Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngò Gai Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mùi Tàu Ngò Gai

-Mùi tàu là tên gọi của miền Bắc, ngò gai là tên gọi của người miền Nam với loại rau thân thảo, cây đơn lẻ, lá mọc ở gốc xòe ra hình hoa thị, lá hình thuôn có răng cưa, cành chia ở ngọn chứa hoa.

Kỹ thuật gieo trồng hạt giống rau gia vị mùi tàu ngò gai

– Với kỹ thuật đơn giản mà thời gian lại nhanh chóng, bất cứ gia đình nào đều có thể tự tay trồng được loại cây này với hạt giống rau mùi tàu ngò gai, rất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cây rau mùi rất dễ sinh trưởng, thời tiết không tác động nhiều nên chúng tự nhiên phát triển ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Do đó có thể trồng lúc nào là tùy thích của từng người.

– Trồng cây rau mùi tàu bằng phương pháp gieo hạt hoặc cũng có thể mua giống cây con. Tuy nhiên đa phần là dùng phương pháp gieo hạt vì chúng dễ mọc. Hạt giống rau mùi tàu ngò gai có thể mua được dễ dàng từ nhiều đơn vị cung cấp.

– Do là cây có hương vị hấp dẫn nên cũng là điều kiện dụ kiến, dế và mối đến hại cây nên tốt nhất khi gieo hạt xong cần dùng thuốc chống côn trùng này để tạo ẩm giúp hạt nẩy mầm nhanh.

– Cây rau mùi tàu rất dễ sống, ít sâu bệnh hại tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bất cứ ai cũng có thể trồng và chăm sóc loại cây này. Tuy nhiên do mùi thơm nên thỉnh thoảng lại có đàn kiến kéo tới bám vào cây khiến cho người thu hoạch nhiều khi không để ý sẽ rất dễ bị chúng cắn, thậm chí nếu không rửa sạch sẽ gây dị ứng ngứa. Do đó khi trồng cây rau mùi phải chú ý tới con vật nhỏ bé này.

+Trị hôi miệng: Khi bị hôi miệng bạn lấy 1 nắm mùi tàu đem sắc cùng vài hạt muối dùng để súc miệng nhiều lần trong ngày. Sau 5-6 ngày hiệu quả vô cùng bất ngờ.

+ Chữa sốt nhẹ: 30g mùi tàu, 50g thịt bò thái nhỏ nấu với 600ml nước và vài lát gừng tươi rồi cho thêm ít hạt tiêu, ăn nóng. Sau khi ăn phải đắp chăn kín mít cho ra mồ hôi sẽ hạ được sốt.

+ Trị kiết lỵ: Sao vàng 1 nắm hạt giống rau mùi tàu ngò gai sau đó tán nhỏ rồi pha với uống, ngày 2 lần, mỗi lần 7-8g.

+ Trị đau bụng, tiêu chảy: Sắc 20g mùi tàu tươi với vài củ sả, ít lá tía tô, lấy nước uống trong ngày.

+ Trị chứng đầy hơi: Dùng 50g mùi tàu, cắt thành từng khúc khoảng 3-4cm sắc cùng vài củ gừng tươi đập dập và 400ml nước. Sắc lấy 200ml nước, chia 2 lần uống, mỗi lần cách nhau 3 giờ đồng hồ.

+ Ăn không tiêu, không ngon miệng: Ăn sống trực tiếp mùi tàu trộn với dầu mè hoặc sắc 15g mùi tàu lấy nước uống để chữa chứng khó tiêu, kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng.

+ Chữa cảm mạo: Lấy 10g mùi tàu khô sắc với 6g cam thảo và 300ml nước, đun sôi trong vòng 15 phút rồi chia thành 3 lần, uống hết trong ngày.

+ Điều trị bệnh sởi: Trẻ sơ sinh thì nên giã nát lá mùi tàu rồi sao nóng cho vào miếng vải mềm, chà sát lên người trẻ. Trẻ lớn có thể ăn uống được thì sắc nước mùi tàu cho trẻ uống để kích thích nốt sởi lên nhanh và mau khỏi.

– Với những lưu ý trên, bạn nên cân nhắc mua hạt giống rau mùi tàu ngò gai về trồng tại gia đình để có thể vừa tiết kiệm chi phí, vừa sử dụng được ngay trong những tình huống bất ngờ. Hơn nữa loại cây này còn được trồng cực kỳ đơn giản từ hạt giống rau mùi tàu ngò gai, rất dễ dàng để có thể nuôi trồng và sử dụng.

Từ khóa tìm kiếm:

Theo chúng tôi

cach cham soc cay mui tau yotube

trồng cây rau ngò gai mùi tàu

Cách Trồng Ngò Gai (Mùi Tàu)

Ngò gai hay còn gọi là Mùi tàu, Mùi gai hoặc ngò tây (theo cách gọi ở miền Nam), tên khoa học là Eryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán, có nguồn gốc từ Châu Mỹ.

Ngò gai là cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa mọc ở cành, lá mọc ở gốc, xòe ra hình hoa thị. Lá ngò gai hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ, hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán.

Lá Ngò gai có mùi thơm dễ chịu. Trong bát phở có lá ngò tươi giúp ăn ngon miệng. Trong nồi canh chua nấu cá có lá ngò làm mất mùi tanh. Người có bệnh đái tháo đường nên ăn lá ngò trong bữa ăn vì lá ngò gai có tác dụng làm giảm đường huyết.

Hạt giống Ngò gai khó gieo, có thể gieo vào bầu ươm thông thường hoặc viên nén ươm cây tại Greenhousehp cung cấp. Khi hạt gieo thành cây con có thể bứng ra trồng trong chậu 20-30cm, bổ sung phân bò hoặc phân trùn quế 3 tuần 1 lần để cây phát triển, nhanh ra cây con mới.

So với nhân giống bằng cách gieo hạt, nhân giống bằng cách tách cây con tỷ lệ thành công rất cao, khoảng sau 2-10 ngày sau khi tách, cây con đã bắt đầu bén rễ mới, bổ sung phân bò hoặc phân trùn quế để cây phát triển.

Đất trồng Ngò gai có thể là đất sạch trộn phân bò hoặc phân trùn quế, đất đảm bảo vừa giữ ẩm, vừa thoát nước, tránh bị úng gây thối cây. (Phân bò hoặc phân trùn quế rất lành tính, cây dễ hấp thu nên khuyến khích sử dụng 2 loại này). Ngoài ra, có thể làm đất theo như bài viết Cách trộn đất trồng rau của mình.

Ngò gai sau thời gian gieo 30-45 ngày cao khoảng 15-20cm, lúc này có thể thu hoạch để sử dụng. Sau khi cắt ngò gai, bổ sung dinh dưỡng để Ngò gai lên cây và lá mới.

Ngò gai rất ít khi bệnh, bệnh thường gặp nhất là vàng lá do thời tiết, gặp trường hợp này chỉ cần cắt bỏ lá vàng, tưới nước đủ ẩm, sau khi cây trở lại bình thường mới bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

Kinh Nghiệm Trồng Và Chăm Sóc Cây Ngò Gai (Mùi Tàu) Trong Mùa Mưa

Muốn thâm canh đạt hiệu quả cao và ổn định cây mùi tàu (ngò gai), đòi hỏi người trồng phải có một số biện pháp kĩ thuật nhất định, tác động kịp thời… Xin chia sẻ với bà con một số kinh nghiệm thực tế như sau:- Trước khi gieo hạt nên cày xới làm cho đất tơi nhỏ ra, không nên làm đất quá nhuyễn vì đất dễ bị lèn khi mưa nhiều và hạt giống dễ bị vùi sâu trong đất.

1. Làm đất:

– Khi làm đất cần bón phân chuồng mục (thích hợp nhất là phân gà ủ mục) với lượng 55 – 70 kg/sào. Xử lý đất bằng Basudin hạt với lượng 1 kg/sào để diệt sâu đất. Tuyệt đối không sử dụng quá nhiều phân hữu cơ để bón lót trước khi gieo vì nếu gặp mưa nhiều phân hữu cơ sẽ giữ nước lại trong đất, khi đó ta gieo hạt giống vào, hạt sẽ dễ bị thối.

– Lên liếp chiều rộng từ 1,0 – 1,2 m, chiều cao mặt liếp từ 15 – 20 cm. Các liếp cách nhau 30 – 40 cm. Có hệ thống thoát nước tốt mỗi khi mưa to và kéo dài.

2. Chọn hạt giống và xử lý hạt giống:

Mua giống có nguồn gốc rõ ràng, ở những đại lý uy tín. Nếu mua hạt giống từ người trồng ngò gai tại địa phương phải biết được tình hình ruộng ngò giống có nhiễm sâu bệnh hại hay không, đặc biệt là bệnh thối gốc do vi khuẩn.

Nên chọn ruộng ít sâu bệnh và mới thu hoạch hạt giống để mua hạt giống. Để đảm bảo mật độ trồng nên thử độ nảy mầm trước khi gieo sạ.

Trước khi gieo hạt, nên phơi hạt giống ngoài ngoài nắng khoảng 3 giờ, sau đó ngâm hạt giống trong nước ấm 54oC (3 sôi + 2 lạnh) khoảng 30 phút để giúp hạt giống mau nảy mầm và loại bỏ một số hạt lép lửng.

3. Kỹ thuật gieo sạ:

Trong quá trình gieo hạt, không nên để hạt vùi lấp sâu trong đất (không quá 1,5 cm), đảm bảo nền đất gieo đủ ẩm (70 – 80%), không gieo trên nền đất quá ướt.

Tránh gieo hạt vào những ngày có mưa, bão. Muốn gieo đều nên chia hạt giống thành 2 lần gieo, mỗi lần gieo trộn hạt giống với đất rồi tiến hành vãi đều trên mặt luống.

4. Quản lý nước:

Cây ngò gai ưa ẩm ướt, tuy nhiên vào mùa mưa không được để đất quá ẩm cây trồng rất dễ bị nấm bệnh (bệnh thối rễ, bệnh chết nhanh) nên đào rãnh thoát nước tốt tạo điều kiện cho cây thoát nước nhanh nhất sau những trận mưa.

5. Kỹ thuật bón phân:

Nên bón phân bằng cách hòa tan phân trong nước rồi tưới bằng bình hoa sen trên mặt liếp rau, sau khi tưới phân phải tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá rau. Do đọt non của cây ngò gai nằm sát với mặt đất, nên không được để cho đất cát, bùn rơi bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết. Nếu thấy lá bị vàng nhạt, lá mỏng, mép lá cuốn lên thì cần bổ sung thêm u-rê cho cây hoặc khi gặp hầu hết số lá trên cây đều bị mất diệp lục (cây bị bạch tạng) thì cần cung cấp ngay cho cây một lượng phân bón siêu vi lượng (1kg/1.000 m2) bằng cách hòa nước tưới cho cây hoặc phun lên thân lá và gốc giúp cây hồi phục lại bình thường.

6. Quản lý dịch hại:

Đối với nhóm rau ăn lá nên áp dụng triệt để các biện pháp IPM trong phòng trừ dịch hại. IPM là phương pháp hiệu quả nhất, không những bảo vệ sức khoẻ cho người sản xuất, tiêu dùng và môi trường mà còn đem hiệu quả rất lớn về kinh tế. Khi mật độ sâu, bệnh hại nhiều thì bà con nên phun xịt các loại thuốc ưu tiên có nguồn gốc sinh học và theo nguyên tắc 4 đúng. Nếu trồng trong mùa nắng thì chú ý đến các côn trùng gây hại quan trọng, nhất là nhóm chích hút (nhện đỏ) gây xoăn lá. Nếu trồng trong mùa mưa thì nên quan tâm đến các bệnh thường xuất hiện trên cây ngò gai là: bệnh thối cổ rễ, bệnh cháy lá, bệnh đốm lá và bệnh thối bẹ.

7. Thu hoạch:

Ở mỗi lứa thu hoạch, bà con thường cắt toàn bộ lá và thân cây, chỉ chừa lại phần gốc. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh thối gốc và vi khuẩn héo xanh gây hại, có thể gây chết toàn bộ ruộng ngò gai chỉ trong vài ngày. Vì vậy, bà con cần lựa chọn các ngày nắng ráo để thu hoạch và ngay sau đó phải phun một số loại thuốc trừ nấm, kháng khuẩn cho cây.

Nguồn: http://www.khuyennongvn.gov.vn/ – Nên bón vôi để xử lý đất trước khi xới, với liều lượng 30 – 50 kg/1.000 m2.

– Nếu đất đã từng trồng ngò gai chuyên canh, nay muốn cải tạo trồng lại vụ mới phải cho đất nghỉ và ngâm đất ít nhất 1 tháng để loại bỏ một số mầm bệnh lưu tồn trong đất từ vụ trước.

– Ngò gai là một loại cây tương đối dễ trồng, thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau nhưng tốt nhất vẫn là đất tốt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Cách Trồng Và Chăm Bón Ngò Gai Tại Gia Đơn Giản, Không Sâu Bệnh

Cây mùi tàu (ngò gai) ngoài việc được dùng để ăn sống, nấu canh thì nó còn có tác dụng trị nám da, trị mụn, trị đái dầm ở trẻ em, chữa cảm cúm, hôi miệng, tiêu chảy, đau bụng…

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống

Bạn có thể tận dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây mùi tàu. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước.

Cây mùi tàu có thể phát triển trên nhiều loại đất khác nhau. Bạn có thể mua đất sẵn hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Rau mùi tàu có thể trồng bằng hạt tách cây con. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống hoặc siêu thị.

Hạt mùi tàu rất dễ mọc nên có thể gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp mà không cần ngâm ủ hạt. Lượng hạt giống từ 3 – 5 kg cho 1.000 m2 .

Gieo xong bạn phủ lên trên một lớp rơm mỏng để tạo ẩm độ giúp hạt nẩy mầm nhanh. Tưới nước để giữ ẩm độ. Khoảng một tuần sau, hạt giống sẽ nảy mầm.

Nếu trồng mùi bằng cây con, bạn trồng trực tiếp lên đất đã chuẩn bị, tưới ngày 2 lần khoảng 10 ngày để cây nhanh chóng bén rễ.

Mùi tàu rất dễ sống, ít sâu bệnh hại nên việc chăm sóc chủ yếu là tưới nước và bón phân. Nó là loại cây ưa ẩm ướt vì thế phải thường xuyên tưới nước cho cây, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm, nếu đất bị khô hạn sẽ làm cho cây còi cọc, sinh trưởng phát triển kém. Tuy nhiên, phải có hệ thống thoát nước tốt để chống úng cho mùi tàu mỗi khi có mưa to và kéo dài.

Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần, tiến hành bón phân đợt đầu tiên bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê, phân trùn quế… Cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 lần cho cây. Thường xuyên làm cỏ cho rau mùi tàu.

Tùy mục đích sử dụng (dùng ăn sống hoặc làm thuốc). Nếu dùng mùi tàu để ăn sống thì sau khi trồng khoảng 2 tháng là có thể nhổ để sử dụng. Thời gian thu hoạch kéo dài từ 4 – 6 tháng.