--- Bài mới hơn ---
Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Cây Đào Tiên
Kỹ Thuật Trồng Cây Diệp Hạ Châu
Kỹ Thuật Trồng Khoai Sọ Đồi
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Trồng Lại Cây Tắc (Cây Quất/cây Hạnh) Sau Chơi Tết Sai Quả
Cây Agao (Dứa Nam Mỹ ): Thông Tin, Cách Trồng Và Chăm Sóc
Cam canh thường thu hoạch vào trung tuần tháng 11 kéo dài đến giữa tháng 12 âm lịch. Nhà vườn nên chủ động xác định thời điểm thu hoạch, không nên thu hoạch quá muộn. Việc thu hoạch muộn sẽ làm cho cây không có đủ thời gian ngủ nghỉ, ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa của cây(vụ sau). Do đó thời điểm thu hoạch tối ưu của cam canh vào khoảng tháng 11 đến trước ngày 05/12 âm lịch là tốt nhất. Thời gian ngủ nghỉ của cây cam canh ít nhất phải đạt 30-45 ngày. Sau khi kết thúc ngủ nghỉ cây bắt đầu phân hóa mầm hoa (nếu thu hoạch muộn, cây sẽ phân hóa mầm hoa muộn, khó giữ quả non).
Thu hoạch xong, nhà vườn cần nhanh chóng cắt tỉa, làm sạch cỏ dại và tiến hành làm rễ, xử lý cơ giới bộ rễ. Hiện có nhiều cách xử lý bộ rễ. Một số vùng trồng cam như Hưng Yên, Bắc Giang xử lý rễ đau theo kiểu định hình bầu xung quanh tán. Tại Hòa Bình do địa hình hơi dốc nên xử lý cuốc xới rộng hơn, không làm rễ quá đau, chỉ làm đứt rễ tương đối ở một số vị trí. Tuy nhiên cho dù xử lý cách nào cũng phải phù hợp với từng vườn và sức sinh trưởng của cây. Cần lưu ý rằng với những năm mưa kéo dài, nóng ẩm, rét muộn, cây khỏe, tiềm ẩn nguy cơ bật lộc đông (mặc dù đã làm rễ), nhà vườn nên chủ động khoanh mịn (tiện mịn) một lần các cành cấp 1 để hãm lộc đông chủ động (khi khoanh nên để lại 15-20% số cành phía dưới, không khoanh tiện hết 100% số cành tránh gây sốc cây). Tuy nhiên nếu thời tiết rét sớm, rét sâu, cây vào ngủ nghị tự nhiên thì không cần sử dụng biện pháp khoanh vỏ. Vấn đề hãm lộc đông, đưa cây vào ngủ nghỉ cần phải được theo dõi và kiểm soát chủ động, dựa vào sức cây và điều kiện thời tiết để có giải pháp phù hợp với từng vườn, từng khu vực địa lý.
Sau khi xử lý rễ xong cần phun ngay các chế phẩm diệt nấm và khuẩn, chống xâm nhiễm vào rễ. Trên thị trường hiện có rất nhiều thuốc trừ nấm khuẩn hóa học. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng bởi các nhóm thuốc hóa học này thường gây độc hại cây, ô nhiễm môi trường đất, chai đất nếu sử dụng thường xuyên lâu dài. Sau khi làm rễ xong, nhà vườn nên dùng 500ml nano bạc đồng super kết hợp 500-800ml nano đồng oxyclorua pha với bình 150-200 lít nước phun trực tiếp vào rễ. Các hạt nano trong chế phẩm có kích thước siêu nhỏ sẽ bám lên rễ và tiêu diệt hầu hết nấm khuẩn gây bệnh, đồng thời các vết thương hở cũng nhanh liền sẹo. Ưu điểm của chế phẩm nano bạc đồng, nano đồng oxyclorua là không độc hại, không tồn dư, không làm chai đất, thân thiện với môi trường, khi sử dụng không cần bảo hộ lao động. Sau khi kết thúc thời gian ngủ nghỉ tiến hành bón phân cho cây.
Sau khi xử lý bộ rễ, nhà vườn có thể dùng 500ml chế phẩm Shellac Suger pha 200-300 lít nước phun đều thân lá (ép lộc, giữ lộc ngủ nghỉ, già hóa bằng cách điều chỉnh tỷ lệ C/N đầu cành, chống phát lộc đông).
Sau khi xử lý rễ xong, nhà vườn phơi 10-15 ngày sau đó tiến hành bón phân. Lượng phân bón lót như sau:
+ Đậu tương nghiền nhỏ, không cần ngâm: 1-1,5kg/cây (tùy tuổi cây, sức cây)
+ Phân Super lân P2O 5(đơn): 1,3 – 1,8kg/cây (tùy tuổi cây)
+ Tro bếp: mỗi cây nửa bao đến 1 bao
+ Phân hữu cơ hoai mục: 20-30kg/cây, lượng nhiều hay ít tùy tuổi cây, sản lượng quả vụ trước (phân hữu cơ cần được ủ hoai mục trước khi bón).
+ Phân khoáng NPK – TE (công thức phân bón 13-13-13-TE hoặc 15-15-15-TE): Mỗi cây 200-400g (tùy sức cây, sản lượng quả vụ trước).
+ Cám hỗn hợp chăn nuôi: 0,5-1kg/cây (thức ăn chăn nuôi)
Trong điều kiện thời tiết thuận lợi cam đường canh sẽ phân hóa mầm hoa vào khoảng cuối tháng 12 đến tháng 1 âm lịch năm sau (nếu thu muộn, rét kéo dài, rét đậm có thể hoa phân hóa hoa muộn hơn 20-25 ngày). Từ thời điểm phân hóa mầm hoa (nhú lộc hoa) đến khi hoa bắt đầu nở kéo dài 20-30 ngày (tùy điều kiện thời tiết). Từ khi chớm nở hoa đến nở rộ hoàn toàn, hình thành quả non kéo dài 15-18 ngày (tùy điều kiện thời tiết từng vùng, từng năm, những năm có nhiệt độ cao thời gian sẽ rút ngắn).
Song song với việc bón phân cho cam canh, nhà vườn thực hiện đồng thời các biện pháp phun rửa vườn, phòng trị sâu bệnh, làm sạch kết tủa cặn trên lá (tạo điều kiện thuận lợi cho hấp thu dinh dưỡng qua lá), phục hồi cây,…
Giải pháp ủ mầm hoa cho cam canh ứng dụng công nghệ nano: Ủ mầm hoa là biện pháp đưa cây vào trạng thái ngủ nghỉ tích lũy dinh dưỡng, chuẩn bị bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa. Muốn hoa to, hạt phấn khỏe, tỷ lệ đậu quả cao nhà vườn nên cho cây ngủ nghỉ ít nhất 30-45 ngày, không để lộc đông phát triển sau thu hoạch. Để các cành lộc vào trạng thái ngủ nghỉ, nhà vườn nên thực hiện đồng thời 2 biện pháp:
+ Sau thu hoạch 7-12 ngày tiến hành khoanh mịn 1 lần (đối với các cây có sức sinh trưởng khỏe, nguy cơ bật lộc).
+ Dùng chế phẩm Shellac Suger giúp cây ủ mầm hoa chủ động: Dùng 1 chai 500ml chế phẩm Shellac suger pha với 200-250 lít nước phun đều tán lá, phun 1-2 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 7 ngày (sử dụng shellac suger ủ mầm hoa không gây hại cây).
Khi cam canh có dấu hiệu bắt đầu phân hóa mầm hoa (dạng mắt cua, trứng ếch), nhà vườn cần khẩn trương tưới nước, duy trì độ ẩm đất thường xuyên, không để cây thiếu nước (độ ẩm duy trì 80-90%). Ở thời kỳ hoa nở rộ, hình thành quả non độ ẩm đất nên điều chỉnh giảm dần, tuy nhiên không để cây khô hạn thiếu nước (độ ẩm đất duy trì 68 – 80%).
Thời kỳ phát triển lộc hoa cần duy trì độ ẩm liên tục, tưới định kỳ, không để đất khô, cây thiếu ẩm. Thời kỳ này nếu thiếu ẩm hoa phân hóa không đều, hoa nhỏ, tỷ lệ đậu kém, tỷ lệ hoa dị hình cao. Nước giai đoạn này rất quan trọng, nước tham gia vào quá trình khoáng hóa dinh dưỡng trong đất, thủy phân các chất dinh dưỡng nuôi cây, nước có vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển dưỡng chất nuôi hoa và lộc hoa. Thời kỳ phân hóa và phát triển mầm hoa nếu cây đủ nước, dinh dưỡng cân đối, quản lý sâu bệnh tốt hoa phát triển đồng đều và tập trung. Ngoài ra thời kỳ phát triển mầm hoa nhà vườn nên bổ sung thêm lân đơn super P 2O 5 theo phương pháp bón vãi xung quanh, lượng bón từ 500-800g/gốc kết hợp tưới nước duy trì độ ẩm đất thường xuyên.
Khi cây cam canh bắt đầu phân hóa mầm hoa, nhà vườn tiến hành phun theo công thức sau (nuôi dưỡng mầm hoa, phát triển mầm hoa): Dùng 500ml chế phẩm nano Canxi Super kết hợp 500ml nano Shellac suger + 500ml nano Silic SiO 2 Colloidal pha với 300-400 lít nước phun đều tán lá, phun kỹ ướt đẫm 2 mặt lá, phun liên tiếp 2-3 đợt, mỗi đợt cách nhau 7 ngày.
Phần 4: Chăm sóc cam canh thời kỳ hoa rộ, đậu quả non (biện pháp chống rụng quả non cho cam canh)
Yêu cầu kỹ thuật của thời kỳ ra hoa đậu quả non là phải giữ quả, chống rụng quả sinh lý, hạn chế tối đa tác hại của mưa acid. Đặc điểm sinh trưởng của cam canh thời kỳ quả non là nếu lộc phát triển mạnh thì cây sẽ tập trung dinh dưỡng nuôi lộc đồng thời đẩy quả. Do vậy mục tiêu của thời kỳ hoa rộ đến đậu quả non là phải kìm hãm sinh trưởng sinh dưỡng, thúc đẩy sinh trưởng sinh thực, giữ quả non. Các công việc cần làm thời điểm này là:
+ Duy trì ẩm độ thích hợp (không thừa ẩm, không thiếu ẩm, ẩm độ phù hợp thời kỳ hoa rộ – quả non vào khoảng 75-80%(tối đa 85%), không nên để độ ẩm đất bão hòa trong thời gian dài.
+ Hạn chế phun thuốc BVTV hóa học độc hại nếu không cần thiết. Trường hợp có nhện gây hại nên chọn thuốc đặc trị an toàn, không gây ngộ độc cây (nên chủ động phòng trừ từ trước đó).
+ Nhanh chóng xác định thời điểm khoanh vỏ hãm lộc, giữ quả non: Tùy điều kiện thời tiết, tùy sức sinh trưởng của cây để xác định thời điểm khoanh vỏ. Theo kinh nghiệm của tôi khi hoa rụng hết cánh, vừa hình thành quả non, quả vào xanh ổn định, đồng thời lộc hoa phát triển đến giai đoạn bánh tẻ là đủ điều kiện khoanh vỏ, tiện vỏ. Nếu khoanh vỏ hãm lộc quá muộn sẽ không giữ được quả non, quả non sẽ rụng hàng loạt. Tuy nhiên cũng không nên khoanh sớm, khi mà lộc hoa vẫn còn non.
Khoanh vỏ (tiện vỏ) là biện pháp cắt đứt hoặc hạn chế dinh dưỡng và nước nuôi cây từ gốc qua hệ thống rễ lên các bộ phận trên mặt đất, hạn chế bật lộc mầm cành dinh dưỡng ở một thời điểm nào đó (ức chế, điều tiết sinh trưởng sinh dưỡng ngắn hạn), hạn chế rụng quả non. Với cơ chế này thì biện pháp khoanh vỏ có vai trò làm đứt mạch libe (vỏ cây), qua đó “cắt đứt tạm thời trong ngắn hạn” đường hướng vận chuyển dinh dưỡng từ bộ rễ lên các bộ phận trên mặt đất. Với cây ăn quả thân gỗ nói chung, có 2 con đường vận chuyển dinh dưỡng đó là nhựa nguyên và nhựa luyện. Các chất dinh dưỡng được bộ rễ hấp thu thông qua hoạt động hô hấp tạo ra năng lượng ATP giúp đẩy dinh dưỡng từ dưới đất lên trên thông qua mạch libe (vỏ cây – nhựa nguyên). Ngược lại các chất đồng hóa từ quá trình quang hợp được vận chuyển từ trên xuống nuôi dưỡng các bộ phận dưới mặt đất (hệ rễ) thông qua mạch dẫn xylem. Khi tác động khoanh vỏ cây sát tới gỗ có nghĩa là làm gián đoạn và hạn chế khả năng vận chuyển nước và dinh dưỡng từ dưới bộ rễ lên các bộ phận trên mặt đất (trong khoảng thời gian ngắn tùy theo cách tiện), qua đó kìm hãm sinh trưởng sinh dưỡng của cây. Với cam canh có 2 biện pháp khoanh vỏ (tiện cây):
Biện pháp khoanh mịn(tiện mịn): khoanh mịn là biện pháp dùng dao chuyên dụng khoanh một vòng tròn khép kín 360 o quanh cành hoặc thân cây tạo ra một đường kẻ chỉ duy nhất, với độ sâu vết khoanh vừa chạm mạch gỗ, không bóc vỏ hay lột vỏ. Vết khoanh mịn thường phục hồi dần sau 5-7 ngày (tùy điều kiện thời tiết khí hậu, sức cây). Khi lớp vỏ (mạch libe) liền sẹo và phục hồi cây sinh trưởng bình thường, nếu sức cây quá mạnh, cam canh vẫn có thể đẩy quả non. Đây chính là lý do nhà vườn cần phải khoanh tiện lần 2. Đối với cam canh, phương pháp khoanh mịn thường được áp dụng vào 2 thời điểm: thời điểm sau thu hoạch khi cành mẹ đã đạt được độ già hóa chuẩn bị bước vào ngủ nghỉ và thời điểm sau khi cây cam canh đậu quả non ổn định, cánh hoa rụng hết, lộc hoa vào bánh tẻ (thường vào đầu tháng 2 âm lịch, tùy từng vùng trồng, điều kiện thời tiết từng năm).
Biện pháp khoanh bóc (tiện đau): khoanh bóc là biện pháp sử dụng dao chuyên dụng khoanh một đường vòng tròn quanh thân cành của cây với độ rộng từ 2-3 mm, độ sâu vết khoanh vừa chạm mạch gỗ, đường khoanh đi đến đâu 1 lớp vỏ sẽ được bóc ra đến đó. Bản chất của khoanh bóc là một lớp vỏ cây được bóc ra với độ rộng phù hợp (tùy sức cây, tùy theo loại cây ăn quả, thời điểm khoanh mà độ rộng lớp vỏ được bóc ra có kích thước khác nhau). Khác với khoanh mịn, khoanh bóc tạo ra một lớp vỏ được tách ra, khoanh mịn chỉ làm đứt mạch dẫn tại điểm tiện. Khoanh bóc có tác dụng kìm hãm sinh trưởng sinh dưỡng mạnh hơn so với khoanh mịn. Khoanh bóc được áp dụng trên nhiều loại cây ăn quả, có thể khoanh kín, khoanh hở, hay khoanh xoắn ốc.
Đối với cam canh ở thời kỳ đậu quả non, việc khoanh vỏ có thể tiến hành từ 2-3 lần, tùy sức sinh trưởng của cây, tùy điều kiện thời tiết từng năm. Số lần tiện vỏ cây phụ thuộc vào kỹ thuật chăm sóc, sức cây, điều tiết dinh dưỡng và điều kiện thời tiết. Nếu dinh dưỡng cân đối, điều kiện thời tiết thuận lợi số lần tiện vỏ cây sẽ ít hơn, thậm chí có những cây chỉ cần dùng chế phẩm Shellac suger phun lá điều tiết tỷ lệ C/N kết hợp với tiện bóc 1 lần, cây vẫn có thể đậu quả, giữ quả và phát triển quả tốt.
Tùy điều kiện từng vùng, chất đất, cách chăm sóc, sức sinh trưởng của cây, tỷ lệ đậu quả mà nhà vườn có thể chọn phương pháp tiện mịn hay tiện bóc, hoặc tiện hỗn hợp(cả tiện mịn và tiện bóc). Nhà vườn cần lưu ý, diễn tiến giai đoạn ra hoa rộ đến đậu quả non ở cam canh diễn ra rất nhanh đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng ẩm (El Nino). Do đó ngay sau khi kết thúc hoa rộ, hoa rụng cánh hoàn toàn, quả non hình thành sau 5-7 ngày, lộc vào bánh tẻ cần phải tiến hành khoanh vỏ, nếu xử lý chậm rất khó giữ quả, quả non đẩy hàng loạt. Việc xác định thời điểm và lựa chọn phương pháp tiện vỏ cây trên cam canh rất quan trọng. Tiện vỏ cây nhằm mục đích ức chế quá trình sinh dưỡng, giúp cây điều hòa sinh trưởng sinh thực, tập trung dinh dưỡng nuôi quả non. Tuy nhiên quá trình tiện cần đảm bảo cây không quá sốc đột ngột (tress), nếu tiện quá đau, không phù hợp quả non vẫn rụng, chất lượng quả rất thấp.
Khác với giải pháp 1, ở giải pháp 2 này thường áp dụng với cây có sức sinh trưởng khỏe, bộ lá xanh dày. Khi quả vào xanh ổn định, lộc vào bánh tẻ nhà vườn tiến hành khoanh bóc lần 1. Khoanh mịn lần 2 cách lần 1 từ 13-15 ngày.
Thời kỳ hoa rộ, đậu quả non gặp mưa ẩm kéo dài liên tục 3-5 ngày trở lên: Dùng 500-800ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano Đồng oxyclorua + 500-700ml nano canxi super + 500ml Shellac Suger + 300-500ml chế phẩm nano Silic SiO2 pha với 200-300 lít nước phun kỹ thân lá, chùm hoa, chùm quả non (mưa phùn nhỏ vẫn có thể phun).
Trường hợp cam canh ra hoa rộ, đậu quả non không gặp mưa: Nhà vườn đợi cho đến khi cánh hoa rụng hoàn toàn, quả non vào xanh ổn định, lộc vào bánh tẻ tiến hành khoanh vỏ (như trên hướng dẫn) kết hợp phun bộ chế phẩm nano và GA 3(nồng độ phun 3-4ppm). Công thức phun chống rụng quả, chống sốc cây như sau, chống teo cuống quả:
Công thức 1: Dùng 500ml chế phẩm nano bạc đồng super kết hợp với 500ml nano canxi super + 500ml Shellac Suger + 300-500ml chế phẩm nano Silic SiO2 + chế phẩm GA 3 pha 300-350 lít nước phun dạng sương mù toàn bộ thân lá, đều 2 mặt lá. Sau đó cứ duy trì định kỳ 7-10 ngày phun 1 lần (lưu ý chỉ bổ sung thêm GA 3 khi cây đã vào giai đoạn ổn định quả non, sau khi kết thúc khoanh vỏ lần 1, nồng độ GA 3 sử dụng 3-4ppm).
Thời kỳ hoa rụng cánh hoàn toàn, quả non hình thành, lúc này nhà vườn cần tập trung các biện pháp nuôi dưỡng quả non, chống rụng quả sinh lý. Thời kỳ này quả non chậm lớn sẽ dẫn đến tình trạng bỏ quả, cuống quả vàng nhanh, teo cuống nhanh, các tế bào tầng rời không được nuôi dưỡng dẫn đến lỏng cuống và quả non rụng hàng loạt khó kiểm soát. Do đó nhà vườn cần có biện pháp bổ sung phun qua lá các nhóm chế phẩm sau: Dùng 500-600ml chế phẩm nano Canxi Super kết hợp 500 chế phẩm Shellac suger + chế phẩm GA 3 (phun nồng độ 4-5ppm) pha với 250-300 lít nước phun đều tán lá, phun kỹ 2 mặt lá, phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày.Lưu ý phòng trị sâu bệnh tổng hợp (bệnh thán thư, thối đen cuống, côn trùng chích hút,…)
Cam canh có thời kỳ phát triển quả dài nhất trong nhóm cây có múi. Khi quả đã phát triển ổn định bà con nên bón phân thúc, dưỡng nuôi quả. Thời kỳ cây phát triển quả rất cần dinh dưỡng đầy đủ và cân đối, nếu thiếu dinh dưỡng quả phát triển chậm, vỏ quả khô, phát triển không cân đối, quả trở nên cứng và chai lại, rất khó phục hồi. Đa số các trường hợp nứt nổ quả là do bón phân không cân đối và không phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Do đó cần tuân đủ đúng kỹ thuật bón phân qua gốc và lá.
Khi quả phát triển ổn định, vào khoảng tháng cuối tháng 4 đến trung tuần 5 âm lịch nhà vườn cần duy trì độ ẩm đất vừa phải, không để đất quá khô hay quá ẩm, duy trì pH đất 6,0 – 7,5, kết hợp các biện pháp phòng trị sâu bệnh chủ động. Đồng thời tiến hành bón phân thúc quả, nuôi dưỡng quả phát triển cân đối, hạn chế nứt quả. Công thức bón phân cho cam canh dưỡng quả, thúc quả như sau: bón mỗi gốc 150-300g NPK + TE loại NPK 13-13-13 kết hợp 1-1,5kg lân super P 2O 5 + tro bếp, đậu tương (nếu có điều kiện) + phân Nano Silic SiO 2 qua gốc. Riêng NPK cần căn cứ vào sức cây để bón theo đúng nhu cầu cây, bón định kỳ 30-45 ngày/lần. Tháng 8-9 bón tăng hàm lượng Kali Sunfate, hạn chế sử dụng kali đỏ (KCl), chú ý không nên bón kali quá muộn hay quá sớm (bón kali sớm có thể gây khô cứng quả, gián tiếp gây nứt quả).
Ngoài ra, nhà vườncần phun xen kẽ 2 công thức sau qua lá (bón qua lá):
Công thức 1: Dùng 400-500ml chế phẩm nano canxi super kết hợp 500ml Shellac suger và 500ml nano Đồng oxyclorua pha với 300-400 lít nước phun đều qua lá. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần.
Công thức 2: Dùng 500ml chế phẩm nano AKH super plus kết hợp 500ml nano Bạc Đồng super và 500ml nano Silic SiO2 pha với 400 lít nước phun đều qua lá. Phun định kỳ 10-15 ngày/lần.
Ngoài ra từ tháng 5 âm lịch trở đi, nhà vườn có thể tưới gốc các chế phẩm vi sinh, nano hữu cơ (bảo vệ bộ rễ, chống thối rễ, nghẹt rễ, tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất, nâng cao hiệu suất hấp thu dinh dưỡng qua rễ, hạn chế bệnh vàng lá thối rễ) è tưới gốc chế phẩm Bionanotech 2 lần, vào tháng 6-7 âm lịch.
Chống nứt quả cam canh: Từ tháng 5-8 âm lịch, dùng 500ml nano Canxi super kết hợp 500ml nano Silic SiO2 pha 200-250 lít nước phun đều tán lá, phun kỹ 2 mặt lá, 15-20 ngày/lần.
--- Bài cũ hơn ---
Kỹ Thuật Chăm Sóc Cam Đường Canh Sau Thu Hoạch, Bón Phân Cho Cam Đường
quy Trình Kỹ Thuật Trồng Cây Xanh Bóng Mát
Cách Chọn Cây Mai Đẹp, Nhiều Hoa Cho Bạn Vui Xuân Đón Tết, Cách Chăm Sóc Cây Mai Vàng Ở Miền Bắc Để Chơi Tết
Bán Cây Hoa Chu Đinh Lan Giá Tốt
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Sóc Cây Hoa Chu Đinh Lan