Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cây Hoa Lan Phi Điệp Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Hoa Lan Phi Điệp Vàng

Nguồn gốc xuất xử của hoa lan phi điệp vàng

Phi Điệp vàng (tên khoa học Dendrobium chrysanthum) là loài thuộc chi Hoàng thảo (tên khoa học Dendrobium) và thuộc họ lan (tên khoa học Orchidcaeae). Đây là loài cây phụ sinh, có thân thòng và cho lá căng mập xanh quanh năm. Thân cây già hay non đều có màu xanh bóng và lớp vỏ bạc. Lan Phi Điệp vàng sở hữu dáng cây rất đẹp, ít bị rụng lá vào mùa đông và thân rũ dài. Những chùm hoa vàng thật rực rỡ mang lại vẻ đẹp rất đặc trưng cho Phi Điệp vàng nên thường được giới chơi lan chọn làm cây cảnh.

Đặc điểm của hoa lan phi điệp vàng

Thân cây có màu xanh bóng được bao bọc bởi lớp bạc bao xung quanh. Thân cây có độ dài từ 70 – 160cm, mang hình trụ khá dày từ 0,6cm đến 0,8cm.

Hoa của lan phi điệp vàng có màu vàng sang trọng, đường kính từ 4 – 4,5cm. Phần cuống hoa và bầu hoa dài từ 4cm đến 5cm. Cách hoa có hình trứng, dài từ 2,3 – 2,4cm, rộng khoảng 1,5cm. Ở giữa mỗi bông hoa đều có từ 1 đến 2 đốm màu tím đỏ và được phủ một lớp lông tơ mịn làm tăng lên vẻ cuốn hút sang trọng cho loài hoa này.

Lan phi điệp vàng thường ra hoa vào khoảng tháng 9 dương lịch.Thân thường mọc bám vào các cây gỗ lớn trong rừng để phát triển, cây có thể nhân giống bằng chồi và hạt.

Phân bố của hoa lan phi điệp vàng

Trên thế giới, lan phi điệp vàng được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Mianma, Lào và Thái Lan.

Còn ở Việt Nam, lan phi điệp vàng thường phân bố tại các tỉnh Cao Bằng, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Quảng Trị và Hà Tây.

Tuy nhiên, Phi điệp vàng là loài lan có quý có sự phân bố không đồng đều và đang trên đà tuyệt chủng do bị khai thác bừa bãi.

Lợi ích của hoa lan phi điệp vàng

Trang trí

Với vẻ đẹp mê người của mình, hoa lan phi điệp vàng thường được mọi người ưa chuộng trong các nhà cuộc họp, hội nghị quan trọng. Các buổi tiệc lớn, đám cưới, hoặc trong các buổi lễ khai trương, tốt nghiệp.

Làm thuốc

Bên cạnh việc sử dụng làm cây cảnh và được nhiều người yêu thích, Phi Điệp vàng còn được sử dụng làm thuốc trị bệnh. Thuốc từ lan Phi Điệp vàng có thể trị miệng khô, trị táo khát, trị phổi kết hạch, trị dạ dày thiếu vị chua, trị di tinh, trị ra mồ hôi trộm, trị thắt lưng đau mỏi, trị chứng nhiệt gây tổn tân dịch.

Điều chế tinh dầu

Tinh dầu hoa lan phi điệp vàng là một trong những hương liệu làm đẹp quan trọng trong các spa lớn.

Món quà ý nghĩa

Sự kết hợp giữa hoa lan phi điệp vàng với các loài hoa khác dưới bàn tay khéo léo của những người thợ, đã trở thành món quà ý nghĩa dành tặng những người thân xung quanh.

Cách trồng và chăm sóc hoa lan phi điệp vàng

Điều kiện ánh sáng nhiệt độ, độ ẩm

Đối với cách trồng lan phi điệp vàng thì các điều kiện như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm là những điều vô cùng quan trọng mà bạn cần đặc biệt chú ý.

Nhiệt độ: Lan phi điệp cần được nuôi trồng trong nhiệt độ từ 40-80 oF hay chính là 8-25 oC. Tuy nhiên, lan phi điệp cũng có khả năng chịu nóng tối 38 oC và chịu lạnh đến 3oC. Nhưng nếu lan phi điệp được trồng vào mùa đông không lạnh dưới 15oC thì trong vòng 4-6 tuần lan sẽ khó mà ra nụ được.

Áng sáng: Lan phi điệp nói riêng và các loại la nói chung thì lan rất cần nhiều ánh sáng nên tốt nhất bạn nên đặt lan ở ngoài trời nhưng cũng cần phải có mái che phòng khi nắng quá lan dễ bị cháy nắng. Khi thấy cây quặt quẹo đó là dấu hiệu thiếu nắng, bạn cần đưa cây ra chỗ có nhiều nắng hơn nhất là vào mùa đông, nếu thiếu nắng cây khó lòng ra hoa.

Độ ẩm: Lan mọc nếu độ ẩm cần phải từ 60-70%, nếu quá thấp cây non sẽ không lớn được và teo đi. Bạn cũng cần đặt cây lan ở chỗ thông thoáng gió, nếu thời kì lan ra nụ mà không được thông thoáng gió thì cây sẽ ra nụ ít hơn.

Chuẩn bị

Cách trồng lan phi diệp vàng thì nên trồng bằng chất liệu là gỗ mục và dễ thoát nước như vỏ thông, vỏ dừa, …nhưng tốt hơn cả là trồng dớn, trong chậu gỗ và treo lên bởi vì cây cần thoáng gió và thoáng gốc.

Lan ưa trồng trong chậu chật hẹp nên bạn đừng dùng chậu quá lớn.

Cách chăm sóc lan phi điệp

Đối với cách trồng lan phi điệp thì cách chăm sóc là điều rất quan trọng sẽ quyết định đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.

Tưới nước: bạn nên tưới 2 lần một ngày và cho ăn nắng đối với mùa hè. Còn mùa thu đầu đông thì bạn, khi đó cây đã ngừng tăng trưởng, nên bạn tưới nước ít hơn chỉ cần 1 lần cho cây khỏi bị teo lại. Đến mùa đông thì ngưng hẳn việc tưới nước lại, nếu độ ẩm quá thấp thì bạn nên phun sương mỗi tháng 1-2 lần.

Bón phân: phân 15-15-15 vì lan không ưu phân bón có nhiều chất Nitrogen cho đến tháng 9, từ tháng 9-10 và 11 bón với phân 10-30-10. Còn từ tháng 12 đến hết tháng giêng thì ngưng hẳn việc bón phân. Nếu cứ tiếp tục bón phân thì cây lan sẽ mọc và phát triển cây con mà không ra nụ ra hoa.

Những hình ảnh đẹp của hoa lan phi điệp vàng

Hoa Lan Phi Điệp Lá Mít

Trong những năm gần đây, lan Phi Điệp hay còn gọi là lan giả hạc ở miền nam đang được biết đến là dòng hoa lan sốt nhất và được nhiều người tìm kiếm nhất. Tuy nhiên dòng lan này lại có khá nhiều loại và rất khó phân biệt với nhau. Để giúp những người yêu thích dòng lan này có một cái nhìn tổng thể cũng như phân biệt được các loại hoa lan Phi Điệp lá mít xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau

Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan phi điệp

Phi điệp thuộc dòng hoàng thảo ưu thích khí hậu nhiệt đới vì vậy dòng lan này được phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, lào, Việt Nam, Cumpuchia ….

Đặc điểm chung của phong lan Phi Điệp

Phong lan Phi Điệp thuộc chi hoàng thảo, chúng có tên khoa học là Dendrobium anosmum và có tên gọi khác ở miên nam là Giã hạc hay giả hạc. Người chơi lan tại Việt Nam thì xếp Phi Điệp vào dòng thân thòng bởi thân của chúng mọng nước và mọc hướng xuống dưới khi ra hoa tạo thành một dải như thác nước.

Một đặc điểm khiến loại lan này được yêu thích là nó có rất nhiều mặt bông khác nhau vì vậy mà người chơi luôn cố gắng tìm kiếm sự độc đáo, đẹp lạ ở từng mặt bông khác nhau.

Cách nhân giống lan Phi điệp

Các nhà vườn hiện nay đang nhân giống và phát triển dòng lan này theo 2 cách:

Mua hàng kg khai thác từ rừng về (chủ yếu là từ Lào và Campuchia… vì hàng Việt Nam đã cạn nguồn) . Sau khi mua hàng Kg các nhà vườn tiến hành thuần và nhân giống.

Cách thứ nhân kei 2 cách này chủ yếu là để nhân giống cho các dòng lan Việt Nam đặc biệt là hàng miền bắc như Hòa Bình, Phú Thọ, Cao Bằng, đặc biệt là các dòng đột biến. Việc nhân kei cũng không quá phức tạp, chủ yếu là nhân từ những thân già không ra hoa và còn mắt, những thân này sẽ được chọn riêng chuẩn bị giã thể rêu ẩm và một ít kei pro để kích cho dễ lên

Các loại Phong lan Phi Điệp và cách nhận biết chúng

Phong lan Phi Điệp được chia làm 2 loại chính là Phi Điệp vàng và Phi điệp tím.

Giống nhau Phi Điệp vàng và Phi điệp tím

Đều thuộc chi Hoàng Thảo là phong lan thân thòng, là loài phụ sinh sống bám trên các giã thể, thân gỗ tự nhiên và ưa vị trí cao thoáng, ánh sáng phù hợp để loại phong lan này phát triển là 70% tự nhiên. Ngoài ra cây cũng yêu cầu độ thoáng gió và có ánh nắng hắt nhẹ (không được gắt vì có thể dẫn đến cháy lá) để không bị bệnh và ra hoa đúng mùa.

Độ ẩm yêu cầu ở mức vừa phải là không nên ẩm quá vì như thế cấy sẽ yếu dễ bị các bệnh về nấm mốc, thối nhũn nhưng cũng không khô quá cây sẽ phát triển chậm, phù hợp nhất là độ ẩm khoảng 40-50% . Muốn cây phát triển nhanh và tươi tốt bạn nên bón phân hữu cơ hoặc phân chậm tan cho cây để thân cây to, dài và khỏe.

Khác nhau giữa phi điệp vàng và phi điệp tím

Tuy cùng chi cùng họ, cùng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc nhưng 2 loại phi điệp này cũng có nhiều điểm khác nhau:

Về mùa hoa: Phi điệp vàng thường ra hoa vào tháng 9-11 hàng năm còn Phi Điệp tím lại ra hoa vào sau tết thường là tháng 4 – 8 hàng năm

Về màu sắc hoa: Phi Điệp vàng có hoa màu vàng lưỡi màu nâu mùi hoa hơi hắc, bông cụm không có nhiều biến thiên, còn Phi Điệp tím thì hoa màu trắng tím (thường thì cánh màu trắng phớt tím, mắt hoa màu tím) và có rất nhiều biến thể như: năm cánh trắng, mắt nai, 6 mắt, trắng tinh…. mùi thơm của Phi Điệp tím thì rất nồng nàn khuyễn rũ

Về lá và thân: Phi điệp vàng thân thường bé hơn so với phi điệp tím và có duy nhất một màu xanh còn phi điệp tím thì đa phần thân tím (trừ hàng đột biến) lá của phi điệp vàng thuôn dài và đầu lá hơi nhọn, các lá được sắp xếp đều trên thân và hướng về một phía lên trên. Còn đối lá của Phi điệp tím thì là tròn và bầu hơn, các lá được xếp so le hơn chứ không đều như phi điệp vàng.

Khi ra hoa: Đối với Phi điệp vàng thì không cần xuống lá thì cây vẫn ra hoa, còn đối với phi điệp tím thì cây cần phải xuống la trước khi ra hoa,

Về phân bố: Phi Điệp vàng phân bố ở các vùng có nhiệt độ ổn định và khá lạnh như ở tây bắc, Lâm Đồng còn Phi Điệp tím lại phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và có đều rải rác khắp cả nước

Do sự đa dạng của nó, hai loài hoa này đều có những đặc điểm khác nhau và có những vẻ đẹp riêng của nó. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Phi Điệp tím về độ hot lại có phần nhỉnh hơn do sự đa dạng và hương thơm nồng nàn của nó.

Một số dòng phong lan phi điệp tím ưa chuộng

Phi điệp Hòa Bình

Là một loài phong lan thuộc dòng lan phi điệp nên phi điệp tím Hòa Bình có đầy đủ các đặc tính của một phong lan hoàng thảo như thân gồm nhiều giả hành mọc thành bụi, các giả hành phân thành các đốt như đốt tre nứa. Giã thể bám cho dòng lan này đều là các thân cây (Đặc biệt là dớn làm từ thân cây thông), xơ dừa hay rêu nếu như trồng chậu.

Tuy nhiên, do khí hậu của vùng đất Hòa Bình mà tạo nên những sự khác biệt cho loài hoa lan này như sau:

Các đốt của thân Phong lan phi điệp Hòa Bình có thân to nhất và đốt thân ngắn hơn so với các dòng phi điệp khác. Lá của dòng lan này cũng to và giày hơn hẳn so với các dòng còn lại. Vì vậy nếu nhìn tổng quan về giò lan phi điệp hòa bình sẽ to hơn, sum xuê dày dặn hơn.

Vì các đốt thân ngắn nên khi ra hoa dòng phi điệp này cũng cho hoa dày hơn bông to hơn và nhìn sẽ đẹp hơn so với các loại Phi Điệp của các vùng miền khác

Dòng phong lan này thường có nhiều đột biến về hoa hơn như 5 cánh trắng Hòa Bình đang được rất ưa chuộng và giá thành khác cao đỉnh điểm có thể lên tới 700k/1cm ngoài ra còn có nhiều loại đột biến khác như mắt đỏ, 6 mắt…

Để các bạn tự phân biệt được đâu là Phi Điệp Hòa Bình và các loài ở Tây Bắc thực sự là một điều khó khăn nếu các bạn không chuyên. Cách tốt nhất là bạn nên tìm đến những nhà vườn uy tín lâu năm hoặc những nghệ nhân có kiến thức chuyên sâu để có đánh giá chuẩn nhất. Còn việc mua hàng kg trôi nổi trên thị trường là không nên do nhiều đối tượng gần đây lợi dụng sự không hiểu biết của người chơi lan để chuộc lợi bằng việc dùng hàng Phi Điệp Lào, Cumpuchia, Tây Nguyên trà trộn hoặc lừa là hàng Phi Điệp Hòa Bình để bán với giá cao do gia của Phi Điệp Hòa Bình luôn đắt gấp 2 – 3 lần so với những dòng trên.

Giả hạc Di Linh (Phi điệp Di Linh)

Quan trọng nhất làm nên sự nổi tiếng của dòng lan này chính là mùa ra hoa vào dịp tết nguyên đán. Tuy nhiên, Với đặc điểm này được nhiều người săn tìm và đưa về các thành phố để thuần nhưng khi thuần tại các nhà vườn cây không cho hoa đúng vào dịp tết nữa điều này là do sự thay đổi về khí hậu nhiệt độ nên không còn giữ được đặc điểm nguyên bản của cây. Để giữ được những đặc điểm nguyên bản này cần phải giữ cho môi trường gần giống với cao nguyên Di Linh về độ ẩm, gió và không khí.

Xét về đặc điểm thân thì dòng lan này nhìn về bề ngoài không có quá nhiều các đặc điểm khác trong cùng dòng giả hạc (Phi Điệp). Trong đó, khác biệt nhất và có giá trị cao nhất là nhánh Lù Tam Bố có đặc điểm là thân to lù, đốt cực ngắn lá to, dày trong hơn hẳn so với những dòng khác.

Phi điệp Lào (Giả hạc Lào)

Trong những năm gần đây khi nguồn phi điệp giả hạc ở Việt Nam đã cạn dần thì việc người dân chuyển sang săn tìm các loại phi điệp vùng khác như Lào, cumpuchia trở nên phổ biến hơn.

Phi điệp Lào có đặc điểm về thân cành lá không quá khác biệt so với Việt Nam, Chúng ta vẫn phân ra Phi điệp bắc Lào và Phi điệp Nam Lào. Chúng đều có đặc điểm chung là đốt thân khá dài, lá thuôn hơn so với các dòng phi điệp Việt Nam, Về mặt hoa thì mặt hoa Lào có nhiều biến thể hơn, cánh mỏng dài và bay hơn.

Phi điệp đột biến

Thời gian gần đây việc săn tìm lan phi điệp đột biến được giới chơi lan phat triển rất rầm rộ. Đặc biệt những mặt bông đặc sắc như phi điệp trắng tinh, phi điệp năm cánh trắng hay phi điệp hồng bệt. Mỗi mặt bông này lại có những biến thể về mắt hay độ đậm nhạt, độ to nhỏ của canh rất khác nhau. Thường khi mỗi người chơi lan tìm được một mặt bông độc lạ đều đặt tên cho nó riêng như: trắng đại ẩm, năm cánh trắng bùi việt, năm cánh trắng hòa bình, năm cánh trắng phú thọ, năm cánh trắng kim, Hồng yên thủy…………

Ngoài những dòng phổ biến trên còn có một số loại khá nổi tiếng cũng được săn đón bởi có nhiều mặt bông đẹp như Phi điệp Phú Thọ, Giả hạc easo, Phi điệp Cao Bằng, Giả hạc daklay…. Tuy nhiên về đặc điểm nhận dạng các loại rất khó phân biệt chỉ có thể dự vào uy tín của các nhà vườn và người bán để đảm bảo mà thôi.

Phi điệp cánh mai, phi điệp cánh bầu

Một trong những mặt bông khá phổ biến được nhiều người quan tâm và chơi nhiều là phi điệp cánh bầu và phi điệp cánh mai.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự phân biệt được hai loại phi điệp này. Để hiểu rõ hơn sự khác biện chúng tôi sẽ giải thích thêm về hai loại này như sau: Phi điệp cánh mai là có 5 cánh bằng nhau và tròn trịa như cánh hoa mai, còn phi điệp cánh bầu thì chỉ có 3 cánh.

Cách ghép lan Phi điệp

Việc ghép Lan phi điệp khá đơn giản với các bước như sau:

B1: Chọn mua hàng kg từ rừng về (nên mua vào mùa lá rụng để tránh bị lọc hoa)

B2: Cắt bớt rễ già ghép lại từng bó nhỏ buộc giốc xuống

B3: Chọn giã thể (bạn có thể sử dụng thân cây nhãn, vũ sữa hoặc các thân cây thông, hoặc đơn giản là sử dụng các chậu nhựa và rêu

B4: Cố định thân Phi điệp lên các giã thể đã chuẩn bị sẵn , bạn có thể dùng dây buộc hoặc ghim thân lên. Thời điểm thích hợp nhất để cố định thân lên giã thể là vào đầu mùa xuân. Lúc đó thời tiết ấm áp, mưa nhiều cây sẽ sớm ra rễ mới và phát triển nhanh.

Giá lan phi điệp

Với 2 dòng lan phi điệp vàng và phi điệp tím thì giá 2 loại này cũng chênh nhau rất nhiều. Có 3 cách tính giá của nó là: tính theo hàng kg khi mua hàng chưa thuần vừa mới khai thác từ rừng về và cách tính giá theo giò với những hàng thuần. Ngoài ra còn một cách nữa là tính theo cm đối với hàng đột biến.

Giá chung đối với hàng phi điệp vàng rơi vào khoảng 70-100k/1kg tùy số lượng bạn mua còn nếu mua theo giò đã thuần thì sẽ phụ thuộc vào độ to nhỏ số thân và chiều dài của từng thân để định giá.

Với Phi điệp tím thì giá hiện nay đang rất cao chỉ có hàng Lào và cumpuchia là tính theo kg với mức giao động từ 900.000 – 1.000.000 /1kg. Còn đối với hàng Việt đều bán theo giò và tính theo từng giò với độ to nhở, giề hay ghép, hàng Phi điệp Hòa Bình, hay Phi điệp Phú Thọ….

Còn việc tính giá theo cm là đối với dòng đột biết. Hiện nay, giá đắt nhất có thể lên đến 10tr/cm đối với hồng bệt, còn rẻ nhất có thể là hàng năm cánh trắng Phú Thọ tầm 150.000 đ – 180.0000 đ /cm, hoặc giá tầm trung như 5 cánh trắng Bùi Việt , năm cánh trắng Hòa Bình giá khoảng 500.000 đ – 700.000 đ /cm. Phi điệp 5 cánh trắng Bùi Việt có giá khoảng 500.000-700.000/cm

Ghi chú: Giá đây chỉ là giá tham khảo, từng loại thay đổi theo thời điểm có thể cao hoặc thấp hơn.

Cách trồng và chăm sóc lan phi điệp

Để chăm sóc lan phi điệp tốt bạn cần đảm bảo chung về chế độ chăm sóc như sau:

Ánh sáng: Đối với phong lan nói chung và phi điệp nói riêng ánh sáng luôn là điều kiện cực kỳ quan trọng cho việc phát triển cây. Nếu để cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp ( đặc biệt là các loại mới khai thác từ rừng về) sẽ làm cây yếu đi , có thể cháy lá dẫn đến không phát triển được. Nhưng nếu ánh sang yếu quá cây sẽ dễ bị bệnh nấm mốc. Ánh sáng tốt nhất là vào khoảng 70% đặt ở vị trí thoáng mát không tù bí.

Độ ẩm: Phi Điệp không phải là dòng quá ưa ẩm bởi đặc tính thân mọng nên độ ẩm càng lớn thì cây sẽ càng dễ bị thối rữa. Duy trì độ ẩm ở tầm 40-50 % là cây có thể phát triển tốt. lưu ý vào mùa hanh khô ( mùa rụng lá các bạn vẫn nên duy trì độ ẩm này để ra xuân khi tiết trời ấm áp cây sẽ cho hoa và nhiều mầm non mới.

Nhiệt độ: Với Phi điệp Hòa Bình do đã sống lâu ở thời tiết miền bắc nên các bạn yên tâm là cây sẽ không bị sốc nhiệt như phi điệp Lào

Phân Bón: Để chăm sóc tốt cho Phi Điệp Hòa Bình có thân to, dài, lá mướt bạn cần phải bón phân đầy đủ. Tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ như các nhà vườn vẫn làm (là ủ ốc,cá, nước gạo) để tưới những loại phân bón hữu cơ này vừa tốt cho lan lại vừa không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc cầu kỳ bạn cần có thời gian nên để tiết kiệm thời gian và tiện lợi bạn có thể sử dụng phân chậm tan của nhật để bón cũng sẽ giúp cây phát triển tốt. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng phân chậm tan là không nên bón quá nhiều để tránh cây bị sốc.

Lan Phi Điệp Là Lan Gì? Cách Trồng Và Chăm Sóc Phi Điệp Nở Hoa Đẹp?

Lan Phi Điệp có tên tiếng anh là Dendrobium anosmum và thường được gọi với nhiều tên khác nhau như: Lan Thảo Hoàng Đùi Gà, lan Giả Hạc, Giả Hạc Tím…

Loài hoa phong lan này phân bố rộng rãi từ Philippines đến New Guinea và hầu hết các đảo thuộc Đông Nam Á, ở độ cao từ 750m-1300m.

Lan Phi Điệp là giống cây thân thòng, mọc có xu hướng buông xuống dưới giống như thác nước. Thân cây mập, kích thước to bằng ngón tay út và dài, cây dài có thể lên tới 1,5m. Phi Điệp có lá dài khoảng 10cm và rộng từ 4-8cm, các lá thường mọc so le nhau và có các chấm tím trên thân tơ.

Hoa của Phi Điệp thường mọc các đốt ở ngọn cây, hoa buông xuống trông rất đẹp. Thông thường, hoa lan Phi Điệp có hai màu chính là trắng và tím, màu sắc đậm nhạt còn phụ thuộc vào từng vùng miên khác nhau. Thời gian nở hoa từ 15-20 ngày và có mùi hương thơm rất đặc trưng của loài phong lan này.

2.1. Phân biệt Phi Điệp theo màu sắc

Hoa lan Phi Điệp được người chơi mê mẩn vì màu sắc tuyệt đẹp của chúng. Phi Điệp được phân loại dựa trên màu sắc của chúng: Bao gồm hai loại chính là màu Phi Điệp Tím và vàng. So sánh về giá trị kinh tế thì Phi Điệp tím có giá cao và được nhiều người chơi hơn Phi Điệp vàng.

Lan Phi Điệp Tím (Dendrobium anosmum)

Đây được coi là chúa tể của các loài hoa lan. Chúng có thân dài tới hơn 1m, thân lá và hoa buông rũ xuống, hoa màu tím, bản to tới 10cm, mọc giáp nhau từ 1-3 bông/ đốt ở ngọn.

Mùa ra hoa: Lan Phi Điệp tím ra hoa vào dịp sau tết, khoảng từ tháng 4-8 hàng năm. Tuy nhiên, tùy vào chế độ chăm bón và nuôi dưỡng, người chơi lan cũng có thể dùng một số mẹo để loài lan này ra hoa đúng dịp tết. Sẽ thật tuyệt vời nếu tết bạn được ngắm những bông hoa Phi Điệp tím rực rỡ phải không nào.

Màu sắc hoa: Nhận biết thời điểm lan sắp ra hoa, khi thấy chúng xuống lá ở vùng ngọn. Hoa có màu tím trắng, thông thường hoa của chúng có 6 cánh màu trắng và hơi phớt tím, nhụy hoa có màu tím. Lan Phi Điệp tím có mùi hương nồng nàn vô cùng quyến rũ.

Phân bố: Lan Phi Điệp tím thích hợp với khí hậu nhiệt đới và phân bố trải dài, rộng khắp nước ta.

Lan Phi Điệp Vàng (Dendrobium chrysanthum)

Lan Phi Điệp Vàng ra hoa vào tháng 9-11 hàng năm. Người chơi lan cũng có thể điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và chế độ chăm sóc để giúp lan ra hoa đúng dịp tết.

Màu sắc hoa: Phi Điệp vàng có hoa màu vàng lưỡi màu nâu mùi hoa hơi hắc, bông cụm không có nhiều sự thay đổi.

Lá và thân: Phi Điệp vàng thân nhỏ bé hơn so với Phi Điệp tím và toàn thân có màu xanh. Khác với lan tím, thì Phi Điệp vàng không cần xuống lá khi ra hoa.

Phân bố: Phi Điệp vành thích hợp với khí hậu lạnh ẩm, nhiệt độ không biến thiên quá cao. Một số vùng thích hợp để trồng như: Đắk Lắc, Lâm Đồng và một số tỉnh ở trung du miền núi phía bắc.

Có thể thấy, hoa Phi Điệp có màu sắc rất đa dạng, mỗi màu sắc lại mang một đặc điểm hình thái khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều là những loài hoa có giá trị kinh tế rất cao. Hiện nay, trên thị trường hoa phong lan thì Phi Điệp tím có giá trị cao và được nhiều người yêu thích hơn Phi Điệp vàng.

2.2. Phân biệt Phi Điệp theo vùng miền

Phi Điệp ở Di Linh (Lâm Đồng)

Có thể nói, tạo hóa đã ban cho Lâm Đồng một khí hậu tuyệt vời để trồng và chăm sóc lan. Phi Điệp ở Di Linh – Lâm Đồng là nơi duy nhất trong tự nhiên cho hoa nở vào thời kỳ Đông – Xuân.

Phi Điệp ở Di Linh không có nhiều điểm khác biệt so với các vùng khác. Tuy nhiên, khác biệt chúng ta có thể thấy rõ nhất là nhánh Lù Tam Bố có đặc điểm là thân to lù, đốt cực ngắn lá to, dày trong hơn so với các vùng khác. Đây cũng chính là đặc điểm mà chúng trở nên có giá trị cao nhất.

Lưu ý: Đây là loài hoa lan duy nhất cho hoa vào đúng dịp tết Nguyên Đán nên có giá trị kinh tế cao và được rất nhiều người săn lùng. Tuy nhiên, khi Phi Điệp Di Linh được đem đi trồng ở những nơi khác thì lại không cho hoa vào dịp tết. Điều này có thể lý giải, là do khí hậu và môi trường sống như độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ không còn giống như ở Di Linh (Lâm Đồng). Nên Phi Điệp không nở hoa theo đúng vụ của nó.

Muốn Phi Điệp nở hoa đúng vụ, nghệ nhân chơi lan phải tạo ra môi trường sống gần giống ở Di Linh.

Phi Diệp Hòa Bình

Phi Diệp Hòa Bình mang đặc điểm hình thể tương đối giống với lan các vùng khác. Tuy nhiên, do khác biệt ở điều kiện khí hậu nên đã tạo ra những giở lan Phi Điệp có đặc điểm riêng.

– Các đốt ở thân lan Phi Điệp Hòa Bình có thân to nhất và đốt thân ngắn hơn so với các vùng khác. Lá của chúng cũng to và giày hơn hẳn so với các dòng còn lại. Vì vậy nếu nhìn tổng quan về giỏ lan Phi Điệp Hòa Bình sẽ to và sum suê hơn.

– Vì các đốt thân ngắn nên khi ra hoa dòng Phi Điệp Hòa Bình cũng cho hoa dày hơn, bông to hơn và nhìn sẽ đẹp hơn so với các loại Phi Điệp của các vùng miền khác.

– Dòng phong lan này thường có nhiều đột biến về hoa hơn như 5 cánh trắng Hòa Bình. Đây là giống lan rất được ưa chuộng và giá thành khác cao. Có thời điểm, giá của nó có thể lên tới 700k/1cm. Ngoài ra còn có nhiều loại đột biến khác như mắt đỏ, 6 mắt…

4. Cách trồng lan Phi Điệp

Lan Phi Điệp là một loài hoa phong lan đẹp, việc trồng và chăm sóc tốt đảm bảo việc ra hoa đúng thời vụ và thời gian ra hoa lâu. Trước khi trồng lan, bạn phải xác định được thời gian nào trong năm thích hợp cho việc tách và trồng Phi Điệp. Thường sẽ vào cuối đông – đầu xuân, khi thấy lan xuống lá và mầm gốc bắt đầu sưng lên là chúng ta có thể tiến hành được.

Thời gian trồng đúng vụ là Đông -Xuân, tuy nhiên nếu bạn mua được giống lan vào thời gian khác và bắt buộc phải trồng. Thì bạn chỉ cần thao tác đúng như hướng dẫn của chúng tôi.

4.1. Cách trồng Phi Điệp vào chậu

Bước 1: Lựa chọn và sử lý giá thể trồng lan. Chúng ta nên lựa chọn vỏ cây thông làm giá thể. Tiến hành cắt nhỏ cỡ 1cm đem ngâm nước vôi trong khoảng 1 ngày. Sau đó vớt và ngâm rửa sạch với nước, để ráo là có thể sử dụng được.

Bước 2: Cho giá thể vào chậu. Để một lớp xốp ở dưới đáy giúp thoát nước tốt hơn. Rải đều vỏ thông lên phía trên sao cho gần sát với miệng chậu.

Bước 3: Dùng kéo cắt tỉa một số dễ già của lan, đặt gốc lan vào chậu cho tiếp xúc với vỏ thông. Sau đó, rải một lớp vỏ thông mỏng lên. Lưu ý: để chừa phần rễ, làm sao cho gốc lộ thiên là được.

Các bước trồng lan Phi Điệp bằng chậu

4.2. Ghép lan Phi Điệp vào gỗ lũa

Bước 1: Chúng ta nên chọn mua lan theo kg từ các người đi săn lan trên rừng về. Thời gian chọn cấy ghép thường vào mùa Đông – Xuân (mùa rụng lá) giúp cây không bị chột.

Bước 2: Sơ chế qua lan. Tiến hành cắt bỏ các phần rễ già, loại bỏ các côn trùng bám trên thân cây…

Bước 3: Lựa chọn gỗ lũa để ghép Phi Điệp. Chúng ta nên sử dụng các loại gỗ lũa, cây nhãn, vải, vú sữa… những giá thể này có độ bền tương đối cao.

Bước 4: Cố định thân Phi Điệp lên các giá thể đã chuẩn bị sẵn. Tiến hành ghim cố định để cây không bị lung lay hay va đập …

Lưu ý: Thời gian đầu nên tưới nước cho cây từ 2-3 lần/ ngày do giá thể bằng gỗ nên giữ ẩm kém. Hơn nữa do bộ rễ chưa phát triển nên tình trạng mất nước ở cây diễn ra mạnh.

Kỹ thuật ghép lan Phi Điệp với giá thể gỗ Nhãn

5. Cách chăm sóc lan Phi Điệp

Sau khi tiến hành cấy ghép và trồng Phi Điệp trong các chậu cảnh. Một thời gian sau cây bắt đầu bắn rễ, chúng ta nên có một chế độ chăm sóc cẩn thận, tỷ mỷ để lan sinh trưởng và phát triển tốt.

5.1. Về ánh sáng, nhiệt độ

Ánh sáng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của Phi Điệp. Không nên để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào cây, có thể dẫn tới mất nước, suy kiệt và chết. Tuy nhiên, nếu ánh sáng không đủ thì cây cũng không thể phát triển được, đặc biệt thiếu ánh sáng làm cho nấm mốc phát triển mạnh. Ánh sáng thích hợp cho lan là 70%, nên đặt cây ở vị trí thoáng mát, tránh gió.

Nhiệt độ thích hợp cho lan Phi Điệp là từ 23-28 độ C.

5.2. Độ ẩm

Lan Phi Điệp không phải là loài hoa phong lan ưa độ ẩm quá cao. Nếu độ ẩm quá cao có thể gây thối thân rễ và chết. Chỉ nên duy trì độ ẩm ở 40-50% là tốt nhất.

Tùy vào mỗi mùa mà chúng ta có một chế độ tưới tắm cho lan hợp lý. Mùa hè nên tưới 3-4 lần/ ngày, mùa xuân – thu do khí hậu mát mẻ nên chỉ cần tưới 1 lần/ tuần. Vào mùa đông, đây là thời kỳ chuẩn bị ra hoa nên bạn cần hạn chế tối đa việc tưới nước, chỉ cần 2 tuần/ lần.

5.3. Cách bón phân cho Phi Điệp

Lan Phi Điệp không cần cung cấp thêm quá nhiều chất dinh dưỡng mà chúng vẫn có thể phát triển bình thường. Do đó, chúng ta chỉ cần bón phân cho chúng vào mỗi đợt nhất định

– Đợt 1:Từ tháng 2 đến tháng 8. Tiến hành bón thêm phân đạm 20%, phân NPK(15 – 15 – 15) 50%, phân ure 30%

– Đợt 2: Từ tháng 9 đến tháng 11. Sử dụng phân NPK(16 – 16 -8) và phân lân để bón thúc cho lan.

Vào thời kỳ ra hoa, tuyệt đối không nên bón phân. Bởi bón phân sẽ kích thích chúng nảy chồi non và cho chất lượng hoa không cao.

5.4. Cách phòng trị sâu bệnh

Đối với vấn đề sâu bệnh ở lan Phi Điệp, chúng ta nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Tiến hành thăm khám, bắt sâu bọ, côn trùng gây hại thường xuyên. Đồng thời phát hiện bệnh sớm để có những phương án chữa trị bệnh cho cây. Cần phun thuốc bảo vệ thực vật định kỳ hàng tháng để tránh mầm bệnh sinh sôi.

Lan Phi Điệp Hòa Bình

Hoà Bình được coi là xứ sở của loài lan Phi Điệp. Khi nhắc đến loài phi điệp Hòa Bình chắc hẳn ai chơi lan cũng đều biết về nó.

Vì là cây bản địa nên nó được người dân thuần dưỡng tại nhà và chơi từ đã từ rất lâu. Chơi lan không chỉ mỗi chơi hoa mà chơi cả thân, lá và giá thể trồng cây sao cho có thẩm mỹ. Mùa hoa thường nở vào tháng năm, tháng sáu hàng năm.

Sức hút của hoa lan ngày một lớn dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn lan rừng. Nguồn lan trồng trong dân tại Hòa Bình đang được các nhà vườn săn tìm để mua về bán lại cho các dân chơi ở các tỉnh thành.

Phi điệp đẻ cây con tại các mắt ngủ ở căn hành qua các năm, nhưng số lượng hạn chế. Keiki mọc từ giả hành nếu để tự nhiên cũng mọc với số lượng rất ít.

Vì vậy cần phải có những biện pháp nhân giống như nhân giống bằng các mắt ngủ trên giả hành. được tiến hành trước hoặc sau mùa hoa. Nếu trước mùa hoa tiến hành lúc cây đã thắt ngọn, phình thân thì tiến hành cắt thân. Sau mùa hoa thì tiến hành ngay sau khi hoa tàn thì cắt thân cây để ươm ki.

Năm đầu tiên nếu chăm tốt keiki có thể dài từ 15-30 cm và có thể cho hoa bói nếu chăm sóc đúng kỹ thuật.

Cách tiến hành ươm keiki phi điệp Hòa Bình.

Tận dụng các đồ dùng cũ trong gia đình ta có như khay nhựa, xoong , xô chậu , can nhựa, hoặc có thể các thùng xốp hoa quả ống PVC to cắt dọc ….vvv

Các chậu trồng cần được khoan nhiều lỗ để thoát nước tốt, tránh tình trạng chậu bị úng nước.

Đáy chậu trồng to lót một lớp than củi cỡ 2/3 chiều cao của chậu. Than đập dưới to trên bé dần, lớp than phía dưới cỡ 2cm, phía trên cỡ 1.5cm. Than cần được ngâm no nước trước khi trồng. Tiếp theo lớp trên ta bỏ một lớp rêu mỏng hoặc một lớp sơ dừa mỏng.

Tiếp đó là thân phi điệp đã cắt và xử lý, chỉ cần đặt cây lên phía trên không cần cố định cây vào giá thể.

Để cây nơi thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh tưới nhiều nước, độ ẩm cao.

Cần bổ sung các loại phân như phân trâu, phân bò, phân chì… cho cây khi cây ra rễ dài 2cm.

Sau 10 tháng ta đã có một chậu keiki phát triển khỏe mạnh, có thể bói hoa luôn vào mùa hè năm sau.

Hoa chụp tại vườn sau khi tách tại Vĩnh Phúc