Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Khế Mới Bứng Tỉ Lệ Sống 99%
--- Bài mới hơn ---
Cách bứng cây khế.
Khế là loại cây ăn trái mọc tự nhiên rất nhiều và cũng được con người trồng. Nhưng do nhu cầu thị hiếu chơi cây khế mà người ta phải bứng chuyển cây từ nơi này sang nơi khác, từ khu rừng sang vườn nhà hay mua từ nhà người này về trồng trong vườn người khác.
Xem hướng đứng của cây
Việc này có nhiều người không quan tâm lắm nhưng cũng có nhiều người kỹ tính lại rất hay chú ý đến. Xem hướng cây mọc có nghĩa là bạn để ý đến các nhánh các cành lớn của cây, cành nào mọc hướng Đông, cành nào mọc hướng Tây để khi về trồng lại thì bạn nên đặt vị trí cành theo đúng hướng đó.
Theo quan điểm khoa học rằng thì cành cây tại hướng nào thì sẽ chịu đựng thích nghi với ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp từ hướng đó, chính vì thế bạn đặt nhánh cây nhầm hướng sẽ đảo lộn từ trường hiện có trong thân cây sẽ làm cho nhánh cây khó sống hơn.
Cắt tỉa cành lá.
Đây là khâu rất quan trọng trong việc bứng cây, chính những cành lá sum suê gây khó khăn cho việc đào bứng và ảnh hưởng trực tiếp đến việc sống chết của cây khế sau khi trồng lại.
Bạn nên cẩn thận chọn những cành bị sâu bị héo thì cắt bỏ, cành nhỏ vệ tinh xung quanh cành chính cũng nên cắt bỏ đi, đến cành chính bạn cần phải cắt bỏ ngang phần trên, đoạn cắt bỏ đi tùy vào bạn chọn thế dáng của cây mà cắt.
Tỉa lá cũng là việc cần làm trong khâu bứng cây khế, bạn nên dùng kéo cắt tỉa đi 90 % lượng lá khế, cắt hoàn toàn các lá, các đọt non bỏ đi vì chính lá là nơi gây ra thoát nước trong thân cây, làm cho cây mất nước nhanh khi trồng và cắt lá sẽ làm cho cây gọn gàng, nhẹ hơn khi duy chuyển.
Tạo bầu đất để bứng
Để cho cây khế sau bứng có tỷ lệ sống cao thì khi bứng bạn phải đào luôn cả bầu đất xung quanh gốc cây. Thứ nhất việc này sẽ giúp cho các rễ cây xung quanh gốc không bị tác động, không bị đứt nhiều nên có thể hút nước bình thường để nuôi cây.
Thứ hai thì bầu đất sẽ giúp cho cây khế dần dần thích nghi với môi trường thổ nhưỡng tại điểm trồng mới, không bị thay đổi thổ nhưỡng đột ngột ví dụ từ chổ đất phèn sang chổ đất có PH cao hơn mà nếu không có bầu đất cũ sẽ làm cây dễ chết hơn.
Bạn cần tính toán hợp lý cho việc chọn đường kính của bầu đất xung quanh gốc khế cần đào, nếu gốc cây có đường kính ( theo dân chơi cây cảnh gọi là Hoành) lớn thì nên bứng bầu đất lớn. ví dụ cây khế có hoành là 70mm thì bầu đất bạn bứng theo phải có đường kính ít nhất là 50 cm.
Sau khi xác định đường kính bầu đất tương xứng với gốc cây khế cần bứng thì bạn dùng các vật dụng như cuốc, xẻn, xà ben để đào vòng tròn bầu xung quanh gốc cây rồi dùng bao tải, dây thừng để ràng bầu đất với gốc cây lại sẽ giúp cho cố định đất trong bầu với gốc cây.
Cắt rể cây
Đây là khâu vô cùng quan trọng trong việc bứng cây khế, bạn xác định được đường kính bầu đất và sau khi đào vòng tròn xung quanh gốc thì bạn dùng dao, kéo để cắt các rễ xung quanh theo hình của bầu đất và cắt luôn rễ cọc để lấy cây khế và bầu lên.
Kỹ thuật trồng cây khế mới bứng
Chọn đất trồng
Khế là loại cây dễ thích nghi với hầu hết các loại đất từ chua đến mặn nhưng việc chọn đất để trồng cây khế mới bứng cũng không hề dễ, bạn cần chọn đất ưu tiên đầu tiên là phải tơi xốp để cho cây dễ phát triển bộ rễ mới và dễ thoát nước.
Chọn hướng trồng
Nói chọn hướng trồng thì các bạn nghỉ là phức tạp nhưng nếu như phân tích ở trên thì bạn nào kỹ tính đã xem hướng bứng các cành cây nằm ở hướng nào thì khi trồng bạn lại xem và nhớ đặt cây sao cho các cành cây nằm đúng theo hướng cũ của nó.
Nếu cành lúc trước nằm ở hướng Đông, hướng chịu ánh sáng nhẹ dịu dần rồi mới đến gay gắt đã quen rồi nhưng giờ bạn lại đặt cho nó nằm hướng Tây, cái hướng mà ánh sáng chiếu rọi gay gắt đến chiều thì sẽ làm cho cành cây này khó thích nghi hơn và dễ bị khô chết hơn so với việc đặt đúng hướng Đông như ban đầu của nó.
Xử lý cây
Sau khi được vận chuyển đến nơi cần trồng thì thường cây khế hay bị trầy xướt ở thân cây, chính các vết trầy xướt này sẽ làm cho cây dễ bị mục nát và sâu bệnh nên khó sống. Bạn nên kiểm tra thật kỹ các vết xướt đó và dùng loại thuốc liền sẹo cho cây để bôi vào các vị trí đó.
Tưới thuốc kích rể cho cây sau khi được trồng. Cũng giống như thuốc liền sẹo cho cây, bạn có thể dùng hoặc không nhưng việc dùng kích rễ sẽ giúp cây nhanh chóng mọc ra các rễ mới để duy trì sự sống nhanh hơn việc không dùng thuốc kích rễ.
Bạn pha thuốc kích rễ theo tỷ lệ đã được hướng dẫn trên lọ thuốc và tưới vào gốc cây ngay sau trồng, điều này tác động đến các rễ li ti nằm xung quanh rễ chính trong bầu đất cũ, loại rễ nhỏ này giúp hút nước cho cây nhanh chóng hơn.
Cố định cây
Sau khi được trồng thì bạn nên rào chắn xung quanh thân cây và gốc cây nhằm không cho tác động nào bên ngoài gây xiêu vẹo, lung lay cây.
Bạn có thể dùng thanh gỗ hay sắt cắm xung quanh gốc cây rồi dùng dây buộc các cành cây vào đó nhằm hạn chế gió lung lay. Vì lúc này bộ rễ cây chưa phát triển chưa bám vào đất được nên cây dễ ngã.
Kỹ thuật chăm sóc cây khế sau bứng
Chú ý lượng nước tưới
Tưới nước cho cây khế ngay sau khi bứng là điều vô cùng cần thiết bởi vì như chúng ta đã biết thì tất các các loài thực vật nào trên trái đất này sống àm không cần nguồn nước đâu. Nhưng vấn đề ở đây là cây khế mới trồng thì ta tưới như thế nào là hợp lý.
Bạn tuyệt đối không nên tưới ngập nước gốc cây, hay tưới quá nhiều gây thừa nước ngập úng mà bạn cần phải tưới lượng nước vừa phải vừa đủ để các rễ cây có thể hút nước nuôi cây là được, nên tưới ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và chiều tối là tốt nhất.
Chú ý che nắng
Nắng gắt trực tiếp sẽ làm cho thân cây bị khô, có những cành nhỏ có thể bị héo ngay khi thiếu nước nên sau khi trồng xong bạn lợi dụng các thanh rào che chắn cố định cây đã làm để treo thêm tấm lưới chắn bớt nắng.
Chú ý không nên dùng các vải bao ni long hay những thứ không thể giải nhiệt sẽ gây hỏng cây mà bạn nên dùng lưới vừa giảm bớt ánh nắng trực tiếp vừa thông thoáng giúp cây dễ quang hợp hơn.
Vun đất gốc cây
Vun gốc cây khế sau trồng sẽ giúp cho việc giữa ẩm gốc và thoát nước tốt hơn. Việc này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng các lá khô hay rơm rạ… để che xung quanh gốc cây một lớp mỏng vừa đủ kín đất là được. Chính việc làm này còn giúp cho cỏ dại xung quanh gốc không thể mọc lên nữa, đúng là một công đôi ba việc là đây.
Không nên bón phân liền sau trồng.
Ngay đến phân hữu cơ, phân chuồng bạn cũng nên hạn chế tối đa nhất và tốt hơn hết là bạn không nên bón ngay lúc trồng cây mà chờ một thời gian sau khi cây khế đã sống và phát triển được thì bạn xới đất xung quanh gốc cây và bón vào là hợp lý nhất.
.
--- Bài cũ hơn ---