Top 11 # Xem Nhiều Nhất Chăm Sóc Cây Dâu Ra Trái Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Bí Quyết Trồng Và Chăm Sóc Dâu Tây Ra Nhiều Trái

Bước 1: Lựa chọn hạt giống dâu tây như thế nào?

– Lựa chọn hạt giống dâu tây chất lượng có tỷ lệ nảy mầm cao ( tốt nhất lên lựa chọn những hạt giống còn hạn sử dụng, bao bì vẫn còn nguyên, không rách, ẩm…)

– Nếu chọn giống dâu tây chọn cây từ 10 – 15cm cây chắc khỏe, không sâu bệnh, cây phát triển đều.

– Nên chọn mua hạt giống dâu Úc, Nhật và New Zealand vì những loại này chịu được nhiệt độ cao, thích hợp với khí hậu Việt Nam. Không nên mua hạt giống dâu Mỹ vì khả năng đậu quả rất thấp.

– Lựa chọn đất thịt nhẹ, sạch,đất trồng cần giữ ẩm tốt và thoát nước tốt tránh ngập úng

– Trồng trong chậu 20 cm là thích hợp nhất

– Vi là loài cây ôn đới, dâu tây thích hợp nhất là trồng khi thời tiết bắt đầu vào mùa thu, tầm tháng 9 – tháng 10, lúc này nhiệt độ vừa phải, ấm áp và ít mưa. Sau khoảng 2 tháng nếu thuận lợi có thể bắt đầu thu hoạch những trái cây chín mọng đầu tiên.

– Tưới nước cho cây 2 lần vào sáng và chiều khi hết nắng. Tưới đều ẩm đất, sử dụng các loại nước sạch tránh nguồn nước mương suối dễ gây sâu bệnh, tránh tưới nhiều nước đất úng làm chết cây.

– Khi chuyển từ khay ươm sang chậu/luống để trồng cây sẽ có hiện tượng héo rũ do rễ bị đứt nếu chuyển không khéo. Trong 2 đến 3 ngày đầu nên che nắng cho cây, tưới nước đều cây sẽ phát triển bình thường trở lại.

– Thường xuyên xới đất cho đất được tơi xốp thoáng cây.

– Để cây dâu sinh trưởng mạnh và ổn định trong giai đoạn đầu nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để tăng cường sinh trưởng và ức chế phát dục.

– Trong giai đoạn thu hoạch, để trái lớn đều nên cân đối giữa khả năng phát triển của khung tán và số lượng hoa trái trên cây nếu nụ, hoa, trái ra nhiều cần tỉa bout những nụ, hoa, trái dị dạng và sâu bệnh. Thường xuyên tỉa tót các lá già sâu bệnh.

– Trong thời gian cây phát triển cần thường xuyên bón phân cho cây bằng một số loại phân hữu cơ hoặc phân lân, ka li…

About The Author

Tạ Đình Hùng

Lạc quan, vui tính, dễ gần, ham tìm hiểu, yêu thiên nhiên, thích du lịch, khám phá …

Chăm Sóc Cây Mận Bắc Ra Nhiều Trái

Tác dụng của trái mận bắc: Trái mận tuy nhỏ nhưng lại chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe, phải kể đến là kali, sắt, magiê, vitamin A, vitamin nhóm B như vitamin B2, vitamin C, vitamin K. Mận cũng chứa lượng chất xơ đáng kể, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Một quả mận chín chứa tới 11% vitamin A, 26% vitamin C và 13% vitamin K.

Cây mận có thể cao đến 10 mét, và có chồi màu nâu đỏ. Các lá dài từ 6-12 cm và rộng 2,5-5 cm, cạnh lá có rặng cưa. Những bông hoa xuất hiện vào đầu xuân, có đường kính 2 cm với năm cánh hoa màu trắng.

Quả mận là loại quả hạch có đường kính 4-7 cm và có thịt màu hồng-vàng, quả có thể được thu hoạch vào mùa hè. Khi chín, có thể ăn sống quả.

Kỹ thuật chăm sóc mận bắc:

Chuẩn bị đất trồng: Chọn đất phù hợp cho cây mận, có tầng dầy trên 50 cm, tơi xốp có khả năng giữ ẩm tốt, nhưng dễ thoát nước. Chú ý nên bố trí khoảng 10% số cây mận khác giống, trồng rải trên vườn để tăng khả năng thụ phấn cho mận, tăng năng suất quả. Hố trồng được đào theo kích thước 60cm x 60cm x 60cm hoặc 50cm x 60cm x 70cm, khoảng cách 4m x 4m, mật độ 625 cây/ha. Sau khi đào hố, bón lót mỗi hố 20 – 25kg phân chuồng hoai, 0,2kg phân lân nung chảy, 0,1kg sufat kali và 0,3kg vôi bột. Tất cả trộn kỹ với đất mặt và lấp đầy hố để 1 tháng sau mới trồng.

Bón phân: Cây mận dưới 4 năm tuổi mỗi năm bón 2 lần vào đầu và giữa năm. Số lượng phân cho mỗi cây lần thứ nhất bón: 15kg phân hữu cơ + 0,4kg super lân + 0,2kg cloruakali + 0,2kg urê. Lần thứ 2 bón: 0,1kg cloruakali + 0,3kg urê. Đối với vườn mận từ 4 – 10 năm thì mỗi năm bón 3 lần: Tháng 2 -3, tháng 6 -7 và tháng 11 – 12.

Lượng phân bón cho mỗi cây như sau: Đầu năm: 0,4kg urê + 0,2kg cloruakali để cây nuôi lộc, hoa và quả. Giữa năm: 0,4kg urê + 0,25kg cloruakali để cây hồi sức sau thu hoạch quả. Cuối năm: 20 – 30kg phân chuồng, 0,7kg super lân và 1,5kg cloruakali giúp cây chuẩn bị ra hoa. Đối với mận hơn 10 tuổi thì mỗi năm cũng bón 3 lần với lượng phân tăng lên gấp rưỡi hoặc gấp đôi tuỳ thực trạng của vườn mận.

Chăm Sóc Xoài Ra Hoa Nuôi Trái

1. Đặc điểm nông học và yêu cầu ngoại cảnh

Xoài là cây ăn quả thích hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Cây xoài có thể sống được nhiệt độ 4-460C, tuy nhiên cây xoài phát triển tốt ở 24-270C, chịu hạn tốt nhưng để đạt năng suất cao cần phải cung cấp nước tưới. Ở Việt Nam, xoài được trồng nhiều vùng trong nước để lấy quả, gỗ hay làm cây cảnh. Xoài có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là trồng trên đất cát hoặc cát pha thịt, thoát nước tốt, phải có tầng đất dầy ít nhất 1,5-2m, có thủy cấp không nông quá 2,5m. Giống Xoài hiện nay được trồng phổ biến nhất gồm có 5 giống là xoài cát Hòa Lộc, xoài cát chu, xoài bưởi, xoài Khiêu xa vơi và xoài tứ quý. Xoài là cây đại thụ có khả năng sống rất lâu (từ 30 – 50 năm), đồng thời xoài ưa sáng và có trái ở ngoài tán cây nên không trồng quá dầy. Thông thường có thể trồng thưa (cách khoảng 8m x 8m, hoặc 10m x 10m), trong điều kiện thâm canh có thể trồng dày hơn với khoảng cách trồng 6 x 6m.

2. Nhu cầu dinh dưỡng

Đạm có vai trò quan trọng với sinh trưởng, phát triển và năng suất của xoài. Đạm làm tăng số chồi, tăng số hoa và năng suất. Thiếu đạm quá trình sinh trưởng củacây bị đình trệ, lá nhỏ và chuyển vàng, chồi ít, số hoa giảm, tỉ lệ đậu quả thấp, quả rụng nhiều, quả nhỏ, năng suất thấp. Nhu cầu lân của xoài kinh doanh thấp hơn so với đạm và kali. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ và mầm hoa. Bón lân làm tăng năng suất và phẩm chất.Thiếu lân lá chuyển màu xanh tối, đầu lá chuyển khô và chết đen, lá rụng sớm, tỷ lệ đậu trái giảm. Kali cần thiết cho quá trình hấp thu và vận chuyển chất hữu cơ trong cây. Ngoài ra, Kali có vai trò đặc biệt quan trọng đối với cây xoài trong việc hạn chế hình thành tầng rời ở hoa và quả làm giảm tỷ lệ rụng hoa và trái. Thiếu kali lá nhỏ và mỏng, trái non rụng nhiều, năng suất và chất lượng giảm.  

3. Kỹ thuật bón phân

* Bón phân cho xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản (xoài 1 – 3 năm đầu) – Bón lót trước khi trồng: phân chuồng 30 – 40kg/gốc, lân 1kg/gốc, vôi bột 1kg/gốc. – Bón thúc: xoài thời kỳ kiến thiết cơ bản cần nhiều đạm và lân hơn kali để phát triển thân lá. Xoài sau khi trồng 2 tháng có thể bón phân với liều lượng và thời gian bón cho mỗi cây theo từng năm như sau: – Năm thứ 1: 200 – 300g phân NPK 30-9-9 + 100 – 200g DAP – Năm thứ 2: 300 – 500g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali – Năm thứ 3: 400 – 600g phân NPK 30-9-9 + 200 – 300g DAP + 100 – 200g Kali Lượng phân này chia thành 4 – 6 lần bón trong năm, bón cánh gốc 0.5m, đào 4-5 hố xung quanh gốc bón phân vào hoặc bón xung quanh gốc sau đó lắp kín đất lại. * Bón phân cho xoài thời kỳ kinh doanh (xoài trên 3 năm) Lượng phân bón cho xoài cần căn cứ theo độ tuổi và tình hình sinh trưởng của cây. Thời kỳ kinh doanh, xoài cần nhiều kali nhất sau đó tới đạm và lân. Trong năm chia thành nhiều đợt bón áp dụng theo qui trình như sau: -    Sau thu hoạch: vệ sinh vườn, cắt tỉa cành, bón cho mỗi cây 10 – 15 kg phân chuồng + 1kg vôi bột + 1 – 2 kg NPK 30-9-9 cho mỗi cây. -    Trước lúc ra hoa: khi đợt đọt thứ 2 chuyển từ màu nâu nhạt sang màu xanh đọt chuối, bón 0.5 – 1kg phân HAI-CanNiBo + 300 – 500g DAP + 200 – 300g Kali. Sau đó phun phân bón lá Calcium Boron Dynamic 2-3 lần trước khi hoa nở giúp tăng khả nằng đậu trái. -    Sau đậu trái: sau đậu trái 7 – 10 ngày (đã xuất hiện trứng cá) phun phân bón lá Calcium Boron Dynamic 2-3 lần giúp tăng tỉ lệ đậu trái. Sau đậu trái 20 – 30 ngày bón 1kg phân HAI-CanNiBo + 200-400g DAP + 250-500g Kali cho mỗi cây, bón lại lần 2 giai đoạn sau đậu trái 60-70 ngày với cùng lượng phân trên. Phương pháp bón phân: phân được bón xung quanh gốc theo hình chiếu tán cây, kết hợp với vung đất và lấp phân lại. Nếu bón phân trong giai đoạn trời khô hạn phải tưới nước cho cây 5-7 ngày một lần.  

4. Giới thiệu phân bón HAI sử dụng cho cây xoài

* Phân bón HAI-CanNiBo:  + Thành phần: N: 15%; CaO: 26%; B: 3.000 ppm. + Công dụng: Giúp tạo mầm hoa, hoa ra tập trung, giảm rụng gié quả, quả mau lớn, no tròn, chắc, đẹp. * NPK 30-9-9+TE: + Thành phần: N-P-K (30% đạm, 9% P2O5, 9% K2O và các thành trung vi lượng TE) + Phân NPK 30-9-9: là phân phức hợp  sản xuất bằng công nghệ “Tháp cao” (công nghệ tiên tiến hàng đầu trên thế giới) giúp chất lượng luôn ổn định chính xác tỷ lệ  30-9-9(NPK) trong hạt phân. Giúp cây trồng hấp thu đầy đủ cùng 1 lúc 3 nguyên tố đa lương N-P-K. Ngoài ra phân còn cung cấp thêm các thanh phần vi lương mà trong qua trình canh tác lâu năm bị thiếu hụt. *Calcium Boron-Dynamic: +Thành phần: Ca: 7%; B: 2% + Là loại phân chuyên cung cấp Canxi và Bo giúp lá cây cứng hạn chế bệnh hại, chống rụng trái non do thiếu canxi và bo.

Hướng Dẫn Trồng Dâu Tây Trong Chậu Ra Trái Quanh Năm

Dâu tây là một loại quả đặc biệt được rất nhiều người ưu chuộng, với giá thành không hề rẽ không phải ai cũng có thế mua ăn thường xuyên. Tuy nhiên với kĩ thuật trồng dâu tây trong chậu sau đây sẽ giúp bạn có môt vườn dâu sai quả quanh năm.

Kinh nghiệm trồng rau sạch trên sân thượng

Phân trùn quế – Trồng rau sạch với phân trùn quế

Trồng cà chua sai quả quanh năm

 

Chọn lọc hạt giống

Hiện nay, dâu tây đang có nhiều loại hạt giống trên thị trường và được phân biệt bởi nguồn gốc xuất xứ: Mỹ, Úc, Nhật… Mỗi loại hạt dâu tây sẽ có những đặc tính về sinh lý và điều kiện sống khác nhau và chúng đều cho hoa và quả quanh năm nếu trồng đúng kĩ thuật và điều kiện.

Mỗi loại dâu tây sẽ cho quả có kích thước và màu sắc khác nhau nhưng để đảm bảo bạn nên chọn những loại hạt có tỉ lệ nảy mầm cao, cây cao từ 10 – 15cm và có điều kiện sống thích hợp với nơi bạn định trồng.

Kĩ thuật trồng dâu tây trong chậu tại nhà

Thời vụ trồng

Dâu tây là loại cây sống lâu năm bạn có thể trồng bất cứ thời gian nào nhưng tốt nhất nên trồng vào khoảng tháng 4-5, đây là thời điểm nhiệt độ ổn định và mát mẻ.

Sau khoảng 2 tháng gieo trồng dâu tây có thể cho những quả chín đầu tiên. Trồng dâu tây trong chậu thì phải phân chia và thay chậu liên tục nên tốt nhất bạn nên chọn loại chậu trồng dâu có đường kính khoảng 20cm.

Đất trồng

Sử dụng đất thịt đóng bao

Đất trồng dâu tây cũng như các loại cây khác, đất hữu cơ nhiều dinh dưỡng có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Đất thịt đóng bao là loại đất thích hợp nhất, để đảm bảo đủ các yếu tố dinh dưỡng bạn nên cho thêm một số loại giá thể và phân trùn quế.

Kĩ thuật trồng

Để dâu tây đạt tỉ lệ nảy mầm cao bạn nên ngâm hạt trước khi gieo, trong quá trình ngâm ủ hạt bạn đánh đất trong chậu cho tới xốp rồi tiến hành gieo trồng. Sau khi gieo hạn bạn phủ một lớp rơm lên trên bề mặt.

Bạn nên chia luống để gieo hạt và phải rải đều để tỉ lệ cây mỗi chậu đồng đều nhau, đặt chậu nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát. Tiến hành tưới nước vào buổi sáng và buổi chiều để hạt nhanh nảy mầm, chú ý lượng nước tưới phải vừa đủ.

Cách chăm sóc

Khi cây đã sinh trưởng và phát triển ổn định bạn đợi đến lúc cây ra hoa đầu tiên ngắt hoa để cây tiếp tục phát triển và gây ức chế cho lần sau cây ra hoa hiệu quả hơn. Nhiệt độ thích hợp để dâu tây phát triển là khoảng 10 – 30 độ C, thoáng mát và có nhiều ánh sáng.

Thời gian chiếu sáng cho dâu tây không được quá 12h/ ngày, không được để chậu cây gần ánh sáng đèn vì chiếu sáng nhiều cây sẽ phát triển nhanh nhưng không ra hoa và trái. Tưới nước nên tưới vào sáng sớm và chiều tối để giữ độ ẩm cho đất, sử dụng nước gạo tưới là tốt nhất.

Tách nhánh

Trong quá trình phát triển, dâu tây không chỉ ra hoa và quả, nó còn ra nhánh khi cây đã đủ chất. Đặc biệt, khi nhánh phát triển tốt, mọc dài, nó sẽ tự đâm rễ và tạo cây mới. Trong trường hợp này bạn cần phải tách cách để tạo một chậu mới.

Lưu ý, bạn cần chờ nhánh phát triển khoảng 1 tuần, rễ đâm sâu, có thể độc lập, không cần dinh dưỡng từ cây mẹ mới bắt đầu tách nhánh sang chậu mới. Hoặc nếu chậu trồng dâu tây rộng, bạn vẫn để nhánh con trồng cùng cây mẹ. Khi cây con ra hoa, quả bạn chăm sóc như cây mẹ. Tuyệt đối lúc này không đánh cây vì có thể làm cây bị chột quả.

Sâu bệnh

Để hạn chế tình trạng cây bị sâu bọ và dễ theo dõi, cần cắt tỉa lá khi cây mọc lá dầy hoặc tách cây non ra chậu mới. Khi cây ra hoa, quả bạn cần lưu ý tiêu diệt kiến, côn trùng vì chúng tấn công ăn hoa và quả rất nhanh.

Tốt nhất, bạn nên hướng quả ra phía ngoài chậu, quả vừa phát triển đều, bạn vừa theo dõi được sâu bọ ăn quả. Bạn cũng có thể bảo vệ cây bằng cách che phủ lưới mắt cáo nhằm ngăn chặn chim chóc hoặc chó, mèo.