA

+ Cây nhật quỳnh có ý nghĩa may mắn, mang lại vận may cho người trồng và chăm sóc, giúp con người ta kinh doanh làm ăn thành đạt.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Website: http://chohoaonline.com/

Email: Chohoaonline@gmail.com

Điện thoại: 0977.749.704 – 0902.956.937

Cây Hoa Quỳnh Đẹp – Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Quỳnh

THÔNG TIN CHI TIẾT

Hoa quỳnh hoa đẹp tinh khôi

Người xưa đã từng mê mẩn một loài hoa đẹp tinh khôi chỉ nở vè đêm

Ngắm hoa quỳnh nở về đêm là một trong những thú vui rất hoa

Đặc điểm cây hoa quỳnh

Cây hoa quỳnh có tên khoa học là Epiphyllum, thuộc họ Xương rồng – Cactaceae, xuất xứ từ Trung Mỹ. Trong tự nhiên, ở các khu rừng nhiệt đới cây quỳnh bám vào thân cây, chỉ sống dựa vòa chất mùn trên vỏ cây chứ không sống ký sinh.

Hoa quỳnh có hai loại Nhật quỳnh và Dạ Quỳnh. Dạ quỳnh thường nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm.

Thuộc họ xương rồng nên cây quỳnh có hình dáng khá đặc trưng. Cây không có lá, Thân cây dài, uốn lượn,  chia thành các thùy dẹp và rộng với độ dày khoảng 3-5mm, độ rộng 1-5cm.

Hoa quỳnh thuộc họ xương rồng, có hoa thuộc loại độc đáo

Hoa quỳnh cũng có hình dáng độc đáo khác biệt.Hoa quỳnh mọc ở kẽ của những vết khía trên thân. Hoa hình chuông, giống chiếc kèn với 3-5 lớp cánh mềm mỏng như lụa dù bề mặt phủ sáp xếp chồng lên nhau tạo hình viền váy ôm lấy nhị hoa nhiều lớp lộng lẫy. Hoa có nhiều màu sắc từ trắng, hồng, đỏ, vàng, cam… với kích thước lớn đường kính đạt 8-20 cm. Các cánh hoa từ từ hé mở đến khi đạt được kích thước lớn nhất. Hoa quỳnh cũng có hương thơm dịu nhẹ, đặc biệt là dạ quỳnh làm thơm ngát cả không gian. Hoa dạ quỳnh chỉ nở trong một đêm , sáng hôm sau hoa đã tàn, còn nhật quỳnh nở đến 3-4 ngày mới tàn.

Cây quỳnh cũng có quả giống dạng quả thanh long, ăn được, nhưng kích thước nhỏ hơn chỉ khoảng 3-4 cm.

Các nhà khoa học đã lai ghép để có được giống hoa quỳnh nở ban ngày

Có thể quan quan tâm: Các giống hoa hồng cổ

Lợi ích và ứng dụng cây hoa quỳnh

Hoa quỳnh đẹp nhưng sớm nở, chóng tàn, từ đặc tính đó loài hoa này được tượng trưng cho những điều đẹp đẽ nhưng ngắn ngủi. Sự mong manh, thanh khiết của hoa còn tượng trưng cho vẻ đẹp dịu dàng, e ấp của người thiếu nữ.

Trong tự nhiên, cây hoa quỳnh thường được trồng với cành giao – loài cây có lá thoái hóa rụng hết chỉ trơ lại cành. Quỳnh trĩu xuống, cần nơi gác dựa, trồng cạnh giao trông như chỉ có lá như cần nâng niu. Hai loại cây này như hỗ trợ, bổ sung, âm dương hòa hợp trở thành biểu tượng của tình yêu đẹp. Bên cạnh đó khi trồng quỳnh bên giao thì hoa nở sẽ đẹp, rộ với hương thơm nồng nàn hơn.

Cây quỳnh thường được trồng chậu trưng ở ban công cho rủ xuống hoặc để trên giá kệ trưng ở phòng khách hoặc trồng quỳnh cho leo dựa bám vào vật liệu, trồng chậu treo buông rủ trưng hiên nhà.

Ngắm quỳnh nở là thú vui tao nhã, giảm stress. Ngày xưa,vào đêm trăng thanh, mỗi dịp hoa sắp nở các cụ thuộc bậc vương giả thường gọi bạn thân đến chơi nhà, pha trà thơm nghi ngút khói, ngắm hoa nở và hàn huyên chờ đợi hoa khai, nhụy nở, cùng hương thơm dịu dàng. Đó là cách thưởng thức cuộc sống thanh tao.

Cây hoa quỳnh còn xuất hiện rất nhiều trong văn chương ví như Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du:

Hài văn lần bước dặm xanh

Một vùng như thể cây quỳnh cành giao.

-Theo Đông y, hoa quỳnh có tính bình, vị ngọt có nhiều công dụng làm long đờm, chữa ho, mát phổi, cầm máu, tiêu viêm.

Thân cây quỳnh có tính mát, vị chua mặn giúp chống đau, tiêu viêm, tiêu thũng.

Theo kinh nghiệm dân gian, người ta phơi khô hoa quỳnh để làm thuốc chữa bệnh đái đường, lao phổi ho ra máu, khản tiếng, viêm họng, chữa mụn nhọt, bầm tím da, tử cung xuất huyết.

Cách trồng chăm sóc cây hoa quỳnh

Cây hoa quỳnh trong tự nhiên có bộ rễ sống rất thông thoáng nên khi trồng quỳnh để cây phát triển tốt, sai hoa, chúng ta cần lưu ý một số điều sau:

– Ánh sáng:   Trong tự nhiên cây hoa quỳnh không hút nhựa cây, chỉ sống nhờ vào mùn trên vỏ cây. Tuy sống ở khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có độ ẩm cao nhưng rễ quỳnh không bị thối do rễ không bị ứ đọng nước và cây được che chắn bởi bóng cây chủ lớn. Vì thế nên trồng quỳnh ở nơi râm mát, có ánh sáng khuếch tán tránh bị đốt nóng.

– Nhiệt độ: Cây quỳnh ưa khí hậu mát mẻ, khoảng nhiệt độ thích hợp với cây là 18-28oC.

– Độ ẩm: cây ưa ẩm cao nhưng không chịu được úng.

– Đất trồng: không nên trồng quỳnh bằng đất vườn vì độ thoáng xốp kém. Nên trồng bằng loại đất nhiều mùn, chất hữu cơ và thoát nước tốt. Nếu đất mùn trộn thêm lông vịt, lông gà, xỉ than nữa thì tất tốt.

– Tưới nước: Không nên tưới nước quá thường xuyên làm cho rễ bị úng, chỉ nên tưới vừa ẩm.

– Bón phân: không nên bón cho quỳnh bằng các loại phân có hàm lượng nitơ cao. Nhu cầu phân bón của cây cũng ít.

Điều quan trọng để cây lớn nhanh và nhiều hoa, sau mỗi vụ hoa cuối  khoảng cuối tháng 10 cần thay đất mới. Muốn cây ra hoa phải có thời gian chịu hạn,tạo tình trạng khô hạn như xương rồng trên sa mạc:  để đất trong chậu khô kiệt liên tục trong 3-4 tuần trở lên tùy thời tiết mỗi nơi, nhưng không để cây héo.

– Sâu bệnh thường gặp: Quỳnh ít bị sâu bênh, chủ yếu bị thối nhũn do quá nhiều nước.

Nhân giống quỳnh hiệu quả bằng cách giâm cành.

Cây hoa quỳnh đẹp – Cách trồng và chăm sóc hoa quỳnh

2.2

(44.44%)

9

vote[s]

(44.44%)vote[s]

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Nhật Quỳnh

Hoa nhật quỳnh thường nở vào thời gian từ tháng 10 cho tới tận tháng 3 năm sau. Tức là hoa nở vào tết dương lịch và tết âm lịch. Hoa nhật quỳnh nở lâu, hoa có mùi hương thơm, và có nhiều mầu sắc khác nhau. Và là một loài hoa đẹp hiếm thấy, và cách trồng thì vô cùng đơn giản. Hôm nay mình sẽ chia sẽ cho các bạn thấy cách trồng và chăm sóc hoa nhật quỳnh cực kỳ dễ chăm sóc và không quá khó.

Ta có thể bỏ qua những càng hoa nhật quỳnh nhỏ, hoặc thân quá cỗ ( già ) và chỉ để lại những cành to và đầy đặn. Và để riêng những cành vừa cắt cất vào trong chỗ mát,

Hoa nhật quỳnh là cây không cần quá nhiều nước, một tuần cần tưới 1 lần nước, mùa đông có thể 2 tuần tưới 1 lần là tốt nhất. Do vậy cần chú ý đất trồng dành cho cây hoa nhật quỳnh cần thoát nước tốt.

Cách trồng: Để chổ mát khoảng 10 ngày cho vết cắt khô mặt để không bị thối gốc, có thể bôi vào vết cắt nước vôi pha loãng

Khoảng một tháng sau, sẽ có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, sau đó ta ghim chặt vào những cọc đã định vị để cho cây tiếp tục phát triển thẳng đứng lên.

Sau đó bạn cứ chăm sóc sau khoảng thời gian nhanh nhất là 2 năm thì cây hoa nhật quỳnh sẽ bắt đầu cho ra hoa liên tục. Tùy theo cách chăm sóc của bạn đã đúng theo quy trình chưa.

Đến mùa mưa hàng năm thì ta ngừng hẳn tưới nước. Vì mùa mưa sẽ có mưa nhiều, và nếu ta tưới nước thì sẽ khiến cho bộ rể của cây rất dễ bị thối và không phát triển được nữa. Nên vì thế bạn đầu ta phải chọn đất và vùng đất có khả năng thoát nước tốt nhất.

Và nếu như ta trồng cây quỳnh nhật trong chậu thì ta nên định kỳ phải thay đất 1 lần để cho cây có đủ chất dinh dưỡng và có được lớp đất mới. Sẽ khiến cho cây phát triển nhanh hơn.

– Cắt bớt rễ

– Bỏ bớt nhánh nhỏ/xấu/quá cỗi, giữ lại những cành to, thân (lá) dầy.

– Cắt ngắn bớt nhánh cao quá

– Đặt cây quỳnh vào chậu, cho đất vào, ấn nhẹ cho chắc gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát ba bốn tuần, rồi đem ra nắng.

Sau khoảng 1 tuần cây bắt đầu hồi phục lại và tiếp tục phát triển rất nhanh

Ta chi cần chú ý một chút và có thể loại bỏ được những con sâu đáng ghét đi. Và chăm sóc cây hoa nhật quỳnh của riêng bạn trở nên tốt nhất,

# 1【Chăm Sóc】Cây Hoa Nhật Quỳnh Ra Hoa Quanh Năm

Chọn giống: Cũng như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch. Do đó để có thể tìm được hạt giống tốt bạn nên mua tại các cửa hàng hạt giống cây trồng đảm bảo uy tín và chất lượng.

Chi Quỳnh (danh pháp khoa học: Epiphyllum), là một chi thực vật gồm khoảng 19 loài thuộc họ Xương rồng ( Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Tên gọi chung của chúng trong tiếng Việt là quỳnh, hoa được gọi là hoa quỳnh. Các loài quỳnh thường là hoa dại hoặc được trồng để làm cảnh và hoa nở về đêm nên được mệnh danh là nữ hoàng của bóng đêm. Thân và lá một số loài quỳnh cũng được thêm vào trong một số dạng của loại đồ uống gây ảo giác ở khu vực rừng mưa Amazon là ayahuasca.

Cách chăm sóc cây hoa nhât quỳnh

Khi đã có một cây quỳnh nhỏ như ý bạn có thể cho chúng vào chậu và cho đất vào, ấn nhẹ cho chặt gốc, tưới cho đẫm nước. Sau đó để chậu quỳnh trong chỗ mát trong khoảng thời gian từ 3 – 4 tuần, rồi mới mang ra phơi nắng. Khoảng một tháng sau, bạn sẽ thấy có các cành quỳnh mọc thẳng, mạnh từ dưới đất lên, những cành này sẽ cho hoa liền trong vài năm.

Mỗi nhánh này sẽ có ít nhất hai tới ba bông hoa vào vụ hoa chính mỗi năm, thời điểm này thường rơi vào tháng 8-tháng 9 tuỳ theo khí hậu nóng lạnh. Tuy nhiên không nên thay đất sớm quá, hoặc để cây hoa nhật quỳnh trong nhà không đủ ánh nắng, bởi như thế sẽ khiến chúng chỉ lên những ngọn vượt nhỏ, không ra hoa được. Hoa nhật quỳnh rất dễ trồng, bẻ cành cắm xuống là mọc. Tuy nhiên chỉ những nhánh quỳnh mạnh, to, khỏe của các năm trước, năm nay mới có hoa.

Hoa nhật quỳnh có nguồn gốc sống trong bóng râm ở sa mạc hoặc tán lá của rừng nhiệt đới nên chúng tương đối dễ trồng. Do đó, bạn có thể trồng hoa nhật quỳnh bằng cách cắm cành, có mái che mưa nắng, sương gió và khí lạnh với đất xốp và thoát nước là cây phát triển được.

Hoa nhật quỳnh sống được rất lâu trong môi trường tự nhiên và chịu khô hạn tốt nhưng không chịu được úng, ngay cả khi không được chăm sóc, quỳnh vẫn sống nhưng không ra hoa. Do đó, quỳnh cần được chăm bón thường xuyên để cho hoa và có tuổi thọ lâu dài.

Cây hoa nhật quỳnh thường trồng ở chỗ có nhiều nắng chiếu vào nhưng tránh ánh nắng trực tiếp, mô phỏng môi trường sống tự nhiên của chúng. Vì vậy, luôn cần để đất của chậu hoa nhật quỳnh khô mặt, rồi mới tưới nước. Lúc chưa ra hoa đầu mùa, bạn nên để cho chậu quỳnh khô một hoặc hai tuần hãy tưới. Không nên tưới thường xuyên quá.

Vì cây nhật quỳnh cùng họ với cây xương rồng, chịu khô hạn. Tưới nhiều nước, rễ sẽ bị úng, cây trồng mãi không thấy có lộc non và không có hoa. Cần lưu ý không trồng quá nhiều cây trong một chậu, khoảng 8 cây một chậu 30cm. Vì quá nhiều cây, cây nào lên cũng bé tí xíu, không có hoa được.

Phân bón cho cây hoa nhật quỳnh

Hoa nhật quỳnh không cần phân bón phân thường xuyên như một số loại hoa khác, tuy nhiên chúng rất kén loại phân. Để hoa nhật quỳnh phát triển, bạn có thể tưới loại phân bón: Peters 20-20-20, Miracle Gro, hoặc Super Bloom, tần xuất thực hiện là mỗi tháng một cốc nhỏ từ tháng 4 đến tháng 9, không nên dùng những loại phân bón có nồng độ nitơ cao.

Nhiều người thường thắc mắc tại sao hoa nhật quỳnh không ra hoa sau nhiều năm, và lý do mà quỳnh không nở hoa chủ yếu là thiếu ánh nắng hoặc chưa đủ tuổi mà thường phải từ 5 tuổi trở lên, quỳnh mới cho hoa nở rộ.