Top 10 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Phi Yến Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Phi Yến

Hoa Phi Yến mang ý nghĩa nhẹ nhàng với nét thanh thoát duyên dáng của bông hoa. Theo truyền thuyết, hoa Phi yến đã mọc lên từ máu của Ajax, một chiến binh dự chiến thành Troy. Thất vọng trong việc phân chia chiến lợi phẩm, Ajax nóng tính chạy ra đồng và trút cơn giận dữ của mình lên một đàn cừu, anh ta đã giết một số cừu trước khi thức tỉnh khỏi cơn điên loạn. Xấu hổ do chính cảnh tượng mình gây ra, Ajax đã quay gươm tự sát. Máu của anh ta chảy đầy trên mặt đất và sau đó nảy ra những bông hoa, gọi là hoa Delphinium Ajacis…

Một số người lại cho rằng sở dĩ nó có tên gọi như vậy vì hình dáng của nó trông giống cái mũi nhọn trên đầu con cá heo. Thật ra, mỗi người lại nhìn thấy hình dáng của loài hoa này thành một thứ khác nhau, vì vậy nó còn được gọi là Larkspur vì nó trông giống cái mào của con chim chiền chiện(lark).

Hoa phi yến được gieo trồng từ thời các vua Pharaon, lúc đó chúng được xem là một loại cây quan trọng vì người thời đó dùng nó để làm thuốc trừ sâu…

Hoa phi yến là một bông hoa có cuống dài, thanh thanh, màu phơn phớt hồng, hoặc tím hoặc trắng, nở tươi được khá lâu.

Chú ý : Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa một chất có tên gọi Alkaloid delphinine gây ra nôn mửa nếu ăn một lượng nhỏ, có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhầm với số lượng lớn.

Trồng và chăm sóc :

Hoa phi yến không kén đất lắm, chịu hạn và chịu rét cao, xong đòi hỏi được trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, cần ít phân bón nhưng cân đối tỉ lệ N.P.K. Đạm nhiều cây vươn cao dễ đổ, vấn đề lấy giống và gieo giống rất cần được chú ý, chọn những cây tốt không sâu bệnh, có hoa đẹp làm giống. Khi cắt cây lấy hạt phải cắt những cành chính đã chín vàng, bỏ 1/3 đoạn trên và 1/3 đoạn dưới cành. Có như vậy sau này cây mới ra hoa đều. Hạt cần phơi kỹ dưới bóng râm rồi lấy giấy báo gói lại gác lên gác bếp nơi xa lửa bốc lên trực tiếp. Khi gieo, đem chà cho vỏ mỏng bớt rồi ngâm nước lã ấm tay 6 – 7 tiếng sau đó đem rửa sạch nước chua rồi lại bỏ vào tủ lạnh xử lý, sau khi đã bọc lại bằng vải. Ngày hôm sau lại đem rửa lại và xử lý tiếp gọi là xử lý lạnh, xử lý độ5 – 7 lần như vậy, hạt sẽ nảy mầm và đem gieo.

Cũng có thể làm như trên xong dễ dàng hơn là ủ vào nhiều lần vải rồi phủ rơm rạ dày, làm liên tục 5 – 7 ngày. Hạt nứt nanh thì đem gieo. Gieo rất cẩn thận trên nền đất làm kỹ, phủ rạ đày rồi tưới đẫm. Sau 7 – 8 ngày hạt thành cây nhỏ thì bóc bỏ ra, cây chưa cho lá thật, chỉ mới có 2 lá mầm cao 1 – 2cm thì nhổ đem trồng. Có như vậy cây con sau này mới khỏe. Khi trồng đất cũng cần làm thật kỹ, tưới nước đẫm rồi mới trồng cây. Trước khi nhổ cây cũng phải tưới đẫm hoặc sau khi nhổ cáy đem nước tưới ướt giữ cho cây không héo, dùng que nhỏ như đâu que đan áo chọc lỗ, mỗi gốc trồng một cây, ấn gốc nhẹ tay cho vững rồi dùng ấm tích róc nước vào gốc cây mà tưới mạnh, cây gục xuống, lá dính xuống đất cây rất dễ chết hoặc rất lâu hồi phục, tưới như vậy vài ba phần rồi sau dùng doa tưới nhẹ giữ ẩm luôn luôn. Đất trồng cần bón phân lót nhưng không nhiều, mật độ 20x25cm, tưới ẩm luôn, nhổ cỏ bằng tay không cần vun. Gieo giữa tháng 9 âm lịch, trồng cuối tháng 9, cuối tháng 11 cây bắt đầu vươn ngọn là vừa Tết. Nếu thấy nắng ấm mà cây vươn sớm, cần bấm ngọn cho lên ngọn khác. Nếu chậm thì thúc phân mạnh hơn.

Hoa phi yến nở rất bền, chỉ sợ hoa nở muộn mà thôi, nở sớm có thể để lâu hàng tháng mới tết cũng được. Nhưng cần bón thêm đạm cho cây trẻ lâu. Phi yến là hoa chủ lực của tết Nguyên đán. Có thể cắm lọ kèm với Thược Dược, Lay Ơn. Có thể cắm riêng hoặc cắm lọ nhỏ, cắm bàn chông. Cây hoa phi yến cao, trồng dày không vun nên rất dễ đổ phải làm dàn nẹp lại cây mới không bị cong.

Hoa Phi Yến ở châu Âu :

Hoa phi yến là loài hoa được ưa chuộng ở châu Âu vì vẻ đẹp nhẹ nhàng, tươi tắn và thanh thoát. Mỗi năm, khoảng thời gian từ giữa tháng 6 cho tới tháng 8, nhữngcánh đồng hoa phi yến lại bừng nở lộng lẫy trên khắp các vùng ngoại ô nước Anh. Màu sắc phong phú, gồm trắng, hồng, đỏ, tím, xanh hay màu pha lẫn, hoa phi yến được chuộng trong các đám cưới. Những cánhhoa phi yến giữ được màu và tươi rất lâu, trong khoảng 3 tới 4 tuần sau khi hái.Cánh đồng hoa phi yến bạt ngàn là điểm đến của nhiều bạn trẻ hoặc nhiều đôi uyên ương cũng tới đây để có bức ảnh cưới trên nền cánh đồng hoa tuyệt đẹp.

Cánh đồng hoa Phi Yến ở ngoại ô nước Anh

Ý Nghĩa Hoa Phi Yến Và Cách Chăm Sóc Giúp Hoa Khoe Sắc

Đặc điểm hoa phi yến

Hoa phi yến là loài cây thân thảo, có nguồn gốc từ các nước phía Bắc bán cầu, nhờ vẻ đẹp của mình mà được yêu thích và du nhập vào nhiều quốc gia.

Thân cây khá mềm, mọc thẳng và phủ lông tơ. Cây có chiều cao từ 20cm – 2m tùy vào môi trường sống, các khu vực nhiệt đới, nhiều nắng gió thì hoa phi yến sẽ cao lớn hơn.

Lá phi yến mọc ở gần gốc cây, có dạng hẹp, xẻ hình chân vịt, tùy mỗi là mà số răng cưa khác nhau, giao động từ 3 – 7 răng.

Phía trên của thân cây là một chùm hoa lớn, với cuống dài, cánh mỏng, có dáng vẻ rất mảnh mai. Mỗi bông hoa có 5 cánh tạo thành hình túi rỗng.

Hoa phi yến có màu khá đa dạng, bao gồm tím, hồng, trắng, xanh và đỏ, thường nở vào tháng 7 và kéo dài rất lâu sau đó. Cũng vì vậy mà loài cây này thường được trồng làm cảnh để duy trì vẻ đẹp lâu bền.

Về đặc tính sống, cây phù hợp với nhiều môi trường sống, có khả năng chịu hạn, chịu rét tốt, ưa ánh sáng. Thân cây, lá đều mềm, nên khi mọc dày phải cố định bằng nẹp để tránh bị gãy đổ.

Có một điểm cần chú ý là các bộ phận trên cây tiết ra một chất độc tên Alkaloid delphinine để xua đuổi côn trùng. Nếu không may ăn phải có thể gây nôn mửa, thậm chí gây tử vong nếu ăn quá nhiều.

Công dụng của hoa phi yến

Nhờ vẻ đẹp đa dạng và rực rỡ cùng ưu điểm là hoa tươi lâu, phi yến được trồng làm cảnh, trang trí tại nhiều khu vực như sân vườn, công viên, bệnh viện, khu du lịch nghỉ dưỡng…

Phi yến còn kết hợp với các loại hoa khác để cắm trong lọ, trang trí ở các khu vực như bàn tiếp khách, bàn làm việc, ban công, đặc biệt là trong các dịp lễ tết, cưới hỏi.

Nhiều cặp đôi thường lựa chọn hoa phi yến để trang trí trong lễ cưới của mình, không chỉ đẹp mà còn mang lại rất nhiều ý nghĩa.

Trong nhiều ghi chép Đông y, hoa phi yến còn được tận dụng để điều chế thành một vài loại thuốc dùng trị mất ngủ, an thần hay trị giun sán đường ruột.

Một loài hoa không chỉ đẹp mà còn rất đa dụng đúng không nào.

Ý nghĩa của hoa phi yến

Với vẻ ngoài nhẹ nhàng mong manh nhưng lại sinh sống tốt ở bất kỳ điều kiện môi trường nào, hoa phi yến là biểu tượng cho sự vươn lên mạnh mẽ, vượt qua nghịch cảnh.

Hoa tượng trưng cho những người phụ nữ đoan trang, không chỉ đẹp bên ngoài mà còn có tâm hồn trong sáng, thánh thiện.

Ngoài ra, trưng bàu hoa phi yến trong các dịp lễ khai trương, tân gia cũng giúp gia chủ luôn vui vẻ, tài lộc ào ạt.

Cách trồng và chăm sóc hoa phi yến

Trồng hoa phi yến

Chuẩn bị đất trồng

Phi yến có thể sống tốt trên nhiều loại đất nên bạn không cần chuẩn bị nhiều, đào xới để đất đảm bảo tơi xốp và khả năng thoát nước, phân luống rõ ràng, trước khi gieo hạt thì bón thêm ít phân NPK, khu vực trồng cần nhiều ánh sáng.

Gieo hạt

Chọn cây mẹ to khỏe, không sâu bệnh, sau khi tách lấy hạt thì đem phơi dưới bóng râm rồi bọc trong giấy báo và hun trên khói nhẹ cho khô hẳn.

Khi chuẩn bị gieo hạt, bạn lấy hạt ra, chà vỏ mỏng rồi ngâm trong nước ấm khoảng 6 – 7 tiếng, tiếp đó rửa sạch, bọc trong vải mỏng và để trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm. Lặp đi lặp lại 5 – 7 lần là hạt sẽ nảy mầm.

Bây giờ, mang hạt ra gieo ở phần đất đã chuẩn bị từ trước, tưới đẫm nước lần đầu tiên, sau đó tưới để duy trì độ ẩm hàng ngày cho tới khi hoa mọc thành cây mới.

Chăm sóc hoa phi yến

Tưới nước: là loài hoa sinh trưởng nhanh, bạn nên tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho cây. Nếu được hãy tưới hàng ngày, nhưng khi tưới chỉ cần đủ ẩm đất, tưới quá nhiều có thể gây ngập úng.

Dinh dưỡng: bạn không cần phải bón phân cho hoa quá nhiều, khoảng 3 – 4 tháng thì bón cho hoa một ít NPK là được. Vào khoảng thời gian cây gần nở hoa thì bạn có thể bón thêm.

Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, hãy trồng hoa phi yến ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh nắng mặt trời. Nếu sống trong bóng râm thì cây sẽ sinh trưởng chậm và màu hoa cũng không đẹp mắt

Nhiệt độ: cây có thể chịu nắng, chịu rét tốt nên yếu tố nhiệt độ không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ sinh trưởng của cây.

Cắt tỉa: vì thân cây khá mềm, do đó, khi cây vươn cao và nở nhiều hoa, bạn nên dùng nẹp để cố định cây, tránh gãy đổ.

Phòng trừ sâu bệnh: thường xuyên nhổ cỏ để đảm bảo dinh dưỡng được dồn cho hoa. Sâu bệnh thì bạn không cần lo vì hoa phi yến có khả năng xua đuổi côn trùng khá hiệu quả.

Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm rõ đặc điểm và đặc tính sống của cây hoa phi yến rồi đúng không.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Dạ Yến Thảo

Hoa dạ yên thảo có tên khác: Yên thảo hoa, hoa dạ yến thảo, hoa dã yến thảo

Màu sắc: trắng, hồng, đỏ…

Cây dạ yên thảo là loại cây thân thảo thuộc họ Cà.

Đường kính hoa dạ yến thảo: 5 cm

Chiều cao thân: 30 – 50 cm

Nguồn gốc hoa dạ yến thảo: Nam Mỹ.

Thời kỳ nở hoa dạ yên thảo từ tháng 5 – 10. Dáng hoa phong phú, đa dạng. Cây hoa dạ yên thảo là loại cây chịu nhiệt, lạnh, rất dễ sống. Nếu để cây dạ yên thảo dầm mưa, hoa sẽ bị dập.

– Gieo trồng hoa dạ yến thảo: thời điểm thích là tháng 2 – 4. Gieo trồng hạt trên tấm rêu mùn, không cần lấp đất lên trên. Trước lúc hạt nảy mầm nên đặt cây vào chỗ mát. Sau khi hạt nảy mầm nên để cây hút nước từ đáy chậu, chú ý không nên để cây bị thiếu nước.

– Trồng cố định: sau khi cây ra 5 – 6 lá, chuyển cây sang trồng ở chậu số 3. Lúc đầu nên đặt chậu tại nơi mát, đợi cây đâm chồi mới và bén rễ thì chuyển cây ra chỗ có ánh nắng. Đất trồng gồm loại đất Akadama hạt nhỏ và than bùn. Phải bón phân, tưới nước khi bề mắt đất trong chậu đã khô. Vào thời kỳ cây sinh trưởng, nên bón phân mỗi tháng 1 lần.

– Sau khi hoa nở: ngắt bỏ cả cuống hoa thì chồi nách sẽ phát triển và hoa tiếp tục nở.

Cây hoa dạ yến thảo phát triển trên 100C vì thế những nơi khí hậu lạnh nên tiến hành trồng sau tháng 3, khi khí hậu đã ổn định. Sau đó phun thuốc trừ sâu cho cây.

Cách chăm sóc cây hoa dạ yến thảo:

Dã yên thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Dã yên thảo có hoa liên tục, hết đợt này đến đợt khác, dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc.

Mỗi sáng bạn nên tưới cây, nhặt lá dạ yến thảo khô, héo vì để lâu sẽ dễ khiến cây bị úng. Khi trồng cây, bạn cũng nên quan tâm một chút đến thời tiết trong ngày, nếu trời nắng to hoặc mưa to, bạn nên “di dời” cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn.

Bạn nên lưu ý đặc điểm của dạ yên thảo là thân mềm và buông rủ, vì vậy hoa sẽ không thể trồng hoa dạ yên thảo từ dưới mặt đất và uống theo những thanh gỗ lên được. Bạn cần chọn những chậu hoa có thể đặt trên hoặc có móc cố định chắc chắn vào thanh ngang trên để những cành hoa có thể buông xuống, mềm mại và tự nhiên. Không chỉ làm đẹp bên ngoài ngôi nhà, những bông hoa này còn giúp che dấu những khuyết điểm của những hàng rào cũ (bong sơn, gỉ sét, cũ kỹ, thô cứng…). Bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc của dã yên thảo để thêm sự đa dạng về màu sắc, thêm sinh động hơn.

1-Là cây thân thảo, nhạy cảm đặc biệt trước các thay đổi của thời tiết.

2-Không chịu được mưa nhiều, không chịu úng.(Chậu hoa nên đăt nơi không chịu mưa trực tiếp).

3-Bộ rễ rất nhạy cảm với nhiệt độ ngoại cảnh, dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên cao trên 35oc (Nên che mát chậu trồng khi ở nhiệt độ này).

4-Bị nhiễm nấm làm nhũn thối cổ rễ, hoặc khô teo tại gốc các cành kết với thân do tổn thương khi đóng gói vận chuyển.

5-Cây sẽ bị chết ngay do mất nước( Khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng)!

+ Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm.

+ Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn(Cây sẽ không khỏe,không bền).

+ Khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ.

+Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương.

+Tưới nước thường xuyên, vừa đủ.

+ Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ xung thêm phân giàu đạm (có thể dùng nước giải pha loãng)

– Đặt cây hoa dạ yến thảo tại nơi có đủ ánh nắng.

– Tưới nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.

– Phun thuốc trừ sâu cho cây.

Bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:

Bạn cắt một ngọn Dạ yến thảo Chú ý cắt dưới đốt lá và đảm bảo rằng phải còn lại ít nhất 3 đốt lá trên ngọn.

Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng ngay vào ca nước trong khi bạn làm thao tác khác.

Tỉa bỏ các lá gần vết cắt. Ngắt bỏ hết hoa nếu bạn muốn các ngọn này tập trung năng lượng để phát triển rễ trước.

Đổ đất vào chậu. (Mẹo: Đổ đầy đất vào chậu, sau đó ấn nhẹ đất xuống, đất sẽ lấp rất đều)

Dùng dụng cụ tra hạt tạo một vài lỗ trên đất trong chậu.

Cho từng ngọn Dạ yến thảo vào từng lỗ.

Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín.

Tưới nước thật đẫm đất và ngọn hoa. Điều này giúp đất nén đều quanh ngọn hoa.

Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô. (Có thể dung mái che nếu cần thiết tạo bóng râm.)

Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày. Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.

Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do bạn không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.

Khoảng 2-3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất.

Bạn có thể nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó bạn lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.

Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.

Trong trường hợp có một ít rễ, điều này thật tuyệt vời. Bạn hãy cắm chúng nhẹ nhàng trở lại đất và để chúng tiếp tục phát triển đến tuần tiếp theo. Đến thời kỳ các ngọn hoa nhìn rất khỏe và phát triển rễ mạnh, bạn đừng ngại tách chúng trồng vào chậu khác hay giỏ treo.

Luôn tưới đẫm nước một vài ngày đầu sau khi bạn trồng chúng ra chỗ mới, để chúng có thời gian phục hồi và thích nghi với chậu mới.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Lan Hải Yến

Dưới đây là chia sẻ của bác Nguyễn Ngọc Hà ở Lâm Đồng về cách trồng và chăm sóc lan Hải Yến, Huyền Bùi xin được trích đăng:

Đến với loài hoa Hải Yến này, tôi nhận cay đắng nhiều hơn là hạnh phúc!

Dù là cây lan rất đẹp, dù là bộ rễ rất tình, dù màu sắc mặt bông rất đáng yêu với hương thơm ngọt ngào vào những ngày hè nóng bức hay ngày thu mát mẻ, thì vẫn không thể nào khỏa đi sự cay đắng khi các nàng cứ lần lượt ra đi không lời từ biệt.

Phải công nhận, Hải Yến là một trong những giống lan khó trồng nhất trong các giống lan đơn thân.

Tên khoa học: Rhynchostylis coelestis Reichb. f.

Được tìm thấy ở Thái Lan, Campuchia và Việt Nam ở các rừng rậm và những cánh đồng hoang dã ở độ cao từ 0 – 700 m.

Tên tiếng Latin của Hải Yến là “coelestis” dịch sang tiếng Anh là Bầu Trời Xanh. Có lẽ để chinh phục được bầu trời chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Chắc tại bông hoa trắng xanh với vòi bông chĩa thẳng lên trời, nên em ấy mới có tên như vậy.

Còn tên tiếng Việt thì tôi thực sự cũng không biết giải thích thế nào cho chuẩn. Phải chăng ở Việt Nam người ta hay nhìn thấy Hải Yến gần biển (ví dụ như Ninh Thuận, Bình Thuận…)? Hay tại những bông hoa nhìn như chim yến bay trên mặt biển?…

Điều đáng mừng nhất là tên Hải Yến được toàn giới chơi lan Việt Nam gọi, không giống như người họ hàng cùng chi là cây Ngọc Điểm, người ta cứ gọi loạn cả lên. Ngoài Bắc thì gọi là Đai Châu, Nam thì Ngọc Điểm, Trung thì Nghinh Xuân, rồi một số bạn lại gọi Tai Trâu, rồi Lan Me…

CÁCH TRỒNG, CHĂM SÓC, PHÂN THUỐC

A. CHỌN VÀ XỬ LÝ GIỐNG

Ưu tiên hàng đầu là lá không gãy dập, còn lại có nhiều rễ khỏe thì tốt, mà không có rễ cũng không sao.

Cắt bỏ lá thân rễ thối, dập, nát. Để lại khoảng 3-5 cái rễ, độ dài từ 3-10cm tùy giá thể lớn hay nhỏ.

Ngâm giống vào dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước trong 10 phút. Hoặc ngâm với dung dịch thuốc trị nấm khuẩn (bạn cứ ra nhà thuốc nói chủ cửa hàng bán cho BỘ ĐÔI TRỊ NẤM KHUẨN CHO RAU VÀ HOA MÀU), pha đúng liều ghi trên bao bì và ngâm lan vào đó 10 phút. Hoặc pha Benkona liều 2ml/1 lít nước và ngâm lan 10 phút. Nếu không có các loại trên, ngâm nano bạc cũng được.

Vớt ra, để ráo rồi ngâm vào dung dịch kích thích ra rễ như B1 hoặc Siêu Lân hoặc Terra-Sorb 4 Chế Phẩm Hùng Nguyễn trong 1-2 tiếng tùy độ héo của cây. Cây suy kiệt thì ngâm lâu hơn. Vớt ra và chuẩn bị ghép. Nếu ngâm siêu lân chỉ nên ngâm 15 phút thôi kẻo cây chết xót. (Atonik hiệu quả rất thấp trên lan đơn thân nên tôi bỏ luôn).

Hải Yến ghép mùa nào cũng được, nhưng tốt nhất vẫn là lúc lan ra nụ, bạn vặt nụ đi và ghép.

B. CHỌN VÀ XỬ LÝ GIÁ THỂ

Hải yến cực kỳ ghét thay giá thể. Bạn ghép vào giá thể nào càng bền càng tốt. Ví dụ như lũa, gỗ cứng, chậu đất nung với viên đất nung hoặc vỏ thông… Nói chung là giá thể gần vĩnh cửu, thoáng và nghệ thuật là được.

Giá thể nào cũng phải ngâm nước vôi 1 tiếng, sau đó rửa thật sạch lại rồi mới tiến hành ghép lan lên.

Khi ghép phải cố định gốc thật chắc chắn và treo hướng nào thì cố định hướng đó, đừng di chuyển liên tục vị trí treo gây ra vặn cây. Nên treo sao cho hai đầu lá hướng về phía đông và tây.

C. PHÂN BÓN

Rất đơn giản, đối với tôi và những người chơi lan lãng tử thì càng làm cho mọi chuyện đơn giản càng tốt.

Cứ chục ngày pha 20 giọt chế phẩm Hùng Nguyễn với 1 gam NPK 20-20-20+TE và 25 giọt Nano Đồng với 1 lít nước. Phun lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Khoảng 10h sáng nên tưới rửa lại là xong.

Suốt năm cứ như vậy, cho tới khoảng tháng 2 âm lịch thì dùng NPK 6-30-30+te (1 gam) pha với Nano Đồng (25 giọt) pha với 1 lít nước để kích thích tạo vòi hoa. Phun liên tục như vậy 4-5 lần, 7 ngày 1 lần, sau đó thì ngừng hẳn phân. Bạn có thể dùng Siêu Lân 10-60-10+TE thay cho 6-30-30+TE.

Sau khi hết hoa hai tuần mới bắt đầu quay trở lại quy trình ban đầu với Hùng Nguyễn + NPK te + Nano Đồng.

D. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH

Có những nhà vườn một mùa thiệt hại hàng trăm thậm chí hàng ngàn giò Hải Yến. Đấy là lý do vì sao hàng ký rất rẻ, nhưng hàng thuần cực mắc.

Có những năm tôi cũng phải vứt bỏ mấy chục giò trong tâm trạng uất ức. Tại sao phun Ridomilgold trắng cả cây mà lá vẫn cứ đen dần dần và chết…

Mãi sau này tôi mới rút ra được kinh nghiệm để trồng không chết cây nào.

Khi bạn mới trồng, nên che mưa 100%. Bạn tưới bao nhiêu cũng không sao, nhưng chỉ cần dính 1 trận mưa vài tiếng là lan bắt đầu bị thối, vết thối lúc đầu hơi nâu đen, nhưng sau đó là đen thui và lây lan, sau đó lá sẽ rụng và lan sẽ chết.

Nếu bạn không che mưa được, thì dù bạn có phun thuốc lan vẫn cứ thối. Trừ trường hợp vườn nhà bạn không có mầm bệnh.

Ridomilgold là thuốc trị nấm, trong khi kiểu thối đó chính là bị vi khuẩn. Vậy nên muốn chữa khi lan đang bệnh, bạn nên pha 1 thuốc trị vi khuẩn (ví dụ Starner hoặc Kasumin hoặc Poner (Streptomycin)) với 1 thuốc trị nấm như Metalaxyl hoặc Antracol hoặc Aliette… và phun ướt đẫm cả giò lan, mặt trên và mặt dưới lá…

Hình ảnh lan Hải Yến rừng đang bán tại Huyền Bùi

Nhưng sau khi phun thuốc phải che mưa 2 -3 ngày và ngừng tưới nước, ngừng bón phân để vết bệnh khô đi. Nếu phun thuốc buổi sáng mà chiều gặp mưa thì vẫn cứ thua.

Tuy nhiên, khi lan đã thuần và sống được sau 1 năm, thì lại khác. Mưa nắng tẹt ga. Nắng 40-70% đều vô tư.

Nói chung, để phòng bệnh hiệu quả nhất, thì chục ngày tới nửa tháng, bạn nên phun thuốc trị nấm và vi khuẩn 1 lần (mua bộ đôi trị nấm khuẩn là tốt nhất). Tôi vẫn hay dùng Nano Bạc tuần 1 lần luân phiên với Agrifos400 nửa tháng 1 lần theo hướng dẫn bao bì.

Bên cạnh đó, hai chục ngày 1 lần, tôi lại phun Movento hoặc Fendona kết hợp Pesieu 1 lần để phòng và diệt các loại côn trùng, sâu hại.

Hai tháng phun nước vôi trong 1 lần.

LỜI KẾT

Giống lan vừa đẹp vừa thơm như thế này, rất đáng để sưu tầm. Chơi lan, theo cá nhân tôi, nên làm sao để trong giàn, tháng nào cũng có hoa nở ngoài sân, vậy mới thú vị.

Mùa mưa (mùa hè) đã đến, nói chính xác ra là mùa của bệnh trên lan, mùa của những đau khổ cho người trồng lan, vì thế, tôi đề nghị bạn đọc lại bài 27 và 29 của tôi để bớt đi trái đắng.

Người ta sẽ hạnh phúc hơn khi cho đi chứ không phải nhận lại. Nếu biết thì thấy rất đơn giản, nếu tự mò mẫm thì có khi lại phải trả giá rất đắt. Chính vì lẽ đó, tôi mong bạn sẽ CHIA SẺ ngay khi đọc bài này, để phàm là những ai chơi lan, đều cảm thấy hạnh phúc chứ không phải là chán nản và ức chế khi chơi lan.

(Nguyễn Ngọc Hà – Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng)