Top 3 # Xem Nhiều Nhất Cây Cảnh Nào Trồng Được Trong Nhà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Cảnh Phong Thủy: Đặt Ở Vị Trí Nào Trong Nhà Để “Cầu Gì Được Nấy”?

Cầu tài lộc, may mắn và bình an là những khái niệm hoàn toàn khác nhau và trong phong thủy, cây cảnh có những vị trí nhất định trong nhà.

Đầu tiên: Cây cảnh đặt trong phòng khách – giúp gia đình hòa thuận

Như các bạn đã biết, có một số loại cây cảnh đặt trong phòng khách có thể giúp cho gia đình làm ăn phát tài, đạt được nhiều thành công và may mắn hơn.

Bên cạnh đó, nếu đặt chậu cây ăn quả nhỏ trong khuôn viên phòng khách cũng có thể làm gia tăng tình cảm vợ chồng, các thành viên gia đình hòa thuận, yêu thương nhau hơn. Tuy nhiên, những loại cây ăn quả này cần được chăm sóc tỉ mỉ.

Thứ hai: Cây đặt ở cửa hoặc lối vào nhà – gia tăng sự giàu có

Cửa hoặc lối vào của nhà ở là nơi biểu tượng cho tiềm năng phát triển trong tương lai của mỗi thành viên trong gia đình.

Vì vậy lối vào có một mối quan hệ chặt chẽ với sự nghiệp, tiền bạc và sự giàu có của mỗi thành viên gia đình.

Nếu bạn đặt một cây cảnh xanh tốt tại lối vào, nó sẽ giúp thu hút nguồn thu nhập cho các thành viên trong gia đình.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý tưới nước thường xuyên cho cây để tránh cây chết héo do thiếu nước. Cây chết héo sẽ làm phản tác dụng, đem lại điều không mong muốn, không có lợi cho sự tích lũy của cải.

Nên tưới nước cho cây trồng ít nhất một lần/ tuần để phát triển sự thịnh vượng cho ngôi nhà.

Thứ ba: Đặt cây cảnh trong phòng ngủ – tăng vận may tình yêu

Nếu bạn là nam/ nữ còn độc thân và đang mong muốn tìm được tình yêu, tìm được một nửa của mình, có thể đặt một chậu hoa trong phòng ngủ để tăng cường xúc cảm của bản thân. Bởi hoa tươi là loại cây cảnh mang vẻ đẹp đầy sức sống có thể cung cấp cho bạn một tâm trạng thoải mái, cảm xúc yêu đương từ đó cũng sẽ tăng lên.

Thứ tư: Đặt cây cảnh ở vị trí “đào hoa” để tăng cường vận may tình yêu

Đối với từng con giáp có những vị trí “đào hoa” khác nhau trong nhà nên đặt cây cảnh để tăng cường vận may tình yêu: người tuổi Tý, Thìn, Thân, vị trí “đào hoa” là phía Tây; người tuổi Sửu, Tỵ, Dậu, vị trí “đào hoa” là phía Nam; người tuổi Dần, Ngọ, Tuất, vị trí “đào hoa” là phía Đông; người tuổi Mùi, Mùi, Hợi, vị trí “đào hoa” là phía Bắc.

Thứ năm: Cây lá to và dày – gia tăng sự giàu có, thịnh vượng Thứ sáu: Cây dây leo, gai cây – làm suy giảm tuổi thọ

Khi chọn cây cảnh đặt trong nhà không nên chọn các loại cây có gai như xương rồng, cây lô hội, cây thông, các loại cây dây leo.

Nếu bạn đặt những loại thực vật trong phòng khách, phòng ngủ, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến cảm xúc, chẳng hạn như các cặp vợ chồng sẽ dễ dàng cãi nhau, cha mẹ và con cái dễ bị tạo khoảng cách. Vì vậy nên tránh đặt chúng trong nhà.

Tuy nhiên, những loại thực vật này lại có thể xua đuổi tà khí nên có thể đặt chúng ở ban công nhà để xua đuổi những linh hồn tà ác của nhà đối diện, tránh nó xâm nhập vào nhà mình.

Những Loại Cây Cảnh Tuyệt Đối Không Được Trồng Trong Nhà

Thứ 6, 04/09/2015, 09:37 AM

Cây vạn thiên thanh

Thực chất là cây minh ti, thuộc họ ráy có nhiều chủng loài lai tạo, hình dáng lá rất đẹp nên được ưa chuộng trồng làm cây cảnh trong nhà. Có rất nhiều chủng minh ti với màu lá khác nhau tránh nhầm với các loài vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema modestum, làm cảnh và làm thuốc). Tất cả bộ phận của cây minh ti đều có độc. Do đó phải cẩn thận khi va chạm, di chuyển hay chăm sóc loại cây cảnh này.

Nhựa cây minh ti gây ngứa và nếu chẳng may dính vào mắt thì rất khó chịu, ăn phải thì bị tê môi, đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng… Các bé con nếu hái lá, ăn lá, ra hoa, hải quả ăn sẽ bị ngộ độc.

Nếu bé không may dính nhựa cây minh ti bị ngứa thì không nên gãi mà hơ nóng (ấm) vùng da bị dính sẽ khỏi. Nếu dính nhựa vào miệng, mắt thì súc miệng, rửa mắt bằng nước ấm, rồi dùng máy sấy tóc hơ ấm.

Trúc đào

Đây là loại cây cảnh độc hại được khuyến cáo không được trồng trong gia đình do toàn thân cây trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Cây thông thiên hay huỳnh liên

Thevetia peruviana, tên khác là Cascabela thevetia), là loài cây thuộc họ Trúc đào có lá hình mác, mọc so le, thân cây cao khoảng 3 đến 4 mét. Thông thiên có xuất xứ từ châu Mỹ, thường gặp ở một số nơi như Kula, Maui, Waihee, Kihei, Kahana Beach, Hawaii …

Cây thông liên là cây thân gỗ. Toàn cây có tiết mũ màu trắng. Ở Việt Nam, hoa thông thiên có màu vàng rực, ở một số nơi khác hoa có màu vàng cam, hoa thường có 5 cánh. Trái có hình thoi màu xanh.

Cây thông liên có chứa nhiều chất độc ở hoa, lá, quả và hạt. Các độc tố bao gồm: thevetin, neriin, glucozid …có thể gây tử vong ở người.

Xương rồng bát tiên

Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

Cây mã tiền

Quả mã tiền (Strychnos nux-vomica) có hình dáng rất giống quả cam, được biết đến như một thứ độc dược cực mạnh. Hạt của chúng chứa nhiều chất alcaloid, nếu ăn nhầm sẽ bị co quắp toàn thân và tê liệt cơ hô hấp gây ngạt thở dẫn đến tử vong.

Cây ba đậu

Ba đậu là một cây nhỡ cao 3-6m, cành nhẵn. Lá mọc so le, nguyên, hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa nhỏ, dài 6-8cm, rộng 4-5cm, cuống nhỏ, dài 1-2cm. Trông toàn thân cây thường thấy một số lá màu đỏ nâu. Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm ở đầu cành, hoa cái ở phía dưới, hoa đực ở đỉnh, cuống nhỏ dài 1-3mm. Quả nang, nhẵn, màu vàng nhạt, cao 2cm, có 3 mảnh vỏ khi chín tách ra. Hạt hình trứng dài 10mm, rộng 4-6mm, ngoài có vỏ cứng, mờ, màu nâu xám (khác hạt thầu dầu bóng và có vân).

Dầu ba đậu là một chất gây phồng rất mạnh: cho tác dụng trên da, người ta thấy da nóng bỏng và phồng lên, mọng nước, sau đó tạo thành mụn tróc da.

Uống trong, dầu ba đậu là một loại thuốc tẩy rất mạnh, với liều rất nhỏ (1/2 đến 2 giọt) đã gây tác dụng sau 1/2 đến 1 giờ. Đi ngoài 5-10 lần, lúc đầu đặc, sau lỏng, bụng đau nhiều hay ít, nóng ở hậu môn.

Với liều cao hơn 2 giọt, gây viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc: Nôn mửa, đi ngoài nhiều, toát mồ hôi và có thể dẫn đến tử vong, 10-20 giọt đủ giết một con ngựa.

Cây ngô đồng

Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Hoa thủy tiên

Tên khoa học là Narcissus spp, trong củ của cây có chất Alkaloids gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, có thể dẫn đến tử vong khi ăn phải.

Huệ Lili

Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn mửa nếu ăn phải. Tránh tiếp xúc trực tiếp với da vì có thể gây bỏng rát, ngứa.

Cây Anh Thảo

Tên khoa học là Cyclamen persicum. Củ cây có chất độc Alkaloids gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.

Chuỗi ngọc

Tên khoa học là Sedum morganianum: Tất cả bộ phận có chất Glucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

Hoa Tulip

Tên khoa học là Tulipa spp. Củ cây có chất Tulipene, ăn phải sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

Tổng Hợp Các Loại Cây Cảnh Trồng Trong Nhà Được Yêu Thích Nhất

Cây phát tài là một loại cây trồng trong nhà ấn tượng, phát triển mạnh trong điều kiện chú ý tối thiểu và ánh sáng yếu. Chỉ cần một chút chăm sóc, cây sẽ cao lớn và mạnh mẽ, và thậm chí có thể nở ra những bông hoa nhỏ màu trắng nếu bạn rất may mắn.

Cây ngọc bích (Crassula ovata) là một loại cây mọng nước đặc biệt thú vị do cấu trúc dạng bụi độc đáo của nó nên rất thích hợp để cắt tỉa làm cây cảnh.

Chắc chắn mọi người sẽ nhận xét về vẻ duyên dáng của cây chuỗi ngọc trai xinh đẹp được làm trang trí nội thất của bạn, khi những hạt tròn tinh xảo của nó tràn ra khắp chậu cây.

Một trong các loại cây cảnh trồng trong nhà được yêu thích đó chính là xương rồng tai thỏ. Chúng mang tính biểu tượng cho hình dạng phân nhánh phẳng và ngạnh trông mờ ảo nhưng khó chịu, xương rồng tai thỏ trông đẹp nhưng đáng được cẩn trọng trong quá trình xử lý.

Lan Ý

Đôi khi các loài thực vật có hoa chứng tỏ thách thức lớn nhất để giữ sức khỏe, nhưng một số loài hoa Lan Ý lại tỏ ra dễ tính hơn. Hoa Lan Ý là loại cây dễ sống nhưng dường như phát triển tốt nhất dưới ánh sáng mặt trời gián tiếp và khả năng tiếp cận với bóng râm.

Cọ cau

Cọ cau thường được gọi là cọ mía vàng hoặc Dypsis lutescens, tạo điểm nhấn đáng yêu với chiều cao và những chiếc lá vui tươi. Những loại cây này thích ánh sáng mặt trời gián tiếp hoặc bóng râm một phần, tốt nhất là trồng trong chậu trồng cây thoát nước tốt với đất mùn.

Việc gặm nhấm một chút sẽ không làm hại chó hoặc mèo nên chủ sở hữu vật nuôi có thể yên tâm với món này.

Cây lưỡi rắn

Những gì hầu hết mọi người biết đến với cái tên cây rắn hay cây lưỡi mẹ, nhưng được biết đến với tên chính thức là Sansevieria Laurentii, là một loại cây đặc biệt cứng và đặc biệt với dải tương phản cao không thể bỏ qua.

Như vậy, nội dung bài viết trên đã trình tổng hợp lại các loại cây cảnh trồng trong nhà được yêu thích nhất. Hy vọng rằng, các bạn sẽ lựa chọn cho ngôi nhà của mình những cây thích hợp nhất.

Địa chỉ: Tầng 8, toà nhà Detech Tower 2, Số 107 Nguyễn Phong Sắc, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Cây Thủy Sinh Là Cây Cảnh Được Trồng Trong Nước

Cây thủy sinh là cây cảnh được trồng trong nước mà vẫn có thể sống và phát triển tốt. Khi được chuyển sang môi trường nước cây cảnh sẽ không cần phải tưới nước thường xuyên, hạn chế việc cây bị thối do úng nước, mặt khác cây thủy sinh được trồng trong nước nên rất sạch sẽ phù hợp với việc làm cây cảnh để bàn tạo ra sự hứng thú cho người nhìn.

Chăm sóc cây thủy sinh

Sau khi đã mua cây thì chắc công đoạn bạn quan tâm tiếp theo nhất đó là cách chăm sóc, thì cách chăm sóc cây thủy sinh vô cùng đơn giản.

Nơi đặt cây thủy sinh

Nên đặt cây ở nơi thoáng mát, dưới ánh điện hoặc có ánh nắng nhẹ buổi sáng sớm và chiều muộn. Tránh để cây dưới nắng gắt, nơi có hơi nóng tỏa ra như ở cục nóng điều hòa, sau cpu máy tính…Vị trí đặt cây khá quan trọng trong việc chăm sóc cây thủy sinh mà bạn cần lưu ý

Bạn cần để ý nước của cây thủy sinh, nhất là thời gian ban đầu nếu nước có mùi thì bạn cần thay nước luôn và loại bỏ rễ thối. Nếu bạn không có thời gian để ý thì thời điểm ban đầu, cứ 1 tuần bạn thay nước một lần, khoảng 3 tuần đầu là được.

Khi thay nước nên đổ nước đi, đổ nước lại nhiều lần để tạo không khí trong nước, cây sẽ phát triển rễ tốt hơn

Bạn cần thêm dung dịch thủy canh vào hàng tuần để giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, sao cho PPM( nồng độ dung dịch dinh dưỡng ) trong nước từ 700 -1100 ppm.

Lưu ý:

– Không để cây thủy sinh cửa sổ nắng vì cây thường trong bình thủy sinh, nắng gắt cộng với chiếu qua kính và bình thủy tinh làm môi trường nước nóng lên dễ làm chết cây.

– Không để nước trong bình đục và có mùi lạ, cần thay nước ngay khi thấy hiện tượng

– Nên đổ nước ngập rễ không đổ ngập thân cây, vì chỉ có rễ mới hút nước, phần thân cây không hút được nước