Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Rau Muống Cạn Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Rau Muống Trên Đất Cạn

1- Một người bạn nhậu của tui đã về hưu rồi, rất quởn, vô thăm trang mạng chúng tôi này và phê bình là:

“Tui quởn quá, mở cái ‘website’ của ông gọi là ‘Nông Nghiệp’ (nhà Nông chuyên Nghiệp?) này định tìm ở đây cách trồng rau muống, hay cần sa (?) để vừa ăn, vừa hút, vừa đem ra chợ bán kiếm thêm chút tiền còm cho kinh tế gia đình vì tiền hưu trí chính phủ Obama cho ít quá không đủ hút… mà lục lọi hết trang này qua trang nọ chỉ toàn thấy là thơ phú, nhạc trữ tình và ‘truyện nhi đồng’ không hà. Yêu cầu ông cho thêm cái ‘Mục kỹ thuật Canh Nông’ để chỉ dẫn bà con Mít tị nạn mình trồng rau, trồng cà loại dã chiến, mì ăn liền… “

OMG! I need to peeee…! Anh bạn tôi nói “linh tinh” vậy mà nghe cũng phải (?) Mặc dù phe ta chỉ chuyên trồng lúa, cao su, cà phê, mía, cây ăn trái… chứ “Trung Tâm Quốc Gia Nông Nghiệp Sài gòn” không có môn nào dạy về cách “Trồng rau muống” bao giờ đâu hà! Tuy vậy, tôi cũng ráng tìm kiếm trên mạng và góp vào đây một bài về “Kỹ thuật trồng rau muống.” Đồng thời cũng mở thêm trên trang mạng NNHN, của những người muôn năm cũ vốn dĩ thích nghề chân lấm tay bùn này, một mục nữa gọi là “Kỹ Thuật Nông Nghiệp ” dành riêng cho các bài viết chỉ cách, phương thức trồng (?) đủ loại rau cỏ cây trái cho trọn bộ phim bộ.

2- Rau muống thì có 2 loại: Loại trồng dưới nước và loại trồng trên cạn (đất không ngập nước – ở Hoa kỳ, ngoài Tiểu bamg Lousiana, ra khó tìm ra loại đất ngập nước lắm!) Kỹ thuật trồng rau muống trên đất cạn có một vài điểm cần nên chú ý để nâng cao năng suất thu hoạch và hương vị của rau.

Về mùa trồng, tại khu vực phía Bắc Việt Nam (vùng lạnh – khí hậu giống miền Bắc và Đông Bắc Hoa Kỳ) thường gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 3 Dương lịch. Còn khu vực phía Nam Việt Nam (nóng ấm quanh năm – khí hậu giống miền Nam và Tây Hoa Kỳ) có thể gieo trồng quanh năm.

Rau muống đất cạn thì lại có 2 loại giống chính là rau muống trắng và rau muống đỏ. Lượng hạt (*) gieo từ 45 – 50kg/ha (4.5 – 5kg/ 1.000m2).

Nên chọn đất để trồng rau muống xa các khu công nghệ, các làng nghề, bệnh viện, nghĩa trang, các nguồn nước thải để bảo đảm có rau muống sạch và an toàn.

Rau muống có thể trồng được trên nhiều loại đất (trừ đất nhiễm phèn, mặn trên mức trung bình). Nên chọn đất thịt nhẹ hay thịt trung bình, giàu chất hữu cơ, gần nguồn nước tưới. Đất phải được cày, xới kỹ, nhặt sạch cỏ trước khi gieo trồng. Rạch hàng lên luống: Mặt luống rộng 1.2m, rãnh luống 0.3m, cao 15cm.

Về mặt bón phân, để trồng rau đạt năng suất và phẩm chất an toàn thì kỹ thuật bón phân là điều rất quan trọng nằm trong kỹ thuật chăm sóc tổng quát. Tuyệt đối không dùng phân chuồng tươi, các loại phụ phẩm động thực vật tươi sống, phân bắc tươi (phân nhà cầu) và nước phân tươi để bón hoặc tưới trực tiếp cho rau muống.

Lượng phân bón, nếu là phân chuồng đã ủ hoai thì sử dụng bón lót từ 10 – 15 tấn/ha (1 – 1.5 tấn/1.000m2), cũng có thể dùng phân hữu cơ sinh học, hoặc phân hữu cơ chế biến thay thế phân chuồng với lượng bón từ 500 – 1.000kg/ha (50 – 100kg/1.000 m2).

Đối với phân hóa học, bón lót cùng với phân chuồng hoặc phân hữu cơ loại phân lân (phosphate) nội địa (lân nung chảy hoặc lân super). Nếu đất có độ pH < 7 (đất chua) thì sử dụng lân nung chảy với số lượng từ 300 – 400kg/ha (30 – 40kg/1.000m2). Nếu không có điều kiện bón phân hữu cơ hoặc trên đất trồng đã giàu hữu cơ thì chỉ cần bón lót trước khi gieo hạt bằng loại phân NPK SV(10-15-5+TE) với lượng 200 – 250 kg/ha (20 – 25kg/1.000m2).

Cần bón phân theo rãnh, theo hàng hoặc trên bề mặt luống rau (nếu áp dụng phương thức rải) để nâng cao hiệu lực phân. Sau khi bón lót xong thì nhớ xới và cào để phân được trộn đều với đất.

(*) Hiện NNHN chưa tìm ra chỗ mua hạt giống rau muống trên đất Mỹ… Nếu quý vị nào biết mua ở đâu thì xin làm phước chỉ giúp (dùng phần “Comment” ở phía dưới bài viết này).

– Theo Phạm Anh Đức – chúng tôi

Cách trồng rau muống trên đất cạn

Cây Rau Muống Cạn (Rau Muống Lá Tre), Đặc Điểm Và Cách Trồng Tại Nhà

Cây rau muống cạn hay còn được gọi với nhiều tên gọi khác như cây rau muống lá tre, cây rau muống trắng, cây rau muống đứng. Loại rau muống này có thể phát triển tốt ở các ruộng cạn cho năng suất cao và chất lượng rau tốt. Mặc dù giống rau muống này có thể trồng ở các ruộng trũng ngập nước hay trồng trong nước nhưng hiệu quả không tốt bằng cây rau muống nước nên ít người trồng rau muống cạn trong nước. Trong bài viết này, Nông nghiệp Online (NNO) sẽ trình bày về đặc điểm và cách trồng rau muống cạn tại nhà cho những bạn nào đang có ý định trồng rau muống tại nhà tham khảo.

Đặc điểm cây rau muống cạn

Cây rau muống cạn có thân dài, thẳng với nhiều đốt rỗng. Thân rau muống cạn đôi khi có những nốt sần nhưng cũng có cây thân trơn. Tại điểm nối giữa các đốt sẽ mọc ra lá, mầm, rễ hoặc hoa. Lá cây rau muống cạn có hình mũi tên và cuống dài nối với đốt. Do hình dáng của lá rau muống cạn khá giống lá tre nên nhiều người quen gọi giống rau muống này là rau muống lá tre.

Cây rau muống cạn cũng như rau muống nước đều là cây bán thủy sinh nên phù hợp trồng ở cả môi trường trên cạn và môi trường nước. Tuy nhiên, rau muống cạn phù hợp hơn với môi trường trồng ở các ruộng cạn nên loại rau này được khá nhiều người dùng để trồng tại nhà trong thùng xốp. Khi trồng rau muống cạn, bạn cũng có thể dùng cách giâm cành hoặc trồng bằng hạt đều được. Thực tế, cây rau muống cạn được trồng nhiều bằng cách gieo hạt hơn là trồng bằng cành.

Cách trồng cây rau muống cạn tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Để trồng rau muống lá tre tại nhà các bạn cần chuẩn bị trước một số nguyên liệu sau:

Cách ngâm hạt giống rau muống rất đơn giản. Bạn lấy khay nước đổ nước nóng và nước lạnh vào theo tỉ lệ 2 phần nước nóng + 3 phần nước lạnh sau đó đổ hạt giống rau muống vào để ngâm. Thời gian ngâm hạt giống rau muống vào khoảng 4 tiếng thì vớt ra.

Sau khi ngâm xong hạt giống rau muống các bạn cần ủ hạt giống trong khoảng 10 tiếng để hạt nứt nanh (nứt vỏ). Cách ủ hạt giống rau muống cần dùng đến khăn mặt đã chuẩn bị lúc trước. Dùng khăn mặt bọc kín toàn bộ hạt rau muống vừa ngâm lại sau đó buộc chặt. Dùng bình xịt nước xịt ẩm toàn bộ khăn mặt và cách vài tiếng lại xịt một lần để đảm bảo khăn mặt luôn ẩm. Khi thấy hạt rau muống có dấu hiệu nứt nanh thì có thể mang đi gieo.

Bước 3: Chuẩn bị đất trồng

Lấy thùng xốp đã chuẩn bị lúc trước, đục vài lỗ bên hông để làm chỗ thoát nước. Trộn đất với phân hữu cơ sau đó cho vào thùng xốp. Không cần cho quá nhiều đất nhưng cũng không nên cho ít đất quá. Chiều cao của đất trồng ít nhất cần dày 15 – 20 cm.

Lấy hạt đã nứt nanh sau khi ủ rải lên trên đất bên trong thùng xốp. Các bạn không cần phải rải với mật độ quá dày mà chỉ rải với mật độ vừa phải. Sau khi gieo hạt xuống dùng đất phủ lên trên dày khoảng 0,5 – 1 cm sau đó tưới nước cho ẩm đất.

Dùng nắp thùng xốp đục khoảng 8 – 10 lỗ to bằng ngón tay rồi đậy vào thùng xốp, để thùng xốp ở nơi mát mẻ. Duy trì tưới ẩm cho đất 2 – 3 lần mỗi ngày. Có thể dùng nước vo gạo để tưới sẽ giúp hạt nảy mầm tốt hơn.

Bước 4: Chuyển cây ra khu vực nhiều nắng

Sau khi gieo hạt khoảng 5 – 7 ngày hạt đã bắt đầu nảy mầm và có 2 – 3 cặp lá. Lúc này bạn bỏ nắp thùng xốp ra và chuyển thùng xốp ra khu vực có nhiều nắng hơn để cây phát triển. Chú ý vẫn tưới ẩm cho đất ngày 2 – 3 lần để cây có đủ độ ẩm phát triển. Khi cây còn nhỏ, bạn có thể dùng bình xịt để tưới nước sẽ giúp tưới đều mà không sợ làm đổ cây. Khi cây đã lớn hơn, bạn có thể dùng gáo để tưới cho nhanh.

Lưu ý: nếu bạn thấy mật độ cây quá dày thì nên tỉa bớt (nhổ bớt) để giúp cây phát triển tốt hơn. Mật độ rau muống trong chậu thường chỉ nên để cách nhau 3- 5 cm.

Trong quá trình phát triển, cây rau muống cạn cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển. Nếu thấy cây có dấu hiệu kém phát triển bạn có thể bón thêm phân vi sinh để cây phát triển tốt hơn. Bạn cũng có thể bón các loại phân NPK nhưng chú ý bón cách ngày thu hoạch ít nhất 15 ngày để đảm bảo rau không còn dư lượng phân bón bên trong. Thời gian từ khi gieo hạt đến khi thu hoạch khoảng 40 – 50 ngày.

Khi cây rau muống cạn đủ dài bạn có thể thu hoạch ngay. Thu hoạch rau muống cạn các bạn ngắt ngọn để ăn và chừa lại phần gốc cao khoảng 5 – 10cm là được. Sau khi ngắt ngọn, cây sẽ lại ra mầm mới và tiếp tục phát triển. Các bạn chú ý bón phân thường xuyên thì có thể ngắt ngọn được 5 – 6 lần mới phải trồng lại lứa mới.

Sáng Tạo Xanh: Cách Trồng Rau Muống Trên Cạn An Toàn Tại Nhà

Cách trồng rau muống trên cạn an toàn tại nhà

B1: Bạn nên chọn hạt giống rau muống

Hạt rau muống phải to, chắc, trồng trên cạn, loại bỏ những hạt mềm, có lỗ , không khô

B2: Bạn muốn rau muống phát triển tốt, nhanh và an toàn , bạn nên ngâm hạt giống rau muống vào nước ấm theo tỷ lệ 1:3 ( 1 nóng 3 lạnh ) trong quá trình ngâm bạn quan sát hạt rau muống nào không chìm xuống đây trong thời gian khoảng 15 phút bạn nên loại hạt rau muống đó ra , vì hạt rau muống đó không có chất lượng tốt . Bạn ngâm khoảng 10 đến 12 tiếng ( thấy hạt rau muống nức ra lồi mầm ra là đã thành công ) còn hạt nào chưa nảy mầm thì bạn có thể loại bỏ , hoặc có thể tận dụng lại được

B3: Bạn nên chọn vị trí trồng phù hợp.

B4: Do hạt rau muống to , nên việc gieo hạt rau muống bạn rất đơn giản , bạn có thể phân chia theo diện tích mặt đất trồng cho phù hợp, nhiều ít không quan trọng , vì rau muống là loại rau mộc rất đơn giản, nhanh và không kén.Bạn gieo hạt rau muống có hai cách :

C1: gieo hạt rau muống bằng cải rải đều tay với mật độ 2cm đến 5 cm của từng hạt

C2: Gieo hạt rau muống theo hàng , bạn kẻ hàng , rồi rải theo hàng , với mật độ và khoảng cách giữa các hàng từ 2cm đến 5 cm .

B5: Lấp chấu, hoặc đất lại cao khoảng 1cm đến 3 cm , và tưới nước 1 lần hoặc hai lần vào thời gian mát ( Sáng, hoặc chiều ) B6: Đợi đến 25 đến 30 ngày là bạn có thể ăn rồi.

Cách để thu hoạch rau muống trên cạn an toàn, sạch hiệu quả tại nhà.

C1: Bạn có thể nhổ tận rể rồi trồng lại

C2: Bạn dùng dao hoặc kéo cắt ngọn của rau muống giữ lại hai đốt từ rể trở lên để cây phát triển tiếp .

Chú ý : sau khi thu hoạch bạn nên bón phân để rau muống có đủ chất để phát triển tốt cho vài vụ sau ( 3 đến 4 vụ thì bạn trồng rau muống lại )

Hình ảnh vườn rau muống trên sân thượng tại nhà phố.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn

Cây dừa cạn (còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, hoa trường xuân) là cây cảnh thân cỏ, mọc theo dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 40 ~ 60 cm, nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4〜6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa có cánh đơn, mỏng, nhiều màu như trắng, tím, hồng, đỏ. Cây dừa cạn thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ treo. Cây sống khỏe, ít sâu bệnh, có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.

Đặc điểm sinh trưởng của cây dừa cạn

Tập tính: Cây dừa cạn ưa nhiệt độ cao, độ ẩm cao, chịu được bóng râm bán phần, không chịu được lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây là 20-33 độ C. Cây ưa nắng, sợ ngập úng, có thể trồng trên loại đất bình thường, nhưng không thích hợp với đất mặn, đất có tính kiềm. Cây sinh trưởng tốt trong loại đất giàu mùn hoặc loại đất thịt tơi xốp, thoát nước tốt.

Ánh sáng: Cây đòi hỏi phải được chiếu sáng đầy đủ nên cần phải trồng cây ở nơi có nhiều nắng. Nếu đặt cây ở nơi có nhiều bóng râm, không đủ ánh sáng trong thời gian dài, thì lá cây sẽ bị vàng.

Nhiệt độ: Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây là 18-24 độ C. Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ phù hợp là 13-18 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ không được thấp hơn 10 độ C.

Đất trồng: Khi trồng cây trong chậu có thể dùng loại đất trồng tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Có thể phối trộn đất trồng theo công thức: 4 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 2 phần cát.

Cách chăm sóc cây dừa cạn

Tưới nước: Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, nên chú ý tưới nước kịp thời. Trước khi tưới nước cần phải kiểm tra xem đất trồng đã khô chưa rồi mới tưới. Không được để nước ứ đọng, vào mùa mưa nên tìm cách thoát nước cho cây.

Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bón phân 1 lần. Khi bước vào thời kỳ quả chín thì không cần bón phân. Vào mùa đông, khi nhiệt độ khá thấp, nên giảm bớt lượng phân bón.

Cắt tỉa: Để cho cây có dáng đẹp, thì cần bấm ngọn 1-2 lần mỗi chu kỳ sinh trưởng. Lần thứ nhất là khi cây mọc được 3-4 cặp lá thật. Khi bám ngọn lần thứ hai thì mỗi cành nên để lại 1 ~ 2 cặp lá thật. Không được bấm ngọn quá 2 lần. Nếu không, sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây. Trong thời kỳ cây ra hoa, kịp thời ngắt bớt những bông hoa tàn, sẽ có thể kéo dài thời kỳ ra hoa.

Phòng chống sâu bệnh: Cây dừa cạn vốn chứa độc tố, vì thế nó có khả năng nhất định chống lại sâu bệnh. Vào thời kỳ cây con, bệnh hại chủ yếu là bệnh thối cổ rễ, bệnh mốc tro. Ngoài ra, còn chú ý đề phòng cây bị cháy phân hoặc cháy thuốc. Sâu hại chủ yếu có nhện đỏ, rầy mềm,… Trời mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến cây, khiến cây dễ nhiễm bệnh. Nên cố gắng đừng để cho cây ướt mưa.

Cách nhân giống hoa dừa cạn

Có thể nhân giống cho cây bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Thông thường người ta hay sử dụng phương pháp gieo hạt.

Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt: Nước ngâm hạt phải là nước ấm. Bỏ hạt vào trong miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong 3 tới 4 giờ. Sau đó để hạt vào giấy ăn, phun ẩm, bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3 – 4 giờ.

Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. Bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất. (Giá thể trồng hoa bao gồm cát đen, sơ dừa và trấu hun hoặc sơ dừa và trấu hun theo tỉ lệ 1:1)

Dùng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên một lớp đất mỏng.

Lưu ý: Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng. Trong khoảng thời gian này, cây lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu, cây lớn rất nhanh và nứt nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây, nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, ta có thể bứng cây ra trồng riêng. Lúc này cây đã có từ 4-5 lá. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1-3 cây con (tùy loại chậu to hay nhỏ). Có thể phun B1 sau khi bứng cây 1 tuần để kích thích bộ rễ phát triển. Sau 10 ngày, có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng (để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ). Tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành: Phương pháp giâm cành thường tiến hành vào mùa xuân. Chọn cành non của những cây già đã sống qua mùa đông. Cành giâm có chiều dài khoảng 8 cm và phải có lá. Sau đó giâm cành vào đất thịt ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho cành mọc rễ là 20-25 độ C. Chú ý che bóng và duy trì nhiệt độ thích hợp. Khi cây con cao khoảng 10 cm thì bấm ngọn rồi trồng vào trong chậu nhỏ. Sau đó, dần dần trồng cây vào chậu lớn.

Nguyên nhân cây dừa cợn bi vàng lá?

Có 3 nguyên nhân khiến cho cây dừa cạn bị vàng lá:

Thiếu ánh sáng: Nếu chậu cảnh đặt ở nơi râm mát trong thời gian dài sẽ khiến cây bị vàng lá do thiếu ánh sáng.

Đất trồng không thoáng khí: Nếu trồng cây vào đất sét hoặc đất có tính kiềm, rễ cây sẽ phát triển không tốt, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các bộ phận trên mặt đất, đặc biệt khiến cho lá bị vàng.

Thiếu phân, úng nước: Trong thời kỳ cây sinh trưởng, nếu bón không đủ, tưới nước quá nhiều hoặc đất trồng thoát nước kém, đều khiến cho lá cây bị vàng.