Top 11 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Trà Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Trà

Cây hoa trà là giống cây mang vẻ đẹp cuốn hút, hiện nay cây hoa trà thường được nhận dạng bằng đặc điểm của hoa và màu lá, cây hoa trà nào cũng có nhiều hoa, đến mùa hoa nở nhiều, nếu muốn cây phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh, thường người trồng phải cắt bỏ nụ hoa để giúp cây phát triển.

Hoa trà thường nở bông to, có loại to bát diện nếu chăm sóc tốt thì hoa có thể nở thành những bông lớn bằng cái bát con. Mỗi năm cây hoa trà đều nở theo đúng kịp, mỗi lần hoa nở thường kéo dài tới 3 tháng nở liên tục.

Hoa trà phần hồng và thâm hồng thường nở ngay dịp Tết ÂM Lịch. Trong khi bạch trà nở trước Tết, tuy nhiên nếu chăm sóc tốt và có kĩ thuật trồng thì có thể điều khiển bạch trà nở rộ đúng dịp Tết, với màu sắc trắng tinh khôi. Tuy nhiên cây hoa trà không phải là loại cây dễ nhân giống và nuôi trồng.

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC HOA TRÀ

Cây hoa trà thường khác với những loại hoa khác là cây hoa trà rất ít rễ và phần rể thường là rễ cọc rất mềm và khá yếu. cây hoa trà có tốc độ phát triển chậm hơn so với các giống cây cùng loại. thông thường mỗi cây hoa trà cho ra hoa đẹp, thường từ 2-3 năm. Khi chăm sóc và trồng cây hoa trà thì chúng ta nên lựa chọn đất để trồng

đất trồng là vô cùng quan trọng, Trà thường phát triển theo khe hở hoặc đất mùn tươi xốp. Đất trồng thường là đất thịt pha, có đủ độ chua cần thiết, có thể dùng giấy quỳ để thử, pH trong khoảng 4-5, nếu trường hợp độ pH cao hơn thì nên thêm các khoáng chất như sunfat, lưu hình sắt để tăng thêm độ chua.

Đất thích hợp với cây hoa trà tốt nhất nên là đất bùn ao nuôi cá, đất lá mục, đất vườn rau và thêm ít phân ngựa, phân chuồng. Loại đất này sau khoảng vài năm các cục đất xốp trong chậu không tan, có độ ẩm cao nhưng thoát nước cao, bởi nếu đất rắn thì cây khó phát triển, nếu úng nước dễ cây nhanh thối và cây mau chết.

Cây hoa trà thường không chịu được ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, chúng ta nên lựa chọn tồng cây dưới tán cây lớn hoặc có thể làm dàn lưới mỏng để tạo bóng mát cho cây. Vào những ngày hè cần phải có những biện pháp phòng tránh nắng cho cây,

Độ ẩm lý tưởng để cây trà phát triển bình thường là 50-70% nên những ngày nắng chúng ta lên phun nước nhiều để làm ẩm cây và làm ẩm cả môi trường xung quanh. Địa điểm lý tưởng tối ưu là dưới chạu cây hoa trà là bể nước mua hạt giống rau củ

Muốn cho cây hoa trà phát triển khỏe mạnh, khi chăm sóc cần chú ý tới những điểm sau đây:

Cách tưới nước cho cây hoa trà đúng cách.

Cây hoa trà là loại cây ưa ẩm, tuy nhiên không tích nước. Lượng nước ít hay nhiều thì đều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, do vậy mà lượng nước tưới cho cây phải đủ và đúng liệu lượng.

Trừ mua mưa thì mùa xuân và mùa thu, cả mùa hè nữa thì hàng ngày phải tưới tối thiểu một lần. Trong quá trình tưới thì nên tưới một ít ra đất xung quanh chậu để tạo độ ẩm trong đất cũng như môi trường xung quanh, làm cho môi trường mát mẻ. Vào mùa đông thì trong khoảng 3-5 ngày thì tưới nước, lượng nước tưới không quá nhiều, thời gian tưới nên là khoảng thời gian sau 10 giờ.

Nếu nhiều ngày không mua và không khí khô, thì người trồng nên tưới vài lần trong ngày, vào sáng và chiều. Nếu trong mấy ngày mưa thì không nên tưới nước.

Nước tưới nên là nước ao hồ hoăc nước mưa. Nếu dùng nước máy thì để vào thùng chứa nước khoảng một vài ngày để loại bỏ javel, cho nhiệt độ nước gần với nhiệt độ đất.

Với cây trà chúng ta cũng cần bón phân vừa phải, đúng liều lượng để không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây và bộ rễ.

Cây hoa trà cũng cần bón lót, mặc dù đặc thù sinh học cây cũng không cần nhiều phân. Khi bón lót khuyên dùng phân hữu cơ, rắc phân xung quanh rễ cách 2-3 cm so với gốc cây. Cây là loại ưa mát nên trước khi mùa nóng nên bón phân mát, có thể là phân phèn pha loãng, như vậy sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến cây.

Khoảng 10-20 ngày nên bón thúc một lần, có thể dùng thêm nước phân phèn, như vậy sẽ đảm bảo dinh dưỡng cho cây, cũng như khống chế độ chua trong đất ở mức đảm bảo vừa phải.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Trà Sau Tết

Mang một vẻ đẹp bình dị và kiêu sang, cây hoa trà được nhiều gia đình lựa chọn để trang trí ngày Tết. Hoa trà không mang màu sắc sặc sỡ như hoa mai, hoa đào hay hoa cúc nhưng vẫn đem đến một cái nhìn thực sự cuốn hút mà người chơi hoa đều yêu thích. Cây hoa trà nở ra rất đẹp và cũng rất dễ chăm sóc. Cách chăm sóc cây hoa trà sau Tết không có gì khó, chỉ cần một chút chú ý thì cây vẫn phát triển khỏe mạnh và sống lâu. Nếu gia đình nào muốn trưng bày hoa trà ngày Tết thì đừng quên biện pháp chăm sóc cây như sau đây.

Cây hoa trà trưng bày ngày Tết

Cây hoa trà đẹp bình dị thích hợp trưng bày ngày Tết

Cây hoa trà nhìn gần giống như cây trà thông thường. Tuy nhìn bề ngoài không có gì đặc biệt nhưng hoa trà khi nở thì mang một vẻ đẹp cực kỳ cuốn hút.

Hoa trà cũng có nhiều loại và màu sắc khác nhau như màu trắng, màu hồng, đỏ hoặc màu trắng xanh. Hoa trà khi nở khá dày đặc và tỏa hương thơm dịu nhẹ. Mỗi năm hoa ra được 3 lần, mỗi lần khoảng 3 tháng. Do đó, nếu muốn hoa nở đúng dịp Tết là điều không khó khăn nếu biết chăm sóc.

Mỗi gia đình có thể trưng bày cây hoa trà ở góc nhà, bàn phòng khách, phòng bếp hay phòng ngủ tùy ý. Chắc chắn mùi hương và màu sắc của hoa trà sẽ khiến căn phòng trở nên đẹp và sang trọng hơn.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa trà sau Tết

Sau Tết, hoa trà sẽ bắt đầu tàn đi và để chăm sóc cây tốt nhất phải có kỹ thuật hợp lý và đúng cách.

Cần có biện pháp chăm sóc cây hoa trà hiệu quả

Chọn đất thích hợp chăm sóc hoa trà

Hoa trà có đặc điểm là rễ ít, mềm và khá yếu. Đặc biệt cây lại có tốc độ phát triển chậm hơn so với bình thường nên việc lựa chọn đất trồng chiếm vai trò cực kỳ quan trọng.

Ta cần chọn loại đất tơi xốp với đầy đủ dưỡng chất. Nhiều người chọn đất bùn ao nuôi cá hoặc đất lá mục phân hủy để trồng. Đây là hai loại đất khá tốt để chăm sóc cây phát triển tốt. Bởi vậy, sau Tết, người trồng cần thay đất cho cây. Lưu ý khi thay cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương phần rễ.

Tưới nước đầy đủ cho cây

Cây hoa trà ưa ẩm nhưng không tích nước. Do đó, không phải cứ tưới nhiều nước là cây tươi tốt mà cần phải có lượng vừa đủ.

Trừ những ngày mưa thì cần tưới cây ít nhất mỗi ngày một lần. Không chỉ tập trung tưới trong chậu hoặc gần gốc cây mà nên tưới thêm ra vùng đất xung quanh để tạo độ ẩm, làm môi trường sống của cây trở nên mát mẻ hơn.

Nếu như thời tiết quá hanh khô thì người trồng nên tưới 2-3 lần trong ngày vào sáng sớm hoặc chiều, tuyệt đối tránh tưới vào buổi trưa vì như vậy sẽ dễ làm cây bị cháy nắng.

Điều kiện ánh sáng thích hợp

Cây hoa trà khá yếu, bởi vậy sẽ không chịu được ánh nắng trực tiếp và quá gắt. Do vậy, người trồng nên đặt chậu hoa ở dưới các tán cây lớn để giảm tác động của nắng, có thể làm thêm lớp lưới mỏng ở trên để tạo độ mát cho cây. Nên di chuyển cây vào trong chỗ râm khi nắng mặt trời khắc nghiệt vào buổi trưa.

Bón phân cho cây

Ngoài sử dụng đất tốt hay tưới nước đầy đủ thì bón phân cũng là cách để chăm sóc cây hoa trà sau Tết khá tốt. Người trồng cần bón một lượng phân vừa phải, đúng lượng. Nên bón lót bằng phân hữu cơ và rắc xung quanh cách gốc khoảng 3cm. Khoảng 10 ngày là bón phân một lần, có thể dùng nước phân phèn thêm để đảm bảo cây phát triển tốt nhất.

Đặc biệt lưu ý, khi hoa bắt đầu tàn thì người trồng nên cắt bỏ hoa để tập trung dưỡng chất nuôi cây phát triển.

Cây Trà Xanh: Tác Dụng, Cách Trồng &Amp; Chăm Sóc Cây Trà

1.1. Cây trà xanh là gì?

Cây chè xanh có nguồn gốc xuất xứ từ Đông Nam Á. Ngày nay được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

được trồng nhằm mục đích thu hoạch lá và búp trà để làm thức uống phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ngoài ra, cây chè xanh còn được trồng để làm cảnh hay cây chè xanh bonsai trong nhà.

1.2. Đặc điểm thực vật học của cây trà xanh

chia thân chè ra làm 3 loại: Thân gỗ, thân bán gỗ và thân bụi.

– Cành chè do mầm dinh dưỡng phát triển thành. Trên cành chia làm nhiều đốt.

– Thân và cành chè đã tạo nên khung tán của cây chè. Số lượng cành thích hợp và cân đối trên khung tán, chè sẽ cho sản lượng cao.

Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực. Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành nụ hoa và quả.

– Là một đoạn non của 1 cành chè.

– Búp được hình thành từ các mầm dinh dưỡng gồm có tôm và hai hoặc ba lá non.

– Kích thước của búp thay đổi tùy thuộc vào giống, loại và liều lượng phân bón, các khâu kỹ thuật canh tác như đốn, hái và điều kiện địa lý nơi trồng trọt.

– Búp chè có hai loại: búp bình thường (búp có lá non và có tôm chè) và búp mù xòe (búp phát triển không bình thường có lá non nhưng không có tôm chè).

– Lá chè có gân rất rõ, những gân chính của lá chè thường không phát triển ra tận rìa lá.

– Rìa lá chè thường có răng cưa, hình dạng răng cưa trên lá chè khác nhau tùy thuộc vào giống. Lá trà xanh bình thường sẽ dài từ 3-15 cm, tán rộng 2-6cm. lá có màu xanh lục, sẽ đậm dần từ trên xuống.

Các loại lá trên cành chè

– Lá vẩy ốc: có vẩy rất nhỏ, màu nâu, cứng.

– Lá mẹ: lá này nuôi dưỡng các chồi mới mọc do đó được gọi là “lá mẹ”

– Lá cá: là lá thật thứ nhất nhưng không phát triển bình thường.

– Lá thật (lá bình thường): mọc trên cành chè theo các thế khác nhau.

– Tôm chè: Là phần non tận cùng của cành chè chưa xoè và bao bọc nhiều lá non khác

Hệ rễ chè gồm: rễ trụ, rễ bên và rễ hấp thu.

– Rễ trụ của chè thường ăn sâu xuống đất hơn 1m. Ở những nơi đất tơi xốp thì rễ thường ăn sâu từ 2 – 3m.

– Rễ hấp thu phân bố tập trung ở lớp đất từ 10- 40 cm thời kì cây chè lớn rễ tập trung giữa hai hàng chè.

– Sự phân bố của rễ chè phụ thuộc vào giống, tuổi của cây, điều kiện đất đai và chế độ canh tác. Lượng dinh dưỡng trong đất có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của bộ rễ nhất là lượng đạm.

– Rễ chè kị vôi nên yêu cầu đất có phản ứng chua. Canxi cần cho cây chè vì thế nó có mặt ở những nơi phân bào và sinh trưởng như mút rễ, ngọn cây, là thành phần của màng tế bào…

Quả thuộc loại quả nang. Mỗi quả có 3 ngăn và có từ 2- 3- 4 hạt. Quả khi chín có màu nâu và có thể nẻ làm bắn hạt ra ngoài.

Hạt chè thường chín sinh lý trước chín hình thái vì vậy cần thu hoạch sớm.

1.3. Thành phần hóa học của cây chè xanh

– Nhóm chất đường: glucoza, fructoza,.. tạo giá trị dinh dưỡng và mùi thơm khi chế biến ở nhiệt độ cao.

– Nhóm tinh dầu: metyl salixylat, citronellol,..tạo nên hương thơm riêng của mỗi loại chè, chịu ảnh hưởng của khí hậu, loại đất và quy trình chế biến.

– Nhóm sắc tố: chất diệp lục, caroten, xanthophin, làm cho nước chè có thể từ màu xanh nhạt đến xanh lục sẫm hoặc từ màu vàng đến đỏ nâu và nâu sẫm.

– Nhóm axít hữu cơ: gồm 8-9 loại khác nhau, có tác dụng tăng giá trị về mặt thực phẩm và có chất tạo ra vị.

– Nhóm chất vô cơ: kali, phốtpho, lưu huỳnh, flo, magiê, canxi,..

– Nhóm vitamin: C, B1, B2, PP,…: hầu hết tan trong nước, do đó người ta nói nước chè có giá trị như thuốc bổ.

– Nhóm glucozit: góp phần tạo ra hương chè và có thể làm cho nước chè có vị đắng, chát và màu hồng đỏ.

– Nhóm chất chát (tanin): chiếm 15%-30% trong chè, sau khi chế biến thì nó trở thành vị chát…

– Nhóm chất nhựa: đóng vai trò tạo mùi thơm và giữ cho mùi không thoát đi nhanh (chất này rất quan trọng trong việc chế biến trà rời thành trà bánh).

– Nhóm chất keo (petin): giúp bảo quản trà được lâu vì có tính năng khó hút ẩm.

– Nhóm ancal: cafein, theobromin, theophylin, adenin, guanin,..

– Nhóm protein và axit amin: tạo giá trị dinh dưỡng và hương thơm cho chè.

– Nhóm enzim: là những chất xúc tác sinh học quan trọng trong quá trình biến đổi của cơ thể sống.

Để phân loại chè người ta thường dựa vào:

– Cơ quan dinh dưỡng: loại thân bụi hoặc thân gỗ, hình dạng của tán, hình dạng và kích thước của các loại lá, số đôi gân lá…

– Cơ quan sinh thực: độ lớn của cánh hoa, số lượng đài hoa, vị trí phân nhánh của đầu nhị cái.

– Đặc tính sinh hóa: chủ yếu dựa vào hàm lượng tanin. Mỗi giống chè đều có hàm lượng tanin biến động trong phạm vi nhất định.

2.1. Cây chè xanh bonsai

Ngày nay với thú vui chơi cây kiểng ngày càng đa dạng và phong phú, cây chè cũng được đưa vào làm một trong các cây bonsai có kiểu dáng đẹp làm vật trang trí.

Giống chè xanh thường được dùng làm cây chè xanh cảnh là giống cây chè cổ thụ với các đặc đểm như sau:

Gốc cây to, có đường kính gốc lớn từ 15cm – 60cm

Chiều cao trung bình của cây khi được xén tỉa thấp hơn 2 mét

Lá của chè dài từ 4-15 cm và rộng khoảng 2-5 cm

3. QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CHÈ XANH

3.1. Kỹ thuật trồng cây chè xanh tại nhà

– Tùy vào địa hình và chất đất để chọn các loại giống thích hợp, ưu tiên chọn những loại giống có khả năng chống chịu thời tiết và sâu bệnh tốt, giống chè cho ra chất lượng cao phù hợp với nhu cầu sản xuất và có khả năng sinh trưởng mạnh.

– Giống chè phải được nhân vô tính theo biện pháp giâm cành chè trong túi bầu đất.

– Nên trồng trọt theo công nghệ tiên tiến, thâm canh cao theo xu hướng tăng cường sử dụng phân hữu cơ, giảm sử dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật.

– Thời vụ giâm cành: Phía Bắc tháng 1-2 và tháng 7-8; phía Nam tháng 2-3 và tháng 5-7.

– Thời vụ trồng bầu cây: Phía Bắc tháng 1-3 và tháng 8-9; phía Nam tháng 2-4 và tháng 6-7 khi đất đủ ẩm.

Trồng cây sau khi đã bỏ túi bầu. Đặt bầu vào hố hay rạch, lấp đất, nén đất đều xung quanh bầu, lấp phủ lớp đất tơi trên vết cắt hom 1 – 2 cm, đặt mầm cây theo một hướng xuôi chiều gió chính. Trồng xong tủ cỏ, rác 2 bên hàng chè hay hốc trồng dày 8 – 10 cm, rộng 20 – 30 cm mỗi bên. Loại cỏ, rác dùng để tủ là phần không có khả năng tái sinh.

3.2. Kỹ thuật chăm sóc cây chè xanh và bón phân cho cây chè

– Tưới nước theo định kỳ để cung cấp đủ nước cho cây nhất là vào mùa khô và khi trái đang lớn và sắp chín.

– Phòng trừ cỏ dại: Phủ lên gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại mọc; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

– Phòng trừ sâu bệnh cho cây chè bằng biện pháp canh tác (diệt cỏ, diệt mầm bệnh, côn trùng) và biện pháp sinh học (trồng cây bóng mát với loại thích hợp và có mật độ đảm bảo độ ẩm trên nương chè) nhằm tránh tình trạng cây trà xanh bị cháy lá, vàng lá và khô lá.

Lần 1: Khi chè 2 tuổi, đốn thân chính cách mặt đất 12 – 15 cm, đốn cành cách mặt đất 30 – 35 cm.

Lần 2: Khi chè 3 tuổi đốn cành chính cách mặt đất 30 -35 cm, đốn cành tán cách mặt đất 40 -45 cm.

– Cuốc lật tòan bộ diện tích; đào rạch giữa hai hàng chè sâu 20 đến 25 cm, rộng 25 đến 30 cm trước khi đốn chè, ép xanh cành lá chè đốn hoặc chất xanh khác kết hợp bón phân hữu cơ 30 -35tấn/ha.

– Kỹ thuật bón phân thúc: Hàng năm bón NPK theo tỷ lệ 3:1:1 với lượng phân 35N cho 1 tấn sản phẩm + 75kg MgSO4/ha. Số lần bón: 4 lần trong năm.

Lần 1: Bón 30% NPK + 60% MgSO4 (Tháng 2)

Lần 2: Bón 30% NPK + 40% MgSO4 (Tháng 5)

Lần 3: Bón 25% NPK (Tháng 7) Lần 4: Bón 15% NPK (Tháng 9).

Chống chất phóng xạ.

Giúp cơ thể tỉnh táo, kích thích lao động, đem lại niềm vui.

Thúc đẩy tiêu hóa và bài tiết.

Giúp cho hô hấp và tim mạch.

Phòng bệnh đau răng.

Hạ cholesterol và chất béo trong máu.

Bảo vệ thần kinh trong bệnh Pakinson…

– Phơi khô bỏ túi giấy treo trong nhà vệ sinh khử mùi hôi. Để trong tủ lạnh khử mùi khó chịu của nhiều loại thực phẩm.

– Cho vào xoong, chảo rang trong ≈ 15′ khử mùi tanh của cá

– Lấy bã trà xát lên gương, kính bị ố, rồi lau bằng khăn lạnh thì gương, kính sẽ sáng bóng

– Lấy bã trà khô đốt lên sẽ đuổi được gián, kiến

– Đổ bã trà vào chậu cây cảnh sẽ giữ được độ ẩm

Bạn có thể tìm giống tại các nhà vườn chuyên cung cấp các giống cây chè đa dạng. Nếu bạn đang lăn tăn không biết tìm địa chỉ bán cây trà xanh ở đâu, mua cây chè xanh tại tphcm hay mua cây chè xanh tại hà nội bằng cách nào thì có thể tham khảo các địa chỉ mua và giá trên các website, các web mua bán, so sánh và trên các sàn thương mại điện tử như: shopee, lazada, sendo, … với giá chỉ từ vài chục nghìn đồng.

Hướng Dẫn Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Trà Mi

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây trà mi

Cây trà mi được xem là một loài cây đắt tiền hiếm thấy, chỉ những người thuộc giới sành cây cảnh, giàu có mới có điều kiện sở hữu loài cây này.

Cây trà mi hay còn có tên gọi khác là cây hoa trà, cây trà bạch, cây trà hồng…, có tên khoa học là Camellia japoniaca, thuộc họ chè (Teaceae), cây có nguồn gốc xuất xứ từ miền Đông và miền Nam châu Á, hiện nay đã được sử dụng nhiều làm cây cảnh trang trí nội ngoại thất ở nhiều nơi trên thế giới.

Đặc điểm hình thái của cây:

– Cây trà mi giống như một cây chè, người ta nhận diện được hoa theo dạng lá và màu lá. Lá dày tròn và xanh nhạt là bạch trà.

– Có nhiều giống bạch trà như trắng, hồng trà màu đỏ, trà thum màu nâu đỏ, trà phấn màu hồng phấn.

– Cây có 2 loại là giống đơn một hoa và giống kép nhiều hoa trên một đài, người ta thường gọi nó là bát diện,

– Lại có giống nhị vàng dài, có giống nhị bị thoái hóa gọi là không tâm. giống bạch trà, trà thâm bát diện không tâm là giống quý nhất, sau giống trà cung phấn màu hồng phấn, đẹp cực kỳ và trà lựu màu đỏ rực.

– Hoa trà to, đẹp, nở rất hài hòa cân đối với nhiều hoa.

– Tràng hoa đơn, hoa có các màu đỏ sẫm, đỏ nhạt, hồng, trắng. Thời kỳ hoa nở dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, đặc biệt thích hợp với việc trang trí phòng khách, hoa chơi tết.

– Hoa trà có mùi thơm nhẹ, nở mỗi khi tết đến xuân về.

Kỹ thuật nhân giống cây hoa trà mi:

– Cắt cành hom hoa trà mi: chọn cây mẹ rất khỏe, cây càng lâu năm càng tốt, không bị sâu bệnh và cho nhiểu hoa. Chọn một cành không mang mầm, cắt cành bánh tẻ để làm hom giống, dùng kéo thật sắt để cắt hom, dài từ 5 – 7cm và trên thân có 3 – 4 mắt.

– Chuẩn bị đất giâm hom: ta có thể dùng cát sông đã loại bỏ tạp chất, loại cát này cần rửa sạch rồi đem phơi khô để diệt khuẩn và nấm bệnh, cho cát vào khay hoặc chậu có lỗ thoát nước.

– Căm hom và chăm sóc: hom sau khi cắt thì đem chúng nhúng vào dung dịch kích thích ra rễ khoảng 1 – 2 giờ. Cắm hom ta phải dùng que nhỏ chọc 1 lỗ nhỏ, dùng tay kia cắm hom vào lỗ. Khoảng cách mỗi lỗ là  2 – 3 cm, sau đó dùng ngón tay ấn chặt xung quanh gốc hom, căm hom xong cần tưới nước để giữ ẩm. Thời điểm thích hợp để cắm hom là vụ đông xuân và vụ hè thu.

Cách trồng cây hoa trà mi

– Phương pháp nhân giống: bằng cách chiết cành

– Đất trồng: đất trồng cây trà mi phải là loại đất pha thịt, có độ chua, có nhiều mùn, không bết và phải thật kháng nước. Loại đất này nếu trồng trong chậu trong khoảng 4 – 5 năm, các cục đất xốp trong chậu vẫn không tan, không hề bết vào sau, sau trận mưa rào hoặc tưới nước bao nhiêu lần thì nước vẫn thoát ra rất tốt, đồng thời giữ lại độ ẩm rất cao. Đất trồng cây hoa trà mi tốt nhất chúng ta nên dùng đất bùn ao nuôi cá ở những vùng trồng được chè, đưa lên phơi khô và xếp ải càng lâu càng tốt.

– Lượng nước: cây trà mi rất cần nước nhưng lại không chịu được úng

Cách chăm sóc cây trà mi:

– Khi trồng cây xong, chúng ta cần có chế độ nước tưới phù hợp, tranh bị ngập úng để cây bị chết.

– Vì cây trà mi là cây ưa nơi thoáng gió, nhưng cũng cần chú ý phòng gió lùa quá mạnh cho cây.

– Hoa của cây trà mi thích nửa âm nửa dương, ưa khí hậu ẩm nên không được phơi chúng dưới ánh nắng trực tiếp quá lâu. Chúng ta có thể tạo một bóng mát riêng cho cây, nhất là thời gian buổi trưa và buổi chiều. Hoa có thể nở ở nhiệt độ từ 5  - 10 độ C.

– Hoa cây trà mi chịu rét rất tốt, nhưng với nhiệt độ khô hanh cần chú ý tới độ ẩm cho cây, tránh rụng, khô lá và hoa.

– Thường xuyên dùng vòi nước rửa sạch 2 mặt lá cho cây để giữ cho lá trà luôn sạch sẽ, nếu quá bẩn có thể cây sẽ bị các loại rệp tấn công.

– Đối với cây trà bị rệp, sâu bệnh hay các loại nhện phá hoại cần hòa loãng thuốc trừ sâu loại nhẹ để phun cho cây.

– Bón phân định kỳ với một lượng nhỏ, có thể pha thật loãng để tưới xung quanh gốc cây, tránh tưới trực tiếp hoặc quá đặc, cây dễ bị sót và chết.

LIÊN HỆ TƯ VẤN

0946 49 54 45 – 0974 222 759 – 096 111 0546

canhquanphuongtrung@gmail.com

Hoặc để lại số điện thoại, chuyên viên tư vấn sẽ gọi lại

Chia sẻ: