Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cây Cảnh Đẹp Khế Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

10 Cây Khế Bonsai Đẹp, Khế Mini, Khế Gân U Nần Cổ Kính Đẹp Nhất 2022

Bạn không thể bỏ qua top 10 cây khế bonsai, mini, u nần đẹp nhất Việt Nam hiện nay khi bạn là một dân chơi cây cảnh chuyên nghiệp. Hôm nay thông qua bài viết này của chúng tôi mọi người sẽ được chiêm ngưỡng những cây khế bonsai đẹp và ấn tượng nhất hiện nay.

Cây khế hình con nghê

Chủ sở hữu của cây khế độc đáo này là ông Phạm Khắc Kha quê ở Phú Thọ. Ông Kha cho biết cây khế này khi ông mua về cách đây 10 năm chỉ có thân chứ chưa có cành có tay. Sau 10 năm nghiên cứu tạo tác thì cây đã có cành lá và có hình dáng như con nghê.

Chiều cao của cây khoảng 2m

Phần tán rộng gần 3m

Chiều dài thân khoảng 60cm

Cây có tuổi thọ gần 100 năm, toàn thân u nần.

Phía trước bộ rễ được tạo thành 2 chân của con nghê vì vậy tạo nên sự độc đáo của bộ rễ, phía sau cũng chia thành hai chân. Có thân mọc thẳng đứng, và có một đoạn cây như thân của con nghê. Thân cây còn còn rất kỳ quái với những chỗ lõm ngoài những điểm u nần.

Cây khế đầu chuột

Tuổi đời của cây khế này tuy không chuẩn xác, nhưng theo chủ nhân của nó là ông Nguyễn Văn Mến ở Bến Tre choi biết từ khi ông mua về đến nay đã được 21 năm. Nó có bộ rễ của một cây khế cổ thụ, thân cây cũng phải mấy người ôm

Vì sao nó có tên là đầu chuột vì được ông Mến tạo tác khi thấy thân cây giống dáng một con thú. Trong thời điểm này cây khế đầu chuột được bán với giá 500 triệu.

Cây khế u nần

Hình dáng của cây khế này là dáng trực, chiều cao của cây tầm 2m, có tán rộng 2m, đường kính của gốc cây lên đến 60cm. Cây này thuộc dạng cổ thụ nhiều năm hiện rõ trên thân cây với những u cục mọc trên thân. Cây khế sẽ bắt đầu ra hoa vào tháng 7 tháng 8 âm lịch hằng năm. Cây ra quả rất nhiều theo chủ nhân của cây cho biết một mùa cây có thể ra 100 quả.

Cây khế dáng bay

Đây là một cây khế có dáng thế độc nhất từng gặp, cây khế được trồng trong chậu với tuổi thọ 200 – 300 năm. Dáng thế của cây trải ngang như dấu huyền, cây không mọc theo hướng thẳng lên cao mà nằm ngang, thân lơ lững như bay giữa không gian. Chậu trồng được thiết kế thêm những tảng đá xung quanh để tạo phong cảnh cũng như sự cổ kín.

Cây khế 19 thân

Ông Nguyến Tân Sanh là chủ nhân của cây khế đặc biệt và khủng nói trên, ông chia sẽ cây có 19 thân nhưng không phải thân ghép mà tất cả các thân đều được mọc lên từ gốc chính của cây khế. Tuổi thọ của cây khế này trên 40 năm

Cây khế bonsai mini

Có thể trang trí trên bàn là việc tạo sự thỏa mái, không khí dịu nhẹ, hay khi áp lực công việc thì bạn ngắm cảnh thì sữ giảm bớt sự căng thẳng. Cây khế mini có thể đặt ở ban công, phòng khách…

Xem sản phẩm cây khế tại nhà vườn: https://hoacanhquangvy.com/shop/cay-khe-canh/

Cặp khế 400 tuổi

Đây là hình ảnh của cặp khế có độ tuổi lớn 400 tuổi, cặp khế này được đích thân vua Gia Long trồng và chăm sóc, cặp khế được tích theo hướng ” tam ca ngũ thường” cũng có nghĩa là đạo làm cha phải làm sao, đạo làm con phải làm như thế nào, hay nói đến đạo làm trai phải làm sao cho đúng.

Cặp khế này có dáng trực, là dòng khế gân cây giòn nên rất khó uốn, phải trồng và chăm sóc từ nhỏ mới có thế này. Theo chủ nhân của cặp cây này cho hay, thì một cây là khế chồng một cây là khế vợ. Mỗi cây có chiều cao khoảng gần 3m, đường kính gốc một người ôm. Và giá công khai của cặp khế này hiện nay là khoảng hơn 10 tỉ đồng.

Cặp khế này rất đặc biệt có bông, cành tán mọc từ gốc lên ngọn. Cây khế có thân mốc, xù xì u nổi, thân cây xoắn, uốn lượn khá đẹp.

Cây khế dáng thác đổ

Theo các nghệ nhân tạo tác phẩm cây bonsai chia sẽ, dáng thác đổ là dáng khó tạo hình nhất, phải cần nhiều kỹ thuật uốn nắn và cắt tỉa chuẩn xác. Dáng thác đổ là dáng mà ngọn cây phát triển theo hướng chiều ngược xuống đất, ngọn cây ở vị trí thấp hơn rễ cây, với thế này thì chậu luôn được đặt ở vị trí cao, với cách đặt và tạo dáng này thì khi nhìn từ gốc nhìn xuống giống như một dòng thác đang đổ xuống.

Cây khế dáng long

Cây khê này có dáng khá độc, có gốc cây mọc xòa xuống mặt đất, hai thân chính uốn lượn theo hai thế long tự nhiên, thân cây già mốc hoa cau, có phần thân gốc bè bạnh. Cây khế này có tuổi đời không dưới 160 năm, theo dân chơi trồng cây cảnh như Vỹ thì với cây khế này có sự độc đáo tự nhiên, tạo nên một giá trị mĩ thuật hiếm thấy.từ trước đến nay.

Cây khế này có thân cây bay ngang xòa sát mặt đất, có một tay khác bẻ xuống tự nhiên như thế thác đổ.Gốc chính của cây khế như phần thân của con rồng nên gọi là dáng long

Cây khế giá 3 tỷ

Cây khế này có tuổi đời 400 năm, và hiện đang được chủ nhân là anh Toàn một đại gia cây cảnh ở Việt Nam. Cây có tên gọi là lão mai đắc thụ. Đây đúng là một kiệt tác, vừa mang gia trị thẩm mĩ, vừa mang giá trị về vạt chất, khi bán với giá 3 tỷ đồng. Hiên cây có chiều cao khoảng 3m, hoành gốc khoảng 200 cm.

Đặc biệt bên dưới gốc có một cây nhỏ, như một người con, người cháu được cha ông che chở. Toàn thân cây có nổi u cục, xù xì nhưng hoàn toàn là tự nhiên. Cây có bộ rễ khá chắc chắn, tỏa ra xung quanh khá đẹp mắt.

Trên là 10 cây khế dáng bonsai, cổ thụ, mini đẹp nhất hiện nay để mọi người có thể cùng mình chiêm ngưỡng một cách rõ nhất. Tuy nhiên còn có rất rất nhiều cây khế có dáng độc lạ nữa, nhưng riêng đối với mình thì đây là những kiệt tác đẹp nhất.

Cây Giống Khế Ngọt

Từ lâu những cây khế đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam không chỉ qua ca dao mà còn ngoài đời thực. Hiện nước ta có 2 giống khế chính là khế chua và khế ngọt. Trong khi khế chua được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn thì những cây khế ngọt được mọi người yêu thích vì hương vị ngon ngọt của chúng mang lại.

Khế ngọt là một nhánh trong họ khế có xuất xứ từ Sri Lanka và được biết đến rộng rãi tại Đông Nam Á từ rất nhiều năm nay. Bên cạnh giống khế chua bản địa của Việt Nam thường chỉ dùng như rau sống hoặc nấu canh. Khế ngọt với hương vị ngọt ngào thơm mát đã chiếm được cảm tình của mọi người trở thành loại khế được trồng nhiều nhất tại nước ta hiện nay. Qua nhiều năm lai tạo giống các nhà khoa học nước ta đã cho ra đời những giống khế ngọt cho quả to hơn và thơm ngon hơn.

Đặc điểm của giống khế ngọt

Không cần nói quá nhiều về giống khế này vì hầu như mọi người đều quen thuộc với giống khế ngọt. Cây khế ngọt có thân gỗ phân cành thấp. Chiều cao trung bình của cây khoảng 4m. Ngoài việc trồng để ăn quả thì cây khế ngọt còn được trồng để làm cảnh khá đẹp mắt.

Khế ngọt mọc thành chùm trông rất đẹp

Hoa của cây khế ngọt có dạng hình sao nhỏ liti mọc từng chùm màu trắng khá đẹp. Qủa có dạng hình sao thuôn dài bên trong thịt mọng và vàng. Khi còn xanh khế có màu xanh bóng đến khi chín sẽ chuyển dần sang màu vàng trông rất đẹp.

Giá trị dinh dưỡng của khế ngọt :

Khế ngọt ăn tươi như các loại trái cây khác, lám mứt, nước quả, … có tính nhuận trường, khích thích ăn ngon miệng và giải nhiệt. Khế ngọt có hàm lượng itamin C khá cao (25 – 40 mg/100 g thịt quả), lượng carotene có trong 150 quả khoảng 25 – 35 calo/100 g phần ăn được.

Theo như nhiều nghiên cứu thì khế nói chung và khế ngọt nói riêng có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Đầu tiên phải nói đến hàm lượng Vitamin C khá dồi dào trong khế ngọt cùng hàm lượng chất xơ khá cao. Trong 100g thịt quả có chứa đến 40mg Vitamin C trong đó. Hàm lượng Carotene chiếm đến 35calo/100g thịt quả.

Khế ngọt chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Khế ngọt được chứng minh là có tác dụng lợi tiểu và long đờm giảm cân và cảm cúm khá hiệu quả. Trên cây thế phần thân có tác dụng làm lợi tiểu. Phần rễ cây giúp trừ phong thấp và giảm đau rất hiệu quả. Ngoài ra khế ngọt còn có chứa hàm lượng các loại vitamin như vitamin K, A,C, B1, B2 và P

Cách trồng cây khế ngọt cho nhiều quả

Tiêu chuẩn chọn giống 

Khế ngọt thường được nhân giống bằng phương pháp ghép hoặc chiết cành. Những cây khế giống con được chọn đem trồng phải đảm bảo được đầy đủ tính trạng của cây mẹ. Cây phải cao trên 50cm và khỏe mạnh không bị sâu bệnh.

Cây giống khế ngọt to khỏe không sâu bệnh

Thời vụ trồng cây

Theo như knh nghiệm đã được truyền lại thì thời vụ trồng tốt nhất là vào tháng 2-3 hàng năm. Bạn có thể trồng thâm canh với khoảng cách 6m mỗi cây.

Tiêu chuẩn đất trồng

Khế ngọt có thể trồng trong nhiều loại đất khác nhau. Tuy vậy loại cây này cho thấy sự thích nghi tốt nhất với loại đất mụn tơi xốp và thoát nước tốt. Độ pH khoảng 6.

Trồng khế ngọt 

Sau khi đã chuẩn bị được đất và chọn được cây giống phù hợp bạn tiến hành trồng cây con xuống đất. Đào một hố nhỏ và đặt bầu đất vào rồi lấp đất xung quanh kín phần cổ rễ. Bạn có thể cắm cọc cho cây để tránh bị đổ. Buộc cây với cọc sau đó tưới nước duy trì độ ẩm trong 3 tuần sau đó.

Chế độ nước

Cây khế ưa ẩm nên bạn cần phải cung cấp nguồn nước thường xuyên để cây phát triển. Định kì sau khi trồng 2 ngày tưới nước 1 lần và giảm dần sau 3 tháng. Khi vào mùa khô cần tăng lượng nước tưới và mùa mưa chú ý thoát nước cho đất tránh ngập úng.

Chú ý việc tưới nước bón phân cho cây khế ngọt

Kỹ thuật cắt tỉa và tạo tán cho cây 

Mục đích của việc cắt tỉa tạo tán để cho cây khế phát triển đều và cành phân bố rộng khắp tán. Việc cắt tỉa còn giúp bạn loại bỏ cành già, cành yếu và cành sâu bệnh để cây tập trung nuôi cành khỏe mạnh. Thời điểm cắt tỉa thích hợp nhất là trước thời kì ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

Một đặc điêm cần chú ý ở cây khế ngọt cũng như các giống khế khác nói chung là phần thân cây to dễ bị ánh nắng làm cho nứt vỏ. Chính vì thế mà việc cắt tỉa tạo tán rộng sẽ giúp che phủ cho thân cây được tốt hơn.

Kĩ thuật cắt tỉa tạo tán cho cây

Bón phân cho cây

Cũng giống như các giống cây khác thì cây khế ngọt cũng cần phân bón để phát triển. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm.

3 năm đầu: Bạn tiến hành bón thúc cho cây lượng phân bón bao gồm 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.

3 năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên cần tăng lượng phân bón lên 4kg NPK và 20kg phân chuồng. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm.

Thu hoạch quả khế ngọt

Khế ngọt chín sau khoảng 3 tháng từ khi ra hoa. Độ chín của quả sẽ tùy thuộc vào màu sắc của quả và bạn muốn thu hoạch ở thời điểm nào. Không nên thu hoạch khi khế ngọt còn xanh vì khế không chín thêm khi thu hoạch. Nên thu hái khi trời mát không mưa và nhẹ nhàng tránh làm dập khế.

Cây Giống Khế Chua

Từ xưa những cây khế được trồng ở nước ta hầu như là giống khế chua. Mãi cho đến khi giống khế ngọt được du nhập thì người dân mới chuyển sang trông nhiều khế ngọt vì đơn giản chúng ngon miệng dễ ăn hơn khế chua. Tuy nhiên không vì thế mà khế chua mất đi vị thế của mình. Hương vị dôm dốp chua chua giòn khiến ai cũng phải nhớ mãi.

Đặc điểm của giống khế chua

Khế chua thuộc loại thân gỗ có chiều cao trung bình tới  5m. Lá khế có dạng lông chim mọc kép. Chôi non có màu hồng phủ lông tơ khi già sẽ chuyển sang mau xanh . cây phát triển nhiều chồi nhất vào tháng 4 hàng năm.

Cây khế chua khi chín chuyển màu vàng

Khế chua có quả to bé tùy giống tuy nhiên đều có dạng hình sao. Khi chín quả sẽ chuyển sang màu vàng và độ chua giảm dần đến chua ngọt khá ngon miệng.

Theo nghiên cứu thì vị chua của khế được tạo thành do bên trong có chứa hàm lượng axit hữu cơ. Trong 100g khế chua có chứa 800-1250mg acid. Độ chua của từng loại khế cũng có sự khác nhau. Có loại chua dịu có loại chua gắt đều do hàm lượng acid trong đó quyết định.

Công dụng của cây khế chua

Theo đông y khế chua là một nguyên liệu quý có thể chữa được nhiều bệnh mà các giống khế ngọt không làm được điều này.

Vỏ và rễ khế chua thái nhỏ sao vàng kết hợp với vỏ quýt lâu năm sắc uống giúp trị ho gà khá hiệu quả. Lá khế sắc uống có thể trị hen suyễn ở trẻ em. Ngoài ra tắm lá khế còn giúp trị rôm sẩy khá tốt. Bên cạnh đó khế chua còn được dùng nấu canh chua, làm mứt, ngâm rượu vv. Một loại quả rất nhiều công dụng thân kì.

Cây khế chua có thể chữa trị ho gà tốt

Cách trồng và chăm sóc cây khế chua

Khế chua được nhân giống bằng phương pháp ghép cành hoặc ghép chồi. Cây ghép sẽ mang đầy đủ tính trạng của cây mẹ nên sinh trưởng và phát triển tốt nếu như cây mẹ cũng khỏe mạnh.

Thời vụ trồng khế chua

Tại miền Bắc khế chua thường được trồng vào vụ xuân khoảng tháng 2-3. Bạn cũng có thể trồng khế chua vào tháng 8-10 hàng năm cũng cho sai quả và chất lượng tốt. Khoảng cách trồng nên cách nhau từ 4-5m và có thể trồng lẫn những loại cây khác cho thu hoạch sớm hơn khế.

Tiêu chuẩn đất và làm hố trồng khế

Đất trồng khế chua không cầu kì về loại đât. Chỉ cần tơi xốp thoát nước tốt và đất được cày bừa kĩ càng là được. Bạn cần nhặt sạch cỏ dại cho đất trước khi trồng. Nếu trồng ở nwoi trũng thấp thì nên lên luống cho cây. Đào hố với kich thước 0,6×0,5×0,5m. Bón lót vào đó một lượng phân chuồng hoai mục khoảng 20kg + 1kg phân Super Lân và +1kg vôi bột. Trộn đều với đất rồi lấp đất lại trên hố trồng.

Kỹ Thuật Trồng Cây Khế Chua

Khi trồng cây cần chú ý trồng vào buổi sớm khi trời mát tránh trồng buổi trưa trời nóng cây dễ sốc nhiệt. Sau khi trồng cây giống vào hố trồng bạn có thể cắm cọc để cố định cây khỏi đổ. Sau khi trồng cần tưới nước ngay giữ ẩm cho đất độ ẩm khoảng 80%. Sau khi trồng cây có độ cao khoảng 1m bạn tiến hành cắt tỉa cây và tạo tán. Lọai bỏ những cành già khô héo sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho những cành còn lại khỏe hơn. Chú ý tỉa cành đều loại bỏ những cành quá rậm rạp. Khế là loại cây thân khá giòn nên bạn cần cắm cọc cho cây khỏi gẫy trong thời kì thu hoạch trái.

Kĩ thuật trồng khế sai hoa, sai quả

Cách chăm sóc cây khế chua

Tưới nước

Khế chua nói riêng và các loại khế khác nói chung cần phải cung cấp đủ nước cho cây khi mới trồng. Vào mùa khô lượng nước này cần phải tăng lên và trong thời kì trái đang lớn cũng cần khá nhiều nước. Khi trồng cần phòng trừ cỏ dại bằng việc cắt tỉa và vun xới đất thường xuyên. Nên phủ gốc khế bằng rơm rạ hoặc cây phân xanh.

Bón phân cho cây

Để cây khế chua cho ra nhiều trái và chất lượng quả tốt nhất đòi hỏi bạn cần bón phân định kì cho cây. Hàm lượng phân bón và thời gian bón sẽ khác qua các năm.

Trong 3 năm đầu: Đây là thời kì sinh trưởng nhất của cây. Định kì bạn bón thúc cho cây với hàm lượng phân bón gồm : 200-400g NPK và 5kg phân chuồng hoai mục.

Những năm tiếp theo là giai đoạn cây cho thu hoạch quả nhiều nên lượng phân bón mỗi năm cần tăng khoảng 15%. Định kì chia ra làm 3 lần trong một năm.

Khế chua sai quả nhờ thành quả phòng trừ sâu bệnh tốt

Phòng trừ sâu bệnh hại

Nhìn chung cây khế ít sâu bệnh hại nên bạn chỉ cần chăm chỉ bắt sâu bằng tay và vệ sinh vườn sạch sẽ đồng thời nguồn nước tưới không bị ô nhiễm thì sẽ tránh được nhiều dịch bệnh hại cây.

Thu hoạch quả khế chua

Khế chua thường thu hoạch sau 3 tháng kể từ khi ra hoa. Khi chín quả khế sẽ có kích thước to và chuyển sang màu hơi vàng. Chú ý bạn không nên thu hoạch khi khế chua còn xanh vì khế không chín thêm khi thu hoạch. Nên thu hái khi trời mát không mưa và nhẹ nhàng tránh làm dập khế. 

Giới Chơi Cây Cảnh Choáng Váng Cây Khế ‘Kỳ Quái’ Có 19 Thân

Trong một triển lãm cây cảnh ở tỉnh Đắk Lắk nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước thân hình “đồ sộ” của cây khế 19 thân nhưng chỉ có 1 gốc nối tiếp nhau.

Độc hiếm cây khế 19 thân, khách trả hơn 300 triệu vẫn chưa bán. Ảnh: Dân Trí.

Theo tìm hiểu chủ nhân của cây khế “khủng” có “1 0 2” trên thuộc sở hữu của ông Nguyễn Tân Sanh. Cây khế không phải thân ghép mà tất cả các thân đều được mọc lên từ gốc chính cây khế. Thân cây dài và thẳng, sinh trưởng tự nhiên, đồng đều. Ở Việt Nam rất khó để tìm được cây thứ hai có dáng thế độc đáo như vậy.

Cây khế có 19 thân cực kỳ hiếm gặp. Ảnh: Dân Trí.

Chia sẻ trên báo Bảo vệ Pháp luật, chủ cây cho biết, “Tôi mua cây khế này của một người bạn ở huyện Krông Năng cách đây hơn 1 năm, với giá trên 140 triệu đồng. Đây là cây khế tôi vô cùng ưng ý, từ gốc khế có thể đoán tuổi đời của cây phải trên 40 năm. Khi tôi mang trưng bày đã có một người ở tỉnh Đắk Nông trả giá 300 triệu đồng nhưng tôi vẫn chưa bán”.

Sau một thời gian chăm sóc tạo tác dáng thế, ông Sanh đã đầu tư thêm một vài tiểu cảnh, nhà sàn, hòn non bộ xung quanh cây khế để tạo thành một tác phẩm với tên gọi Quê Hương. Được biết, sau khi hoàn thiện việc tân trang cho cây khế cổ, chủ nhân sẽ rao bán với mức từ 450 – 500 triệu đồng.

Ngoài việc đang sở hữu cây khế có 19 thân dính liền nhau hiếm gặp, ông Nguyễn Tấn Sanh ở Đắk Lắk cũng đang sở hữu hàng trăm loại cây cảnh có giá trị thẩm mỹ lẫn kinh tế.

Trước đó cũng ở hội chợ cây cảnh, cây khế có hình một chú chó đang ngồi được chủ nhân của nó tạo thế dáng và được rao bán 400 triệu đồng.

Được biết, cây khế hình chó này được rao bán ở chợ hoa xuân trên huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Theo tin trên tờ Dân trí, chủ nhân cây khế cảnh có hình thù độc đáo là ông Nguyễn Văn Mến, quê Bến Tre.

Tác phẩm khế hình chó độc lạ này có tuổi thọ 20 năm tuổi. Khi chủ cây mua về đã phát hiện thân và rễ khế khá giống với thân và chân của con chó. Vì thế ông cho vào chậu và tạo hình phần đầu chó để thêm phần độc đáo cho cây.

Cây khế hình chó thu hút nhiều người chiêm ngưỡng tại hội chợ cây cảnh.

Cây khế được chia làm hai loại là khế chua và khế ngọt. Khế ngọt thường bé hơn giống khế chua, khi ra hoa có màu hồng, cành của nó rũ xuống, lá xanh nhạt. Khác với giống khế ngọt, khế chua thường có đọt màu nâu đỏ sẫm, lá màu xanh tối, hoa có màu đỏ sẫm, quả chín có màu vàng đậm. Thuộc giống cây đại thụ là chủ yếu, bên cạnh đó còn có các cây khế bonsai thường trồng trong chậu dùng làm cây cảnh trong nhà. Khế có rất nhiều công dụng đối với con người chúng ta. Chính vì thế là loài cây rất được ưa chuộng từ ngày xưa cho đến nay.

Khế là loại cây rất quen thuộc và được trồng phổ biến khắp nơi đối với người dân Việt chúng ta. Cây khế ngoài những tính năng phủ mát và ăn quả thì nhiều gia chủ hầu hết không biết thực chất cây khế còn mang ý nghĩa phong thủy rất quan trọng. Cây khế tán lớn, cành lá xanh tươi và quả chín vàng xum xuê. Chính là biểu tượng cho sự may mắn, phát tài, thịnh vượng cho gia chủ. Do vậy nếu chủ nhà muốn tăng cường tài lộc, vận may nên trồng một cây khế trước cửa nhà.

Hiện nay nhiều cây khế có dáng bonsai đẹp được giới chơi cây cảnh tìm mua.