Top 10 # Xem Nhiều Nhất Chăm Sóc Cây Hoa Giun Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Sử Quân Tử (Cây Hoa Giun)

Mô tả:Cây Sử Quân Tử (hoa Giun) thuộc nhóm cây leo giàn, cho những chùm hoa nhỏ xinh xắn màu đỏ, hồng và phớt trắng. Cây hoa Giun có mùi thơm ngọt, cây làm cảnh và làm cây bóng mát.

Chi tiết sản phẩm

Cây Sử Quân Tử (hoa Giun) thuộc nhóm cây leo giàn, cho những chùm hoa nhỏ xinh xắn màu đỏ, hồng và phớt trắng. Cây hoa Giun có mùi thơm ngọt, cây làm cảnh và làm cây bóng mát.

Giới thiệu cây hoa Sử Quân Tử:

– Tên thường gọi : cây hoa Giun, cây hoa Sử Quân Tử

– Tên khoa học : Quisqualis indica

– Xuất xứ: cây có nguồn gốc từ các nước châu Á, châu Phi nhiệt đới.

Đặc điểm hình thái của cây hoa Giun:

– Thân: cây thân gỗ nhỏ, phân thành nhiều cành mềm mảnh.

– Hoa: có đổi sắc từ trắng sang phớt hồng, sau đó đến đỏ. Trên cùng một chùm hoa xen lẫn 3 màu trông nổi bật và rất đẹp. Hoa mọc thành từng chùm ở đầu cành, hoa tỏa hương thơm quyến rũ, nên càng được ưa chuộng.

Ứng dụng của cây Sử Quân Tử: đây là một loại cây leo giàn, chúng thường được trồng làm hàng rào, leo cổng, leo nhà cao tầng vừa làm cây cảnh ra hoa thơm vừa góp phần che nắng hiệu quả.

Cái tên “Sử Quân Tử” hết sức đặc biệt này tôi cũng không biết xuất hiện từ bao giờ. Nhưng với cái tên nôm na mà dân gian thường gọi là “cây hoa Giun” bởi hạt của cây được sử dụng để tẩy giun đũa.

Cây hoa Giun hoa nở rộ từ mùa hè đến đầu thu, hương thơm lan tỏa toàn bộ không gian chúng xuất hiện, lá xanh tốt quanh năm. Quý khách trồng cho leo giàn hoặc cho leo lên tầng.

Cây hoa Giun giống nhà vườn cung cấp loại: cây cỡ vừa và cây cỡ đại, giá từ 150k – 300k.

Cây hoa Giun thường được trồng làm cổng hoa, cho leo nhà cao tầng vừa tạo không gian xanh vừa giúp che nắng nóng của mùa hè oi bức.

Cây Giun ra lá xanh tốt quanh năm, cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Chúng ta dễ dàng gặp hình ảnh của dây sử quân tử leo tường của những ngôi biệt thự, nhà cao tầng. Hay tại một góc sân vườn đầy nắng bắt gặp giàn Sử Quân Tử che mát ghế đá, xích đu đong đưa.

Cây được trồng quanh khu đô thị, quán cafe, nhà hàng, làm cổng hoa đều rất đẹp.

Bán cây hoa Giun cỡ đại và trồng chậu theo yêu cầu của khách hàng.

Cây hoa Sử Quân Tử, Mai Hoàng Yến, Cúc Tần Ấn Độ,… nhóm cây leo được ưa chuộng, nhà vườn bán quanh năm.

Cây dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều.

Cây giống từ cỡ vừa đến cỡ đại, nhà vườn cung cấp không giới hạn số lượng.

Ngôi nhà 4 tầng được phủ xanh bởi cây hoa leo Sử quân tử.

Nhân giống: cây hoa Giun được nhân giống bằng cách giâm cành hoặc gieo hạt.

Cây Sử Quân Tử (cây hoa Giun) <img class=”photo alignright” style=”background-color: #dbdbdb; padding: 4px; border: 4px double #666666; margin-right: 6px; margin-top: 4px; background-position: initial initial; background-repeat: initial initial;” title=”Hồng Cây Cảnh” src=”../images/favicon.png” alt=”Hồng Cây Cảnh” width=”90px” height=”90px” /> Viết bởi Hồng Cây Cảnh Xuất bản ngày: Hồng Cây Cảnh Đánh giá: 5.0 ★★★★★ © 18.6868 người đánh giá.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hoa Giun Cụ Thể Nhất Hiện Nay

Mô tả

Hoa Giun: tên thường gọi là hoa sử quân tử, t ên khoa học của nó là Quisqualis indica L. Họ thực vật là Combretaceae (họ bàng). Chiều cao của cây giống: 30 – 40 cm.

Hoa Giun là một loài cây dây leo có hoa thường được trồng giàn leo, hàng rào trang trí nhà ở, quán cafe, quán ăn… Hoa này tuy nhỏ nhưng kết hợp thành cụm trở nên nổi bật làm điểm nhấn cho sân vườn.

Hoa Giun có thể được trồng hay giâm cành. Thông thường hoa nở rộ vào mùa khô (các tính ở phía nam) và mùa hè (các tỉnh phía Bắc) sau đó sẽ cho quả. Sau khi mà đem đi phơi khô người ta có thể bóc vỏ, lấy hạt ngâm vào nước trong 6 giờ, rồi gieo vào đất xốp, ẩm. Sau 1 tháng hạt sẽ nảy mầm và ra hoa sau 2 năm.

Còn nếu giâm cành thì sẽ phải chọn cành bánh tẻ, to khoe cắt 1 đoạn tầm 20cm ngâm vào nước khoảng 20 phút. Sau đó sẽ cắm nghiêng xuống đất ở vườn ươm hay ngay chân hàng rào sau 1 năm sẽ có hoa.

Cách chăm sóc Hoa giun.

Hoa phải được trồng ở nơi đủ nắng và ánh sáng tự nhiên, thoáng đãng mới có diều kiên sinh trưởng tốt và cho nhiều hoa. Hoa này không kén đất có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau như đất thitj, đất cát…

Tuy nhiên người trồng cần tưới nước cho cây để đủ lượng nước cần thiết cho sự sinh trưởng và duy trì sức sống, không nên tưới quá nhiều vì hoa giun không chịu được ngập úng.

Cây hoa này ít gặp sâu bệnh. Để góp phần ít sâu bệnh cho cây người trồng cần dọn sạch lá úa vàng, cắt bỏ cành nhỏ, cánh khô để giàn thông thoáng.

Nếu quý khách hàng còn điều gì thắc mắc hay cần được tư vấn xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

Công ty cây cảnh Hà Nội.

Địa chỉ: 616 Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 0915.885.558 – 0966.623.933 – 0981.525.055

Comments

Thành Công Với Dự Án Phân Bón Từ Giun Quế

TTH – Tận dụng nguồn nguyên liệu được xem là phế phẩm để tạo nên phân bón tốt cho cây trồng, an toàn và thân thiện với môi trường, nhóm sinh viên Khoa Sinh học, Trường đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế với dự án “Phân bón sinh học Bio-E từ giun quế” đã gặt hái những thành công bước đầu và kêu gọi được nhà đầu tư với số vốn 200 triệu đồng.

“Bộ ba” Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Nguyễn Thị Minh Nga và Lê Thanh Bình (từ trái qua phải) lớp Công nghệ Sinh học, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế có chung đam mê nghiên cứu khoa học

Học chung lớp và thường làm bài nhóm cùng nhau, ba cô gái lớp Công nghệ Sinh học, Khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế luôn trăn trở tìm kiếm được nguồn phân bón an toàn. Nguyễn Thị Ngọc Trinh, thành viên của nhóm, chia sẻ: “Mong muốn của chúng em là tạo ra loại phân bón sinh học giúp tăng năng suất cây trồng, chất lượng an toàn của sản phẩm, tận dụng nguồn chất thải trồng nấm rơm sẵn có và phân trâu bò từ chăn nuôi, tạo thêm nguồn thu nhập cho người trồng nấm rơm bằng việc thu mua bã, giảm chi phí nguyên vật liệu trong sản xuất cây trồng (giá cả phân bón sinh học sẽ rẻ hơn phân hữu cơ hiện nay)”.

Với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Minh Trí, Trưởng khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế, nhóm thử nghiệm làm loại phân bón sinh học từ giun quế ở quy mô nhỏ trên các nguồn phế phụ phẩm, như: bã rơm sau khi trồng nấm rơm của Hợp tác xã Phú Hồ (huyện Phú Vang), bã thải của nhà máy sản xuất tinh bột sắn, bèo Nhật Bản… Đây là những nguồn nguyên liệu có sẵn, giá thành rẻ để sản xuất phân bón. Cùng với đó, nhóm sử dụng giun quế, là loại giun có nguồn đạm dồi dào, cung cấp 20 loại amino axit cho cây trồng, có khả năng giữ ẩm, duy trì độ PH cho đất và cải tạo đất để tạo ra một loại phân giàu dinh dưỡng có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng. Không giống như phân chuồng, phân giun quế được hấp thu ngay một cách dễ dàng bởi cây trồng, kích thích tăng trưởng cây trồng và tăng khả năng duy trì giữ nước trong đất và thậm chí còn có thể ngăn ngừa các bệnh về rễ. Kết quả thử nghiệm trên một số loại rau cho thấy sức sinh trưởng của cây là rất tốt.

Ngoài ra, quá trình này sẽ tạo nên lợi ích “kép”, sau khi thu phân giun còn thu được một lượng lớn giun, đây là nguồn thức ăn giàu đạm cho các loại gia cầm còn non hoặc dùng làm thức ăn để ương nuôi cá giống.

Nguyễn Thị Minh Nga, thành viên nhóm, cho biết thêm: “Việc sử dụng nguồn phân bón sinh học từ giun quế không chỉ tạo ra một cộng đồng sử dụng thực phẩm sạch, an toàn mà còn giúp cải tạo đất trồng trọt, giảm ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người được đảm bảo, phát triển một nền nông nghiệp bền vững”.

Bên cạnh đó, khi sử dụng nguồn rơm rạ, phân tươi cho quy trình tạo phân bón sẽ giúp giữ mỹ quan làng quê, bởi nếu ở môi trường bên ngoài, số phế phụ phẩm này sẽ có thời gian phân hủy rất lâu, gây ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường sống.

Nhóm đã tham gia cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo 2019 – 2020 (Hult Prize)” do Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế tổ chức và đạt giải khuyến khích. Sau đó, tiếp tục đưa dự án đã tham gia chương trình Demo Day – Ngày hội kết nối đầu tư năm 2019 do ĐH Huế chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng các chương trình Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Văn phòng Đề án 844 và FINNO Group tổ chức. Qua đó, nhóm được hỗ trợ, tham dự những hoạt động như: hội nghị thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ĐH Huế; chia sẻ của các diễn giả, chuyên gia về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; cuộc thi “Xây tháp – Marshmallow Challenge” trong khuôn khổ chương trình Demo Day mở rộng. Thành quả lớn nhất đạt được là dự án đã thu hút được nguồn vốn 200 triệu đồng từ ông Ngô Diệp Chung, Giám đốc Công ty Địa ốc Đất vàng Chung Group.

TS. Nguyễn Minh Trí, Trưởng khoa Sinh học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Huế, là giảng viên cố vấn khoa học và kỹ thuật cho nhóm, nhận xét: “Nhìn chung đây là một dự án khởi nghiệp phù hợp với sinh viên và có tính khả thi cao. Các thành viên trong nhóm đều có ý thức học tập và nghiên cứu khoa học, đồng thời cũng có ý tưởng làm dự án khởi nghiệp nhằm đưa ra cuộc sống những sản phẩm hữu ích, phục vụ cho ngành nông nghiệp và giải quyết một lượng lớn phế phụ phẩm, góp phần làm sạch môi trường”.

Bài: Phước Ly Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cách Chăm Sóc Cây Hoa Giấy

Hoa giấy là loài cây được trồng cực kỳ phổ biến ở nước ta, đi đến đâu chúng ta cũng đều thấy người ta trồng hoa giấy.

Cây không những đẹp, có nhiều màu trắng mà còn có công dụng làm hàng rào, phủ xanh ngôi nhà của bạn đấy.

Làm thế nào để cây Bông giấy ra hoa quanh năm:

Để hoa giấy ra hoa quanh năm, chúng ta cần tiến hành một số thao tác sau khi hoa giấy đợt đầu tiên tàn:

– Trồng lại trong loại đất mới (bao gồm cả phân chuồng và đất).

– Lặt bỏ lá cũ đi, chăm sóc cây sao cho cây sống ổn định.

– Ngừng chăm sóc, quan sát chồi nẩy vàđể cho bầu đất trong chậu khô lại.

– Khi chồi mọc ra ở các cành, tán bắt đầu chùn lại, tiến hành tưới nước và bổ sung NPK 10 – 10 – 30 để cây cho hoa đẹp, lâu tàn.

– Sau đợt ra hoa đầu tiên, hãy tiến hành cắt tỉa và tạo tán cho cây.

– Bón thêm phân NPK 20 – 20 – 20 kết hợp với phân chuồng hoai cho cây hồi sức.

– Tiếp tục bỏ khô vài ngày để cho lá héo rũ, rồi tưới nước trở lại (nhưng lượng nước tưới lúc này chỉ cần giữ ẩm cho cây là được)

– Sau 1 đến 2 tuần, cây sẽ nảy chồi và tiếp tục ra hoa lại.

Cách tạo ra cây hoa giấy nhiều màu:

– Chuẩn bị gốc ghép: bạn nên chọn những cây có gốc tương đối lớn, nếu gốc cây có vẻ xù xì, dáng cổ thụ thì lại càng tốt.

Sau đó bạn dùng cưa cắt bỏ phần ngọn của cây, chỉ để lại gốc dài khoảng 1m, trồng vào một chậu lớn, bón thêm phân, tưới giữ ẩm, tỉa bỏ lá chỉ để lại một số tược ở vị trí thích hợp.

Khoảng 1 – 2 tháng sau khi tược mới lớn cỡ điều thuốc lá là có thể ghép được.

– Chuẩn bị giống để ghép: hãy sưu tầm những cây có màu đẹp, ưa thích để làm giống ghép lên gốc ghép đã được chuẩn bị.

– Thao tác ghép: khi đã có đủ cành và gốc ghép, bạn dùng lưỡi dao lam cắt bỏ phần ngọn, chỉ để lại gốc dài khoảng 10cm. Chọn 1 cành bánh tẻ hơi non, cắt lấy 1 đoạn 7 – 10cm, lấy kéo cắt bỏ hết là trên cành ghép.

Tại vị trí gốc ghép ta dùng lưỡi lam cắt xéo từ trên xuống dưới, dùng lưỡi lam cắt xéo ở 2 phía đối diện ở phần gốc của cành ghép để tạo thành hình nêm.

Luồn phần nêm của cành ghép vào miệng ghép trên gốc ghép rồi dùng nilon quấn chặt.

Sau 10 – 15 ngày thì mới tháo bỏ nilon ở chỗ ghép ra, sau vài tháng cây sẽ ra hoa.

Cách chăm sóc cây bông giấy:

– Ánh sáng: đây là loài cây ưa sáng, sinh trưởng tương đối nhanh trong môi trường đủ sáng.

– Đất trồng: cây thích hợp với những loại đất tơi xốp, thoát nước tốt.

– Tưới nước: 1 – 2 lần/tuần, tuy nhiên sau khi hoa nở cây sẽ ra nhánh mới khoảng 10cm, lúc này không nên tưới nước trong 4 ngày để cây ra chồi hoa, sau đó ngắt bỏ chồi ngọn để cây mọc nhiều chồi nách.

– Phân bón: sau mỗi đợt hoa, người chăm cần bón thêm phân thúc vào gốc cây.

– Phòng trừ sâu bệnh: Việc chăm sóc cây bông giấy tốt nên cây sẽ sinh trưởng tốt, không cần quá lo lắng về sâu bệnh. Người trồng chỉ cần chọn những cây không sâu bệnh làm giống và trước khi trồng phải vệ sinh thật sạch chậu là có thể yên tâm.

Còn đối với những cây thời vụ thì nên xử lý hạt giống bằng vôi, thuốc diệt mầm mống bệnh và trứng sâu, như vậy hoa sẽ tăng cường được sức đề khang.

Thông tin liên hệ:

PHƯƠNG TRUNG GREEN

Hotline: 0961.110.546 – 0974.222.759

Email: canhquanphuongtrung@gmail.com

Địa chỉ: 249 Nguyễn Văn Tăng, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9, HCM.