Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Ngọc Lan

hoala.vn – Cây Ngọc Lan hay còn được gọi là Sứ ngọc lan,có tên khoa học :Michelia Alba thuộc họ Magnoliacee. Cây có nguồn gốc chính từ Ấn Độ, cây có hoa trắng rất thơm, lá đẹp và tạo bóng mát nên được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm.

    Ở nước ta, cây Ngọc lan được trồng hầu hết ở các thành phố lớn và đặc biệt được trồng nhiều ở trường học, công viên, chùa chiền…..     Gỗ màu nâu cứng đẹp có thể đánh bóng rất láng, dùng làm bàn ghế, đồ tiện khắc, gỗ dán đẹp. Hoa có thể chưng cất dầu thơm, chế nước hoa. Đặc điểm nhận biết:     Cây gỗ lớn cao từ 10 đến 15 m, nhánh non có lông. Lá đơn nguyên mọc cách to dài 20 cm, rộng 8 cm, xanh tươi, lá bẹ có lông trắng. Hoa trắng rất thơm dài 3 cm ở chót một nhánh, có 10 – 12 cánh hoa. Tâm bì chín chứa 1 đến 8 hạt màu xám. Quả kép hình chùy kéo dài, mỗi quả đại có 1 – 8 hạt.Ít khi có trái. Điều kiện sinh sống:     Phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới ẩm, được du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19, mọc tốt ở những nơi có lượng mưa từ 1.000 đến 2.000 mm/năm. Trồng phổ biến ở đồng bằng Nam bộ. Chọn nguồn giống:     Cây bố mẹ được chọn phải là cây khỏe mạnh, không cong queo sâu bệnh, hình dáng đẹp, tán đều, tuổi cây từ 10 – 20 năm để lấy giống.     Quả to dài từ màu xanh chuyển sang màu nâu là lúc quả chín, lúc đó có thể hái quả, tách hạt để gieo ươm. Quả thường chín vào tháng 1 – 3 dương lịch những quả chưa chín được ủ lại thành từng đống từ 2 – 3 ngày cho quả chín đều, đống ủ không cao quá 50 cm và phải thông gió, mỗi ngày đảo lại một lần. Khi quả chín đem rải đều phơi vài ba nằng nhẹ để tách hạt, thu hạt hằng ngày, sau đó hong khô ở nơi râm mát 2 – 3 ngày. Khi hạt đã khô, sàng bỏ hết tạp vật, thu hạt tốt, cho vào bảo quản nơi khô ráo. Hạt có lớp vỏ cứng bao bọc, dễ bảo quản. Nên dự trữ hạt nơi khô ráo, có ẩm độ thấp. Tạo cây giống:     Cây con Sứ ngọc lan có thể được tạo bằng phương pháp gieo hạt hoặc bằng phương pháp chiết     + Đối với phương pháp tạo cây con bằng cách gieo hạt:     Trước khi gieo, xử lý hạt bằng nước ấm (40 – 50 độ C), hai phần nước sôi ba phần nước lạnh, ngâm hạt trong nước ấm và để nguội dần sau 12 giờ. Sau đó đãi hạt lép bỏ đi, rồi ủ trong túi vải, mỗi ngày rửa chua 1 lần trong nước ấm (30 – 40 độ C), Sau 3- 5 ngày hạt trương cò hiện tượng nứt nanh, lựa những hạt này cho vào bầu ươm cây con hay đem gieo vào các khay cát. Khi cho hạt vào bầu đất hay khay cát cần lấp đất dày 1 cm, sau đó tủ rơm rạ và làm giàn che cho cây con. Độ che bóng từ 60 – 75%, sau 2- 3 ngày gieo, hạt bắt đầu nảy mầm, lúc này lấy bớt rơm rạ, tránh làm tổn hại cây con. * Bầu đất:     + Vỏ bầu bằng túi P.E, kích thước 15 x 20cm, nếu trồng phục vụ cho cây cảnh quan đô thị, kích thước bầu phải lớn hơn.     + Ruột bầu: 80% lớp đất mặt tại chỗ hay có thể vận chuyển từ nơi khác đến, lớp đất này cần tán nhuyễn, kế tiếp ray lại bằng sàng cát và trộn 20% phân chuồng hoai. Tưới đẩm bầu trước khi gieo hạt. Thời vụ gieo ươm: Tháng 2 – 3 dương lịch .     + Tạo cây con bằng chiết hoặc cành ghép:     Các cây con tạo bằng phương pháp chiết cành có nhiều ưu điểm là cây ra hoa kết quả sớm, khỏe, cho năng suất ổn định và giữ được phẩm chất dòng cây bố mẹ. Kỹ thuật chiết cũng tương tự như chiết các loài cây ăn quả khác.     Sau khi chọn được cành, cắt và tách một vòng võ rộng 0,3 – 0,6 cm. Quấn quanh chỗ cắt bằng 1 dây đay hoặc gai để ngăn cho các mép võ phát triển nối lại với nhau. Lấy xơ dừa hoặc rễ lục bình đặt lên chỗ cắt rồi dùng 1 mo cau hoặc 1 miếng nylon dài khoảng 25 cm, rộng 15 cm, bọc lại, rồi buộc túm 2 đầu chắc chắn để giữ ẩm. Khi cành đã ra rễ và khi thấy rễ non chuyển sang màu vàng thì có thể cắt cành chiết khỏi cây mẹ. Và, cấy cành chiết vào túi bầu. * Chăm sóc cây con trong vườn ươm:     Thời gian đầu cần phải có giàn che, sau đó giảm độ che phủ từ từ và cho cây ra ánh sáng hoàn toàn.bằng cách giảm bớt giàn che, tăng thời gian chiếu sáng (chỉ che đậy khi nắng gắt hoặc trời mưa lớn).     Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, 2 tuần/lần làm cỏ, phá váng, tưới thêm một ít phân NPK: 30 – 30 – 30, pha loãng 1% để tưới. Sau khi tưới phân cần tưới lại nước lã , để không làm cháy lá cây. Tiêu chuẩn cây giống:     Cây con khỏe mạnh, không sâu bệnh, cong queo, chiều cao tối thiểu 40cm – 80 cm, nhưng tùy theo nhu cầu có thể trồng cây lớn hơn 1m. Kỹ thuật trồng:     Cây Ngọc Lan được trồng chủ yếu cho nhu cầu cảnh quan, nơi công sở, trường học, thường được trồng phân tán, riêng rẻ.     Cự ly trồng 6 x 6 m, hoặc 4 x 4m, mật độ trồng 280 cây – 625 cây, tùy theo điều kiện đất tốt hay xấu mà bố trí mật độ trồng cho thích hợp. Trước khi trồng cần tiến hành đào hố, kích thước hố: 40 x 40 x 40cm hay 60 x 60 x 60cm.     Tiến hành bón phân: phân chuồng hoai (5 – 10 kg/ hố) và phân NPK (100gr/hố) trước khi đặt cây xuống hố ít nhất 15 ngày. Lưu ý: Trộn đều phân với lớp đất mặt rồi lấp đầy hố. Cách trồng:     Dùng cuốc moi đất sao cho vừa đủ đặt cây con vào hố, đặt miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh, rồi lấp đất bằng mặt đất. Lấp đến đâu dặm chặt đến đất. Tưới nước sau khi lấp xong đất. Lưu ý: nếu trồng bằng túi bầu nylon phải xé túi bầu trước khi trồng. Cây thường được trồng vào đầu mùa mưa. Chăm sóc nuôi dưỡng:     Đối với cây trồng cảnh quan đô thị: trồng cây có kích thước lớn (cao hơn 1,2m), do đó cần phải có khung sắt hoặc gỗ bảo vệ và phải có cây chống đở cây con.     Cây cần được chăm sóc từ 3 – 4 năm đầu: phát sạch cỏ xung quanh gốc cây từ 1 – 2 lần/năm và bón cho mỗi gốc từ 100 – 150gr NPK và 5 – 10 kg phân chuồng.  

Theo rfviet

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Địa Lan

Chậu trồng mà sâu sẽ thúc đẩy sự phát triển rễ và giúp cây khỏe mạnh. Những chậu vừa sâu vừa rộng giúp cây phát triển nhiều chồi cây, nhưng hoa sẽ ít và yếu. Những chậu sâu và hẹp sẽ thúc đẩy việc cho ra những cành hoa hoa cao, khoẻ mạnh và những bông hoa đầy sức sống.

Không phải ngẫu nhiên mà mỗi địa lan Châu Á lại phát triển trong chậu có kích thước nhỏ tương tự. Chậu trồng lan Châu Á đã có sự cải tiến qua thời gian để có thể hoàn toàn cân xứng hài hoà với cây lan.

1) Rễ của địa lan

Trái với rễ của cây địa lan lai, rễ của cây địa lan Châu Á rất ít khi phân nhánh và do vậy rễ không đan xen vào nhau. Thân cây mới thường rất ngắn, 2 – 3cm và hẹp 1,5cm. Thân cây đỡ nhiều lá, chúng phân nhánh từ mặt chậu.

Giả hành đóng vai trò là nơi dự trữ nước và chất dinh dưỡng chính cung cấp cho cây.

So với các loại lan khác, giả hành của địa lan nhỏ và không thể dự trữ được nhiều nước, vì vậy cần phải tưới nước thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của chúng (Xem các điều kiện phát triển).

2) Lá của địa lan

Đối với những người sưu tập lan Châu Á thì lá của địa lan gần như quan trọng hơn cả hoa. Lá cây có thể rất dày và dài phụ thuộc vào các loài.

Chẳng hạn, Cym Georengii có thể đến 1cm và dài 15,24cm, trong khi loại Cym Siense có thể đến 4cm và cao đến 45,72cm. Hầu hết lá cây phẳng nhưng một số có hình bầu dục giống như “Tu Er Lan” (Lan tai thỏ).

Một số biến thể khác bao gồm lá cong, vặn và xoắn, nhưng điều quan trọng nhất đối với những người sưu tập lan là đó là những hình thái của biến thể khảm (điểm nhiều đốm màu khác nhau).

Biến thể khảm đã xuất hiện qua quá trình tiến hoá và tiến xa hơn qua quá trình lai tạo. Những biến thể đó có thể được phân loại thành vài loại dựa vào hình mẫu của biến thể và màu sắc.

Nói chung, biến thể khảm được coi là các biến thể mạnh mẽ hơn, được quan tâm hơn và có giá trị hơn.

3) Hoa của địa lan

Hoa của cây địa lan Châu Á thường nhỏ, khi so sánh với hầu hết các loài địa lan khác. Ngồng hoa có thể cao gấp 2 lần chiều cao của cây. Số hoa, hình dáng hoa, hương thơm và thời gian tàn của hoa thay đổi tuỳ từng loài. Trong mỗi loại, các biến thể được đặt tên dựa vào màu sắc của hoa.

Chẳng hạn, trong dòng Sinence, có các biến thể hoa mà hầu như được biến thiên từ màu đen chủ đạo, như sinense “San Chuan”, hoa có màu vàng tuyền như loại “Wu Tsu Tsai”, màu đỏ như sinense “Ta Ming” và có màu trắng tuyền như sinense “Bai Mo Su”. Các loại hoa có thuần 1 màu là có giá trị nhất.

II. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CỦA ĐỊA LAN

Loài lan Cym Ensifolium hay còn gọi với tên quen thuộc là Lan Tiểu kiếm

Trong việc trồng địa lan Châu Á, cho dù nó được trồng trong nhà kính, trồng dưới ánh đèn hoặc bên ngoài khí hậu ôn hoà, cần phải có sự quan tâm đặc biệt đến chất trồng, chậu trồng cây và các điều kiện phát triển.

1) Chậu trồng địa lan châu Á

Nhiều thế kỷ, người trồng lan Châu Á sử dụng các loại chậu đặc biệt để kìm hãm sự phát triển của rễ theo bề rộng, rễ phát triển theo chiều sâu của chậu và duy trì sự thông thoáng. Đó không phải là ngẫu nhiên mà trong mỗi chiếc chậu đặc biệt để trồng các cây địa lan châu á đều có kích thước phù hợp: tỉ lệ giữa đường kính chậu và chiều dài là 1:3. Các loại chậu khác nhau về hoa văn. tất cả chúng được tráng men hoặc không tráng men.

Tại Hàn Quốc, chậu trồng lan truyền thống có hình ống, hẹp ở giữa, miệng loe ra và có các lỗ thông hơi bên cạnh chậu cũng như dưới đáy bình. Tại Trung Quốc, chậu có thể hình vuông hoặc hình ống, có lỗ thoát nước bên cạnh chậu và có đôn để kê chậu lan. Tại Nhật Bản, chậu thường đơn điệu, hình ống với miệng chậu loe và 3 chân.

Hiện nay có các loại chậu bằng nhựa của Đài Loan và Nhật Bản, một số trong chúng có thể tháo lắp được để dễ dàng kiểm tra rễ của địa lan và có các lỗ thông thoáng bên cạnh.

Nên chọn chậu phù hợp với kích cỡ và hình dáng của cây và không được kìm hãm nó. Chậu phải là nơi để cho cây phát triển mới, nhưng cần phải hạn chế sự phát triển rộng ra của bộ rễ. Các loại chậu của Hàn Quốc là thích hợp để trồng Cym Sinence, bởi vì chúng rộng hơn và thông thoáng hơn, trong khí cây Cym Ensifolium trông đẹp hơn khi trồng trong các chậu sáng và nhỏ hơn. Nếu bạn không muốn dùng chậu địa lan Châu Á, nên dùng các chậu nhựa sâu hoặc chậu có thể trồng nhiều cây cùng loại trong một cái bình thường làm cho cây chật rễ.

Khi dùng các chậu gốm sứ mới mua về nên ngâm chúng trong nước vài ngày trước khi trồng cây để ngừa việc đất sét hút ẩm của chất trồng và kìm hãm sự phát triển của cây địa lan. Chậu tráng men cần phải được rửa sạch nhằm loại bỏ các chất bẩn, sáp hoặc chất đóng gói.

2) Chất trồng

Chất trồng truyền thống cần phải có độ thoát nước tốt, có hàm lượng dinh dưỡng cao, chống thối rễ, có độ thông thoáng tốt, và chi phí hợp lý. Để đáp ứng được các mục tiêu này, chất trồng phải là một hỗn hợp. Tiêu chuẩn của chất trồng sử dụng là một hỗn hợp của vỏ thông, than củi và đá.

Địa lan Cym Sinense – Lan kiếm hay còn gọi là Mặc lan xuân

Đá phải chuẩn được rửa sạch, chọn đá nhỏ cỡ sỏi hạt đậu. Khi trọng lượng là mối quan tâm, thì thay thế bằng đá trân châu thô. Đổ hỗn hợp vào trong một cái khay lớn và lắc đều để lựa ra kích cỡ của các hạt chất trồng.

Lót sỏi hạt đậu dưới đáy chậu. Sau đó bắt đầu với hỗn hợp thô bên trên và dùng chất trồng mịn hơn nhồi vào trong chậu. Cách mặt chậu khoảng 2,54cm, nên cho hỗn hợp (đá trân châu, than củi và vỏ thông). Nhiều lúc có thể sử dụng hỗn hợp mảnh, ẩm. Khi trồng dòng Einsifolium, nên dùng chậu gốm hoặc chậu có lỗ thông hơi bên cạnh, sự dụng đến 20% dương xỉ sợi để duy trì độ ẩm.

3) Ánh sáng

Mức độ chiếu sáng rất quan trọng đối với sự phát triển của địa lan. Thiếu ánh sáng cây sẽ yếu ớt và phát triển không bình thường. Nhiều ánh sáng quá mức sẽ làm hư hại lá cây và đặc biệt đối với các loài biến thể, sẽ làm giảm bớt giá trị thưởng thức do ánh sáng làm thay đổi màu sắc của cây.

Trong suốt những tháng mùa hè, nếu trồng cây ở nơi có ánh nắng, cần che bớt ở mức 50-70%. Những loài địa lan xuất xừ từ vùng núi cao hơn như Gorengi và Faberi tỉ lệ che sáng cần phải cao hơn.

Trong suốt mùa đông, độ che sáng cần ở mức 20-50%. Bởi trong môi trường có độ che phủ này, cây địa lan Châu Á sẽ là ứng viên xuất sắc để phát triển dưới ánh sáng tán xạ, khó khăn duy nhất là vấn đề duy trì độ ẩm cao.

Một số ví dụ tốt nhất về Cym Sinence được tìm thấy trong văn phòng nhà máy đóng chai nước tại Trung Quốc. Tại đây, cây địa lan Châu Á được đặt dưới dãy đèn chiếu sáng khoảng 1,2 – 1,5 mét và nơi được chiếu sáng 12-16 giờ mỗi ngày. Sự kết hợp của độ ẩm cao, thời gian chiếu sáng dài và gió thổi nhẹ là một môi trường hết sức lý tưởng.

4) Nhiệt độ

Nói chung, nhiệt độ lý tưởng cho sự phát triển của Địa lan là 20-30 độ C. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm là 10 độ C. Tuy nhiên, các loại khác sẽ phát triển lý tưởng ở các mức nhiệt độ khác.

Chẳng hạn, dòng Faberi và Gorengi tìm thấy trong tự nhiên ở những vùng cao có mức nhiệt độ là 15-25 độ C, và chúng có thể chống chịu được nhiệt độ mùa đông băng giá. Nhiệt độ mùa hè quá 30 độ C sẽ kìm hãm sự phát triển và khả năng ra hoa của chúng.

Mặt khác, dòng Sinence được tìm thấy ở những vùng thấp hơn, không thể chống chịu lại được điều kiện nhiệt độ xuống thấp quá 5 độ C, làm kìm hãm sự phát triển, nhưng có thể chiụi đựng được nền nhiệt độ cao vào mùa hè (trên 30 độ C) miễn là đảm bảo được độ ẩm cao để hỗ trợ.

Sự kìm hãm tăng trưởng gây ra bởi nhiệt độ mùa hè cao được biểu hiện ở những mầm cây cằn cỗi không ra hoa trong mùa tiếp theo. Khi sống trong khí hậu có nền nhiệt độ mùa hè có thể lên đến 30 độ C cần phải tăng độ thông thoáng và sử dụng hệ thống phun sương tự động hoặc hơi mát để gia tăng độ ẩm và giữ cho nhiệt độ giảm xuống.

5) Độ ẩm

Có 2 thời kỳ phân biệt rõ ràng cho cả hai việc tưới nwocs và kiểm soát độ ẩm. Suốt những tháng nghỉ đông, từ tháng 10 đến tháng 3, độ ẩm cần được kiểm soát ở mức 40-60%.

Trong suốt thời kỳ tăng trưởng, giữa tháng Tư đến tháng 9, độ ẩm cẩn phải được duy trì trên 80% kết hợp với duy trì sự lưu thông không khí. Người trồng cây trong nhà cần phải nâng độ ẩm bằng cách sử dụng các khay nước đặt dưới đáy chậu cây.

Những chiếc khay này cần phải được nhồi đầy sỏi nhẹ để giữ cho nước không chạm vào rễ cây trong khi tạo ra tiểu vùng khí hậu cho cây. Người trồng cây ngoài trời, sử dụng mái che thuận tiện cho việc che sáng có thể kết hợp tưới buổi sáng với phun sương ẩm suốt cả ngày để gia tăng độ ẩm xung quanh cây. Khi sử dụng cách này cần lưu ý trong suốt thời kỳ cây lên mầm mới. Nước có thể đọng tại mầm cây và đó là nguyên nhân thối mầm. Việc đó sẽ giết chết mầm cây. 6) Sự thông thoáng

Tất cả các loài Địa lan Châu Á đều ưa sự thông thoáng. Kém thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, sâu bọ phá hoại và chất trồng chóng hoai mục.

Quạt gió, quạt công nghiệp và quạt thông hơi mức cao đều có thể được sử dụng.

Tại nhà kính, nên có vài dãy kệ để cây. Các giá để có lỗ, các chậu địa lan được đặt trong các lỗ đó. Sự sắp xếp này để gia tăng sự thông thoáng cho cây.

Nên cho quạt chạy liên tục để gia tăng sự lưu thông không khí. Quạt thông hơi và mái thông hơi tự động góp phần vào việc kiểm soát nhiệt độ. Nếu nhà kính nóng quá, các quạt thông gió sẽ hút gió ra ngoài để làm mát nhà kính. Nên sử dụng 2 hệ thống phun sương, một được dùng để kiểm soát độ ẩm, cái còn lại hoạt động tự động cùng với quạt thông gió để làm mát, và để bù đắp lại lượng hơi ẩm đã mất đi do quạt thông gió.

7) Chế phẩm hữu cơ sinh học KH cứu được bệnh thối rễ ở địa lan

Những ngày qua, các chủ vườn lan ở thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) phải đối mặt với bệnh thối nhũn rễ địa lan làm mất trắng hàng trăm triệu đồng tiền giống. Theo các chủ vườn lan, nguyên nhân gây ra bệnh này là do trời mưa nhiều, ẩm ướt nên các củ giống không chịu nổi. Tình trạng lây lan bệnh rất nhanh do căn bệnh này từ trước đến nay chưa có thuốc trị.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Lan Ý Ra Hoa

Cây lan ý là loại cây để bàn là loài hoa thân cỏ nhỏ, phát triển thành bụi ở điều kiện thuận lợi lan ra rất nhanh sử dụng để trang trí nội thất trong nhà.

Bạn đang tìm kiếm một loại cây cảnh trồng trong nhà xanh mướt quanh năm, hình dáng đẹp, có hoa xinh xinh lại khỏe mạnh, dễ trồng và chăm sóc, tốn ít thời gian thì lan ý là loại cây trồng thích hợp nhất. Có thể nói rằng trong nhóm thực vật có hoa trồng được trong văn phòng, lan ý là loại cây bền vững, dễ tính nhất nhưng lại đem đến không gian chuyên nghiệp nhất!

Vẻ đẹp dịu dàng, thướt tha, tinh khiết của bông hoa màu trắng tinh khôi luôn vươn thẳng gợi lên sự thanh cao, khoáng đạt đem đến không gian cảm giác thư giãn, yên bình.

Ý nghĩa phong thủy của cây hoa lan như ý

Cây Lan ý có vẻ đẹp dịu dàng, bản lá to lọc độc tố vô cùng hiệu quả, đặc biệt là các loại khí độc có hại: trichloroethylene, formldehyd, aceton , benzene, carbon monoxide, formaldehyde sinh ra từ các loại chất tẩy rửa: đồ trang điểm, nước rửa móng tay, nước rửa kính.

Lan ý hấp thụ bụi bẩn, nhả oxy rất tốt cho những người đau ốm, mệt mỏi, mất ngủ, các chứng bệnh cấp và mãn tính khác.Đặc biệt với những người bị bệnh ung thư phải trải qua nhiều cuộc hóa trị liệu hoặc điều trị bức xạ nên trưng lan ý trong phòng.

Lan ý còn là một trong số ít cây cảnh trong nhà có khả năng giảm thiểu tác hại của sóng điện từ và các tia tử ngoại tác động lên cơ thể con người. Theo các nhà khoa học Mỹ khi trưng lan ý trong nhà sẽ cân bằng các nguồn sóng điện từ sinh ra từ các thiết bị điện tử: đồng hồ, lò vi sóng, máy tính, đài, tivi, tủ lạnh…

Cây lan ý trong phong thủy

Trong phong thủy lan ý có tác dụng cân bằng trường khí, hấp thu và điều hòa những nguồn năng lượng xung khắc trong nhà đem đến không gian sống yên bình, hài hòa cho gia chủ.

Một điều đặc biệt nữa là cây lan ý có còn có khả năng làm giảm đi những tác hại của tia tử ngoại và sóng điện từ có tác động đến cơ thể con người, thanh lọc độc tố từ các chất tẩy rửa trong gia đình, như bột giặt, nước rửa chén, bát….Với cuộc sống hiện nay thì hầu như nhà ai cũng có một vài thiết bị điện tử trong gia đình như, điện thoại, máy tính, tivi, xe máy, wifi… Những thiết bị này không ít thì nhiều cũng sản sinh ra nguồn sóng có hại đến sức khỏe con người. Khi bạn đặt một vài bình lan ý trong nhà thì nó có tác dụng cân bằng các nguồn sóng này, do đó mà giảm thiểu đi tác hại của những nguồn sóng đó đối với chúng ta.

Vẻ đẹp xanh mướt quanh năm , và sự duyên dáng của cây lan ý khiến cây rất dễ trang trí nhiều nơi trong nhà và văn phòng. Từ cây nhỏ xinh trồng chậu hoặc bình thủy tinh để trưng nơi bàn làm việc, quầy tiếp tân, bàn tiếp khách, kệ tivi, giá sách, bàn ăn, ….. mang đến vẻ đẹp sang trọng, tươi trẻ, đầy sức sống tạo không khí làm việc và học tập, giải tỏa, thư giãn mắt rất hiệu quả.

Với những không gian lớn như phòng khách, phòng họp, đại sảnh, hành lang, cầu thang….thì lan ý thường được trồng chậu sứ, tùy kích thước mà trồng nhiều cụm với nhau để cân đối.Sự xuất hiện của chậu hoặc dàn chậu lan ý tạo vẻ đẹp thu hút, trang nhã, quý phái.

Lan ý còn được trồng ngoại thất trang trí nhiều không gian sân vườn, bồn hoa, ban công, hiên nhà….dưới bóng cây lớn hoặc vị trí có ít ánh sáng chiếu vào vừa có tác dụng thanh lọc không khí vừa làm mềm, hài hòa không gian. Lan ý là loại cây trồng trong nhà sống tốt trong môi trường thiếu sáng, tuy nhiên khi trồng trong nhà nên trưng cây ở những nơi có lượng ánh sáng khuếch tán lớn như: cửa sổ, cửa kính, để lá luôn xanh mướt và khỏe mạnh.

Cây lan ý hợp với tuổi nào?

Cây lan ý hợp tuổi nào?

Lan ý hợp tuổi nào là điều mà bất cứ ai đam mê cây cảnh đều quan tâm. Cây hợp với bất cứ ai đang thuộc tuổi nào đều có thể trồng được loại cây này.

Cây lan ý hợp mệnh gì?

Người ta cho rằng cây lan ý phong thủy là loài cây phù hợp với những người mang mệnh Kim. Và tất nhiên, người ta tin rằng nếu ai đó thuộc cung mệnh này sở hữu một chậu lan ý thì sẽ luôn may mắn trong công việc, hạnh phúc trong tình yêu.

Cách chọn mua và chăm sóc cây lan ý

Cách chọn mua cây lan ý

Cần chọn cây xanh tốt, không có dấu hiệu có sâu bệnh.

Kỹ thuật trồng cây lan ý

Là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, chỉ việc tách một vài cây từ khóm cây lan ý đang trồng đem đặt vào chậu khác là có thể có một chậu lan ý hoàn toàn mới. Thường thì người ta nhân giống lan ý đúng vào lúc thay chậu, thời điểm đó thường diễn ra vào mùa xuân, mùa đầu tiên trong năm. Sau khi bụi đã đủ lớn thì có thể chuyển sang trồng bằng nước. Lan ý được trồng bằng tách cây con từ cây mẹ. Chọn cây giống, làm đất rồi trồng cây xuống, tưới nước giữ ẩm cho cây. Thích hợp nhất là trồng về mùa xuân. Cũng có thể trồng lan ý theo phương pháp thủy canh trong bình thủy tinh.

Ánh sáng: Cây Lan Ý thủy sinh thuộc loại cây cảnh văn phòng chính vì thế nó có thể sống được ở trong môi trường máy lạnh, thiếu ánh sáng chỉ cần ánh sáng đèn huỳnh quang cũng có thể sống được, tuy nhiên thiếu nắng thì lá cây sẽ không xanh đậm mà sẽ nhạt dần tùy theo mức độ thiếu sáng tới đâu. Tốt nhất là nên để cây Lan Ý thủy sinh ở cửa sổ, hành lang những nơi có ánh sáng chiếu tới nhưng tránh được ánh nắng gắt, vì nếu để ở trời nắng gắt cây dễ bị cháy lá và bình cây lại là thủy tinh khả năng hấp thụ sẽ cao hơn khiến nước nóng dẫn tới chết cây.

Nước: Khác so với việc trồng đất tùy cây Lan Ý được trồng trong nước vấn đề nước đã trở nên quá dễ dàng, chỉ khi nào bình hết nước thì ta lại đổ đầy nước vào trong bình là được, nếu là nước máy thì nên để 1 ngày cho bốc hết mùi clo, và khi đổ nước vào bình bạn nên đổ qua, đổ lại để tạo không khí cho nước, khi nước đục là có thể do nhiều rễ bị thối, cần thay nước và bỏ rễ thối đi là được. Để cây phát triển mạnh có thể cho 1 vài giọt dung dịch thủy sinh khi bạn thay nước mới.

Nhiệt độ: Cây là loài hoa ưa bóng mát và nhiệt độ không quá cao cũng không quá thấp, chính vì vậy ở điều kiện ẩm ướt, cây Lan Ý thủy sinhsinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 27 độ.

Địa chỉ bán cây lan ý tại Hà Nội

Giá Cây lan ý trên thị trường hiện tại, trên thực tế cây lan ý giá bao nhiêu còn phụ thuộc vào những yếu tố như kích cỡ, chủng loại, chiều cao… tuy nhiên mức giá thường dao động trong khoảng từ 99.000 – 280.000. Tuỳ vào mục đích sử dụng cũng như sở thích của mỗi người mà bạn lựa chọn loại cây lan ý phù hợp cho mình. Để có thể biết chính xác cây lan ý giá bao nhiêu, bạn hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.

Có rất nhiều địa chỉ bán cây lan ý tại Hà Nội, nhưng để chọn mua được cây lan ý giá rẻ, cùng các hỗ trợ miễn phí vận chuyển, kỹ thuật chăm sóc, đừng quên nhấc máy và gọi ngay về hotline 0966.623.933 hoặc 0915.885.558 để nhận được nhiều ưu đãi nhất, truy cập vào http://vuoncayxanh.com/ để có thêm thông tin khuyến mãi.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Lan Bọ Cạp

Việt Nam đất nước của chúng ta là một đất nước vô cùng tươi đẹp, với thảm thực vật vô cùng phong phú và  đa dạng. Một trong những loài hoa của Việt Nam thì có cây hoa lan Bọ Cạp được xếp vào 1 trong số những loài lan đẹp, quý hiếm. Nó được không biết bao nhiều người yêu hoa lan, thích sưu tầm hoa lan phải tìm kiếm để đưa nó vào trong khu vườn của mình.

Chi Arachnis, họ Lan thuộc vào chi có hoa đẹp, bền hoa, được nhiều người chơi hoa ưa chuộng. Thuộc những chi này có 12 loài, chúng phân bố ở Thái Lan, Philippin, Indonesya… và một số quốc gia khác thuộc Đông Nam Á. Trong 12 loài đó thì Việt Nam chúng ta có tới 4 loài, tuy nhiên loài phổ biến nhất mà được khá nhiều người biết đến là cây lan Bọ Cạp.

Đặc điểm của cây lan Bọ Cạp

Chiều dài thân của cây có thể dài đến 1,5m nếu được chăm sóc đầy đủ. Hầu hết các loài lan đều sinh trưởng nhờ vào đặc điểm rễ khí sinh, cây lan Bọ Cạp cũng như thế. Đến lá của chúng thì có màu lúc đậm, khi nhìn vào hay thực tế hơn cầm vào lá thì lá của chúng khá dày hơn so với các loài lan khác. Kích thước chiều ngang của lá khá nhỏ chỉ 2,5cm, ở cây lớn thì lá có thể dài tới 28cm. Đặc điểm về hoa của cây lan Bọ Cạp cũng là điều chúng ta chú ý.

Chùm hoa của nó có thể dài tới 1m, hoa khá lớn rộng khoảng 10cm, mỗi chùm trung bình có khoảng 10-15 bông và chúng không có mùi thơm. Có 5 cánh hoa, chúng xếp với nhau tạo thành hình dạng của con bọ cạp, các cánh hoa thì có màu đỏ nâu với các vân màu vàng . Các đài bên thì có hình liềm, tù hơn. Cánh môi có khớp, với 3 thùy xếp thành một hình tam giác nhọn, chúng có màu vàng tươi. Bầu và cuống dài 3cm.

Cách trồng và chăm sóc cây lan Bọ Cạp

Loài cây này vẫn chưa được nhân giống nhiều, chúng được bán ra thị trường chủ yếu là được khai thác ở rừng, sau đó được các nhà vườn chăm sóc để chúng phát triển tốt nhất và ra hoa cho nên loài cây này khá là dễ trồng với sức chống chịu tốt, ít sâu bệnh. Vì nơi tìm ra chúng chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên  nên chắc hẳn ai cũng sẽ hiểu rằng đây là loài cây ưa nắng, môi trường ấm áp. Tuy nhiên, vẫn có giới hạn của nó, nhiệt độ thích hợp khoảng 25-32 độ C.

Để trồng cây hiệu quả bạn cần chuẩn  bị các giá thể để nuôi trồng, chọn đúng giống lan. Thông thường điều kiện tốt nhất để cho lan phát triển là cây được phát triển trong môi trường thoáng gió, ít ánh sáng chói. Khi lấy cây về cấy bọc cả vỏ gỗ mục, bỏ lại nơi thoáng mát, ngày tưới nước 3 lần, bằng cách phun sương đều cả than lẫn rễ. Thời gian đầu cây cần thời gian để thích nghi với môi trường mới, vì môi trường trong rừng khác xa so với trồng trọt tự nhiên.

Sau khi cây lan khỏe, bạn có thể bớt số lần tưới cây có thể 2-3 ngày 1 lần nếu trời mát mẻ, còn trời có nắng gay gắt thì bạn tưới ngày 1 lần. Chăm sóc khi cây cứng cáp thì chiết nhánh và trồng vào giỏ. Chú ý lót giỏ bằng mụn cưa hay xơ dừa nhưng lại không được nén chặt. Đối với lan thì bạn không cần phải bón phân hóa học quá nhiều, mặt khác bạn chỉ cần trồng trong cây đủ nước, đủ ánh sáng và không gian phù hợp là cấy có thể phát triển và cho ra hoa rất đẹp. Đối với cây lan Bọ Cạp thì cây chỉ cho hoa khi cây phát triển tốt.