Tuần 37 – Ngày 08/05/2021
Hỏi:
Em gửi thày bài Trắc nghiệm tính cách – Big Five (talaai.com.vn)
Trả lời:
Thày đã nhận được biểu tượng Big Five của em. Đây là Big Five rất điển hình của sinh viên. Em còn là người mạnh về Hướng ngoại, một tính cách rất được coi trọng trong Thời đại liên kết và hội nhập. Chúc em sớm trở thành con người thật sự Tận tâm. Do còn trong giai đoạn là sinh viên gắn với Học hỏi, Học tập là chính và chưa có Học hành, nên tính cách Tận tâm của em còn thiếu mạnh mẽ so với tính cách khác. Khi làm việc trong doanh nghiệp hay tổ chức nào đó, người sử dụng lao động đánh giá trước hết tính cách Tận tâm và là kỹ năng mềm cơ bản của mỗi nhân viên. Không đợi đến lúc ra trường, ngay từ bây giờ em dành quan tâm hơn cho tính cách này. Nếu làm được như vậy, sẽ thuận lợi hơn khi thử việc và nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp. Khi trắc nghiệm Big Five, Tận tâm cũng là tính cách nổi trội của thày. Trong công việc, thày luôn có thiện cảm với những người Tận tâm.
Ngày 24/4/2021, Thày Phạm Đình Tuyển.
Hỏi:
Em thưa thầy, thầy có thể cho em hỏi làm sao mình có thể kết nối làm quen với những người giỏi hơn mình ạ, em cảm ơn thầy.
Trả lời:
Thày đã nhận được thư của em. Đối với một đất nước: Hiền tài như nguyên khí quốc gia. Mạnh hay yếu từ đó mà ra cả. Đối với một cá nhân: Suốt cả đời gắn với việc học: Học cái gì và học thày nào. Và sự học luôn đi cùng với sự sang trọng và thịnh vượng. Những người giỏi hay người hiền tài có thể thức tỉnh cho ta học cái gì một cách hiệu quả và qua đó họ cũng trở thành thày của ta. Người tài giỏi là người làm những việc mang lại giá trị gia tăng cao mà người thường không làm được. Người hiền tài là người mang tài của mình ra giúp xã hội. Vị thế xã hội cấp độ nào thì có người tài, người hiền tài cấp độ đó, ví như người tài giỏi trong lớp, trong trường, trong ngành, trong vùng, trong quốc gia và thế giới. Mỗi người thường tìm và chơi với người giỏi phù hợp với vị thế của họ. Khi tiến bộ, sang một vị thế mới cao hơn, lại tìm thày giỏi tương xứng ở vị thế đó mà học. Khi đã tài giỏi trong một vị thế, chính ta lại trở thành người thày để dẫn dắt những người khác chưa có điều kiện giỏi bằng ta. Từ đây ta cũng có được phẩm cách của người chủ và người lãnh đạo. Khi đã hiểu được sự cần thiết của việc tìm người giỏi hay người hiền tài để học và hành, thì tất yếu ta sẽ tự thay đổi để tìm được cách kết nối với họ. Những hiền tài luôn mong muốn làm những điều tốt đẹp. Vậy hãy thể hiện cho họ thấy tính cách của ta cũng luôn mạnh mẽ hướng về điều đó. Là sinh viên, trước hết hãy tìm thày hay người giỏi trong lớp, khoa, trường; trong gia đình và dòng họ để học. Thày chúc em sớm thành công.
Ngày 19/4/2021. Thày Phạm Đình Tuyển
Hỏi:
Em thưa thầy (cô). Trong quá trình làm đồ án thì trong lớp có nhóm không hoà đồng được và bạn trong nhóm xin sang nhóm khác. Vậy bạn đó đề xuất chuyển nhóm với thầy trong buổi thông tới luôn được không ạ? Em cảm ơn ạ!
Trả lời:
Hỏi:
Em chào thầy, các câu trả lời của thầy khiến em thấy rất hữu ích. Em muốn hỏi thầy khi thầy gặp những bế tắc hay thất bại trong cuộc sống thầy đã tự khắc phục như thế nào, có khi nào thầy cảm thấy mệt mỏi với công việc của mình không. Hiện tại có những lúc em cảm thấy kém cỏi so với người khác, xin thầy cho em lời khuyên được không ạ?
Em cảm ơn thầy rất nhiều. Trả lời:
Trong hoạt động kinh tế, thất bại là gắn với thiệt hại về kinh tế và thời gian. Thày đã nhận được thư của em Chắc chắn trong cuộc đời không có ai chỉ toàn thành công cả. Trong hoạt động chính trị, thất bại là gắn với tính mạng.
Trong hoạt động xã hội, thất bại là mất niềm tin và vị thế…
Trong thời đại hội nhập ngày nay, con người phải cạnh tranh với những đối thủ rất mạnh mà trong nhiều trường hợp ta còn chưa biết nhiều về họ; giống như đi thi Olimpic mà không biết sẽ phải thi môn gì; đến đó mới rõ. Chính vì vậy, xã hội bây giờ cần những người: i) Tư tưởng tiến bộ; ii) Yêu tự do; iii) Hoạt động đa năng và biết liên kết với nhiều người để làm nhiều việc; trong đó đặc biệt với em là nhân tố thứ ba. Nếu một người chỉ chăm chăm làm một việc; việc đó thất bại có nghĩa là mất tất cả. Nếu một người làm ba việc; một việc thành công, hai việc thất bại, điều đó cũng chấp nhận được.
Nếu một người làm năm việc; ba việc thành công, hai việc thất bại, điều đó được coi như đã thành công.
Đã đi học được đến bậc đại học, chắc chắn em có cơ hội hơn rất nhiều người không có điều kiện đi học ngoài xã hội kia (thậm chí nhiều người còn khuyết tật). Hãy học và rèn luyện trở thành người đa năng, nghĩa là tập làm nhiều việc một lúc (ưu tiên là việc theo chuyên môn giỏi nhất của mình, tiếp đến là việc mà xã hội đang cần và cuối cùng là việc mà mình yêu thích). Cũng chính từ đây em sẽ tìm được những mặt mạnh của mình. Đối với những người tri thức, trong tâm thức của họ không có chỗ cho từ “bế tắc” và “mệt mỏi”, chỉ có từ “khó khăn” và “sáng tạo” để vượt qua mà thôi. (Tất nhiên, trong cuộc sống ai cũng phải chịu những nỗi đau buồn, ví như sự mất mát của người thân, bạn bè, đồng loại). Một điều nữa em cũng cần biết: Sức mạnh để làm những điều khác biệt và sẽ thành công, không phải chỉ xuất phát từ bản thân em, từ thế giới thực tại này, mà còn được khởi nguồn từ sức mạnh tinh thần của tiền nhân, tổ tiên và dòng họ gia đình em. Vì vậy, phải tìm hiểu, học để phát huy cho được sức mạnh tinh thần này, thậm chí biến thành niềm tin cốt lõi của mình.
Chúc em trở thành con người đa năng và thành công.
Ngày 4/12/2018. Thày Phạm Đình Tuyển
Hỏi:
Em chào thầy. Em muốn hỏi thầy một vấn đề thầy ạ. Hi vọng thầy bớt chút thời gian trả lời giúp em. Em muốn hỏi thầy là thầy đã quản lý thời gian của mình như thế nào để có thể làm việc hiệu quả nhất. Em muốn học nhiều thứ, đọc nhiều sách nhưng em ko quản lý được thời gian nên không học được. Và thời gian rảnh thì thầy thường làm gì hoặc học gì, hồi trẻ thầy đã học như thế nào để có được lượng kiến thức nhiều như vậy. Em rất muốn có được những kiến thức như thầy. Rất mong sự hồi đáp của thầy. Em cảm ơn ạ
Trả lời:
Chúc em chăm chỉ học tập và thành công Ngày 30/11/2018. Thày Phạm Đình Tuyển
Hỏi: Thưa Thầy(Cô), em là sinh viên đang làm đồ án tốt nghiệp. Em vừa mới biết là phải bắt buộc có phần viết thuyết minh đồ án tốt nghiệp.
Thầy cô cho em hỏi về quy cách viết thuyết minh, hoặc thầy(cô) có thể gửi em bản thuyết minh mẫu được không ạ.
Trả lời: Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Theo quy định, học phần Đồ án tốt nghiệp phải có nội dung viết thuyết minh.
http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=261&Itemid=266
Bộ môn KTCN Hỏi: Em chào thầy ạ ! Em là Huy từng học thầy môn kiến trúc công nghiệp ạ . Em có vài vấn đề thắc mắc muốn hỏi thầy ạ. Em muốn hỏi là : – Cách nắm bắt tâm lí của người khác (chủ đầu tư) khi mình muốn nói chuyện với họ thì cần tìm hiểu trước những thông tin gì và để trong khi nói chuyện có thể khiến tâm lí họ vui vẻ và cởi mở hơn với mình ? – Muốn để cách nói chuyện của bản thân với chủ đầu tư tốt hơn thì cần phải tìm hiểu những vấn đề gì ạ ? Em cám ơn thầy và mong thầy sớm trả lời ạ — komang ladykillah
Trả lời:
Thày đã nhận được thư. a) Về nghề nghiệp kiến trúc: Kiến trúc không chỉ là một ngành trong lĩnh vực sáng tạo mà còn là một ngành trong lĩnh vực tư vấn. Kiến trúc sư tạo lập ra sản phẩm của mình, song không bỏ nguồn lực thực hiện mà – Tinh thần: Phải chân thành, cố gắng hiểu đối tác mong muốn điều gì. – Chuyên nghiệp: Đặc biệt là chuyên nghiệp trong chuyên môn. Chú ý thay ý kiến mang tính chủ quan của mình bằng các dẫn chứng thực tiễn mang tính so sánh để thuyết phục người nghe. Nói những điều cần làm và làm những điều đã nói. Câu hỏi của em về cách nắm bắt tâm lý và tạo niềm tin với chủ đầu tư, thày có một vài trao đổi như sau:thuyết phục người khác thực hiện. Tư vấn là nghĩa như vậy. b) Về khả năng thành công của hoạt động tư vấn: Muốn người ta cởi mở và tin mình, cần:
– Nhận thức: Hai bên cùng có lợi; Trong trường hợp thấp hơn: Họ có lợi song ta không bị thiệt hại là được.
– Văn hóa: Đối tác không thích ta, thì sẽ không thích ý kiến chuyên môn của ta. Để thuyết phục họ phải thể hiện ứng xử mang tính văn hóa. – Chí khí: Người ta chỉ thích hợp tác với kẻ manh. Mạnh về nguồn lực và mạnh về chí khí. Khi không thuyêt phục được đối tác trong một dự án cụ thể, không luyến tiếc, hãy coi đó là bài học để tiến tới thành công tại các cơ hội khác. Họ không là đối tác của ta trong dự án này, nhưng nếu họ là người tử tế thì có thể trở thành người bạn, đồng minh trong việc khác của ta. Thày Phạm Đình Tuyển Chúc em thành công.
Hỏi: Thưa thầy(Cô) em là sinh viên khóa 58 sắp tới đang làm báo cáo thực tập ,và trong phần báo cáo có định hướng về đề tài tốt nghiệp ,em muốn hỏi : nếu đang thực tập thuộc bộ môn nào quản lý thì nên chọn đề tài của bộ môn đó ,Ví dụ e ở bộ môn KTCN quản lý thì nên chọn đề tài công nghiệp hay e có thể lựa chọn 1 đề tài khác được ạ?Em đang lựa chọn đề tài tốt nghiệp mà còn nhiều phân vân xin bộ môn cho e xin lời khuyên !
Trả lời: Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Em suy nghĩ, chọn lựa đề tài nào mà cảm thấy yêu thích, phù hợp với nhu cầu của đất nước, công nghệ thế kỷ 21 và có thể phát huy cao nhất năng lực sáng tạo của bản thân.
Nên trao đổi trực tiếp vấn đề này với giảng viên hướng dẫn để nhận được sự trợ giúp.
Ngày 18/12/2017, Thày Phạm Đình Tuyển Hỏi:
Rất mong nhận được câu trả lời sớm ạ! Em xin chân thành cảm ơn bộ môn! Trả lời:
Bộ môn KTCN đã nhận được thư của em.
Câu hỏi về đề tài tốt nghiệp là nhà máy sản xuất, với hướng chuyên sâu về Kiến trúc – Cảnh quan, Bộ môn KTCN có ý kiến như sau:
– Trước hết, nội dung của đề tài phải phù hợp với yêu cầu chung của Khoa Kiến trúc – Quy hoạch và Bộ môn KTCN, được quy định trong hướng dẫn thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp.
– Về nội dung chuyên sâu Kiến trúc – cảnh quan (nhận thức mới, giải pháp công nghệ mới từ thế giới, từ thực tiễn Việt Nam), em có thể thực hiện trong đồ án tốt nghiệp với ý nghĩa là điểm khởi nguồn cho đổi mới và sáng tạo các giải pháp quy hoạch và kiến trúc. Qua đó làm đồ án trở nên phong phú hơn và có chất lượng hơn, thể hiện được kiến thức và kỹ năng của em trong quá trình học tập đại học.
Chúc em đạt kết quả tốt trong thực hiện học phần Đồ án tốt nghiệp.
1/12/2017- Thày Phạm Đình Tuyển Hỏi: Dạ chào thầy cô ah, thầy cô có thể cho em xin bản vẽ mẫu của nhà máy gạch tuynen dc không ạ (gầm nhà ăn, căng tin, nhà nghỉ công nhân..). em cảm ơn ah
Trả lời:
Dạ chào thầy cô ah, thầy cô có thể cho em xin bản vẽ mẫu của nhà máy gạch tuynen dc không ạ (gầm nhà ăn, căng tin, nhà nghỉ công nhân..). em cảm ơn ah
Bộ môn đã nhận được thư.
Một số hình vẽ của các dự án nhà máy gạch tuynen em có thể tham khảo trên WEB chúng tôi ví dụ như:
1) Nhà máy gạch tuynel Triệu Sơn, Thanh Hoá
http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=6495&Itemid=303
2) Nhà máy sản xuất gạch tuynel, Đại Thành, Hiệp Hoà, Bắc Giang
http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=5167&Itemid=303
Ngày 28/8/2017
Bộ môn KTCN
Vườn cây cảnh cổ điển Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc
(Thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (N31 19 0 E120 27 0)Diện tích Di sản 11,922 ha; Vùng bảo vệ 26,839ha Thông tin chung:Công trình: Vườn cây cảnh cổ điển Tô Châu Classical Gardens of Suzhou) Địa điểm: Thiết kế kiến trúc: Quy mô: Năm hình thành:
Giá trị: Di sản thế giới (năm 1997; bổ sung năm 2000; hạng mục i, ii, iii, iv, v)
Trung Quốc (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) nằm tại Đông Á, là quốc gia đông dân nhất thế giới với khoảng 1,403 tỷ người (năm 2016). Trung Quốc có diện tích 9596961km2, là quốc gia có tổng diện tích lớn hàng đầu thế giới; Ngôn ngữ chính thức là tiếng Hán. Trung Quốc phân thành 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 đô thị trực thuộc và 2 khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao.
Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực sông Hoàng Hà, bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, Trung Hoa đã trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời Cổ đại và Trung cổ, được đặc trưng bởi hệ thống triết học thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành); các thành tựu khoa học kỹ thuật (phát minh ra giấy, la bàn, thuốc súng, địa chấn kế, kỹ thuật in ấn…); hoạt động giao thương xuyên châu Á với nhiều quốc gia (Con đường tơ lụa); những đô thị có quy mô dân số và trình độ kiến trúc đứng đầu thế giới vào thời Trung cổ.
Vị trí, tọa độ, diện tích 9 khu vườn trong khu vực Di sản được tổng hợp trong bảng sau:
Lưu Viên được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của phong cách nghệ thuật vườn cảnh thời nhà Thanh.Vào thời nhà Thanh, năm 1798, chủ nhân của vườn là một người yêu thích thư pháp và đã chạm khắc những kiệt tác ở hai bên hành lang của các tòa nhà. Ông cũng đã thu thập những viên đá cảnh có hình dạng khác thường để bố trí trong vườn. Vườn được tái thiết mở rộng, được bổ sung thêm các mảng rừng thông, tre và các hòn non bộ…Năm 1873, khu vườn được đổi chủ và được xây dựng bổ sung. Vườn bị bỏ hoang từ năm 1911 và gần như bị phá hủy vào năm 1930; được khôi phục và mở cửa trở lại cho công chúng vào năm 1954.Lưu Viên không có quy mô lớn, nhưng nó có số lượng công trình kiến trúc lớn nhất. Kiến trúc Trung Quốc, tuyệt đại bộ phận là đối xứng, trái phải tương tự như nhau, song bố cục trong Vườn cây cảnh cổ điển Tô Châu , cũng như Lưu Viên không chú trọng đối xứng, mà nhằm tạo thành các địa điểm có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và khác nhau theo từng bước chân trong một không gian hạn chế, chú trọng sự phối hợp của các hòn non bộ và mặt nước, cũng như chú ý đến thứ lớp của cận cảnh, trung cảnh và viễn cảnh. Các lối đi được thiết kế quanh co, cao thấp tự nhiên; Các công trình với các ô cửa đóng, mở có tầm nhìn khắp mọi nơi…Việc trồng và cắt sửa cây trong Lưu viên được chú trọng theo từng khung cảnh. Cây cao cây thấp, tư thế cúi xuống ngẩng lên đều rất đẹp. Chủng loại cây đa dạng, từ tre trúc, thông đến các loài dây leo, cỏ hoa tạo cảm giác không đơn điệu. Không có cây được cắt sửa kỹ càng như bonsai, cũng không có hàng cây đều đặn hai bên như lính canh. Sắc màu cây cỏ hoa lá, đậm nhạt, mật độ dày thưa cũng khác nhau. Tất cả đều nhằm mang đến cảm giác tự nhiên, như chở thiên nhiên về nhà.Kiểu thiết kế này được cho là đỉnh cao của thiết kế vườn cảnh cổ điển.Khu vườn trung tâm là phần cổ nhất của Lưu Viên. Cấu trúc của phần này bao gồm gò và ao gắn với hành lang dài, quanh co, những cây cầu tinh xảo nối liến các cảnh quan và những công trình hội quán, lầu, chòi nghỉ chân…Tại đây có một sân trung tâm, được bao quanh bởi các toàn nhà với cửa đục lỗ trang trí tinh tế và đa dạng. Giữa sân trung tâm là tòa nhà mang tên Lầu Ngũ Sơn (Celestial Hall of Hình ảnh Lầu Tỏa Hương trong Khu vườn trung tâm, tại Chuyết Chính Viên, Tô Châu Hình ảnh nội thất Lầu Tỏa Hương trong Khu vườn trung tâm, tại Chuyết Chính Viên, Tô Châu Khu vườn phía Đông là khu vực có diện tích lớn nhất trong 3 khu với bố cục linh hoạt hơn so với 2 khu vực còn lại, nổi bật với khung cảnh hoang sơ và bình dị, bao gồm các gò đất, thảm cỏ, những mảng rừng tre, thông rậm rạp xen kẽ mặt nước chạy quanh co. Tại đây có các hạng mục công trình nổi bật như: Tòa nhà màu cam (Orange Pavilion), nằm độc lập giữa các bụi cây ngô đồng và tre. Hầu hết công trình trong Khu vườn phía Đông là xây dựng mới, là các tòa nhà nghỉ nông thôn, Tòa nhà màu cam nằm trên một gò đất, trong Khu vườn phía Đông, tại Chuyết Chính Viên, Tô Châu Khu vườn phía Tây được cho là vườn bổ sung. Phần này chỉ bằng một nửa kích thước của phần trung tâm với bố cục chi phối bởi mặt nước. Ao chạy từ Bắc xuống Nam ; giữa ao là một hòn đảo. Mặc dù khu vườn có diện tích nhỏ, song được quy hoạch cẩn thận, tỉ mỉ. Có nhiều tòa nhà, nhưng bố cục trật tự đan xen với các gò núi và đầm lấy uốn lượn. Một trong những hạng mục công trình chính là Lầu Uyên Ương (Mandarin Duck Hall). Công trình được trang trí tinh xảo với đồ nội thất trang trí cao cấp, nơi xưa kia dành cho các vị khách thưởng thức các vở tuồng cổ. Phần phía Nam của Khu vườn phía Tây là nhà ở. Bảo tàng Vườn Tô Châu cũng ở đây. Hình ảnh Lầu Uyên Ương trong Khu vườn phía Tây, tại Chuyết Chính Viên, Tô Châu Lưu Viên (Lingering Garden) có diện tích khoảng 2,331ha, là một trong bốn khu vườn nổi tiếng nhất của Trung Quốc, ba còn lại là Cung điện mùa hè (Summer Palace) tại Bắc Kinh; Nhiệt Hà Hành Cung (Imperial Summer Villa) tại Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc và Chuyết Chính viên (Humble Administrator’s Garden) tại Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Lưu Viên được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1593 dưới thời nhà Minh (1368 – 1644) bởi một quan chức đã nghỉ hưu. Sau đó vườn đã đổi chủ nhiều lần. Mỗi chủ sở hữu đã làm hết sức mình để hoàn thiện vườn. Năm 1823, khu vườn được mở cửa cho công chúng và trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng.
Lưu Viên được cho là nơi truyền cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Lưu Viên cũng là nơi tập trung các viên đá xốp kỳ thạch hay quái thạch (Taihu Stone, là một loại đá vôi được sản xuất tại Tô Châu với nhiều lỗ thủng, được sử dụng phố biến trong trang trí vườn cảnh) với số lượng lên đến 30 viên đá lớn, được đặt theo chiều đứng, trong đó có viên đá Quán Vân Phong (Mountainous Cloud Peak), là một trong ba viên kỳ thạch nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Ngoài khu vực nhà ở tại phía Nam, Lưu Viên được chia thành: Khu vườn trung tâm, Khu vườn phía Đông, Khu vườn phía Tây và Khu vườn phía Bắc. Bốn phần này được kết nối bởi một hành lang dài 700m. Dọc theo lối đi, có những bức thư pháp từ thời nhà Đường đến nhà Thanh. Sơ đồ vị trí mặt bằng Lưu Viên, Tô Châu Phối cảnh Lưu Viên, Tô Châu Hình ảnh Khu vườn trung tâm tại Lưu Viên, Tô Châu Nga Mi Sơn tại Tứ Xuyên , Ngũ Đài Sơn tại Sơn Tây và Cửu Hoa Sơn tại An Huy hợp lại xưng là
Tứ Đại Danh Sơn Khu vườn phía Đông của Lưu Viên được bố cục xung quanh viên đá mang tên Quán Vân Phong (Mountainous Cloud Peak) cao hơn 6,5m, được cho là có hình tượng của một ngọn núi ở Phổ Đà Sơn, tỉnh Triết Giang (là một trong 4 địa điểm nổi tiếng trong Phật giáo Trung Quốc, cùng với của Trung Quốc). Khối đá mang tên Quán Vân Phong trong Khu vườn phía Đông, tại Di sản Lưu Viên, Tô Châu Khu vườn phía Tây của Lưu Viên là khu vực nằm trên nền đất cao, nổi bật với những hòn giả sơn, gò đồi trên trồng cây phong. Mỗi độ thu về toàn thể khu vườn đều rực lên một màu vàng trông thật thơ mộng… Đây như một vườn tự nhiên với một vài lầu nghỉ chân và một khu vườn Penzai, là một nghệ thuật cổ xưa của Trung Quốc trong lĩnh vực tạo hình nghệ thuật cảnh quan thu nhỏ trong hòn non bộ hay chậu cảnh (bồn cảnh). Hòn non bộ (Penzai/ Penjing) có 3 loại: i) Shumu penjing: tập trung mô tả một cảnh quan thu nhỏ với một hoặc nhiều cây cảnh; ii) Shanshui penjing: tập trung mô tả một cảnh quan thu nhỏ, gồm đá cảnh, mặt nước và cấu trúc thu nhỏ; iii) Shuihan penjing: kết hợp giữa hai loại trên để mô tả chi tiết một cảnh quan. Sự khác nhau giữa Penzai Trung Quốc và Bonsai Nhật Bản ở chỗ trình độ, kỹ thuật canh tác để tạo ra cây như mô hình thu nhỏ trong Bonsai là rất cao, song được cho là thiếu ý cảnh so với Penzai. Khu vườn phía Bắc của Lưu Viên là khung cảnh của những ngôi nhà tre, rặng tre, vườn đào, mận, mơ và bãi cỏ. Vườn có một ao nhỏ. Giữa ao là một dãy đá cảnh Taihu, trên trồng cây thông. Đây cũng là nơi đặt rất nhiều chậu cảnh Penzai. Hình ảnh dãy đá cảnh trong Khu vườn phía Bắc, tại Di sản Lưu Viên, Tô Châu Five Peaks), là một trong những công trình nổi tiếng nhất Giang Nam. Phía sau của tòa nhà chính là một khu vườn nhỏ với một bộ sưu tập đá kỳ thạch.
Nội thất bên trong một tòa nhà (công tình ký hiệu C),Võng Sư Viên, Tô Châu
(Mountain Villa with Embracing Beauty)Hoàn Tú Sơn Trang có quy mô không lớn, bố cục dọc theo một trục chính theo hướng Bắc – Nam với 3 điểm nhấn: Phía Nam là tòa biệt thự 1 tầng với một sân trong nhỏ; Trung tâm là một khu vườn với hang động, suối nước; Phía Bắc là một tòa lầu cao 1 và 2 tầng cho mọi người đến dùng trà, thưởng ngoạn cảnh quan. Hoàn Tú Sơn Trang Hoàn Tú Sơn Trang có diện tích 0,218ha, là một biệt thự trên núi được hình thành từ thời nhà Tấn (năm 266- 420 ), được xây dựng lại nhiều lần giai đoạn tiếp sau. Vào thời Càn Long, nhà Thanh, công trình được cải tạo lại với việc xây dựng thêm tòa lầu, đào ao và tạo thác nước, suối… Hoàn Tú Sơn Trang thể hiện quan niệm nghệ thuật thẩm mỹ như một bức tranh truyền thống Trung Quốc với cảnh núi non và mặt nước; trong cái thực có cái hư và trong cái hư có cái thực, hư và thực quyện vào nhau.
Trong khu vườn, nổi bật là dãy đá cảnh chỉ cao 7m, diện tích khoảng 330m2, song tạo ấn tượng như có nhiều ngọn núi, vách đá, bậc đá, khe núi, thung lũng…gắn với các dòng sông. Sơ đồ vị trí mặt bằng Hoàn Tú Sơn, Tô Châu Sơ đồ vị trí khu vườn trong Hoàn Tú Sơn, Tô Châu Hình ảnh khu vườn nhìn từ khu nhà ở, Hoàn Tú Sơn, Tô Châu Hình ảnh khu vườn nhìn vào khu lầu ngắm cảnh phía Bắc, Hoàn Tú Sơn, Tô Châu
(Canglang Pavilion)Thượng Lang Đình nằm phía Nam một con kênh nhỏ, chia thành 3 khu: Khu tiếp đón tại phía Bắc, sát với kênh, Khu nhà ở tại phía Nam, và Khu vườn nằm giữa hai khu với các gò đất, một ao nhỏ. Hình ảnh vườn cảnh tại sân trong một cụm nhà phía Nam, Hoàn Tú Sơn, Tô Châu Thượng Lang Đình có diện tích 1,174ha, được xây dựng vào năm 1044, vào thời nhà Tống, trên một khu đất vườn hoa hoàng gia. Đây là khu vườn di sản lâu đời nhất ở Tô Châu. Khu vườn trải qua nhiều chủ sở hữu và rơi vào tình trạng hoang phế cho đến năm 1696 được phục hồi. Vườn mang phong cách kiến trúc vườn thời Tống, có nhiều gò đất, xen lẫn các khối đá cảnh, một nhánh suối; nhấn mạnh vào sự hài hòa giữa các tòa nhà nhân tạo và môi trường tự nhiên.
Khu vườn được bao quanh bởi một tuyến hành lang chạy díc dắc. Trên các bức tường hành lang có hơn một trăm ô cửa có hình dáng và trang trí khác nhau. Du khách đến đây có thể leo núi đi vào các hang động hoặc tản bộ dưới rừng cây tre trúc, như lạc vào chốn thiên thai hoặc có thể ngồi trong các tòa lầu ngắm cảnh và ngắm các hiện vật lưu niệm bên trong các công trình.
(Sư Tử Lâm Viên có diện tích 0,874ha, nằm ở phía Bắc thành Tô Châu, được xây dựng vào cuối thời Nguyên, năm 1342, do nhà sư dựng lên để tưởng nhớ về một sư thầy của ông. Sở dĩ vườn có tên là Sư Tử Lâm vì ở chỗ nào cũng bắt gặp những tảng đá, những hòn núi giống như những con sư tử. Vườn được xây dựng lại năm 1589, 1771 và chúng tôi vườn được chia thành hai phần chính: Một khu nhà ở với các vườn sân trong tại phía Bắc và Đông; một vườn non bộ xung quanh một ao trung tâm tại phía Tây và Ngoài 22 tòa nhà, khu vườn còn có 71 tấm bia và nhiều tác phẩm nghệ thuật khác. Trong khu vườn non bộ có tới 21 hang động hình thành từ đá xốp kỳ thạch hay quái thạch (Taihu Stone) và 9 con đường uốn lượn như các mê cung. Sơ đồ mặt bằng Thượng Lang Đình, Tô Châu Cầu qua kênh và cổng vào tư dinh T hượng Lang Đình, Tô Châu (tòa nhà ký hiệu A)
Tuyến hành lang bao quanh vườn và một ao nhỏ, Thượng Lang Đình, Tô Châu Chòi nghỉ trên gò giữa vườn (công trình ký hiệu F), T hượng Lang Đình, Tô Châu Lối đi xuyên qua tường ngăn giữa các khối nhà (vào sân trước của nhà ký hiệu K), T hượng Lang Đình, Tô Châu Nội thất lầu Khai Sáng (Enlightenment Pavilion, công trình ký hiệu G),T hượng Lang Đình, Tô Châu Lion Grove Garden) Sư Tử Lâm Viên được đánh giá là một trong những khu vườn đá nổi tiếng trong lịch sử, còn lưu lại đến ngày nay.
Sư Tử Lâm Viên được bài trí phù hợp phong thủy và âm dương ngũ hành, hữu tình non nước.Nam. Người ta kể rằng Hoàng đế Càn Long (thế kỷ 18) đã đến thăm địa điểm này vào năm 1765 và ghi từ “Zhenqu” (niềm vui thực sự) để mô tả vẻ đẹp của khu vườn. Dòng chữ vẫn được trưng bày trong một công trình cùng tên. Sư Tử Lâm Viên là nơi được lấy làm bối cảnh của nhiều bộ phim nổi tiếng, đặc biệt như cảnh quay động Bàn Tơ trong phim Tây Du Ký.Sơ đồ vị trí mặt bằng Sư Tử Lâm Viên, Tô Châu Phối cảnh tổng thể Sư Tử Lâm Viên, Sơ đồ mặt bằng Sư Tử Lâm Viên, Tô Châu Cổng vào Sư Tử Lâm Viên (công trình ký hiệu W), Tô Châu Vườn với kỳ thạch tại sân trong một cụm nhà (tòa nhà ký hiệu B), Sư Tử Lâm Viên, Tô Châu Lầu ngắm cảnh (ký hiệu J) giữa hồ,Sư Tử Lâm Viên, Tô Châu Hồ chính với các dãy đá kỳ thạch (nhìn từ nhà K), Sư Tử Lâm Viên, Tô Châu
(Vườn được chia thành hai phần chính; Khu nhà ở với các cụm công trình bao quanh sân trong tại phía Bắc và khu vườn tại phía Các phần phía Bắc và Hành lang bao quanh vườn (vị trí U),Sư Tử Lâm Viên, Tô Châu Garden of Cultivation) Nghệ Phố có diện tích 0,38ha, là một trong những khu vườn nhỏ nhất của 9 khu vườn Di sản, là một trong ví dụ được bảo tồn tốt nhất của một khu vườn cổ điển, được xây dựng vào năm 1541, thời nhà Minh (năm 1368-1644) ở Tô Châu. Vườn được xây dựng lại vào năm 1659, 1839, gồm 13 tòa lầu.Nam. Cấu trúc khu vườn kéo dài từ Bắc xuống Nam gắn kết 3 yếu tổ chính: Đá, ao sen và tòa lầu. Ao sen có diện tích khoảng 700m2 với các cây cầu nhỏ. Nam được kết nối với nhau bởi hành lang dài 700m. Sơ đồ vị trí mặt bằng Nghệ Phố , Sơ đồ mặt bằng Nghệ Phố , Tô Châu
Bộ môn KTCN, ĐHXDhttps://whc.unesco.org/en/list/813https://en.wikipedia.org/wiki/Classical_Gardens_of_Suzhouhttps://www.chinadiscovery.com/jiangsu/suzhou/humble-administrators-garden.htmlhttps://www.chinadiscovery.com/jiangsu/suzhou/lingering-garden.htmlhttps://www.orientalarchitecture.com/sid/131/china/suzhou/master-of-nets-gardenhttps://www.orientalarchitecture.com/sid/696/china/suzhou/mountain-villa-with-embracing-beautyhttps://www.orientalarchitecture.com/sid/133/china/suzhou/surging-waves-pavilionhttps://www.orientalarchitecture.com/sid/129/china/suzhou/lion-grove-gardenhttps://www.orientalarchitecture.com/sid/129/china/suzhou/lion-grove-gardenhttps://www.orientalarchitecture.com/sid/819/china/suzhou/couple-garden-retreat Đặng Tú, Nguồn:
https://en.wikipedia.org/wiki/Suzhou
https://en.wikipedia.org/wiki/Humble_Administrator%27s_Garden
https://en.wikipedia.org/wiki/Lingering_Garden
https://en.wikipedia.org/wiki/Master_of_the_Nets_Garden
https://en.wikipedia.org/wiki/Mountain_Villa_with_Embracing_Beauty
https://en.wikipedia.org/wiki/Canglang_Pavilion
https://en.wikipedia.org/wiki/Lion_Grove_Garden
https://en.wikipedia.org/wiki/Garden_of_Cultivation
https://en.wikipedia.org/wiki/Couple%27s_Retreat_Gardenhttps://en.wikipedia.org/wiki/Retreat_%26_Reflection_Garden
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Á và châu Đại Dương
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Âu
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Mỹ
Danh sách và bài viết về Di sản thế giới tại châu Phi