Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cây Cảnh Tán Rộng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

13 Loại Cây Bóng Mát Đẹp, Tán Rộng, Lớn Nhanh

Các loại cây bóng mát với vai trò điều hòa và thanh lọc không khí hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Lý do là bởi môi trường khí hậu hiện nay thay đổi thất thường với những đợt nắng nóng đến gần 40 độ C. Vậy mà trước nhà không hề có lấy một bóng cây che phủ thì thật tệ.

Cùng với đó là tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa ngày càng nhanh, nhà máy mọc lên ngày càng nhiều khiến cho không khí ngày càng ô nhiễm.

Khói, bụi, tiếng ồn làm cho cuộc sống trở nên ngột ngạt. Nếu nhà bạn có khuôn viên nhà rộng, hãy trồng một số loại cây cho bóng mát để tăng thẩm mĩ cảnh quan và thanh lọc không khí. Tuy nhiên, để mang lại giá trị thẩm mĩ và cả giá trị phong thủy cho gia đình, bạn cần chọn loại cây thích hợp.

1. Cây chuông vàng

Một trong các loại cây bóng mát trong vườn và trồng trước nhà thu hút nhất chính là cây chuông vàng. Hoa của câu có màu vàng rực rỡ và trông giống như 1 chiếc chuông nở to, chủ yếu nở vào mùa hè. Khi hoa nở thì lá cây cũng rụng dần và lộ ra một màu vàng rực rỡ của những chùm hoa.

Cây chuông vàng có khả năng thích nghi rất tốt với điều kiện thời tiết của nước ta. Không những mang lại cảnh quan đẹp mà nó còn giúp cho không khí thêm trong lành, che bóng mát tốt cho không gian nhà của bạn.

Nhiều người yêu thích loại cây này không phải chỉ riêng nét đẹp duyên dáng của loại hoa này, mà còn bởi màu vàng rực rỡ mang ý nghĩa tạo hứng khởi và may mắn. Những cụm hoa nở to, xòe rộng như những chiếc chuông úp ngược thật độc đáo.

Cây trồng trước nhà sẽ tạo nên một tổng thể đẹp mắt và thu hút bất cứ ai khi bước vào nhà.

2. Cây bằng lăng tím

Cây bằng lăng tím có xuất xứ từ Ấn Độ, là loại cây thân gỗ có dáng đẹp, chiều cao rơi vào khoảng 4-15m. Cây có đặc điểm như:

Loại cây này có tán lá rộng nên rất được ưa chuộng vào mùa hè vì nó tạo bóng mát lớn.

3. Cây phượng vĩ – Cây cho bóng mát phổ biến

Thân cây thẳng, nhẵn nhụi, có phân nhánh và tám lá rất xum xuê.

Lá cây có hình oval hoặc elip, dài từ 8-15cm, rộng từ 3-7cm, lá thường rụng vào mùa thu và nảy lộc vào mùa xuân.

Hoa có màu tím nhẹ lãng mạn hoặc có loại màu hồng, tím đậm hay màu trắng. Mỗi bông hoa có 6 cánh hoa mỏng, dáng hoa xếp đẹp, lạ mắt. Hoa bằng lăng không mọc riêng mà mọc thành từng chùm khoảng 20-30cm ở phía đầu cành.

Quả bằng lăng có hình cầu, khi non có màu xanh pha tím nhạt và khá mềm; nhưng khi già thì chuyển màu nâu gỗ và cứng.

Không chỉ quen thuộc trong các khuôn viên trường học, cây phượng vĩ cũng là một trong các loại cây bóng mát trong vườn và trồng trước nhà rất phổ biến. Cây cho hoa rất đẹp, bắt mắt và có tốc độ phát triển nhanh chóng. Cụ thể, cây có những đặc điểm như:

Là loại cây thân gỗ, có chiều cao khoảng 20m.

Lá kép 2 tầng, mọc đối xứng nhau, phiến lá hình tròn thuôn với khoảng 15-20 cặp lá.

Hoa phượng mọc theo cụm trông như những chiếc ô nhỏ trên đỉnh cây hoặc phần nách lá. Hoa nở to, màu đỏ tươi và sáng bóng.

Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 5-7 hàng năm,

Quả phượng có hình dài, dẹt, khi chín có màu nâu đen.

Cây ưa thích khí hậu nóng ẩm và có ánh nắng, không chịu rét.

4. Cây móng bò

Cây móng bò tím còn có tên gọi khác là cây hoàng hậu với chiều cao trung bình từ 2-6m, có tán lá rộng và thưa. Lá cây màu xanh, nhẵn bóng, to, có hình tim ở gốc. Hoa có dạng chùm, thưa, màu tím hoặc tím phớt hồng…

Cây móng bò sọc còn được gọi là cây hoa ban. Loại cây này có màu hoa đa dạng, phong phú từ màu trắng, trắng hồng, tím, tím hồng… Cánh hoa có những đường sọc rõ nét. Quả lớn, thuôn đều, hạt dẹt…

Đây là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, thích hợp trồng ở khu đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Nếu trồng cây, bạn cần phải chăm sóc kĩ và bổ sung dinh dưỡng cho cây sau khi cây ra hoa.

5. Cây lộc vừng – Cây bóng mát có tán rộng

Dù là bất kì thời điểm nào trong năm, các loại cây cho bóng mát cũng luôn là người bạn đồng hành tốt và hữu ích cho môi trường sống

Chọn cây xanh bóng mát để trồng thì không thể không nhắc đến Lộc vừng.

Cây lộc vừng là loại cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, môi trường trồng cây cũng như cách chăm sóc thì có thể nhanh hơn nữa. Nếu bạn trồng trong vườn nhà rộng thì cây có thể có đường kính lớn hơn 40cm. Còn nếu bạn trồng trong chậu cảnh trước cửa nhà, đường kính của thân sẽ từ khoảng 35-40cm.

Đây là loại cây mang ý nghĩa phong thủy rất lớn. Đa phần lộc vừng được trồng làm cây cảnh trong nhà bởi kiểu dáng đẹp, lạ mắt. Hoặc nếu gia đình bạn yêu thích sự tôn nghiệm thì đây chính là loại cây phù hợp.

Hoa của cây lộc vừng hay mọc theo chùm thẳng, dài màu trắng hoặc màu đỏ với những sợi tua rủ xuống. Theo ý nghĩa phong thủy, lộc vừng là loại cây mang lại nhiều may mắn, đem tài lộc lớn cho gia chủ.

6. Cây me tây

Cây me tây là loại cây có những đặc điểm khá rõ ràng và riêng biệt nên bạn có thể nhận ra chúng một cách dễ dàng. Cụ thể:

Cây me tây được ưa chuộng sử dụng trong những gia đình có khuôn viên vườn rộng, vừa có bóng mát lại vừa tạo cảnh đẹp cho nhà mình.

7. Cây bàng đài loan

Chiều cao trung bình 15-25m, thậm chí một số cây có thể cao đến 50m trong điều kiện đặc biệt.

Tán lá xòe rộng; đường kính thân cây lớn.

Lá cây thuộc dạng lá kép lông chim, 1 nhánh gồm các lá nhỏ có hình thuôn bầu dục, mọc xen kẽ hoặc song song dọc theo nhánh chính.

Hoa có màu tím nhạt hoặc màu hồng; khi hoa nở bung sẽ có mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng.

Cây bàng đài loan là một loại cây thân gỗ, có nhiều cành nhánh tạo nên những vòng ngang với tán nhiều tầng. Cây thuộc vào các loại cây bóng mát trong vườn và trồng trước nhà vừa để trang trí lại vừa mang lại nhiều tác dụng. Bởi cây có hình dáng đẹp, dễ trồng, dễ chăm sóc, ít rụng quả nên tránh ô nhiễm môi trường.

8. Cây hoàng nam – Cây xanh bóng mát đẹp

Cây hoàng nam hay còn được gọi là cây huyền diệp, thuộc loại cây thân gỗ có thể cao đến 10m. Cây có đặc điểm nổi bật như:

Lá màu xanh đậm, nhẵn bóng, không có răng cưa; hình trái xoan và phần cuối lá thuôn dài.

Lá đơn thường hay học ở phía đầu cành.

Cây ra ít hoa, có thì hoa sẽ kết thành bông mọc thẳng đứng với chiều dài khoảng 5cm. Hoa có màu trắng hơi xanh và rất nhỏ, nhìn qua rất giống với hoa nhãn.

Quả có hình oval, khi còn non quả màu xanh, chuyển sang màu vàng cam khi quả chính, trong có hạt.

Cùng với hình dáng độc đáo, tạo nên khung cảnh vô cùng lãng mạn, chắc chắn sẽ giúp ngôi nhà của bạn thêm sinh động hơn rất nhiều.

9. Cây Osaka hoa vàng

Cây muồng hoàng yến là tên gọi khác của loại cây này, cây ra hoa khoảng từ tháng 5 – tháng 7, vào thời điểm này bạn sẽ được đắm chìm trong một màu sắc vàng óng ảnh, nó làm bừng sáng cả không gian.

Thân cây thẳng, tán lá hẹp dạng hình tháp. Thân cây được bao phủ bởi 1 lớp lá xanh rậm rạp như vỏ cây lại có màu đen trơn. Dáng cây cao, trông rất hiên ngang và kiêu hãnh.

Lá cây có màu xanh bóng, rìa lá hơi lượn sóng, lá có dạng thuôn dài mềm mại, mọc dày đặc che kín thân cây.

Các cành nhánh của cây đều mọc chếch về phía gốc, lá cũng rủ theo như hướng đó nên trông cây giống như 1 cây cột màu xanh rất bắt mắt.

Hoa có màu xanh xám, mọc theo chùm, mỗi bông hoa lại có 4 cánh màu trắng, 4 đài màu xanh. Hoa nở vào khoảng tháng 12-1 mỗi năm, hương thơm dịu nhẹ thu hút.

Quả mọc theo chùm, có chùm có thể lên đến vài chục quả, khi quả gần chín sẽ chuyển sang màu tím đậm, màu đen hoặc màu hồng.

Mặc dù cây không quá cao nhưng cũng đủ để trở thành một cây lấy bóng mát giúp cho ngôi nhà của bạn được bảo vệ mà vẫn đẹp lung linh.

Ưu điểm của cây Osaka này là tốc độ sinh trưởng và phát triển khá nhanh, không giống như những cây thân gỗ thông thường, bạn chỉ cần trồng và chăm sóc trong khoảng thời gian ngắn là có thể thưởng thức sắc hoa của nó rồi đấy. Hoa nở thành từng chùm và rủ xuống dưới tạo nên sự mềm mại, óng ả.

Là cây thường trồng ở công viên.

10. Trồng cây cau cảnh lấy bóng mát

Cây cau cảnh là loại cây có thân thẳng và lá mọc nhiều ở phía trên, lá dài, có màu xanh, khi trồng lâu cây sẽ cho quả. Người ta quan niệm nếu như cây cau trồng cho càng nhiều quả thì nhà bạn sẽ càng thịnh vượng, luôn gặp may mắn.

Chính vì thế mà hiện nay, cây cau cảnh cũng trở thành một loại cây cho bóng mát được yêu thích để trồng trước nhà. Trồng cau cảnh trước nhà vừa giúp che chắn được ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào nhà mà vẫn giúp ngôi nhà đón được làn gió tự nhiên.

Đặc biệt cây gần như không rụng lá, tươi tốt quanh năm nên luôn có hình dáng đẹp, bạn lại không cần mất nhiều thời gian chăm sóc.

11. Cây đa búp đỏ

Trước đây người ta thường quan niệm cây đa chỉ trồng ở đình, chùa, miếu, phủ chứ mấy ai trồng trong nhà. Tuy nhiên bạn cần biết cây đa là biểu tượng tâm linh nó sẽ giúp mang đến may mắn nếu như bạn thực sự thích hợp, đồng thời cũng là loại cây thanh lọc không khí cực tốt nữa.

Chính vì thế mà cây đa búp đỏ đang được lựa chọn là cây trồng bóng mát trước nhà. Ưu điểm nổi bật của loại cây này chính là:

12. Cây sang – Cây che bóng mát

Cây sang hay còn gọi là cây sang giàu. Cây thường mọc tự nhiên ở vùng rừng núi Quảng Nam, Việt Nam. là cây gỗ có chiều cao đến 15m, đường kính 25cm.

Hoa và quả năm cánh hình sao màu đỏ thắm sang trọng. Khi chín quả tách lộ các chuỗi hạt đen tuyền tương phản làm tăng vẻ đẹp sang trọng quý phái của cây.

Những năm gần đây cây sang được ưa chuộng, trồng tạo cảnh quan xanh tại các sân vườn biệt thự, khu đô thị, đường phố ở Hà Nội; ngoài vì vẻ đẹp còn là vì ý nghĩa của chúng.

Người ta trồng cây sang với ý nghĩa nó đem lại sự giàu sang, phú quý cho gia chủ đúng như chính cái tên của nó.

Cây sang có lá xanh quanh năm. Tán rộng, đều và đẹp. Cây cũng rất dễ trồng. Gần như không thể tìm thấy nhược điểm nào của cây nói rằng ta không nên trồng chúng. Thường được trồng làm cây xanh đô thị.

Cây có sức dẻo dai đại diện cho sự trường tồn, là biểu tượng của quyền lực, tâm linh của con người.

Cây trong phong thủy còn mang đến sự bình an, tạo sự che chở cho mỗi thành viên trong gia đình khiến cho bạn yên tâm hơn.

Với thân cao và tán rộng sau khi trưởng thành, cây đa búp đỏ chính là sự lựa chọn lý tưởng để che chắn cho ngôi nhà của bạn thêm mát mẻ hơn trong những ngày hè nóng nực.

Những chiếc lá đa có phiến rộng sẽ tăng khả năng hút khói thuốc, lọc khí độc hại trong không khí, hút khói bụi… trả lại bầu không khí trong lành, mát mẻ hơn.

12. Cây sen đất

Cây sen đất ( 3) hay cây mộc lan lạnh là một loại cây trồng bóng mát có hoa thơm và thơm hơn sen nước. Là loại cây thân gỗ sống lâu năm và ít rụng lá, cây sen đất trở thành loại cây độc, lạ được trồng lấy bóng mát sân vườn biệt thự. Hình dáng hoa từ khi còn là nụ đến khi nở hoa đều giống sen nước.

Phía trên mặt lá có màu xanh bóng, mặt dưới lá có lớp lông mỏng màu vàng gỉ sắt lạ mắt độc đáo, cây phát triển tốt và xanh tốt quanh năm. Trồng cây sen đất trước nhà sẽ vừa mang lại bóng mát cho không gian nhà, vừa tô điểm, làm đẹp, vừa mang đến hương thơm mát dịu ngọt.

14. Cây tử đinh hương

Cây tử đinh hương là loại cây thân gỗ lấy bóng mát cao lớn, nhiều cành nhánh và sống lâu năm, chiều cao khoảng từ 2 – 10m.

Tuy nhiên, kích thước của chúng nhỏ hơn chút, bằng chiếc bát ăn cơm mà chúng ta thường dùng. Hoa có màu trắng tinh khôi, 9-10 cánh dày xòe rộng để lộ đài nhụy hoa ở giữa.

Cây ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6 âm lịch, hoa đơm trĩu cành, hoa nở lâu tàn thường kéo dài được 1 tuần, hương thơm mát dịu, thơm hơn rất nhiều so với hoa sen nước.

Bởi hương thơm được lưu lại khá lâu ngay cả khi hoa đã khô, nên chúng thường được dùng để ướp trà giúp thư giãn tinh thần.

Lá sen đất có hình bầu dục, thuôn dài và khá to.

Ở đất nước nhiệt đới như nước ta, cây ra hoa vào dịp giáp tết và kéo dài đến ngoài tết. Hứa hẹn là một loại hoa chơi tết đẹp rất riêng cho gia chủ.

Tử đinh hương được trồng trong sân vườn biệt thự, trước cửa nhà vừa lấy bóng mát, đem đến không khí trong lành, vừa mang đến vẻ đẹp kiêu sa thu hút cùng hương thơm nồng nàn dễ chịu.

Đây là loại cây cảnh quý với giá rất cao.

Vườn Ươm Số 1 chuyên cây lộc vừng,… cung cấp một lượng lớn lộc vừng cho toàn miền nam

Cây có lá hình tim duyên dáng màu xanh ngọc tuyệt đẹp, lá non có màu tím đỏ của lộc non đầy sức sống.

Mặt trong của lá nổi vân. Hoa tử đinh hương mọc thành chùm chen chúc với tông màu tím bắt mắt.

Màu tím của hoa tử đinh hương có đậm, có nhạt, có mặn mà thướt tha, có mỏng manh trong sáng.

Địa chỉ: Tổ 7, Ấp Bàu Chiên, Xã Tân Lâm, Huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu.

SĐT: 090 377 39 93

Email: vuonuomsomot@gmail.com

Thâm Canh Cây Ba Kích Dưới Tán Rừng

Bộ rễ, củ của cây ba kích sau hơn 2 năm trồng dưới tán rừng tại xã Tân Thành (Hàm Yên).

Dự án đã lựa chọn một số hộ dân đủ điều kiện tham gia, đồng thời mở lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật và tập huấn cho 150 lượt người dân tại các huyện Hàm Yên, Yên Sơn, Chiêm Hóa về kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, bảo quản nguyên liệu, dược liệu.

Tháng 4 – 2013, nhóm nghiên cứu dự án đã xây dựng mô hình vườn giống ba kích thực hành tại xã Chân Sơn (Yên Sơn) với diện tích 0,3 ha. Nhóm lựa chọn tiếp 3 hộ gia đình tại các xã: Hà Lang (Chiêm Hóa); Tân Thành (Hàm Yên); Tứ Quận (Yên Sơn) tham gia thực hiện dự án với tổng diện tích trồng 3 ha dưới tán rừng.

Sau 3 năm thực hiện dự án, theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ba kích, kết quả đạt được của mô hình cho thấy phương thức trồng dưới tán rừng giai đoạn đầu cây sinh trưởng phát triển tốt, nhưng từ năm thứ 2 trở đi cây phát triển chậm hơn. Về củ của cây ba kích, đến năm thứ 3 sự hình thành củ tăng mạnh cả về số lượng và kích thước củ. Trung bình đạt 16 củ/gốc. Dự kiến, sau 5 năm cây ba kích cho thu hoạch trừ chi phí các hộ gia đình thu lãi được từ 30 – 50 triệu đồng/ha/năm.

Tuy nhiên qua theo dõi cho thấy mô hình tại xã Tân Thành (Hàm Yên), cây được trồng dưới tán rừng thứ sinh (tự nhiên) nên cho số lượng củ/gốc cao hơn (18 củ). Theo dõi tại mô hình vườn giống, các chỉ tiêu về tỷ lệ sống, sinh trưởng chiều cao, đường kính cổ rễ không chênh lệch nhiều so với trồng thâm canh, phát triển trội hơn nhưng không đáng kể. Tuy nhiên khi tiến hành theo dõi khả năng cấp hom kết quả cho thấy, sau trồng 30 tháng, trung bình mỗi cây có trên 8 chồi, dự kiến có thể cung cấp được 15 hom/cây/lứa. Nếu chăm sóc tốt thì cứ 20 – 25 ngày sẽ cho cắt hom 1 lần, một năm thu hoạch được 9 – 10 lứa. Với tỷ lệ sống sau 3 năm đạt 87% như hiện nay thì tổng số hom trung bình trong1năm đạt xấp xỉ 100.000 – 200.000 hom.

Theo ý kiến của các hộ nông dân thực hiện dự án, ba kích là cây trồng hiệu quả, dễ làm, trong quá trình trồng không phát hiện cây bị nhiễm bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và phương thức canh tác trên địa bàn. Mô hình đã làm thay đổi nhận thức của người nông dân, tìm ra cây trồng phù hợp giúp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước thay đổi tập quán canh tác từ sản xuất tự phát sang trồng tập trung thành vùng sản xuất hàng hóa.

Chị Lý Thị Mức, chủ nhiệm dự án cho biết: Thành công của mô hình bước đầu đã nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen cho người nông dân về nhân giống, trồng các cây lâm sản ngoài gỗ nói chung và cây ba kích nói riêng, từng bước góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình, giải quyết việc làm… Dự án góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, giữ nguồn nước, chống xói mòn, nâng cao thu nhập cho các hộ tham gia thực hiện dự án.

Nhân Rộng Mô Hình Trồng Cây Bonsai Ăn Quả

Cây cảnh bonsai nói chung, bonsai ăn quả nói riêng ngày càng được thị trường ưa chuộng; thu hút nhiều người tham gia sản xuất, kinh doanh tạo việc làm ổn định, là nguồn thu nhập cao cho nhiều người dân.

Tại nhà vườn của gia đình, anh Bùi Như Công ở xóm Mỹ Tiến 1, xã Nam Phong (thành phố Nam Định) đang phát triển loại bonsai khá độc đáo từ cây đu đủ. Anh Công cho biết: Đây là năm đầu tiên tôi làm những chậu bonsai đu đủ vì nắm bắt được thị hiếu chơi cây cảnh độc, lạ của một bộ phận khách hàng với quan niệm đu đủ thể hiện cuộc sống đủ đầy, bền vững. Chính vì thế, đu đủ bonsai được chọn về để trong nhà hoặc làm quà biếu trong dịp lễ, tết. Theo nhận định, đu đủ bonsai là loại cây cảnh đắt giá dịp tết, nhu cầu thị trường lớn. Tuy nhiên, không dễ để chăm sóc được chậu đu đủ bonsai độc đáo, kết hoa, sai quả và chín đúng dịp bởi sự công phu, kỹ lưỡng từ khâu chọn giống, gieo hạt đến chăm sóc, uốn thế. Mỗi cây đu đủ bonsai được uốn tỉa rất kỳ công; quan trọng nhất là chọn giống và uốn tỉa tạo dáng. Ngoài ra, để cây đu đủ bonsai có thể phát triển tốt trong chậu, nhiều quả và to tròn, cần trồng bằng loại đất thịt ải hoặc đất mới chưa qua gieo trồng bất cứ loại cây nào. Đây là khâu kỹ thuật có ý nghĩa quyết định tỷ lệ sống còn của cây đu đủ trên chậu cảnh. Với loại đu đủ bonsai, sương muối là mối nguy hiểm gây hại, có thể khiến cây bị xoăn lá, teo quả. Đu đủ bonsai cần những biện pháp chăm sóc đặc biệt, tưới nước, phân bón vừa đủ để cho cây vừa đủ độ ẩm, vừa giữ quả và lá xanh đều, đẹp, bắt mắt. Mỗi cây đu đủ bonsai được đánh giá đẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như dáng thế, lá xanh tốt, không bị táp, rũ lá; đặc biệt mỗi cây phải có đầy đủ quả to, quả nhỏ, hoa và lộc thể hiện sự phát triển với ý nghĩa sung túc, đủ đầy. Mỗi cây từ lúc trong bầu đưa lên chậu đến khi có giá trị làm cảnh cần khoảng 7 tháng đến 1 năm chăm sóc. Vì vậy, thời điểm trồng đu đủ bonsai tốt nhất bắt đầu từ cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch để kịp đưa ra thị trường vào đúng dịp tết. Gia đình anh Công hiện có 2 vườn đu đủ bonsai với 150 chậu; nếu thời tiết thuận lợi đến cuối năm, cây không bị sâu bệnh hư hỏng nhiều, gia đình anh ước tính thu lợi từ vài triệu đến chục triệu đồng/cây. Đặc biệt trong vườn nhà anh có khoảng hơn 10 cây đã có khách mua buôn đặt hàng với dáng độc lạ, có giá gần 30 triệu đồng.

Mô hình sản xuất cây đu đủ bonsai của gia đình anh Bùi Như Công ở xóm Mỹ Tiến 1, xã Nam Phong (thành phố Nam Định).

Ông Nguyễn Đăng Ninh, một trong những nghệ nhân sinh vật cảnh đầu tiên của xã Nam Toàn phát triển hướng trồng cây ăn quả trên chậu. Hiện gia đình ông có hàng trăm cây bưởi Diễn, bưởi đỏ, bưởi da xanh, cây phật thủ trồng trên chậu đáp ứng nhu cầu chơi tết của khách hàng. Ông Ninh cho biết, mỗi cây bưởi có giá từ 3 đến 20 triệu đồng, cây phật thủ có giá 1-1,5 triệu đồng được khách hàng ở các tỉnh, thành phố phía Bắc rất ưa chuộng. Ngoài trồng bưởi, phật thủ, ông còn trồng 450 cây chanh tứ quý Thái Lan cho năng suất 5-6 tạ quả/cây/năm cũng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Từ trồng cây ăn quả trong chậu, tổng doanh thu mỗi năm của ông Ninh đạt 3-4 tỷ đồng. Từ mô hình trồng cây ăn quả trên chậu của ông Ninh, nhiều hội viên trong Hội Sinh vật cảnh xã cũng đang học tập, làm theo. Ông Hoàng Văn Hà, ở xóm 7 cũng chuyển dần diện tích trồng quất truyền thống sang trồng quất bonsai. Những chậu quất cảnh có dáng đẹp, thế độc phải mất khoảng 2 năm chăm sóc, uốn tỉa. Ông lựa chọn trong vườn quất cảnh những cây phôi, quy hoạch thành vườn riêng để phát triển dòng bonsai. Giai đoạn khó khăn, cần nhiều thời gian nhất cho quất bonsai là tạo dáng trước khi cây được đưa vào chậu. Để giữ dáng cây, ông thường xuyên uốn, cắt, tỉa cành, sửa tán tạo thế cây theo kiểu long, trực, huyền, hoành… Những lứa đầu, cây ra hoa và quả non, ông Hà vặt bỏ hết hoa, quả để các chất dinh dưỡng tập trung nuôi thân và cành. Tất cả các công đoạn chăm sóc đều đòi hỏi kỹ thuật, phải nghiêm ngặt tuân thủ theo đúng chu kỳ, liều lượng để xử lý sâu bệnh; bón phân hữu cơ cung cấp đủ dưỡng chất nuôi cây, duy trì được mã quả đẹp, da bóng, căng vàng. Tầm tháng 4 âm lịch, những cây quất bonsai được tuyển chọn đưa vào chậu. Để giữ cho cây sinh trưởng, phát triển ra hoa, quả đúng tết trong chậu là điều tương đối khó. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trồng quất cảnh, dưới bàn tay của ông Hà, mỗi cây quất bonsai là một tác phẩm nghệ thuật, được cắt tỉa theo nhiều tên gọi, các thế khác nhau. Một cây quất bonsai đẹp phải hội tụ đủ các yếu tố: dáng đẹp tự nhiên, không bị bó buộc cũng không bị gò bó theo khuôn mẫu, lá xanh, lộc hoa, quả vàng, quả ương, quả xanh, quả non. Đến nay, ông đã phát triển được hơn 100 chậu quất bonsai chuẩn bị đưa ra thị trường vào dịp cuối năm nay. Với mức giá trung bình từ 2-3 triệu đồng/chậu, trừ chi phí, ông thu lợi từ 100-150 triệu đồng/năm. Khách hàng của gia đình ông Hà đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hà Nội, Ninh Bình, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Dương. Ngoài ra, có một số nhà vườn tại các xã Nam Phong, Nam Toàn, Điền Xá… năm đầu tiên thử nghiệm sản xuất quất bonsai ghép lũa độc đáo và đẹp mắt. Gỗ lũa là phần lõi ở gốc của các cây cổ thụ khô sau khi bị chết, có đặc điểm rất cứng và không bị mối mọt xâm hại. Cây quất được trồng ghép với gỗ lũa có độ tuổi từ 2 tới 5 năm, có chiều cao dưới 1m, vừa đủ để tạo dáng cùng với gỗ. Quất được chọn ghép, tạo dáng từ đầu năm dương lịch. Khác với các loại cây cảnh nghệ thuật ghép lũa thông thường, cành quất ghép lũa được buộc bằng những dây thép nhỏ bám sát vào gỗ, phụ thuộc vào dáng gỗ và chủ đích của người làm. Dự kiến vào dịp tết, mỗi cây quất ghép gỗ lũa sẽ có giá dao động từ 5-10 triệu đồng; những cây dáng độc lạ đặc biệt giá sẽ cao hơn.

Với sự nhanh nhạy nắm bắt thị trường và thị hiếu của khách hàng, nhiều nhà vườn sản xuất, kinh doanh bonsai nói chung và bonsai ăn quả nói riêng đã phát triển đa dạng, phong phú về chủng loại, mở ra hướng sản xuất mới cho người dân các địa phương; trở thành mô hình kinh tế đúng hướng, mang lại nguồn thu nhập cao cho nhiều người dân, nhà vườn cây cảnh nghệ thuật trong tỉnh./.

Kỹ Thuật Cắt Tỉa,Tạo Tán Cho Cây Ổi Đài Loan

Kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cho cây ổi Đài Loan:

Ở bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ với bà con kỹ thuật cắt tỉa, tạo tán cho cây ổi bởi đây là khâu quan trọng giúp cho cây có bộ khung vững chắc, tạo ra nhiều cành, nhánh hữu hiệu, tạo không gian mở giúp cho cây phát triển tối ưu.

Việc cắt tỉa bớt các cành vô hiệu, cành sâu bệnh sẽ tạo cho vườn cây thông thoáng giúp nhà vườn dễ chăm sóc, thu hoạch, hạn chế được sâu bệnh hại. Thông qua tạo hình, tỉa tán sẽ khống chế đượ

c chiều cao, đường kính tán và mật độ phù hợp để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Đặc biệt, việc cắt tỉa giúp điều chỉnh được thời vụ thu hoạch, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Việc cắt và tỉa cành nên thực hiện sau khi thu hoạch trái và trước khi bón phân cho cây ổi.

Định hình tán cây:

Ổi thuộc loại cây có chiều cao trung bình, cây tự nhiên có chiều cao từ 5-10m, cây có thể phân nhiều cành. Cây ổi ra hoa quả ở cành non, khi đốn tỉa, cành non ra nhiều, có thể chọn vị trí cho ra hoa, quả. Nếu không đốn tỉa, thân chính mọc thẳng, các cành bên không phát triển, ổi cho ít quả. Vì vậy, để cây ổi cho quả tốt và thuận tiện cho thu hái quả về sau thì cần cắt tỉa tạo hình, tạo tán và khống chế chiều cao cây phù hợp. Chiều cao cây 3-4 năm tuổi nên khoảng 1,5m; 5-6 năm tuổi cao 1,6-1,7m và 7-8 năm tuổi cao 2m. Có nhiều kiểu tạo tán cho cây ổi song nên tạo tán hình chữ Y.

Tỉa cành:

Nên tỉa những cành như: cành vượt mọc đứng, bên trong tán; cành ốm yếu, bị sâu bệnh; cành khô; cành mọc quá gần mặt đất; cành mọc đan chéo nhau; cành già không còn khả năng cho quả; cành ở ngoài tán…

Mức độ tỉa cành tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng, tuổi cây và mùa vụ để quyết định đốn đau hay cắt nhẹ. Cụ thể như sau:

+ Cắt tỉa tạo hình giai đoạn kiến thiết cơ bản:

Khi cây cao 45 – 60 cm, có trên 10 tầng lá (hoặc 10 cặp lá) thì ngắt ngọn để cây phát triển cành cấp 1. Mỗi cây tạo 3 – 4 cành cấp 1 phát triển đều theo các hướng. Khi cành cấp 1 dài 45 – 60 cm, tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Từ mỗi cành cấp 1 để 2 – 3 cành cấp 2. Tương tự, từ mỗi cành cấp 2 tạo 2-3 cành cấp 3. Từ cành cấp 3 trở đi không khống chế số lượng cành, tuy nhiên cần cắt tỉa để loại bỏ cành sâu bệnh, cành tăm, cành mọc vào trong, mọc giao nhau, mọc hướng thắng đứng lên, rủ xuống đất hoặc cành quá dày…

+ Cắt tỉa tạo hình thời kỳ kinh doanh:

Ổi có thể ra hoa trái quanh năm, tuy nhiên để có sản lượng tập trung vào thời điểm nhất định, hạn chế sâu bệnh phá hại cũng như bán được giá cao, ổi được xử lý ra hoa đồng loạt. Trong điều kiện bình thường, hoa ổi nở vào tháng 3 – 4 và cho thu hoạch vào tháng 6 – 7. Tuy nhiên thời điểm này chất lượng quả ổi Đài Loan kém, quả có vị chua do thời tiết bị mưa nhiều, giá thấp do cùng mùa thu hoạch với các loại hoa quả khác. Để nâng cao hiệu quả sản xuất cần điều chỉnh thời vụ thu hoạch để nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Thời điểm điều chỉnh thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 3, tháng 4 năm sau.

Với các vườn cây đã tạo được bộ khung tán ổn định, sau khi thu hoạch hết loạt quả chín vào tháng 2-3 dương lịch (Tết Nguyên đán) cần tiến hành cắt tỉa sớm để loại bỏ hoa, quả ra đợt tháng 3 – 4 (có thể để quả với số lượng vừa phải để rải vụ thu hoạch). Vị trí cành tỉa cách vị trí năm trước 1-2 cặp lá. Thông thường sau cắt 10-15 ngày, cây bắt đầu nảy mầm mới, sau khoảng 1,5 – 2 tháng cây phân hóa hoa (ra nụ) và cho thu hoạch sau 5-5,5 tháng (tính từ thời điểm cắt cành).

Trường hợp sau cắt tỉa, những cành mới có hướng thẳng đứng, các cành sau khi lộc già chưa phân hóa hoa thì dùng kéo bấm bỏ phần ngọn, chỉ để 3-5 cặp lá kép để kích thích ra hoa loạt tiếp theo và khống chế chiều cao cây.

Đối với cành đã ra hoa, tạo quả, sau khi lá phát triển thành thục, quả đã đạt kích cỡ để bọc (đường kính 2,5- 3 cm), tiến hành ngắt bỏ phần ngọn, chỉ để lại 2-3 cặp lá kép từ vị trí để quả. Việc cắt tỉa được tiến hành liên tục khoảng 15 ngày/lần.

Với kỹ thuật trên có thể tạo ra hoa, quả liên tục, giúp cây phát triển khỏe hơn do không phải nuôi dưỡng nhiều thân lá, quả trong cùng một thời điểm.

Lưu ý:

– Không được để cây có hai cành chính đối xứng để tránh hiện tượng nứt đôi thân khi cây trưởng thành.

– Thường xuyên phát hiện chồi vượt, chồi mọc đâm xuyên vào phần giữa cây và cắt bỏ để không gây cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng của cây.

– Những hoa và quả nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng quả nên cần được tỉa bỏ thường xuyên. Với những cụm hoa mọc đôi nên giữ lại một hoa. Trường hợp hoa mọc ba nên giữ lại hoa nằm ở giữa và chỉ nên giữ lại 2 – 4 hoa trên 1 cành mang quả.

– Sau khi đậu quả nên tỉa bỏ những quả nhỏ, quả mọc sát nhau, chỉ nên giữ lại 1-2 quả tốt nhất. Trong 10 tháng đầu tiên sau trồng cần tỉa bỏ nụ và quả ra lứa đầu tiên.

– Sau khi thu hoạch cần tiến hành cắt tỉa những cành tăm, cành la, cành vượt, cành mọc quá cao, cành sâu bệnh, cành mọc ở dưới tán không cho quả hoặc quả nhỏ. Sau 1 năm thu hoạch tiến hành cắt tỉa cây về vị trí của năm trước (cách 1-2 cặp lá so với năm trước), sau 3 – 4 năm tiến hành đốn đau để trẻ hóa cây 1 lần.

– Sau khi cắt cành xong cần kiểm tra, gọt nhẵn vết cắt. Chú ý: quét sơn, vôi hoặc một loại thuốc trừ nấm cho vết cắt có đường kính trên 1cm hoặc có thể dùng băng keo nilon cuốn vết cắt cành lại cho nước và sâu bệnh không tấn công vào vết thương.

– Không tiến hành cắt tỉa trong những ngày thời tiết mưa, ẩm độ cao, dễ gây nấm bệnh xâm nhiễm vào các vết cắt.