Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cây Cảnh Ở Đà Lạt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

“Soái Ca” Hoa Lan Ở Đà Lạt

Tuổi đời còn rất trẻ (33 tuổi), nhưng Phan Thanh Sang không chỉ sở hữu hàng nghìn chủng loại hoa lan, là “cha đẻ” của hàng trăm loại hoa lan, mà còn nổi tiếng với vốn kinh nghiệm chăm sóc phong lan…

Khởi nghiệp từ một giò hoa Catlleya

Trong cái se lạnh của Đà Lạt, chúng tôi tìm đến nhà anh Phan Thanh Sang (ở phường 9, TP.Đà Lạt) – một tỷ phú trẻ tiêu biểu của tỉnh Lâm Đồng. Khác với biệt danh “Sang còi” như mọi người thường gọi, vẻ bề ngoài của Thanh Sang khá chững chạc. Mới 33 nhưng Sang đã là ông chủ của một cơ ngơi trồng và kinh doanh hoa lan lớn, có uy tín và thương hiệu tại thành phố Đà Lạt.

Khi chúng tôi đến nhà, “Sang còi” đang loay hoay sắp xếp lại những giò lan để tiện giới thiệu cho khách du lịch đến tham quan, chiêm ngưỡng. Xếp vội lại giò lan Catlleya đang bung hoa, “Sang còi” kể, mối duyên khiến mình đến với hoa phong lan là từ loài hoa Catlleya này. Rồi câu chuyện về “mối tình đầu” của chàng tỉ phú trẻ thành phố mù sương với hoa phong lan cũng hé mở với những mộng mơ và cả những tiếc nuối…

Là người con của xứ hoa Đà Lạt, từ nhỏ, chàng trai Phan Thanh Sang đã “si tình” với các loài hoa, trong đó phong lan là loài hoa mà Sang đã… “yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên”. Sang kể, năm lớp 9, Sang được bạn của một người bạn học tặng một giò lan Cattleya. Sau một thời gian chăm sóc, giò hoa bung nở những bông hoa rất đẹp mang mùi hương ngây ngất. “Lúc đó, sau giờ học căng thẳng, mình lại ngây ngẩn bên giò hoa, nhìn những cánh hoa sặc sỡ, ngây ngất mùi hương dìu dịu khiến đầu óc thoải mái lắm, thế nhưng…”, Sang nói, rồi trầm ngâm như nhớ lại thời gian đầu tiên mình trồng thành công loài hoa phong lan, hoặc cũng là tiếc nuối. Bởi, dù rất yêu hoa, nhưng vì thiếu tiền mua sách vở, cậu học trò đành mang giò lan ra chợ Đà Lạt bán được 90.000 đồng.”Đó là số tiền khá lớn đối với mình lúc bấy giờ. Nhưng hơn hết, đó lại là động lực thôi thúc mình phải trồng hoa lan, vừa để thỏa mãn niềm đam mê, vừa có thể kiếm tiền”- Sang nhớ lại.

Câu chuyện chốc chốc lại ngắt quãng khi có những khách du lịch trong nước lẫn nước ngoài đến thăm, cất tiếng hỏi về những đặc tính sinh trưởng, việc chăm sóc những loài hoa lan… Sang “còi” lại cáo lỗi để đứng lên trực tiếp chia sẻ cho những du khách quan tâm.

Bên tách trà thơm, ngắm nhìn giàn hoa lan khoe hương sắc, tôi chợt hỏi, chơi phong lan có khó không? Sang bảo, chơi lan khó mà không khó, quan trọng nhất là niềm đam mê. Nhưng nếu chỉ đam mê thôi không đủ. Để loài hoa thanh cao này ra hoa, nở lâu, phải hiểu được đặc tính của nó, rồi chiều chuộng, chăm sóc nó như chăm sóc một cô gái… đỏng đảnh. “Có khi mình chăm nó còn hơn… chăm vợ nhưng cũng may bà xã mình thông cảm bởi phong lan là tình yêu của cả 2 vợ chồng, là “ông tơ” đã gắn kết 2 vợ chồng mình đến với nhau…” – Sang cười.

Tạo mùi hương mới cho phong lan

Sau khi tốt nghiệp, với số tiền ít ỏi tích góp được từ vườn lan và vay mượn thêm bạn bè, người thân, Sang “còi” quyết định “làm ăn lớn” khi đầu tư phòng thí nghiệm hết 200 triệu đồng, với đầy đủ thiết bị kỹ thuật phục vụ việc nghiên cứu và lai tạo giống. Nhờ vốn kiến thức sẵn có cùng với sự sáng tạo của mình, Sang không chỉ tự sản xuất giống lan bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào (in vitro) để tiết giảm chi phí mà anh còn lai tạo ra nhiều giống lan hoàn toàn mới, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của Đà Lạt như: Lan hài, lan hoàng thảo, lan vũ nữ, lan hồ điệp… và một số giống phong lan rừng đặc trưng tại Việt Nam.

Đặc biệt, không vừa lòng với việc chỉ kinh doanh giống lan sẵn có, Sang “còi” còn mua một số giống lan ở nước ngoài về trồng, rồi mày mò tự nhân giống mới phù hợp với khí hậu Đà Lạt. Lạc vào vườn lan của Sang “còi”, nhiều du khách và cả dân chơi phong lan cũng không thể tưởng tượng được là nhiều loại phong lan không chỉ đẹp mà còn có các mùi hương như hương bưởi, dừa, gừng… thậm chí có loại lan vũ nữ nâu lại có mùi… chocolate. “Để tạo ra những loại lan có hương mới, mình dùng cây có mùi thơm khác nhau cho lai tạo, mang đặc tính của cả cây bố và mẹ. Cây nào có mùi thơm đặc biệt thì dùng phương pháp tự thụ để giữ nguyên đặc tính ban đầu…” -Sang cười và bật mí sơ lược về cách tạo mùi hương mới cho phong lan.

Khi được hỏi trong vườn có bao nhiêu chủng loại lan, đã lai tạo ra bao nhiêu giống mới? Sang gãi đầu, thật thà bảo cũng chẳng nhớ được bao nhiêu loại. Chỉ tính đại khái rằng trong vườn có khoảng chục giống lan chủ lực. Mỗi giống chủ lực lại có từ 20 đến 80 cặp lai, trong mỗi cặp lai lại tạo ra nhiều giống mới nên số lượng rất nhiều… Đó là chưa kể trong vườn nhà anh cũng có hàng loạt giống như lan hài và nhiều loại phong lan rừng quý hiếm có tên trong Sách đỏ.

Được biết, khi chất lượng hoa lan mang thương hiệu Sang “còi” đã được thị trường ghi nhận và đánh giá cao, anh Sang quyết định xây dựng thương hiệu mới – YSA Orchid. Theo giải thích của Sang, đây là cái tên kết hợp của tên anh, tên vợ anh là Yến và Orchid là hoa phong lan. Đến nay, sau hơn 10 năm, thương hiệu hoa lan Đà Lạt YSA Orchid đã có 3 khu trang trại với tổng diện tích hơn 10ha, trồng các loại hoa phù hợp với từng loại khí hậu khác nhau như: Tại TP.Đà Lạt trồng các loại địa lan; tại xã Đại Ròn, huyện Đơn Dương trồng lan hồ điệp và trang trại tại huyện miền núi Ninh Sơn (Ninh Thuận) với diện tích hơn 5ha trồng các giống hoa lan của xứ nóng. Đồng thời với việc mở các trang trại trồng lan, anh đã tạo việc làm cho khoảng 40 lao động là người dân tộc thiểu số tại các địa phương.

Hiện nay, hoa từ trang trại YSA Orchid đã có mặt trên toàn quốc và xuất khẩu ra nhiều thị trường nước ngoài, mang về doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm cho anh.

Quốc Hải / Báo Dân Việt

Nghề Làm Đẹp Cho Hoa Ở Đà Lạt

.

Khi nói đến xứ sở sương mù Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) ai cũng ấn tượng về nơi có ngàn hoa khoe sắc. Thế nhưng không phải ai cũng biết để cho muôn sắc hoa lung linh khắp phố núi này là nhờ bàn tay chăm sóc của phần lớn những lao động nhập cư đến từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung…

Người làm vườn thuê cho các vườn hoa, lagim ở TP.Đà Lạt.

Chúng tôi rời Đồng Nai đến TP.Đà Lạt vào những ngày giữa tháng 7 mưa phùn. Có mặt tại vườn hoa cẩm tú cầu ở phường 3, TP.Đà Lạt, chúng tôi cùng nhiều du khách khác thích thú tạo dáng chụp hình giữa vườn toàn hoa cẩm tú cầu thì ở cuối vườn có những cái bóng lúp xúp lấm lem bùn đất vẫn chăm chỉ vun gốc, cắt bông, tỉa lá. Họ là những người làm vườn thuê cho chủ vườn hoa này.

* Cho hoa thêm hương sắc

Thấy chúng tôi bắt chuyện hỏi thăm, ông Hồ Văn Ba (tạm trú ở phường 3, TP.Đà Lạt) có hơn 10 năm bám xứ sở sương mù kiếm sống bằng nghề chăm cây cảnh chia sẻ mỗi ngày ông mang kéo, kiềm đi tỉa, tạo dáng cây cảnh thuê được trả công 300 ngàn đồng. Có hôm ông Ba kiếm được trên 500 ngàn đồng nhờ tạo dáng cây đẹp mắt nên được các ông chủ vườn, chủ biệt thự hào phóng cho thêm.

Vốn có tay nghề tạo dáng bonsai ở Huế, ông Ba vào Đà Lạt mưu sinh. Khách hàng của ông Ba phần lớn là các ông chủ vườn, biệt thự, hoa viên gốc Huế với các sở thích tạo dáng long, lân, quy, phụng cho bonsai. Trong khi dân Đà Lạt gốc người miền Nam và miền Bắc thì có sở thích tạo dáng cho bonsai theo kiểu: đồi thông, đồi tùng, mẫu tử, thác đổ… Để vừa lòng các chủ vườn, ông Ba phải học hỏi thêm cách tạo dáng bonsai từ những người thợ cây cảnh miền Bắc, miền Nam.

Trong khi đó bà Nguyễn Thị Hoa (quê tỉnh Thanh Hóa, tạm trú ở phường 8, TP.Đà Lạt) chỉ làm công việc chăm sóc vườn thông thường cũng được chủ trả công từ 200-250 ngàn đồng/ngày. Mỗi ngày bà Hoa đều có mặt tại các vườn hoa, vườn rau để nhổ cỏ, tỉa ngọn, tỉa lá, bắt giàn… Nhờ chịu thương chịu khó lao động, bà Hoa được nhiều chủ vườn mời gọi làm việc nên 5 năm nay bà chưa hề bị thất nghiệp. Có thu nhập ổn định, bà Hoa gửi tiền về quê phụ với chồng nuôi con ăn học.

Để ngàn hoa khoe sắc bốn mùa, người trồng hoa ở Đà Lạt cần một lực lượng lao động làm vườn rất lớn đến từ các tỉnh, thành nổi tiếng về hoa, cây cảnh như: Hà Nội, Thừa Thiên -  Huế, Đồng Tháp, Nghệ An… Theo nhà vườn Nguyễn Thanh Lâm (ngụ số 88 Thánh Mẫu, phường 7, TP.Đà Lạt), làng hoa Thánh Mẫu thu hút gần 500 lao động, hầu hết đều ngoại tỉnh. Mỗi sáng tinh mơ, đoạn đường Thánh Mẫu tấp nập người lao động qua lại. Công việc chăm sóc, thu hoạch hoa, rau, củ, quả… phần lớn các nhà vườn thuê lao động ngoại tỉnh vì lao động địa phương khan hiếm. Nguyên nhân dân Đà Lạt lâu nay ngại công việc “dầm sương, dãi nắng” và thu nhập không cao bằng công việc buôn bán, dịch vụ, du lịch…

* Nghề dễ mà khó

Trong khu nhà trọ ở KP.2, phường 8 (TP.Đà Lạt), ông Trần Hương (quê tỉnh Quảng Bình) điềm tĩnh truyền đạt kinh nghiệm với anh chàng cùng dãy nhà trọ quê tỉnh Bình Định Huỳnh Văn Tú về công việc mới nhận được. Ông Hương dặn dò chàng trai Tú hãy làm theo những gì ông đang làm, đừng nói gì nhiều với chủ vườn về cách tỉa dáng, tạo cành cho mấy cây xanh trong vườn. Như vậy, dễ làm lộ bí quyết nghề nghiệp. Đó là kinh nghiệm chục năm trong nghề mà ông Hương muốn nói cho chàng trai trẻ Tú biết cách giữ “nồi cơm”.

 

Tại vườn dâu của ông Ngô Bình (KP.5, phường 3, TP.Đà Lạt), 2 chị Nguyệt, Liên (quê tỉnh Thanh Hóa) vừa chuyện trò vừa thoăn thoắt tỉa nụ, tỉa lá dâu già. Để thành tạo với công việc này, Nguyệt và Liên phải thử việc cho vườn dâu này mất 1 tuần. Theo giao ước, qua 1 tuần thử việc người làm vườn không nắm được kỹ thuật tỉa hoa, lá dâu thì không được nhận vào làm việc. Chị Nguyệt cho biết, mỗi ngày chị làm việc 8 tiếng, lương 6 triệu đồng/tháng và được nghỉ ngày lễ, tết, chủ nhật, hỗ trợ tàu xe cuối năm khi về thăm quê. Mức lương này không cao so với các công việc khác của thành phố du lịch như Đà Lạt. Tuy vậy, nhờ tiết kiệm trong chi tiêu, mỗi tháng chị cũng có gần 3 triệu đồng gửi về quê cho gia đình.

Còn theo bà Đào Thị Khuyên (ngụ KP.5, phường 10, TP.Đà Lạt) nghề làm vườn cũng cần có tay nghề, sự khéo léo chứ không đơn thuần là ra vườn nhặt cỏ, bón phân. Bởi vì, các nhà vườn nay đều ứng dụng khoa học – kỹ thuật, trồng hoa trong nhà lưới, nếu người làm công không nắm kỹ thuật sẽ làm hư hết cây, hết hoa.

Mang câu chuyện người làm vườn thuê kể với một phóng viên ở Báo Lâm Đồng, anh bạn đồng nghiệp khen chúng tôi tinh ý dù lạc giữa ngàn hoa vẫn phát hiện ra những cái bóng lúp xúp dưới chân hoa. Những người làm vườn này dù bám xứ sở sương mù để mưu sinh nhưng công việc mỗi ngày của họ cũng góp phần tạo thêm sắc, thêm hương, thêm dáng mới cho thành phố ngàn hoa mãi làm say đắm lòng du khách gần xa…

Diễm Quỳnh

Gặp Người Nhật Trồng Rau Ở Đà Lạt

Người Nhật trồng rau:

6 năm trước ông sang Việt Nam để tìm hiểu các điều kiện thích hợp cho việc trồng trọt. 3 năm nay, ông thuê 5.000m2 đất với giá 60 triệu đồng/ha/năm ở ngay cửa ngõ Đà Lạt tiếp giáp với xã Đạ Sar để trồng rau xuất sang Nhật và bán cho những người Nhật ở chúng tôi Ông cũng vừa thuê thêm 15.000m2 để mở rộng sản xuất. Chúng tôi đã gặp ông Masazumi ngay bên những luống dâu tây giống Nhật đang độ thu hoạch.

Ông Masazumi

Ông Masazumi – 60 tuổi, trước khi về hưu, ông đã làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyên về hoa ở Nhật Bản. Ban đầu sang Việt Nam, ông định tìm đất trồng hoa cúc, nhưng thấy hoa cúc Việt Nam không được ưa chuộng ở Nhật vì hoa cúc trồng ở Nhật sau khi cắt cành có thời gian tươi lâu hơn, thân cây khỏe, hoa có độ nở hết cỡ… nên chuyển hướng sang nghiên cứu trồng rau và đã rất thành công… Ông cho biết, cứ 2 ngày một lần ông thu hái dâu tây, sau đó đóng gói và chuyển đi chúng tôi Mỗi kg dâu của ông có giá từ 150 – 370 ngàn đồng/kg, nhưng tại Nhật mỗi trái dâu tây tính ra tiền Việt Nam là 5 ngàn đồng và chúng chỉ được dùng để trang trí cho các món ăn tráng miệng… Ngoài dâu tây, ông còn trồng các loại rau trái khác như: cà chua, dưa chuột, ớt ngọt, cà tím… nhưng đều là giống của Nhật, với giá 50.000đ/kg dưa chuột, cà chua thấp nhất là 60.000đ/kg… Rau quả ông trồng có giá cao gấp nhiều lần so với giá ở xứ rau Đà Lạt, nhưng theo ông là không đủ cung cấp cho khách hàng. Ông cũng cho biết thêm khi hiệp ước xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, các khách hàng của ông sẽ rất nhiều từ Nhật, Singapre, Indonesia, Thái Lan…, ngay cả người Nhật ở Hà Nội cũng đặt hàng, nhưng hiện ông phải từ chối vì không đủ nguồn hàng cung cấp.

Vì sao lại như vậy? Phải được nếm thử những trái dâu trong vườn của ông mới nhận thấy rõ sự khác biệt. Những trái dâu hơi ửng đỏ sẽ cho cảm giác rất chua, nhưng dâu giống Nhật trông mọng nước, lại rất ngọt, có mùi thơm và không cứng. Cà chua hay ớt ngọt cũng có độ ngọt cao hơn hẳn. Ở Đà Lạt có rất nhiều người trồng rau củ giống Nhật, nhưng chỉ có mình ông Masazumi đang trồng dâu tây giống Nhật. Đà Lạt cũng có dâu tây giống Pháp và New Zealand do người Việt trồng, nhưng dâu Pháp đã thất bại… Ngoài giống ra, theo ông Masazumi, nền tảng của việc làm nông nghiệp là đất, nếu xử lý được đất thì đã thành công 50% rồi. Riêng ông đã đầu tư khoảng 50-60USD để xử lý 1 luống đất (khoảng 1$/m2) bằng cách mua bã mía về ủ lên men và để mục (khoảng 2-3 năm), cho thêm phân dê trộn với đất… sau đó, phủ nilon lên luống, cho ánh nắng mặt trời chiếu vào để diệt các loại vi khuẩn, trứng sâu, nấm có hại cho cây trồng (khoảng 2-3 tuần)… rồi mới tiến hành trồng cây trên đất ấy.

Xử lý đất là làm thế nào cho đất tơi, xốp. Với ông Masazumi, bã mía rất tốt cho đất, khi khô nó không bị thối rữa, bản thân nó có chất dinh dưỡng, đem trộn với đất, nó cho độ xốp tốt. Lúc mới sang Việt Nam, ông thử trồng cây trên đất chưa xử lý thì bộ rễ dài khoảng 15cm, nhưng cây được trồng trên đất đã xử lý có bộ rễ dài gấp đôi. Đất đã được xử lý có thể duy trì để trồng cây trong 5 năm… Sau đó, ông chỉ cho thêm phân và tưới bằng nước sạch, tuyệt đối không dùng thuốc hóa học. Ngoài sự khác biệt trong khâu xử lý đất, cách canh tác của ông cũng như những người nông dân khác. Chính vì đầu tư từ đất, nên năng suất cây trồng của ông tăng từ gấp đôi trở lên, với vòng đời của cây dài hơn, củ – quả to hơn và tất nhiên, là sản phẩm sạch – an toàn… Ông Masazumi cho rằng, Đà Lạt là nơi rất thích hợp cho các loại cây trồng vì khí hậu rất tốt, nhiệt độ vừa phải, đặc biệt là rất phù hợp với dâu tây – loại cây ưa mát và không chịu được nóng. Ở Việt Nam, ngoài Đà Lạt chỉ có Sapa là có thể trồng được dâu tây, nhưng chỗ ông thuê rất thuận lợi do có suối nước sạch ngay bên cạnh. Ông cũng tìm thấy ở Mianma có chỗ có khí hậu giống Đà Lạt, nhưng hệ thống điện nước lại không bằng…

Nhận xét về nông dân Đà Lạt, ông Masazumi thẳng thắn cho biết: Người Việt sử dụng quá nhiều thuốc và rất bảo thủ. Khi ông bắt đầu trồng rau ở Việt Nam đã có người Trung Quốc và Hàn Quốc đến học hỏi, nhưng không có người Việt Nam nào. Người Hàn Quốc học được kỹ thuật là bắt chước ngay, nhưng Việt Nam thường tự mày mò. Thậm chí, ông đã từng chỉ cho người Việt Nam về cách xử lý đất và kỹ thuật trồng dâu. Nhưng người nông dân này đã nói: “Tôi đã trồng dâu được 10 năm rồi, và đến nay, công việc vẫn rất tốt”… Theo ông Masazumi, làm nông dân, dù có kinh nghiệm tích lũy qua năm tháng, nhưng vẫn nên học hỏi các kỹ thuật khác trong ngành nông nghiệp. Ông thuê nhà ở Đà Lạt, hằng ngày lái xe khoảng hai chục cây số vào vườn hướng dẫn nhân công chăm sóc cây rau. Ngày chủ nhật được nghỉ, ngoài thăm thú phong cảnh, uống cà phê, ông gặp gỡ những người nông dân khác để tìm hiểu, trao đổi kinh nghiệm. Ông cho rằng, nông dân Đà Lạt nói riêng và nông dân Việt Nam nói chung, nên đầu tư vào khâu xử lý đất. Ngoài các loại phân bón như phân bò và phân dê… thì họ có thể dùng những thứ để tạo nên độ tơi xốp và dinh dưỡng cho đất, như bã mía, thân – cùi bắp, xơ dừa, vỏ cà phê… hay đơn giản và ít tốn kém hơn là lá thông…

Địa Lan Sjc, New Zealand Chơi Tết Ở Đà Lạt

Theo nhiều chủ cơ sở trồng địa lan tại Đà Lạt, so với năm trước, hoa địa lan phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 tại Đà Lạt ( Lâm Đồng) năm nay được mùa. Chất lượng hoa cũng đẹp hơn do thời tiết năm 2015 tại Đà Lạt khá ổn định, thuận lợi cho địa lan sinh trưởng và phát triển.

Hiện nay, loại hoa này ở hầu hết các nông trại đã bắt đầu bung nở, có thể tươi trong 2 tháng. Các loại địa lan được thị trường ưa chuộng và lựa chọn sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán là địa lan vàng SJC, vàng hoàng hậu, New Zeland, xanh…

Địa lan Đà Lạt được mùa hoa Tết. Ảnh: Thạch Thảo

Ông Đoàn Văn Quỳnh, chủ vườn ở phường 8, TP Đà Lạt cho biết, Tết Nguyên đán 2016 năm sắp tới, ông sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 3.000 cành địa lan các loại.

Hiện tại, loại có giá đắt nhất là địa lan vàng New Zealand, với giá 800.000 đồng một cành, tiếp đó là vàng SJC 600.000 đồng, hoa xanh 207 giá 400.000 đồng…

Theo ông Đoàn Văn Quỳnh, hiện đã có một số người đặt mua những gốc địa lan vàng SJC và vàng New Zealand với giá cao nhất là 15 triệu đồng. Tuy nhiên, các gốc bán với giá 2-6 triệu đồng thường được lựa chọn nhiều hơn.

Bà Nguyễn Thị Nhã Vy, Giám đốc Công ty TNHH DILA, đường Bạch Đằng, phường 7, TP Đà Lạt cũng cho biết, chất lượng hoa địa lan năm nay hơn hẳn Tết năm 2015 nhờ thời tiết thuận lợi. Tại công ty này, mỗi cành có giá 200.000 đồng đến 1 triệu đồng, tùy loại. Đắt nhất là địa lan vàng lưỡi đỏ FX750 với giá 1 triệu đồng, rẻ nhất là địa lan mini 200.000-300.000 đồng một cành.

Theo Hiệp hội hoa Đà Lạt, thị trường hoa Tết năm nay được dự báo là sẽ có ít biến động về giá. Riêng địa lan, giá có thể sẽ rẻ hoặc chỉ bằng với Tết năm trước do lượng hoa phục vụ người chơi Tết Bính Thân năm nay khá dồi dào.

Toàn tỉnh Lâm Đồng đã xuống giống khoảng 2.200 ha hoa phục vụ thị trường Tết. Chiếm diện tích lớn nhất là hoa cúc, lay ơn, lily, cát tường… tập trung tại TP Đà Lạt, các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Lâm Hà và Đức Trọng.

Nguồn: zing.vn