Top 12 # Xem Nhiều Nhất Chăm Sóc Cây Chè Xanh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Chăm Sóc Cây Chè Xanh

Chè Xanh loài Cây Công Nghiệp dài ngày, cây cho thu hoạch Lá Chè sau từ 4-5 năm trồng. Nếu được chăm sóc tốt Chè cho năng suất tối đa và có tuổi thọ khá cao lên đến 20 năm.Vì thế, Các kỹ thuật chăm sóc Cây Chè Xanh Bà con nhà vườn cần quan tâm và áp dụng đúng kỹ thuật.

Cách chăm sóc Cây Chè Xanh

Công việc chăm sóc Chè Xanh sau trồng chủ yếu là giặm cây con, tưới nước, làm cỏ, bón phân, phòng trừ cỏ dại và đặc biệt là đốn Chè phải được tiến hành qua nhiều giai đoạn.

Trồng giặm cây con và tưới nước sau trồng

Năm đầu tiên sau trồng, Vườn Chè Xanh không thể phát triển đồng đều được vì thế ta cần trồng giặm vào những khoảng trống, thay thế những cây còi cọc, kém phát triển, cây bị chết.

Thời vụ trồng giặm tốt nhất vào vụ xuân sớm (tháng 1-2) mưa nhỏ, đất vừa ẩm. Đối với đồi Chè lớn tuổi thì việc trồng giặm thường tiến hành vào tháng 8 -10 (phía Bắc), tháng 9 – 11 (phía Nam) vào cuối mùa mưa khi đất đủ ẩm.

Bón phân cho Cây Chè Xanh

Bón phân cho Chè Xanh sẽ chia làm nhiều giai đoạn bao gồm: Bón lót trước khi trồng, bón phân thời kỳ 3 năm đầu, bón phân thời kỳ kinh doanh, bón thúc hàng năm…

Bón phân cho Cây Chè Xanh

Trong quá trình bón phân đặc biệt là thời kỳ Cây Chè Xanh cho kinh doanh, Bà con cần kết hợp cuốc lật toàn bộ diện tích, đào rạch giữa hai hàng Chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá Chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha.

Các loại phân thường được sử dụng để bón là phân hữu cơ, MgSO4, NPK, phân lân…tuy nhiên tỉ lệ phân bón như thế nào thì Bà con cần hỏi ý kiến của cán bộ khuyến nông địa phương, bởi còn tùy vào điều kiện đất đai Bà con đang trồng là đất giàu hay nghèo dinh dưỡng. Vườn Chè Xanh là Vườn Chè mới hay đã lâu năm.

Phòng trừ cỏ dại và sâu bệnh

Phòng trừ sâu, bệnh hại Chè bằng biện pháp tổng hợp, Bà con cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện sớm để tập trung phòng trừ. Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh thường là biện pháp canh tác (xới cỏ, vệ sinh Vườn Chè, bón phân, tạo tán đúng giai đoạn…); biện pháp sinh học (đảm bảo mật độ trồng Chè, trồng Cây Bóng Mát, trồng xen canh, cân bằng sinh thái Vườn Chè Xanh…); biện pháp hóa học ( phun thuốc theo dự tính, dự báo khi có sâu non hoặc khi Chè mới bị bệnh, không phun thuốc định kỳ)

Bà con dùng thuốc đúng chỉ dẫn về loại, liều lượng dùng đối với các đối tượng sâu, bệnh hại. Thời gian cách ly đảm bảo ít nhất 10 – 15 ngày mới được thu hái đọt Chè.

Đốn tạo hình, nâng cao năng suất Chè

Cây Chè Xanh khác với những loại cây khác, sản phẩm chính là Lá Chè vì thế việc đốn Chè có tác dụng đặc biệt hơn cả và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất Chè. Thời gian đốn Chè từ giữa tháng 12 đến hết tháng 1 hàng năm.

Đốn tạo hình, nâng cao năng suất Chè

Đốn trẻ lại: Những Nương Chè già, cằn cỗi đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm nghiêm trọng thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 25 cm.

Trồng, Bán Cây Chè Cảnh, Chè Cổ Thụ, Chè Xanh Giá Tốt

Trồng Cây Chè Cảnh, Cung Cấp Cây Chè Cổ Thụ, Chè Loại To Tại Hà Nội Ship Hàng Cả Nước – Nhận Đặt Hàng Cây Chè Cảnh.

Tên gọi khác của cây chè :Tên khác : cây chè Bonsai, cây trà xanhTên khoa học : Camellia sinensis

Phân bố chủ yếu của cây chè: Ở Việt Nam, chè chủ yếu được trồng ở vùng cao, nơi có khí hậu lạnh. Chè được sử dụng lấy lá làm nước uống rất phổ biến tại Miền bắc.

Gốc chè loại đặc biệt quý hiếm phải đặt trước mới có hàng.

Đặc điểm riêng của cây chè– Cây có nhiều cành nhánh. – Lá mọc cách hình trứng trái xoan, mép lá có răng cưa, đầu và đuôi nhọn dần. Lá của chè dài từ 4-15 cm và rộng khoảng 2-5 cm. Lá tươi chứa khoảng 4% caffein. Lá non có sắc xanh lục nhạt được thu hoạch để sản xuất chè. Ở thời đoạn đó, mặt dưới lá có lông tơ ngắn màu trắng. Lá già thì chuyển sang màu lục sẫm

– Quả nang hình cầu, đường kính 2 – 3cm, thường có 2 – 4 hạt, vỏ quả hoá gỗ cứng, khi chín màu nâu sẫm.– Mùa ra hoa tháng 9 – 12, quả chín tháng 10 – 11 năm sau.

Kỹ thuật chăm sóc chè– Đất trồng chè phải có tầng canh tác trên 80cm, kết cấu tơi xốp; có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm; độ dốc bình quân dưới 25o; pH 4- 6.-Ủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.– Cần chú ý phòng trừ sâu bệnh, bọ hung.– Phân hữu cơ bón cho chè không được độn mùn cưa, cỏ khô, bã mía. Holine : 098 2468 938 – Chè Đã Ủ Đảo Kỹ 100% Sống

Cây Chè Xanh Giống 2022. Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây

Chè xanh là giống cây quen thuộc mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy trồng cây chè xanh có dễ không và mua cây chè xanh giống ở đâu chất lượng giá tốt? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất.

Đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh sản của giống cây chè xanh

Để giúp bạn hiểu thêm về về giống cây chè xanh này, chúng ta sẽ bắt đầu tham khảo những thông tin cơ bản cùng các đặc điểm hình thái của giống cây này sau đây.

Thông tin cơ bản về cây chè xanh giống

Các thông tin cơ bản để bạn hiểu thêm về cây chè xanh được liệt kê sau đây:

– Tên phổ thông của cây : Trà Xanh hoặc Chè Xanh.

– Tên khoa học cây: Camellia Sinensis.

– Họ thực vật : Theaceae.

– Nguồn gốc xuất xứ cây chè xanh: từ Trung Quốc và vùng Đông Nam Á.

– Phân bổ tại Việt Nam : Phân bố rộng khắp và phổ biến ở miền Bắc.

Các đặc điểm hình thái nổi bật của cây chè xanh giống

– Thân, tán cây trà xanh: Đây là loại cây xanh quanh năm mọc thành bụi hoặc mọc thành các cây nhỏ. Thông thường, chúng được xén tỉa thấp hơn 2m trong trường hợp trồng để lấy lá.

– Lá cây chè xanh: Lá cây non có màu xanh lục nhạt được thu hoạch và sử dụng để sản xuất chè. Ở thời điểm đó, mặt dưới của lá có lông tơ ngắn và màu trắng. Lá chè xanh già thì chuyển sang màu lục sẫm.

– Hoa của cây trà xanh giống: Có màu trắng ánh vàng, đường kính hoa dao động từ 2,5-4 cm và bao gồm từ 7 đến 8 cánh hoa.

– Hạt cây chè xanh: Được sử dụng thể ép để lấy dầu.

– Sinh trưởng tốt tại: những vùng đất trũng. Cây trà xanh sẽ phát triển mạnh mẽ ở những nơi có độ ẩm cao (mưa nhiều) và thoát nước tốt.

– Không sinh trưởng tốt tại: Những cây chè thuần hóa thường không chịu được nhiệt độ cao.

– Công dụng của cây chè xanh: Phòng chống ung thư, hạn chế các chứng bệnh về mắt, ngăn cản bệnh tim mạch, huyết áp cao, gan, khớp. Ngoài ra, loại cây này rất tốt với làn da em bé, phù hợp với cánh mày râu và làm đẹp với chị em phụ nữ.

Đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây chè xanh giống

– Cây trà xanh được nhân giống chủ yếu bằng cách giâm cành con. Cành con này dễ dàng sinh trưởng phát triển trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.

– Tốc độ sinh trưởng của cây trà xanh ở mức trung bình. Các bụi chè xanh sau thời gian trồng từ 3 đến 4 năm kể từ khi gieo thì phát triển thành cây trưởng thành.

– Cây trà xanh thường sinh trưởng tốt ở vùng Trung Du Bắc Bộ. Đất trồng cây phải có tầng canh tác từ 80cm trở lên, tơi xốp, có mạch nước ngầm ở dưới mặt đất 100cm, độ dốc không quá 25 độ, độ pH của đất phải từ 4,5 – 5,5.

– Cây trà xanh là loài cây ưa sáng. Khi sử dụng giàn che thì cần bố trí để dễ dàng điều chỉnh ánh sáng.

Ứng dụng của giống cây chè xanh

được biết đến với công dụng tuyệt vời là nấu lấy nước uống. Cây chè xanh giốngNước uống cây chè xanh có khả năng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt hiệu quả. Ngoài công dụng này, chúng cũng sở hữu nhiều công dụng khác.

Một trong những công dụng không thể bỏ qua của cây trà xanh đó chính là điều trị đau răng, nhiệt miệng. Nếu thường xuyên dùng nước chè xanh súc miệng, các vi khuẩn và tìm trạng viêm, đau răng hay nhiệt miệng cũng được khắc phục triệt để.

Một công dụng khác của cây chè xanh được lưu truyền chính là đeo khuyên tai bị viêm. Chỉ cần bỏ khuyên tai ra, lấy cồn hoặc nước muối nhạt rửa sạch, dùng cuống lá chè to vừa lỗ khuyên tai, chứng viêm ngứa sẽ không còn.

Ngoài ra, với trường hợp da bị cháy nắng, bạn chỉ cần dùng nước chè rửa lên chỗ da bị cháy nắng. Vết cháy này nhanh chóng được làm dịu. Mặt khác, chúng ta có thể nấu lá chè xanh để dùng nước pha và tắm cho bé rất an toàn.

Chè xanh còn có khả năng trị thâm quầng mắt hiệu quả bằng cách lấy bông thấm vào nước chè đặc, cho vào tủ lạnh làm mát và chườm lên vùng mắt. Quầng thâm cùng với bọng mắt sẽ biến mất.

Kỹ thuật trồng giống cây trà xanh và cách chăm sóc giống cây trà xanh

Để cây trà xanh sinh trưởng tốt và khỏe mạnh, cho năng suất thu hoạch cao, khi trồng trà, chúng ta cần tham khảo các thông tin sau:

Khi đất đủ ẩm hoặc khi mưa trời râm mát là những thời điểm thích hợp để trồng cây chè xanh. Ở miền Bắc có thể là tháng 8 – 10 (mưa ngâu) hoặc tháng 2 – 3 (mưa Xuân).

Nếu trồng cây trà xanh ở miền nam, bạn có thể chọn thời gian vào đầu mùa mưa từ 5 – 7. Nếu sau trồng gặp nắng hạn thì phải tưới nước cho để trà mau bén rễ.

Cây trà xanh có nhiều loại giống khác nhau. Tùy vào điều kiện đất trồng ở từng địa phương chúng ta sẽ chọn cây giống phù hợp để có thể thích ứng và sinh trưởng tốt với điều kiện đất đó.

Một số giống trà xanh có chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu công nghệ chế biến hiện của thị trường có thể kể đến là chè đen, chè xanh, chè Ô long,… chúng ta có thể tham khảo.

Cây chè xanh giống cần phải được nhân vô tính bằng biện pháp giâm cành chè trong túi bầu đất. Ngoài ra, chúng phải được trồng theo quy trình trồng trọt tiên tiến. Xu hướng hiện nay là tăng cường dùng phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học và thuốc BVTV.

Để trồng chè cành, chúng ta cần đặt bầu cây giống xoay theo hướng thuận lợi, lấp đất lèn chặt xung quanh. Sau đó, hãy lấp một lớp đất tơi xốp khoảng 1cm kín lên mặt bầu, rạch chè cần rộng 40cm để dễ dàng tưới nước.

Để trồng chè cành, chúng ta sẽ thực hiện ngâm hạt trong nước 12 tiếng trước khi gieo. Bạn có thể chọn gieo ngay hoặc ủ cho nứt rồi đem gieo. Mật độ gieo là 4-6 hạt/hốc, đất cần lấp sâu 3-4cm. Cuối cùng là tỉa cây xấu để còn từ 2 đến 3 cây/cụm và tủ cỏ rác để giữ ẩm.

Cách chăm sóc cây chè xanh (trà xanh) giống hiệu quả

Mặc dù chè xanh khá dễ trồng nhưng để chăm sóc loại cây này một cách hiệu quả, chúng ta cần lưu ý đến một số thông tin sau đây:

– Người trồng cây cần phải chú ý đến chất đất, lượng nước, chế độ dinh dưỡng cùng nhiệt độ phù hợp để cây có thể sinh trưởng tốt.

– Nên dùng đất canh tác, đất thịt phù sa để trồng cây là phù hợp nhất. Ngoài ra, cây chè xanh giống, chúng ta nên dùng đất sạch và không lẫn tạp chất cỏ rác nhiều và không nên sử dụng nhiều tro trấu.

– Nơi trồng cây trà xanh cần có đầy đủ ánh sáng, không được trồng loại cây này dưới bóng râm hoặc trong nhà.

– Cây chè xanh thích hợp với nơi ẩm ướt, nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, chúng lại không chịu được ngập úng. Vì vậy, khi trồng cây, chúng ta cần phải lưu ý trồng ở nơi cao ráo.

– Không trộn quá nhiều mùn cưa hoặc tro trấu vào phân hữu cơ bón cho cây. Mùn cưa hoặc cỏ khô chỉ nên sử dụng để đắp trên bề mặt bầu cây.

– Thường xuyên kiểm tra sâu ăn lá và bọ hung tấn công cây để kịp thời xử lý.

Video cây chè xanh giống 2021 (cây hiện tại đã cao và đẹp hơn nhiều)

Những lưu ý khi trồng trà xanh

Trong thời gian trồng chè, để hạn chế việc chè bị cỏ dại lấn át và bọ hung tấn công gây hư hại thì ta cần phải:

– Thực hiện phòng trừ cỏ dại bằng cách tủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh,…hoặc xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Ngoài ra, chúng ta cần làm cỏ vụ xuân vào tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích 1 lần/vụ, mỗi năm xới gốc 2 đến 3 lần.

– Thường xuyên kiểm tra các loại bọ hung hại rễ chè đề phun thuốc phòng trừ kịp thời tránh gây hư hại.

Địa chỉ mua cây trà xanh giống tốt

Hiểu được những lợi ích của cây trà xanh, rất nhiều đơn vị, cá nhân đã tìm đến giống cây này. Tuy nhiên, chọn được một đơn vị cung cấp cây chè xanh giống với chất lượng tốt và giá thành phải chăng không phải dễ dàng.

Với 25 năm kinh nghiệm cung cấp cây giống, Cây Giống 4S chính là một trong những đơn vị đáng để bạn tin cậy. Vì sao bạn nên chọn Cây Giống 4S, đó là nhờ những lý do sau đây:

– Giống cây trồng tại Cây Giống 4S rất đa dạng. Chúng tôi sở hữu nhiều chủng loại cây, đáp ứng mọi nhu cầu trồng cây trong mọi công trình, mọi mô hình vườn cây.

– Cây giống chất lượng đảm bảo tốt nhất, được ươm và chăm sóc kỹ lưỡng theo một quy trình chuyên nghiệp. Tỷ lệ sống cao nhất khi chuyển đến những vùng đất mới.

– Dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp, nhanh chóng trên mọi miền đất nước.

– Tư vấn tận tâm, tận tình từ lúc chọn giống đến lúc chăm sóc và thu hoạch.

– Báo giá bán cây giống cạnh tranh nhất, hợp lý nhất, có bán sỉ/lẻ theo nhu cầu. Số lượng cây giống mua càng nhiều, báo giá càng ưu đãi.

Từ những thông tin bên trên, hy vọng bạn đã có thể lựa chọn cho mình một địa chỉ mua cây chè xanh giống chất lượng với mức giá ưu đãi nhất.

Thông tin liên hệ Cây Giống 4S

Địa chỉ: 01-Ấp 2, đường Nguyễn Hoàng, xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0919255145

Email: Caygiong4s@gmail.com

Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Chè: Quy Trình Kỹ Thuật Đốn Chè

Bài viết hướng dẫn quy trình kỹ thuật đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh, thực hiện các phương pháp đốn chè tại các thời kỳ đúng qui trình kỹ thuật, làm cho cây chè có bộ khung tán đồng đều, sinh trưởng, phát triển tốt, thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái.

1. Cở sở khoa học của việc đốn chè

– Dựa vào giai đoạn phát dục của cây chè

Các vị trí của cành trên cây khác nhau thì có tuổi phát dục khác nhau, cành phía trên cao thường có tuổi phát dục lớn nên nhanh ra hoa kết quả, sinh trưởng dinh dưỡng yếu. Vì vậy cần được đốn đi để kích thích các mầm phía dưới mọc lên sinh trưởng dinh dưỡng khỏe hơn, chậm ra hoa hơn.

– Dựa vào quá trình sinh trưởng của cây chè

Thông thường, ở bất kỳ loại cây trồng nào cũng có hiện tượng: khi chồi ngọn (chồi đỉnh) còn tồn tại thì chồi nách (chồi bên) ngừng sinh trưởng, nếu ngắt bỏ chồi ngọn thì chồi nách sẽ đua nhau mọc ra. Hiện tượng đó gọi là tương quan ức chế sinh trưởng. Các chất dinh dưỡng được ưu tiên vận chuyển đến chồi đỉnh nên chồi đỉnh sinh trưởng mạnh hơn (ưu thế sinh trưởng ngọn). Ở cây chè cũng vậy, các cành ở phía mặt tán có ưu thế sinh trưởng mạnh đã kìm hãm sự phát triển của cành dưới. Đốn chè sẽ phá vỡ ưu thế sinh trưởng đỉnh, các chồi nách sẽ phát triển mạnh tăng số lượng cành và búp chè.

– Toàn bộ cây chè là một thể thống nhất. Bộ tán lá là nơi quang hợp để sản xuất ra chất dinh dưỡng (gọi là chất hữu cơ hay nhựa nguyên). Chất nhựa nguyên này được vận chuyển trong vỏ cây xuống nuôi rễ. Ngược lại, bộ rễ cây lại hút nước và các chất dinh dưỡng (nhựa nguyên) trong đất để vận chuyển trong phần gỗ lên nuôi thân lá cây. Nếu như vì một lí do nào đó mà rễ không nhận được chất nhựa luyện từ lá vận chuyển tới; hoặc lá không nhận được các thứ mà rễ hút được từ đất đưa lên thì cây sẽ dần dần héo úa mà chết. Nhìn vào tán lá cây chúng ta có thể biết được bộ rễ cây đang sinh sống tốt hay xấu. Nếu cây có bộ tán lá tươi tốt, rậm rạp thì chứng tỏ bộ rễ cây đang sống rất tốt. Ngược lại tán lá vàng úa, thưa thớt thì chứng tỏ bộ rễ cây đang sống trong tình trạng rất tồi tệ. Như vậy, lá cây là cơ quan kích thích rễ cây sinh trưởng, phát triển và ngược lại. Mối quan hệ như vậy giữa bộ phận trên với bộ phận dưới đất gọi là tương quan kích thích. Giữa bộ phận trên và dưới mặt đất của cây chè luôn có tỷ lệ cân đối, đốn chè là hình thức phá vỡ thế cân bằng giữa hai bộ phận đó, tạo điều kiện cho bộ phận trên mặt đất phát triển.

– Dựa vào điều kiện thời tiết, khí hậu của từng vùng. Miền Bắc nước ta về mùa đông khí hậu khô, nhiệt độ và ẩm độ thấp, cây bị bốc thoát nước nhiều nếu cây có cành lá rậm rạp. Đốn là biện pháp nhằm giảm bớt số cành lá nhất định để hạn chế sự thoát hơi nước của cây.

2. Tác dụng của việc đốn chè

2.1. Mặt tốt

– Làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế sự ra hoa, kết quả.

– Loại trừ các cành già yếu, sâu bệnh không còn khả năng phát sinh và nuôi dưỡng những cành búp tươi.

– Tăng đường kính tán chè, tăng mật độ cành và búp trên tán tạo cơ sở cho sản lượng búp cao.

– Đối với những nương chè già cỗi, đốn nhằm thay thế một phần hoặc toàn bộ khung tán tăng cường sức sống cho cây.

– Tạo bộ khung tán ngang tầm người hái, nâng cao năng suất lao động.

– Tùy theo ý muốn, chúng ta có thể đốn tạo cho cây chè có các dạng tán cây chủ yếu như sau:

Các dạng tán chè: 1. Đứng thẳng, 2. Trung gian, 3. Nằm ngang

Các dạng hình của tán cây chè

2.2. Mặt xấu:

Thường chỉ xảy ra khi khi chúng ta đốn sai quy trình. Ví dụ như làm tổn thương cây, những vết thương đó sẽ là nơi sâu hại, bệnh hại dễ dàng xâm nhập. Hay khi đốn không đúng mùa vụ, đốn sai mục đích…

3. Kỹ thuật đốn chè

3.1. Đốn chè thời kỳ kiến thiết cơ bản

3.1.1. Ý nghĩa

Đốn chè là biện pháp kỹ thuật quan trọng trong thời kỳ nương chè KTCB, nhằm tạo cho cây chè có bộ khung tán vững chắc, rộng, nhiều cành, hình dáng cân đối, nương chè mau khép tán, có khả năng cho năng suất cao và nhiệm kỳ kinh tế dài.

3.1.2. Kỹ thuật đốn

– Mức đốn:

Cây chè sau trồng 2 năm có chiều cao 65 – 70 cm, đường kính gốc 1,0 cm trở lên ta bắt đầu đốn lần 1:

+ Đốn lần I (2 tuổi): Thân chính cách mặt đất 13 – 15cm, đốn cành bên cách mặt đất 30 – 35cm, giữ bộ lá.

+ Đốn lần II (3 tuổi): Cách mặt đất 30 – 35cm, giữ bộ lá.

+ Đốn lần III (4 tuổi): Cách mặt đất 40 – 45cm, tán bằng hay mâm xôi tùy theo đốn máy hoặc đốn cưa.

Về thực chất đốn lần 1 là hình thức trẻ lại, đốn lần 2 và 3 là đốn lửng mà ta sẽ áp dụng ở thời kỳ chè KD.

– Dụng cụ: Dao đốn, kéo đốn, máy đốn.

– Thời vụ đốn: Đốn trước khi đốn chè sản xuất vào tháng 11 đến tháng 12 hàng năm.

– Kỹ thuật đốn:

Khi đốn vết đốn vát 450, nhẵn, không dập nát, tán phẳng đều. Khi đốn lần 1 các cành xung quanh có vết đốn vát quay về tâm cây chè để cây phân tán đều. Đốn xong cần tiến hành kiểm tra vết đốn, nếu chưa đảm bảo kỹ thuật phải sửa lại cho đúng kỹ thuật.

Chú ý: Đốn tạo tán có mặt phẳng nghiêng theo sườn dốc.

3.2. Đốn chè thời kỳ kinh doanh

3.2.1. Ý nghĩa

– Phá bỏ ưu thế sinh trưởng đỉnh của cây và kích thích các chồi ngủ, chồi nách mọc thành nhiều cành non mới.

– Tạo ra bộ khung tán trẻ, khỏe, tăng diện tích bề mặt tán cho nhiều búp, vừa tầm hái, tăng năng suất lao động.

– Làm cho cây trẻ lâu, hạn chế sự ra hoa, kết quả, kích thích sinh trưởng búp non, tăng mật độ búp và trọng lượng búp.

3.2.2. Thời vụ đốn chè

Thời vụ đốn tốt nhất từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, khi cây chè ngừng sinh trưởng. Tập trung vào tháng 1, nên đốn sau các đợt sương muối 10 – 15 ngày.

Đốn khi trời râm mát hoặc có mưa nhỏ là tốt nhất. Không đốn khi tiết trời nắng hanh sẽ làm cho chè bị khô đầu cành.

Ở vùng có ẩm độ tốt, chủ động tưới nước thì có thể áp dụng biện pháp đốn 1 phần diện tích vào tháng 4 – 5 sau đợt chè xuân để rải vụ thu hoạch.

Đốn chè thời kỳ kinh doanh

3.2.3. Các dạng đốn chè

– Đốn phớt: 2 năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ 3 – 5 cm. Sau đó mỗi năm đốn cao thêm 2 – 3cm, khi vết đốn cuối cùng cao 70cm, hàng năm đốn cao thêm 1 – 2cm

– Đốn lửng: Những nương chè đốn phớt nhiều năm cao quá 90cm và chè bị sâu bệnh nhiều, búp chè nhỏ, năng suất giảm thì đốn lửng cách mặt đất 60 – 65cm, nếu năng suất còn khá nhưng cây quá cao thì đốn cách mặt đất 65 – 70cm.

Chú ý: Hái đợt đầu sau đốn cần chừa lại 3 – 4 lá chừa để cây duy trì bộ lá cho quang hợp.

– Đốn đau: Những nương chè đã đốn lửng nhiều năm, cây phát triển kém, năng suất thấp, giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 – 45cm. Trước khi đốn đau cần phải bón lót định kỳ theo quy trình. Sau khi đốn cần hái chè theo phương pháp nuôi tán, chỉ hái những búp chè cao hơn 60cm.

– Đốn trẻ lại: Những nương chè già cỗi, đã được đốn đau nhiều lần, năng suất giảm thì đốn trẻ lại cách mặt đất 10 – 12cm. Trước khi đốn phải bón phân chuồng, lân theo quy trình trước 1 năm.

Chú ý: Đốn đau trước, đốn phớt sau; đốn tạo hình chè con trước, đốn chè trưởng thành sau

Bước 1: Xác đinh vị trí đốn

Tuỳ thuộc vào tuổi chè và năng suất chè mà ta xác định vị trí đốn cho phù hợp.

Bước 2: Đốn chè

Dựa vào vị trí đốn đã xác định ở bước 1 ta tiến hành đốn. Dùng dao đốn, kéo sắc hoặc máy đốn.

Vết đốn dứt khoát, không bị dập xước.

Hiện nay trên thị trường đã có một số loại máy đốn, hái chè. Các loại máy này đều là máy nhập ngoại từ Trung Quốc, Nhật hay Đài Loan. Sử dụng máy thì năng suất lao động cao. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng cho những nương chè có độ đồng đều cao.

Thường có 2 loại máy đốn phớt kiêm hái chè và máy đốn cành la (đốn lửng, đốn đau)

Máy đốn phớt

Máy đốn chè cành la

Các máy này có nguyên lý hoạt động tương tự như chiếc tông đơ của thợ cắt tóc hoặc máy cắt cỏ. Chỉ khác là máy được lắp một động cơ xăng để cắt thay vì lực cơ học của bàn tay.

Thông thường, trước khi cho máy hoạt động người thợ phải lắp các linh kiện vào khung máy, động cơ máy. Cho nhiên liệu, dầu máy. Dật dây cho máy nổ. Điều chỉnh tay ga để thay đổi tốc độ cắt. Tốc độ cắt càng nhanh thì vết cắt càng gọn, năng suất càng cao. Nâng tầm cắt đến độ cao theo mức đốn của quy trình và cắt sao cho đồng đều trên mặt tán chè.

Khi sử dụng máy đốn phớt hoặc hái chè, máy được lắp một chiếc bao thu gom sản phẩm. Cần có thêm một người đi theo phía sau để nâng chiếc bao lên, tránh làm tổn hại tán lá chè. Mở đáy bao để lấy sản phẩm ra khi đầy bao.

Sau khi không sử dụng, cần tháo rời các linh kiện ra khỏi giá máy, lau chùi sạch, bôi dầu mỡ và xếp vào hộp máy. Bảo quản nơi khô ráo.

Máy đốn chè Nhật Bản

Sử dụng máy đốn, hái chè

Đồi chè đốn máy

Nguồn: Giáo trình nghề trồng chè – Bộ NN&PT NT

Những đặc điểm cơ bản của một số giống chè phổ biến ở Việt Nam, phân biệt các giống chè dựa vào các đặc điểm thực vật học, lựa chọn được những giống chè phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của địa phương…

Nhu cầu phân bón của cây chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau, lựa chọn được loại phân bón thích hợp để bón cho chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của chè…

Nhu cầu nước của cây chè ở các giai đoạn sinh trưởng, phát triển khác nhau, quy trình tưới nước, giữ ẩm cho cây chè ở các thời kỳ sinh trưởng, phát triển…