Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cây Cảnh Miền Tây Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Sưu Tầm Cây Kiểng Lạ Ở Miền Tây

         Cùng là những tay chơi kiểng, nhưng mỗi người có một thú riêng: người thích chơi kiểng hoa, kiểng lá, người thích bonsai nhỏ, người lại mê kiểng gốc đồ sộ. Ngoài ra, còn có những người tạo cho mình phong cách riêng bằng việc chuyên sưu tầm kiểng cổ, hoặc cây kiểng có hình dáng kỳ lạ.

Cây gừa tàu đoạt giải vàng của nghệ nhân Nguyễn An Hà.

Kỳ mộc

         Anh Ngũ Quốc Thông ở phường An Hoà, thành phố Cần Thơ được giới mê hoa kiểng biết đến như là một nghệ nhân chuyên sưu tầm và tạo tác những cây kiểng bình thường trở thành những cây kiểng có dạng kỳ lạ, độc đáo. Suốt mười năm qua, vườn kiểng của anh Thông tuy không đồ sộ như của các nghệ nhân khác, nhưng cây nào cũng có dáng thế độc đáo với nhiều chủng loại, từ bonsai cỡ nhỏ, trung đến lớn, kể cả kiểng bông và kiểng trái.

         Theo anh Thông, để có nguồn đầu tư cho vườn kiểng, anh vừa chơi vừa kết hợp với kinh doanh cây kiểng. Với cách làm đó, mỗi năm anh thu về vài trăm triệu đồng từ tiền bán kiểng và tích luỹ được một “gia tài” quý báu với hàng trăm tác phẩm, đặc biệt là những cây cảnh nghệ thuật được lão hoá từ những cây “trẻ tuổi” có giá từ vài chục triệu đồng trở lên. Ở vườn kiểng của anh Thông, toàn là những cây kiểng lạ, có thân hình kỳ thú, dáng thế ngộ nghĩnh.

         Những loại cây thường được phần đông các nghệ nhân chọn làm kiểng là: sanh, si, cần thăn, nguyệt quế, kim quýt, mai vàng… khác họ, anh Thông lại thích những cây như bằng lăng, vú sữa, hoàng hậu, me chua, lộc vừng, đào tiên, chuông vàng, bông trang… Với anh Thông, điểm nhấn nghệ thuật nằm ở nét sần sùi, vặn xoắn hoặc phình to mà các nghệ nhân cổ điển thường gọi là cây nu và cây xù. Anh nói: “Chính người xưa chơi kiểng hay đề cập đến loại hình “nhất nu nhì bọng”. Nu càng to, xù càng nổi thì nghệ thuật càng cao”. Có thể nói anh là người duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long đã sưu tập loại kiểng này nhiều nhất.

Tài sản vô giá

Cây mai chiếu thuỷ có thân hình kỳ quặc của anh Ngũ Quốc Thông. Ảnh: Ngọc Tùng

Bộ sưu tập kiểng của nghệ nhân Nguyễn An Hà (Trà Nóc – Cần Thơ) vừa mới ghi thêm tên của trọn bộ năm gốc khế gân cổ (hơn 100 tuổi) có trị giá gần 3 tỉ đồng. Mới đây, nghệ nhân Nguyễn An Hà đã đoạt bốn giải thưởng với hai giải vàng, hai giải bạc tại hội thi triển lãm bonsai Việt Nam – quốc tế tại chúng tôi hồi tháng 9.2011.

Dù chỉ mới chơi kiểng từ đầu những năm 2000 với mục đích thư giãn tinh thần, làm đẹp cho không gian nơi anh làm việc. Tuy nhiên, cái đẹp của cây kiểng cứ lôi cuốn ông tổng giám đốc công ty cổ phần công nghệ thực phẩm Tân Á – Nguyễn An Hà. Vừa là doanh nhân, vừa là chủ nhiệm câu lạc bộ bonsai Tân Á, anh Hà có điều kiện tiếp xúc những nơi có phong trào chơi và kinh doanh cây kiểng nổi tiếng để học hỏi cách uốn sửa theo phong cách hiện đạị. Đi đến đâu, anh cũng săn tìm những những loài cây mới lạ, có giá trị nghệ thuật cao đem về vườn kiểng của mình để thuần dưỡng, tạo dáng. Nhờ vậy, có rất nhiều cây rừng hoang dã khi vào bàn tay của anh đã trở thành cây kiểng đẹp, có giá trị cao.

Với lòng yêu thiên nhiên, yêu cây cảnh, kết hợp với lợi ích kinh tế mà hiện nay anh Hà đã có được một tài sản có giá trị với trên 600 gốc kiểng các loại, trong đó có nhiều chủng loại phong phú như: mai vàng, nguyệt quới, khế, mai chiếu thuỷ, đặc biệt là những cây rừng như me chua, lộc vừng, sanh, bồ đề… “Nghệ thuật là khám phá và sáng tạo, nhưng phải biết giữ lại cái hồn, cái cốt của những giá trị truyền thống, không nên bắt chước, hoặc mô phỏng một cách khiên cưỡng”, anh Hà nói.

         Trong số những cây đã sưu tầm, anh Hà say mê nhất là duyên tùng (tùng cối) và linh sam. Theo anh, tùng là loài cây quý hiếm được trồng nhiều ở vùng núi Yên Tử. Ngày nay, tìm được những cây tùng 100 năm tuổi khó như tìm báu vật, chính vì vậy mà anh đã dám đầu tư tiền của và công sức để thu gom nhiều gốc tùng cổ mang về bố trí thành một vườn tùng thật ấn tượng. Trong đó, có một gốc thuộc vào hàng cổ thụ, gắn liền với thời khai hoang mở cõi, nguồn gốc ở thành Châu Đốc xưa. Còn cây linh sam có xuất xứ từ tỉnh Phú Yên cũng được anh đem về Cần Thơ nuôi dưỡng, tạo dáng. Kết quả là hồi tháng 9.2011, trong đợt triển lãm bonsai Việt Nam – quốc tế tại chúng tôi tác phẩm cây linh sam của anh Hà đã đoạt giải vàng.

Trồng Địa Lan Lai Miền Tây Nam Bộ

Địa lan lai (Cymbidium hybrid) vốn là một Chi Lan có hoa màu sắc đa dạng, phong phú với nhiều kiểu hình hoa đặc sắc làm say mê những kẻ yêu lan.

Trồng Địa lan lai Miền Tây Nam Bộ

Tuy nhiên với khí hậu Nam bộ đa phần nhiệt độ ban đêm từ 26-29°C (79-85°F), cho nên theo sách vở hầu như là không thể nào ra hoa được. Nhiều tác giả đã khẳng định vấn đề trên với nhiều lập luân vững chắc có cơ sở khoa học, tuy nhiên điều đó không làm sờn lòng những người yêu lan miền Tây Nam Bộ, muốn biến điều không thành có, điều không thể thành có thể.

Từ năm 2008 với sự giúp đỡ của anh Cường Phạm (Cali, USA), anh đã không quản đường xá xa xôi cách trở và tiền bạc gửi về tặng anh em miền Tây một số địa lan lai, trong đó có cây Cymbidium Dutchman Gold. lai giống giữa cây (Cym. madidum x Cym. Golden Elf)

Cây anh gửi về là dạng tách chiết, có giả hành đã trưởng thành. Số cây của anh đã được chia ra cho anh em các tỉnh miền Tây và một số anh em chơi lan ở Trà Vinh trồng thử nghiệm.

Tại Trà Vinh một số anh em giữ lại chất trồng cũ bằng vỏ dừa đã xử lý, một số thay đổi chất trồng khác phù hợp với khí hậu nóng ẩm miền Tây, kết quả đã ngoài sức mong đợi. Chỉ chưa đầy năm, cây Cym Dutchman Gold đã đơm nụ và trổ hoa, mặc dù hoa ít và khiêm tốn nhưng cũng đã khẳng định một điều là địa lan lai hoàn toàn có thể đơm nụ và trổ hoa trong điều kiện nhiệt độ ban đêm khá cao ở miền Tây nam bộ (chỉ nói với loại hoa cánh thưa).

Riêng đối với loại cánh tròn khít thì còn đang chờ thêm kết quả (trồng chưa quá một năm)

Tôi xin gửi hình từ lúc đơm nụ, đến lúc trổ hoa trong điều kiện thời tiết hiện nay ở Nam bộ ban đêm khoảng 28-29°C (82-84°F) ban ngày khoảng 30-33°C (86-92°F), trồng treo dưới hai lớp lưới với chất trồng xơ dừa đã dùng rồi.

Trong ảnh gửi chúng tôi xin giới thiệu một cây địa lan lai màu tím, có lẽ là Cym Nut lai giống giữa (Cym. sinense x Cym Red beauty) năm rồi mua có hoa sẵn, sau một năm lại tiếp tục trổ hoa.

Ngoài ra cây Cymbidium golden Elf, lai giống giữa (Cym ensifolium X Cym Enid Haupt) của anh Sáu Ngân cũng nở hoa tại Trà Vinh.

Cym Deutchman Gold Cym. Nut Chúng tôi xin loan báo tin vui này tới anh em yêu lan là một vài giống địa lan cũng có thể đơm nụ vả nở hoa ở miền Tây được.

Cym. Golden Elf

Kỹ Thuật Trồng Dâu Tây Tại Miền Bắc

Trồng dâu tây

Dâu tây là một loại cây có khả năng phục hồi và thích ứng là khá phong phú. điều kiện phát triển chung là tốt cho dâu tây giống như các điều kiện khí hậu như sau:

Nhiệt độ không khí tối ưu 17-20 C và nhiệt độ tối thiểu giữa 4-5 độ C.

Độ ẩm không khí (RH) 80-90%.

Bức xạ mặt trời từ 8-10 giờ / ngày. Lượng mưa dao động từ 600-700 mm / năm.

1. Chọn chậu và giống cây

Loại thích hợp: chậu dài, máng dài để có thể lên luống nhỏ và dài; chậu treo.

– Ưu điểm khi trồng dâu tây trong chậu máng

+ Quả dâu sẽ được thả sang hai bên chậu, không tiếp xúc với mặt đất, chất lượng và màu sắc quả sẽ tốt hơn. Dễ trồng, chăm sóc và tưới bón.

+ Thuận tiện cho dâu phát triển và đẻ nhánh (dâu tây là giống cây chia nhánh bẵng cách ra các mầm lan mặt đất và ra rễ).

+ Có thể tận dụng được những diện tích nhỏ khi treo lên theo diện tích thẳng đứng thì cùng một diện tích có thể bố trí từ 4 – 5 chậu.

Bạn có thể trồng cây bằng cách tự ươm hạt hoặc mua sẵn cây con về trồng. Trong bài này chúng tôi sẽ hướng dẫn cách trồng cây bằng cây con mua sẵn.

Giá hạt giống dâu tây từ 25.000 đồng/ túi khoảng 30 hạt. Cây con khoảng 80.000 đồng/ cây giống Nhật hoặc New Zealand. Bạn có thể mua hạt và cây con ở các shop online hay các viện nghiên cứu.

2. Vị trí nên trồng:

– Dâu tây ưa ẩm và chịu hạn rất kém. Nhiệt độ tốt nhất để cây dâu phát triển là từ 7-30 độ. Bạn nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng bởi nếu thiếu nắng cây sẽ vàng lá, phát triển chậm và không cho quả, nhưng thời gian chiếu sáng không quá 12 giờ/ ngày. Tránh để cây nơi có ánh đèn vào buổi tối bởi cây sẽ phát triển mạnh nhưng không ra trái.

3. Đất trồng:

– Bạn nên dùng loại đất tơi xốp, có thể dùng đất thịt và thỉnh thoảng xới đất cho cây. Có thể dùng đất tribat hoặc dùng đất thường trộn thêm phân bón và xơ dừa, chấu để đất tơi xốp lâu, luôn luôn ẩm, giữ ẩm tốt, nhiều chất dinh dưỡng, có thể bón phân bổ sung.

– Trước khi trồng cây có thể trộn thêm phân bón hoặc phân bón lót với số lượng ít để giúp cây có đà phát triển tốt. Có thể trộn thêm phân chuồng đã ủ hoai, sơ dừa, cho chấu cùng với đất để đất tơi xốp lâu hơn.

– Sau mỗi vụ thu hoạch quả hoặc cây đẻ nhánh nên xới đất xung quanh cho cây, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bằng cách bón thêm phân.

– Do tính chất ưa ẩm của cây dâu và quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất nếu ta trồng bằng chậu tròn nên có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc và phía dưới quả vừa giữ ẩm tốt vừa nâng đỡ cho quả.

4. Tưới nước:

Dùng nước thường tưới vào buổi chiều khi nắng đã tắt, tưới thật ẩm đất, nếu đất của bạn giữ ẩm kém có thể tưới thêm 1 lần vào buổi sáng. Có thể tận dụng nước vo gạo tưới cho cây, nước gạo sẽ lên men trong đất giúp cây phất triển tốt. Tuy nhiên chỉ tưới nước gạo nếu cây trồng được 1 tuần. Không tưới khi cây chưa bám rễ.

5. Chăm sóc sau trồng:

– Mới trồng: Cây thường héo do mới tách hoặc do đứt rễ khi trồng, do vậy bạn nên dùng bìa, xốp, … che nắng cho cây trong vòng 2-3 ngày đầu. Nhớ thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm.

5 (100%) 2 votes

Kỹ Thuật Trồng Sầu Riêng Ở Miền Tây Nam Bộ

Trong 10 năm trở lại đây, sầu riêng là một trong những loại cây mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và được mệnh danh là “cây tiền tỷ”, bởi lẻ chỉ với 1 ha sầu riêng, người nông dân đã có thể thu lãi từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng nếu chăm sóc đúng cách. Cây sầu riêng trồng được ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và cả Tây Nam Bộ. Tuy nhiên do điều kiện địa chất và khí hậu khác nhau nên ở mỗi vùng cần có những lưu ý riêng để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Bài viết này tôi xin giới thiệu với các bạn về kỹ thuật trồng sầu riêng ở miền Tây Nam Bộ

Cây sầu riêng có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 24 – 30­ ­­­­­­ oC, độ ẩm không khí vào khoảng 75-80%. Khi cây ra hoa cần có nhiệt độ không khí từ 20-22 o C, ẩm độ 50-60%

Cây sầu riêng có thể trồng được ở nơi có lượng mưa từ 1.600-4.000 mm/năm , nhưng tốt nhất vào khoản 2.000 mm/năm. Cần chủ động được nguồn nước tưới trong những tháng mùa khô.

Kỹ thuật trồng sàu riêng không đòi hỏi khắc khe về cao độ. Tại Thái Lan trồng sầu riêng ở cao độ 30-300m so với mặt nước biển, tại Malaysia trồng sầu riêng ở cao độ 800m so với mặt nước biển, ở Việt Nam vùng Di Linh, Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng có cao độ vào khoảng 1.000m so với mặt nước biển cây sầu riêng vẫn phát triển tốt. Tuy nhiên, thời gian ra hoa ở vùng cao sau vùng đồng bằng từ 1 đến 2 tháng. Vì vậy, người dân ở vùng đồng bằng Tây Nam Bộ có thể tận dụng ưu thế này làm trái sớm để bán được giá cao.

Cây sầu riêng có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất thịt, thoát nước tốt, gần nguồn nước tưới. Đặc biệt sầu riêng là loại cây rất nhạy cảm với độ mặn, đất trồng và nguồn nước tưới tuyệt đối không được có hàm lượng muối cao hơn 0.02%. Người dân ở đồng bằng sông Cửu Long phải hết sức chú ý đến vấn đề này, chuẩn bị các thiết bị đo, theo dõi tình hình thủy văn và dự trữ nguồn nước tưới trong những tháng mùa khô (nước mặn xâm nhập).

Còn nhớ đợt hạn mặn đầu năm 2016 (là đợt hạn mặn nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua) đã gây hậu quả vô cùng nặng nề cho các tỉnh miền Tây Nam Bộ, đã có 10 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long công bố thiên tai, trong đó các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre, Bạc Liêu,…

Kỹ thuật trồng sầu riêng yêu cầu đất trồng có độ PH từ 4.5 đến 6.5 nhưng nên điều chỉnh PH đất trong khoản 5.5 đến 6.5 để góp phần hạn chế sự phát triển của nấm Phytophthora-palmivora gây bệnh xì mủ thối rể hại cây (đây là loại dịch bệnh nguy hiểm nhất đối với cây sầu riêng, có thể làm chết cây trên diện rộng nếu không phòng trị đúng cách)

Cây sầu riêng ở vùng đồng bằng song Cửu Long chủ yếu được trồng trên nền đất phù sa (chiếm khoảng 30% diện tích) với đặt tính là thoát nước kém, cộng với hệ thống sông ngòi chằng chịt nên kỹ thuật trồng sầu riêng yêu cầu phải đắp đê, đào mương, lên liếp và đắp mô để đạt hiệu quả cao (cây sầu riêng chịu ngập úng rất kém). Các bạn cần đắp đê sao cho đảm bảo vườn cây không bị ngập úng vào các đợt triều cường hàng năm, đào mương rộng 1-2m, liếp rộng 6-7m nếu trồng hàng đơn hoặc 8-9m nếu trồng hàng đôi.

Mô sầu riêng được đắp với đường kính 1-1.2m, cao 0.6-0.8m. Không nên đắp mô quá lớn, vì trong 1-2 năm đầu, rễ cây chưa ăn ra đến phía ngoài sẽ dễ làm chai đất (nhất là với các vườn sử dụng phân bón hóa học thường xuyên). Thay vào đó chỉ đắp mô vừa phải kết hợp bón phân hữu cơ và bồi mô hàng năm sẽ giúp cây sầu riêng phát triển tốt hơn.

Công đoạn này khá tốn kém, trung bình mỗi ha mất từ 30-50 triệu đồng tùy vào vị trí và hiện trạng đất trước khi cải tạo. Tuy nhiên, điều này tạo ra một lợi thế lớn so với vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đó là việc xử lý cho trái nghịch vụ hàng năm. Sầu riêng nghịch mùa thường có giá bán rất cao, từ 80-120 nghìn/kg (cao gấp 2-3 lần chính vụ). Nếu được chăm sóc tốt, vườn cây đạt năng suất cao có thể mang về lợi nhuận trung bình 100 triệu đồng/1.000m 2 (tham khảo Kỹ thuật xử lý sầu riêng nghịch vụ)

Cây sầu riêng thuộc họ gòn, nên thân mềm dễ gãy đỗ. Vì vậy. nếu các bạn trồng ngoài đồng trống cần chọn các loại cây khác có chiều cao hợp lý, gỗ chắc, khó ngã đổ để trồng quanh vườn làm cây chắn gió.

Sầu riêng là cây lâu năm, tán rộng vì vậy kỹ thuật trồng sầu riêng ở đồng bằng sông Cửu Long thông thường là 8 x 8 m/cây, tương đương mật độ 170 – 200 cây/ha. Tuy nhiên, xu thế hiện nay là trồng với khoản cách vừa phải (có thể là 7 x 7 thậm chí 6 x 6) để tận dụng diện tích đất (diện tích đất nông nghiệp/đầu người thấp) kết hợp với khống chế chiều cao của cây để tiện cho việc chăm sóc, tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả cao.

Hiện nay trên thị trường có nhiều giống sầu riêng, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao các bạn nên chọn những giống đã được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng như Ri6, Monthong, Chín Hóa hay chuồng bò hoặc các giống mới nhiều tiềm năng như Musang King, sầu riêng không mùi,…

Hoa sầu riêng có thể tự thụ phấn hoặc thụ phấn chéo, nhưng trái sầu riêng tự thụ phấn sẽ nhỏ và dễ bị méo mó hơn thụ phấn chéo. Vì vậy kỹ thuật trồng sầu riêng yêu cầu trồng ít nhất 2 giống trong cùng một vườn xen kẻ lẫn nhau để tận dụng việc thụ phấn chéo. Cần dựa vào điều kiện sản xuất và mục đích kinh tế để lựa chọn giống phù hợp (tham khảo Kỹ thuật chọn giống sầu riêng). Có thể bố trí giống theo các mô hình gợi ý như sau:

Sơ đồ 1: bố trí 2 giống với số lượng cây ngang nhau trên vườn.

Sơ đồ 2: Bố trí 2 giống sầu riêng trên vườn, cứ 2 hàng giống A (giống chủ lực) thì 1 hàng giống B.

Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm, nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa để giảm bớt chi phí chăm sóc.

Để cây phát triển tốt kỹ thuật trồng sầu riêng yêu cầu đào hố trồng trên mặt mô với kích thước 0.6 x 0.6 x 0.6 m, xử lý thuốc sát trùng và phơi đất từ 20-30 ngày trước khi xuống giống. Khi trồng cần bón lót 100-200g phân lân vào đáy mỗi hố trông, dùng 5-10 kg phân hữu cơ đã ủ oai với nấm trichoderma trộn với đất tốt để trồng cây. Đặt cây con vào hố trồng, lắp đất ngang mặt bầu cây con, cắm cọc giúp cây khỏi đổ ngã, che bớt ánh sáng và tưới nước ngay sau khi trồng.

Chú ý khi vận chuyển cây ra vườn trồng và khi tháo bỏ bao ni-lông phải thật cẩn thận để không làm tổn thương cây con, khi che nắng cho cây con không che quá 50% ánh nắng mặt trời (tốt nhất là che 30% nắng, ưu tiên che phía mặt trời lặn). Sau khi trồng cây xong cần dùng rơm hoặc cỏ khô phủ kín mô đất một lớp dày 10-20cm để giữ ẩm cho đất, cách gốc cây 10-50 cm tùy cây lớn hay nhỏ để hạn chế nấm bệnh tấn công gốc cây.

Trong thời gian cây sầu riêng chưa khép tán, cỏ dại phát triển mạnh, kỹ thuật trồng sầu riêng khuyến khích tận dụng không gian để trồng xen các loại cây ngắn ngày phù hợp để nâng cao hiệu quả, lấy ngắn nuôi dài hoặc ưu tiên diệt cỏ bằng phương pháp thủ công.