Top 3 # Xem Nhiều Nhất Chăm Sóc Cây Dây Nhện Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Chăm Sóc Cây Dây Nhện

Cây dây nhện có rất nhiều tên gọi khác nhau như cây lục thảo trổ, cây mẫu tử, cây điếu lan, lan móc, cỏ lan, chiết hạc lan. Cây dây nhện là một loài thân cỏ, sống lâu năm, lá uốn chằng chịt. Khi cây phát triển, từ cây mẹ mọc lên nhánh con, tỏa rộng như mạng nhện. Lá cây dài và mảnh như hoa lan, mọc men theo chậu và rủ ra ngoài. Hoa màu trắng, thời kỳ ra hoa là khoảng giữa mùa xuân và mùa hè.

Cây dây nhện có thể hấp thu, làm sạch hết những chất khí có hại trong nhà chỉ trong một thời gian ngắn. Cây còn được gọi là “máy lọc không khí” vì khả năng hấp thu 80% formaldehyde, 95% khí CO2, phenylethylene, benzen do máy photocopy, máy in thải ra, hay nicotine trong khói thuốc lá.

Ngoài ra, cây còn có thể hấp thu tia bức xạ máy tính. Nhờ khả năng của mình, cây biến chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid. Thân cây dây nhện có thể dùng làm thuốc, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm nhuận phổi, tiêu sưng tán viêm. Dùng thân cây giã nát, đắp ngoài vết thương có tác dụng làm lành vết thương.

Đặc điểm sinh trưởng của cây dây nhện

Tập tính: Cây dây nhện ưa sống trong môi trường nóng, ẩm, bóng râm bán phần. Cây có khả năng chịu khô hạn tốt, chịu lạnh ở mức độ vừa phải.

Ánh sáng: Cây dây nhện ưa bóng râm bán phần. Vào mùa xuân và mùa thu nên tránh để cho ánh nắng chiếu trực tiếp. Vào mùa hè, vì ánh nắng rất gay gắt chỉ nên để cây hấp thụ ánh nắng vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Ban ngày nên che nắng 50% – 70%. Nếu không, lá cây sẽ nhỏ và khô.

Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp cho sự sinh trưởng của cây là 15 – 25°c. Khi nhiệt độ cao hơn 30°c, lá cây sẽ bị khô, vàng. Vào mùa đông, nhiệt độ thấp hơn 5°C cây dễ bị tổn thương do lạnh.

Đất trồng: Cây thích hợp vớí loại đất trồng tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Trong trường hợp trồng trong chậu cảnh, có thể phối trộn đất trồng như sau: 3 phần đất lá mục, 2 phần phân hữu cơ và 5 phần đất vườn.

Cách chăm sóc cây dây nhện

Tưới nước: Cần phải giữ cho đất trong chậu luôn ở trạng thái ẩm ướt. Mùa hè cần phải tưới đủ nước. Vào khoảng giữa trưa và chập tối, cần phải tưới phun sương vào lá cây, để ngăn ngừa lá bị khô.

Bón phân: Cứ cách khoảng nửa tháng thì tưới 1 lần nước phân loãng cho cây. Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, cứ cách 10-15 ngày lại tưới một lần nước phân loãng. Chủ yếu là bón phân đạm, đồng thời bón thêm một lượng vừa phải phân lân và phân kali.

Cắt tỉa: Cần phải thường xuyên cắt bớt những chiếc lá khô, cắt tỉa những nhánh con quá dài, giữ cho lá sạch và xanh.

Nhân giống: Có thể nhân giống cây dây nhện bằng phương pháp tách cây. Trừ mùa đông thời tiết giá lạnh không thích hợp với việc tách cây thì các mùa còn lại đều có thể tiến hành tách cây để nhân giống. Nhấc cây từ trong chậu ra, cắt hết gốc già, trên gốc sau khi được tách ra phải giữ lại 3 cành, sau đó có thể lần lượt đem trồng.

Nếu chọn nhân giống bằng phương pháp giâm cành, bạn hãy lấy một đoạn cây thân dài 5 – l0 cm có mầm non cắm vào trong đất, sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới, sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, tưới đẫm nước sau đó đặt ở nơi râm mát.

Nếu chọn phương pháp gieo hạt thì vào tháng 3 hàng năm, rắc hạt mầm, phủ lên 0.5cm đất, giữ ở nhiệt độ 15°c, sau 2 tuần hạt có thể nảy mầm.

Phòng chống sâu bệnh: Ở cây dây nhện thường gặp nhất là bệnh thối rễ, để khắc phục cần tăng cường điều tiết phân bón. Nên đặt cây ở nơi thoáng gió. Kỵ tích nước trong chậu. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời lau những côn trùng vảy sắt trên lá.

Hướng nắng: Cây dây nhện không đòi hỏi nhiều ánh sáng, thông thường cây ưa sống trong môi trường có ánh sáng vừa phải. Cây cũng có khả năng chịu được ánh sáng yếu. Nếu trồng cây dây nhện ở trong nhà, thì cần chú ý điều chỉnh ánh sáng. Vào mùa đông, nên đặt cây ở cửa sổ hướng nam, để cây nhận được nhiều ánh sáng, từ đó mới giúp cho lá cây mềm mượt xanh tươi. Nếu thiếu ánh sáng trầm trọng, lá cây sẽ mất đi vẻ bóng mượt, thậm chí còn bị khô héo. Vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu, phải tránh để cho ánh nắng chiếu trực tiếp vào cây, nếu không khí hanh khô, hoặc để ánh sáng mạnh chiều trực tiếp vào cây, có thể khiến cho cây sinh trường kém với biểu hiện là lá cây ngắn và nhỏ, đầu lá khô. Đặc biệt là loại cây dây nhện có hoa, chúng rất sợ ánh nắng mạnh. Loại cây dây nhện có lá viền vàng sẽ đẹp hơn nếu sinh sống trong môi trường ánh sáng yếu, viền vàng trên lá cũng nổi rõ hơn, lá cũng bóng mượt hơn.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dây Nhện Tại Nhà

Cây Dây Nhện còn có tên gọi khác là cây Lan Chi hoặc Lục thảo trổ, Cỏ mệnh môn, Luyến khách… có tên tiếng Anh: Spider Plant ( tên khoa học: Chlorophytum Comosum). Cây Dây Nhện có khả năng hấp thu Cacbonic và các khí độc vào ban đêm mà không cần ánh sáng nên rất thích hợp để đặt cây dây nhện trong phòng ngủ. Chỉ một cây Dây Nhện, trong vòng 24 giờ đồng hồ có thể làm sạch đến 85% lượng chất Formaldehyde trong phòng ngủ.

Nên chọn cây dây nhện giống phiến lá có đường cong đẹp, dải màu trắng chạy dài theo lá rõ nét, đầu lá không bị vàng. Cây dây nhện thường được nhân giống bằng phương pháp giâm cành, tách gốc và hạt.

Giâm cành: Lấy một đoạn cây thân dài 5 – 10cm có mầm non cắm vào trong đất. Sau 7 ngày cành sẽ mọc rễ mới, sau 20 ngày có thể chuyển vào chậu, tưới đẫm nước sau đó đặt ở nơi râm mát.

Tách gốc: Nhấc cây từ trong chậu ra, cắt hết gốc già, trên gốc sau khi được tách ra phải giữ lại 3 cành, sau đó có thể lần lượt đem trồng.

Gieo hạt: Rắc hạt mầm vào đất đã chuẩn bị sẵn, phủ lên 0,5cm đất, giữ ở nhiệt độ 15 độ C, sau 2 tuần hạt có thể nảy mầm (nên gieo hạt vào tháng 3).

Trồng thủy sinh: Chọn những cây có cụm lá nhỏ có rễ khí sinh và ra mầm dài khoảng 1 cm, cắt từ dưới phần thân leo, dùng bao nilon hoặc miếng xốp có kích thước 5 x 5 x 5cm đè kẹp gốc rồi đặt vào trong cốc cố định gốc. Cũng có thể trực tiếp đem các gốc nhỏ non cắm ngập vào trong bình đựng dưỡng chất để chúng sinh trưởng tự nhiên.

3. Cách chăm sóc cây dây nhện đúng cách

Sau khi hoàn thành cách trồng cây dây nhện, để cây phát triển tươi tốt bạn cần hết sức chú ý những yếu tố sau đây:

Ánh sáng: Ưa bóng, kỵ ánh sáng mạnh. Tuy nhiên đối với cây nhện trồng trong nhà trong thời gian dài dưới ánh sáng mạnh của mùa hè cũng vẫn có thể phát triễn bình thường.

Nhiệt độ: Không chịu được lạnh giá cũng như nóng nực, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 20 – 240C. Vào mùa đông nên duy trì nhiệt độ trên 40C.

Nước: Ưa ẩn ướt, hệ thống rễ của cây trữ nước rất tốt, khả năng chịu hạn cao nhưng không được để tích nước, có thể thường xuyên phun nước lên lá để làm sạch.

Đất: Thích hợp với loại đất cát thoát nước tốt và màu mỡ.

Phân bón: Ưa bón, nếu không đủ chất dinh dưỡng, lá cây sẽ bị vàng, khô và già. Vài mùa sinh trưởng tốt nhất nên bón 2 tuần một lần phân nước. Những giống có hoa nên bón một ít đạm. Ngoài ra, nhiệt độ môi trường dưới 40C cần ngừng bón và tưới nước.

Bệnh thối rễ: Cần tăng cường điều tiết phân bón. Kỵ tích nước trong chậu và không thông gió. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, kịp thời lau sạch những côn trùng vảy sắt trên lá.

Với những hướng dẫn chi tiết trên về cách trồng cây dây nhện mà chúng tôi vừa chia sẻ trên, Thích Trồng Cây hy vọng chậu cây dây nhện của bạn sẽ phát triển thật tươi tốt để mang lại tác dụng cho không gian sống.

Ý nghĩa cây dây nhện trong phong thủy và tác dụng

Mua bán cây dây nhện tại TPHCM

Cây dây nhện thủy sinh trồng trong nước

Cây dây nhện giá bao nhiêu?

Cách trồng và chăm sóc cây dây nhện tại nhà

Kỹ Thuật Trồng Cây Dây Nhện Tại Nhà

Cây Dây nhện hay còn được gọi là Điếu lan. Với khả năng thanh lọc bầu không khí, mang lại một nơi sống trong lành cho mọi gia đình. Dây nhện là loại cây được trồng phổ biến trong nhiều gia đình. Do đó, trong bài viết này Tài nguyên thực vật sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật trồng cây Dây nhện tại nhà.

Cây Dây nhện rất dễ trồng, sinh trưởng tốt và không kén đất. Dây nhện ưa nhiệt độ ấm áp, ẩm ướt, môi trường đầy đủ ánh sáng, mùa hè kỵ nắng gắt chiếu trực tiếp. Cây sinh trưởng nhanh khi ở nhiệt độ 18 – 32°C, cây có thể chịu lạnh rất tốt xuống đến 2 o C. Cách trồng và chăm sóc, bón phân cho cây dây nhện trên mặt đất tương tự như trồng các loại cây cảnh thông thường, tuy nhiên khi trồng trong nước cần tuân thủ theo các hướng dẫn để cây phát triển tươi tốt.

Cây dây nhện trồng trong nhà thường được treo trong chậu hoặc trồng trong nước để khoe bộ rễ trắng muốt của nó. Cách chăm sóc cây dây nhện trồng trong nhà tương tự như các loại cây trồng trong nhà khác, cũng như khi trồng chúng trong nước khá đơn giản, chỉ với một vài hướng dẫn.

Chọn bình: dây nhện trồng trong nước không có yêu cầu cao với các loại bình, những bình không có lỗ đáy đều có thể sử dụng, cũng có thể dựa vào sở thích của mỗi người để lựa chọn.

Thúc rễ: Chọn những cây có cụm lá nhỏ có rễ khí sinh và ra mầm dài khoảng 1 cm, cắt từ dưới phần thân leo, dùng nilong hoặc miếng xốp kích thước 5cm X 5cm X 5cm đè kẹp gốc rồi đặt vào trong cốc cố định gốc. Cũng có thể trực tiếp đem các gốc nhỏ non cắm ngập vào trong bình đựng dưỡng chất để chúng sinh trưởng tự nhiên.

Chăm sóc và bổ sung dưỡng chất: Có thể dùng dưỡng chất cho cây trồng vườn với nồng độ 1/3 nồng độ tiêu chuẩn, thời kỳ đầu khi mới cho dưỡng chất vào trong nước thì có thể pha loãng hơn. Thân của lan điếu ngắn, rễ khỏe, lá nhỏ hẹp, nhưng số lượng khá nhiều, đặc biệt là vào thời tiết mát mẻ, cây tiêu hao dưỡng chất nhiều cần kịp thời bổ sung. Để tránh hiện tượng lắng đọng dưỡng chất thì cứ 7 ngày thêm nước 1 lần, 30 – 60 ngày thêm dưỡng chất 1 lần, pH = 6 – 7.

Khi mới bắt đầu trồng thì mực dưỡng chất có thể cao hơn, có thể để ngập rễ, cùng với sự sinh trưởng mọc dài ra của rễ thịt và rễ chùm thì có thể giảm thích hợp mực dưỡng chất, cho ngập khoảng 2/3 rễ là được.

Có thể bạn chưa biết: Cây dây nhện có khả năng hấp thu hết những khí có hại trong nhà trong một thời gian ngắn. Nó có thể chuyển hóa chất khí gây ung thư trong không khí như Aldehyde formic thành đường và amoni acid

Cách chăm sóc cây quất ngày tết đúng cách

Cách Trồng Cây Dây Nhện Thủy Sinh, Một Vài Lưu Ý Quan Trọng

Cây dây nhện hay còn gọi là cỏ lan chi là loại cây cảnh được rất nhiều người yêu thích. Loại cây cảnh này dễ sống, dễ trồng, dễ chăm sóc, nhiều tác dụng tốt và quan trọng là nhìn cũng rất đẹp mắt. Hiện cây dây nhện thủy sinh là loại cây được rất nhiều người yêu thích để bàn làm việc hoặc để bàn trang trí trong phòng khách. Tuy nhiên, để có một cây dây nhện trồng thủy sinh thì không phải dễ nếu bạn không biết cách. Trong bài viết này, Khu Vườn Xanh sẽ hướng dẫn các bạn cách trồng cây dây nhện thủy sinh và một vài lưu ý quan trọng để bạn có thể tự trồng tại nhà rất đơn giản.

Cây cỏ nhện thủy sinh là gì

Cây cỏ nhện thủy sinh là loại cây cỏ nhện được trồng hoàn toàn không sử dụng đất. Rễ cây sẽ được nhúng vào trong nước và cây sẽ hút nước cùng các chất dinh dưỡng trong nước để phát triển. Cỏ lan chi thủy sinh thường được trồng trong các bình thủy tinh để từ bên ngoài có thể nhìn thấy bộ rễ của cây. Chính sự độc đáo này nên rất nhiều người yêu thích kiểu cây lan chi thủy sinh thay vì loại cây trồng đất truyền thống.

Cách trồng cây dây nhện thủy sinh

Để trồng cây dây nhện thủy sinh thì cũng có khá nhiều bài viết hướng dẫn và trên cơ bản thì bạn vẫn trồng như bình thường. Cách trồng cỏ lan chi thủy sinh bạn có thể trồng từ những nhánh con mọc ra từ nhánh hoặc trồng từ cây to đang trồng trong đất. Cách trồng như sau:

Cách trồng cỏ lan chi thủy sinh từ cây đang trồng trong đất

Bước 1: Chọn cây lan chi còn xanh tốt, dáng đẹp

Bước 2: Nhẹ nhàng nhấc cả cây và đất ra khỏi chậu

Bước 3: Tách đất khỏi rễ cây và dùng vòi nước để làm sạch đất bẩn bám trên rễ

Bước 4: Cho cây lan chi vào bình thủy sinh và đổ nước vào. Đảm bảo nước đổ vào chỉ ngập tối đa 50% rễ. Nước ngập rễ sẽ khiến cây bị ngộp, úng rễ và chết. Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào trong nước để cây có dinh dưỡng phát triển.

Cách trồng cây cỏ nhện thủy sinh từ cây con mọc ra từ nhánh

Bước 1: Dùng một chén nước sau đó nhúng nhánh cỏ lan chi vào trong. Lưu ý là không ngắt nhánh đó ra khỏi cây mẹ. Nhánh cây này là cây nhỏ mọc vươn ra từ cây mẹ không phải cây con mọc ra từ gốc.

Bước 2: Đợi khoảng 2 – 3 tuần đến khi nhánh cây này thích nghi với môi trường nước thì rễ cây sẽ phát triển dài ra.

Bước 3: Cắt nhánh cây này khỏi cây mẹ và cho vào bình thủy sinh để trồng. Khi trồng cần lưu ý không để rễ cây bị ngập nước hoàn toàn mà chỉ để tối đa 50% rễ cây bên dưới nước. Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch thủy sinh vào bình để cây có chất dinh dưỡng phát triển.

Với cách trồng từ cây đang sống trong đất thì tỉ lệ sống của cây thường không cao. Nguyên nhân do cây đang quen với môi trường đất mà chuyển ngay sang môi trường thủy sinh thì cây khó thích ứng. Còn cách trồng từ cây nhánh mọc ra từ cây mẹ thì tỉ lệ sống rất cao do cây con ngay từ đầu đã có thời gian quen với môi trường thủy sinh. Đây là lý do mà nhiều bạn làm theo hướng dẫn nhưng vẫn thất bại. 

Một lưu ý nhỏ nếu các bạn muốn trồng cây thủy sinh từ cây đang trồng trong đất đó là hãy để cây có thời gian quen dần với môi trường thủy sinh. Bạn có thể cho cây ra một chậu có đáy thủng để rễ có thể vươn ra ngoài. Khi rễ mọc vươn ra ngoài bạn cho chậu cây đó vào một chậu nước và kê cao lên sao cho phần rễ vươn ra ngoài nhúng xuống nước (phần đất không nhúng xuống nước trong chậu). Bạn cứ trồng như vậy trong khoảng vài tuần đến 1 tháng cho cây có nhiều rễ phát triển trong nước thì cây sẽ quen dần với môi trường thủy sinh. Sau 1 tháng bạn bỏ hết phần đất và trồng thủy sinh như bình thường thì tỉ lệ sống sẽ rất cao.