Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu Dai (Mãng Cầu Ta )

CÂY MÃNG CẦU

– Nhân giống bằng hạt: do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 – 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2 tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 – 3 năm cây có thể cho trái.

– Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Mãng cầu dai chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là mãng cầu dai và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép mãng cầu dai. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 – 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 – 6 cm.

Đặc tính

– Mãng cầu dai ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon.

.- Mãng cầu dai tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó mãng cầu dai không những trồng được ở miền Bắc mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ Trồng và chăm sóc

– Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường không bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.

Cách chăm sóc cây mãng cầu dai

– Thời vụ trồng : đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi.

– Bón phân: Nên bón 20 – 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 – 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg. Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm.

Sâu bệnh: mãng cầu dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi mãng cầu chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu Xiêm

Mãng cầu xiêm thuộc loại cây tiểu mộc cao 6-8 m, tán lá xanh quanh năm, hoa ở thân hay các nhánh già, hoa lớn. Hiện nay ở Nam bộ có hai thứ mãng cầu: Mãng cầu xiêm ngọt và chua. Thứ ngọt lá và quả thường nhỏ hơn thứ chua, giá cao hơn. Nhưng thứ chua có năng suất cao, dễ bán và làm mứt hay kẹo dễ hơn.

Kỹ thuật trồng:

1. Nhân giống: Ðối với mãng cầu xiêm khi trồng tùy theo điều kiện đất đai cụ thể từng nơi mà chúng ta có thể ghép hoặc trồng bằng hạt. Nếu đất nhiễm mặn hoặc phèn mặn ngập nước theo thủy triều thì trồng mãng cầu ghép trên gốc bình bát. Các vùng khác thì trồng bằng hột hoặc chiết (sau 2-3 năm sẽ cho trái).

2. Khoảng cách trồng: Nên trồng khoảng cách 3 x3 m, một số nơi trồng 2,5 x2,5 m.

Cần bón cân đối NPK nên chọn các loại phân 10-10-10 với loại phân trên năm 1 bón 100g, năm thứ 2 bón 400 g, năm thứ 3 bón 800g, năm thứ 4 bó 1,2 kg/cây. Khi cây lớn bon gia giảm từ 2-3 kg/cây/năm. Nếu đất xấu hoặc trên đất cát nên bổ sung thêm 10-20 kg phân chuồng /cây/năm. Chia làm 2-3 lần bón, sau thu hoạch (cuối mưa) và khi cây nuôi quả (đầu + cuối mùa mưa).

4. Thụ phấn bổ sung cho mãng cầu xiêm:

Nhìn chung hoa mãng cầu có nhụy cái trưởng thành trước nên đòi hỏi thụ phấn chéo, hoa không có mùi thơm nên hấp dẫn ít côn trùng, cánh hoa dày và khi nở hé ra ít, hoa lại mọc chúc xuống . Thường côn trùng thụ phấn không đủ nên cần thụ phấn bổ sung bằng tay để tăng sự đậu quả. sự thụ phấn thiếu sẽ làm quả méo mó không nở phồng về các phía,hoa thiếu thụ phấn sẽ đen rồi rụng. Khi thụ phấn bổ sung bằng tay, hột phấn thường lấy ở những hoa bìa tán cây hay ở các cành nhỏ vì chúng ít có cơ hội phát triển thành quả lớn ,các cành nhỏ yếu không mang nổi quả tới khi thu hoạch. Lấy hoa có cánh đã hé, phần nhị đực có màu kem là tốt, thu hoa vào buổi chiều, để hoa vào một cái hộp nhỏ đậy kín cho khỏi mất nước, sáng hôm sau dùng một que nhỏ đầu cuốn bông gòn chấm vào hột phấn có màu vàng nhạt, tay phải cầm que có chấm hột phấn, tay trái kẹp hoa muốn thụ vào kẽ ngón tay, đầu ngón cái banh cánh hoa rộng ra, quét hột phấn lên nướm nhụy cái lúc này có màu trắng và ướt dính, quét đều và nhẹ nhàng. Hoa cần thụ nên chọn hoa chọn mọc ở thân hoặc những cành to, có cánh đang hé nở ra. Quả phát triển từ hoa được thụ thường to và nở đều. Cây sẽ sai quả hơn. Tất nhiên một lần chỉ thụ được một số hoa, như vậy phải làm nhiều lần, cách nhau khoảng 4 ngày.

5. Sâu bệnh hại chính:

Sâu gây hại phổ biến nhất vẫn là rệp sáp và các loại rầy miệng chích hút khác, làm giảm chất lượng, sản lượng. Trị bằng nhiều loại thốc như BI 58, Applaud Mipcin v.v. Rệp và rầy ngoài việc chích hút nhựa làm hại trái, còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số bệnh xâm nhập, nhất là bệnh thán thư gây những vết hoạ褐đen. Cách đề phòng: trồng thưa, giữ vệ sinh trong vườn không để cành lá bị bệnh vương vãi kể cả các loại trái cây khác cũng bị thán thư phá hại như ổi, xoài. Xịt thuốc benlat C, Kasuran BTN, Aliette 80 BTN v.v.

Chúc bà con thành công!

Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ HỢP TÁC TRANG TRẠI VIETGRAP

Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

HOTLINE – 0432161283/ 0942760699

Website chính: http://viencaygiongtrunguong.com/

CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Na (Mãng Cầu Ta)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na (mãng cầu ta)

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na (mãng cầu ta): cách nhân giống, đặc tính, thời vụ trồng, bón phân, sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản na

Na là một loại cây có tính thích ứng lớn, chịu được mùa khô khắc nghiệt. Trái na có độ ngọt cao, vị chua nên không lạt, lại có hương thơm của hoa hồng nên được nhiều người ưa thích. Giống: có 2 loại na: dai và bở.

– Na bở khi chín múi nọ rời múi kia, dễ vỡ. Thậm chí ngay khi còn ở trên cây, trái chưa chín hẳn có thể đã nứt.

– Na dai thì các múi dính chặt vào nhau cả khi chín, dễ vận chuyển vì dù có chạm mạnh trái không bị vỡ ra, vỏ mỏng, có thể bóc ra từng mảng như vỏ quít. Độ ngọt của na dai cao hơn na bở.

1. Cách nhân giống

– Nhân giống bằng hạt: do hạt có vỏ cứng bao quanh nên có thể bảo quản được 2 – 3 năm. Xử lý hạt bằng cách: xóc hạt với cát cho sứt vỏ, hoặc xử lý axit sunfuric, ngâm nước nóng 55 – 600C trong 15 – 20 phút, hạt có thể nảy mầm sau 2 tuần lễ. Trồng từ hạt sau 2 – 3 năm cây có thể cho trái.

– Nhân giống vô tính bằng biện pháp ghép cành: Trước hết phải chọn những cây mẹ có những đặc tính ưu việt như: trái to ít hạt, hạt nhỏ, độ đường cao, dễ vận chuyển (múi dính thành một khối). Na dai chỉ có thể ghép tốt trên 2 gốc ghép là na dai và nê (có người gọi là bình bát vì trái giống bình bát) nhưng hạt nê khó kiếm, vậy tốt nhất là dùng gốc ghép na dai. Có thể ghép áp, ghép cành hay ghép mắt. Gốc ghép phải 1 – 2 tuổi. Cành ghép là cành đã hóa gỗ đường kính 1 cm trở lên lấy ở đoạn cành lá đã rụng hết. Cắt dài 12 cm, có thể ghép nêm vào cành gốc ghép, cũng có thể cắt ngọn gốc ghép rồi cắt vạt gốc ghép và cành ghép sao cho áp vào nhau vừa vặn. Vết cắt dài khoảng 5 – 6 cm.

2. Đặc tính

– Na dai ưa đất thoáng, không nên trồng ở đất thấp úng. Tuy chịu được đất cát xấu nhưng chỉ phát huy được ưu điểm nếu đất nhiều màu và không bón phân thì chóng già cỗi, nhiều hạt, ít thịt (cơm). Phải chăm sóc cây từ khi trồng để cây khoẻ, nhiều nhựa (sức sống tốt) thì mới cho trái ngon.

– Na dai chống úng kém nhưng chống hạn tốt. Ở đất cát ven biển hay ở đất cao hạn gặp mùa khô, rụng hết lá, khi mùa mưa trở lại vào tháng 4 – 5 lại ra lá, ra hoa. Những lứa đầu hoa rụng nhiều, sau đó khi bộ lá đã khỏe, quang hợp đủ thì trái đậu. Những lứa hoa cuối, vào tháng 7 – 8 cũng rụng nhiều; trái kết được cũng nhỏ vì vậy na dai thuộc loại trái có mùa không như chuối, dứa, đu đủ, và cả na xiêm nữa (ở miền Nam là loại trái quanh năm). Cũng do nhịp độ sinh trưởng như vậy, trồng na dai không cần tưới. Tuy vậy, nếu có tưới, chăm bón thì mùa ra trái kéo dài hơn.

– Na dai tương đối chịu rét. Mùa đông ngừng sinh trưởng, rụng hết lá mùa xuân ấm áp lại ra đợt lá mới, nhờ đó na dai không những trồng được ở miền Bắc mà còn ở Nam Trung Quốc, Đài Loan, Bắc Ấn Độ…

3. Trồng và chăm sóc

 Khi phải đánh bầu, đi trồng. Nếu ương cây giống bằng cách gieo hạt ở trong bầu nên đợi tới khi cây khoảng 1 năm tuổi cao khoảng 40 – 50 cm đem trồng thì dễ sống hơn.

– Ở đất cát ven biển đất xấu, người ta thường trồng quá dày và thường không bón phân do đó trái bé, hạt nhiều. Nên trồng với khoảng cách 4 m ở đất xấu, 5 m ở đất tốt kết hợp chăm bón để trái to, cơm nhiều.

– Thời vụ trồng: đầu mùa xuân và có thể kéo dài đến tháng 8, 9. Nhất thiết phải tưới đẫm nước khi vừa trồng, dù là cây ương trong bầu, hay cây đánh đi trồng cho đến khi cây xanh trở lại, phải tưới nếu nắng hạn. Sau này khi cây đã ra trái, tưới bổ sung khi gặp trời hạn cũng có lợi.

– Bón phân: Nên bón 20 – 30 kg phân chuồng khi trồng cho mỗi cây. Sau đó khi cây lớn bón phân cho 1 cây như sau: Phân chuồng hai năm đầu bón 20 kg/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm. Phân chuồng nên bón làm một lần hoặc hai lần trước mùa mưa và sau khi thu trái. Phân khoáng (bón thêm với phân chuồng) năm đầu bón phân NPK 16 -16 – 8 : 0,5 kg cho mỗi cây. Từ năm thứ hai trở đi cứ thêm 1 năm tuổi bón thêm 0,5 kg. Ví dụ năm thứ hai bón 1 kg/cây, năm thứ ba 1,5 kg và đến năm 9, 10 thì thôi không tăng nữa. Để trái thêm ngọt, có thể bón thêm phân Kali từ năm thứ ba trở đi, 0,5 kg cho mỗi cây, và sau đó tăng lên chút ít mỗi năm.

Sâu bệnh: na dai ít sâu bệnh. Tuy vậy cần chú ý phòng trị rệp sáp, rất phổ biến ở các vườn ít chăm sóc. Khi na chưa có trái rệp bám ở dưới mặt lá, dễ nhận ra ở màu trắng sáp và các tua trắng quanh mình, sinh sôi ở đó. Khi có trái thì bám vào trái hút nhựa, từ khi trái còn non đến tận khi chín, thường ở kẽ giáp ranh giữa hai múi vì chỗ này vỏ mỏng, không những làm mất mỹ quan, khó bán được, mà còn làm giảm chất lượng do vị nhạt.

– Trị bằng thuốc: Supracid, Bi 58ND, Applaud, Mipcin,… Xịt vào cuối vụ, khi không còn trái. Khi có trái, xịt cả vào trái, vào lá. Khi trái sắp chín, không xịt nữa, tránh gây độc cho người tiêu thụ.

Thu hoạch: dấu hiệu na chín là màu trắng xuất hiện ở các kẽ ranh giới giữa 2 mắt, và các kẽ này đầy lên, đỉnh múi thấp xuống (na mở mắt). Ở một số giống xuất hiện những kẽ nứt và ở các giống “na bở” kẽ nứt toác. Nên lót lá tươi, lá chuối khô để trái khỏi sát vào nhau, vỏ nát thâm lại, mã xấu đi, khó bán. Hái xong nên vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ vì khi chín rồi, dù là na dai, vẫn dễ nát.

Bảo quản:

Trái cây chín nhanh thường do quá trình hô hấp mạnh (hút khí O2 và thải khí CO2). Ngoài ra, trong quá trình chín, trái cây còn thải khí etylen và chính khí này quay trở lại kích thích trái cây mau chín hơn. Cách hữu hiệu để bảo quản trái cây không chín nhanh là dùng nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đối với một số loại trái cây nhiệt đới, khi nhiệt độ quá thấp sẽ bị tổn thương lạnh (trái nhũn, bị chấm đen,…). Vì vậy, nhiệt độ bảo quản không nên thấp hơn so với giá trị quy định. Với xoài cần bảo quản ở nhiệt độ không thấp hơn 130C, chôm chôm: 120C, na: 130C, dưa hấu: 100C,… Nếu không có điều kiện bảo quản lạnh, có thể ngâm trái cây với dung dịch muối canxi (CaCl2, nồng độ 1-3% trong thời gian 1-3 phút) để ức chế quá trình hô hấp của trái cây.

28210-ntm.01103_ky-thuat-trong-na.pdf

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Mãng Cầu Xiêm Hiệu Quả

Mít, roi, nhãn,… là những loại quả đặc trưng của Việt Nam mà các du khách nước ngoài đều muốn thử khi đặt chân lên đất Việt. Trong đó không thể không kể đến trái mãng cầu, loại quả xù xì gai góc nhưng hương vị cực thơm ngon hấp dẫn.

Một trang web của mỹ đã xếp mãng cầu vào danh sách siêu trái cây vừa ngon vừa giàu chất dinh dưỡng.

1. Trồng Mãng Cầu Xiêm cần chuẩn bị những gì?

Tuy được coi là đặc sản Việt Nam nhưng thực ra mãng cầu xiêm có nguồn gốc từ Trung Mỹ và các nước ở Nam Mỹ như Brasil, Colombia hay Peru. Khi du nhập vào nước ta nhờ hợp khí hậu và thổ nhưỡng mà cây cho quả rất to, năng suất tốt nên được trồng phổ biến.

Về đặc điểm thì mãng cầu xiêm thuộc loại cây gỗ tán rộng, cao từ 3-11 m tuỳ cây. Cây này rất nhiều lá và dáng lá có hình bầu dục thuôn dài. Nhìn từ xa vườn cây nhuộm một màu xanh lá đậm từ lá cây, hoa đến quả. Thân cây to 1 người ôm không xuể, hoa mãng cầu mọc thành từng chùm, nhìn từ xa như những cái chuông màu xanh đung đưa trong gió rất đẹp.

Quả mãng cầu xiêm to hơn quả mãng cầu ta rất nhiều. Một quả nặng tầm 1 đến 2 cân. Quả mãng cầu to thuôn dài và có mọc gai khắp vỏ quả nhưng không hề đau. Bên trong thì thịt mềm trắng sữa, vị ngọt nhưng không ngọt gắt mà hơi chua.

Mãng cầu có thể ăn luôn hay dùng với sữa làm sinh tố. Mãng cầu giúp cơ thể bổ sung chất xơ, chất béo và các loại vitamin B. Ngoài ra nó còn chứa hàm lượng calo cao, giàu khoáng chất sắt, kẽm… giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Hiện nay việc chọn giống trước khi trồng mãng cầu chưa được chú ý. Mọi người thường ra vườn, chọn từ những cây to khỏe lâu năm, cho nhiều quả dáng đẹp, to đều mà thơm ngọt rồi chọn một quả đã già để lấy hạt làm giống.

Ghép và chiết cành cũng là những phương pháp thường được sử dụng để trồng mãng cầu. Nếu sử dụng phương pháp này bạn cần lưu ý chọn cây phát triển tốt, không bị sâu bệnh hại.

Ghép gốc bình bát là cách thường được sử dụng ở các vùng đất trũng, vùng hay bị ngập nước. Cách này giúp cây dễ dàng thích nghi với các loại đất mới như đất phèn, đất ngập úng để cây sinh trưởng tốt và cho nhiều trái ngon.

Mãng cầu là loại cây trồng được cả 4 mùa nhưng mọi người thường trồng vào tháng 4 tháng 5 dương lịch khi đang là mùa mưa để tận dụng làm nước tưới tiêu.

2. Hướng dẫn trồng mãng cầu xiêm năng suất cao

Đất trồng thì bạn có thể chọn ở hầu hết chỗ nào phù hợp vì mãng cầu gai có thể sinh trưởng tốt trên các loại đất khác nhau có độ pH 4,5-6,5. Kể cả đất phèn hay đất bãi bồi ven sông.

Xới tơi đất trồng tạo lỗ trống rộng 45-65 cm và cao khoảng 30cm.

Trước khi trồng cây 1 tuần bạn phải đào đất rồi để nhặt bỏ cỏ dại và diệt trừ sâu bọ gây hại. Trộn 2 kg vôi bột, 2 kg phân chuồng và 200g phân lân rồi rải vào các hố để tăng độ dinh dưỡng cho đất.

Đến ngày trồng bạn đào hố sâu thêm 20cm và rộng thêm 5-20cm tùy vào ước lượng cây lớn hay nhỏ. Vì nếu bạn trồng bằng bầu cây thì hố phải rộng đủ cho rễ con mọc ra mà Không bị bầu chèn ép.

Dùng xẻng xúc đất lấp lại bầu cây hoặc hạt giống vừa trồng. Tưới nước cho toàn bộ phần đất ướt mềm. Để cây có khoảng trống mọc lên thì mỗi cây trồng cách nhau 3-4m, trồng theo hình zích zắc hoặc thẳng hàng miễn sao có thể tận dụng được tối đa phần đất gieo trồng.

Với cây ghép gốc bình bát thì sau khi đặt cây xuống hố bạn nhanh tay lấp đất lại và tưới đủ lượng nước cho cây.

Với cây ươm bầu thì phức tạp hơn. Tháo bỏ bầu cây sao cho không làm tổn hại đến cây con, nhẹ nhàng đặt nó vào giữa hố rồi lấp đất lại. Xúc đất rải quanh gốc cây tạo thành một mô đất cao 10cm. Khi cây phát triển cao lớn hơn thì mô đất cũng phải đắp cao lên.

3. Bí quyết chăm sóc giúp mãng cầu xiêm hiệu quả

Muốn vườn mãng cầu xiêm đạt năng suất và chất lượng cao nhất thì bón phân là công đoạn không thể thiếu. Năm đầu tiên sau khi trồng bạn bắt đầu bón phân 3 tháng 1 lần, sau đó cứ tiến hành theo định kỳ 3 năm. Định lượng phân bón: 15 kg phân chuồng ủ mục, 1 kg phân NPK tỉ lệ bằng nhau.

Khi bón bạn tiến hành tưới nước đồng thời để phân dễ dàng hòa tan thuận lợi cho cây hấp thụ khoáng chất.

Từ năm tiếp theo thì tăng lượng phân thêm 15%-20% tùy thuộc vào mức độ sinh trưởng và lượng quả trên cây.

Tiến hành kết hợp bón phân, nhổ cỏ và vun gốc cây trồng để đạt hiệu quả cao nhất.

Đừng thấy cây mãng cầu nở rất nhiều hoa thì sẽ sai trĩu quả. Tuy hoa nhiều nhưng tỷ lệ ra quả của mãng cầu không cao, nhiều khi trái mọc ra vừa nhỏ vừa méo mó không đồng đều.

Bởi vậy việc thụ phấn nhân tạo là hoạt động rất cần thiết, nó giúp cây cho nhiều trái chất lượng tốt nhất có thể. Người xưa đã học hỏi và đúc kết ra kinh nghiệm thụ phấn cho mãng cầu theo trình tự sau:

Thụ phấn để tăng khả năng cho quả nên hãy chọn những bông hoa nhỏ, hoa mọc ở đầu cành cây vì chúng sẽ khó tự kết trái tự nhiên.

Bạn nên ra thăm cây vào buổi sáng, tìm những bông hoa mà 3 cánh ngoài đã hé mở, nhị hoa bên trong chuyển màu đen nhạt không dính chùm nữa để cắt lấy phấn.

Buổi chiều cắt lấy phấn hoa để trong hộp kín, sáng sớm ngày tiếp theo mở hộp rũ lấy tiểu nhị. Cẩn thận tách hạt phấn trong túi phấn để tiến hành thụ phấn. Một cánh hoa có thể cho lượng hạt phấn đủ thụ tinh cho 6 đến 9 bông hoa.

Chọn hoa để thụ phấn thì chọn hoa mọc trên cành chính, to khỏe không bị sâu bệnh.

Để quá trình thụ tinh dễ thành công thì chọn hoa đã già, 3 cánh hoa mở lớn và nướm nhụy cái tươm mật.

Khi thụ phấn, một tay bạn kẹp lấy cuống hoa, tay kia khẽ mở cánh hoa ra, chấm bông gòn có chứa hạt phấn lên nướm nhụy. Làm liên tục 3 lần thì quả mọc ra sẽ đồng đều, to dài đẹp mắt.

Quá trình thụ phấn thành công khi bạn thấy cuống hoa lớn hơn trước nhưng vẫn giữ được màu xanh vốn có. Việc này có thể kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

Vậy nếu không thành công thì sao? Khi đó cuống hoa sẽ chuyển thành màu đen, dần dần khô héo và rụng.

Từ khi thụ phấn đến khi ra trái và thu hoạch được là cả 1 quá trình dài 4 tháng. Lúc này bạn cần Còn trường hợp hoa không thụ phấn cuống hoa sẽ có màu đen, héo khô rồi sau đó sẽ rụng. Thông thường từ khi hoa mãng cầu Xiêm được thụ phấn và bắt đầu tượng trái cho đến lúc thu hoạch kéo dài khoảng 4 tháng.

3.4 Thu hái

Về thời gian thu hoạch là 2 năm sau khi gieo trồng nếu cây được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật. Khi đó quả mãng cầu đã lớn, kích thước lớn hơn bàn tay người và các mắt đã mở to, bạn bóp thử thấy nó hơi mềm là có thể hái rồi.

Khi thu hoạch bạn cắt nhẹ ở phần cuống tay còn lại để ở dưới quả vì nếu rơi nó sẽ bị dập. Để ở nơi thoáng mát sạch sẽ để ăn dần hoặc đem bán.

5. Lời kết

Vậy là #wikiohana đã giới thiệu cho bạn cách trồng, chăm sóc và thu hoạch mãng cầu. Mong rằng bạn sẽ thu được năng suất cao nhất với vụ cây mình gieo trồng.

Cập nhật 01/07/2020