Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Đào Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cây Hoa Đào Và Cách Chăm Sóc Cây Hoa Đào Ngày Tết

Tết là nơi nhà nhà sum họp, nó được báo hiệu bởi những cơn mưa xuân lất phất, những lộc non mơn mởn trên cành cây, và điều quan trọng tạo nên nét đặc trưng của ngày tết phải kể đến những cành mai, cành đào. Nếu mai là biểu tượng mùa xuân phía Nam thì cành đào là nét đặc trưng của đất Bắc. Những cành hoa đượm sắc hồng tươi thắm mạnh mẽ nở hoa sau những ngày đông giá rét đã tọa nên nét thơ cho cả khung trời.

Tên khoa học: Prunus persica

Nguồn gốc: theo tham khảo cây đào có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hoa đào là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 5-10m. Thân cây cao, phân nhánh nhiều từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, xù xì, những cây trồng lâu năm có gốc khá lớn.

Đây là loại cây rụng lá theo mùa, lá cây có hình mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm. Hoa nở vào đâu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra lá trở lại.

Hoa đào có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3cm có màu hồng đậm, hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ.

Cây hoa đào cũng có quả, loại cây chỉ chơi hoa làm cảnh thì hoa khá đẹp, to, màu sắc sặc sỡ nhưng quả nhỏ, ăn có vị đắng chát, còn cây trồng ra quả thìa ngược lại, quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon, phía bên ngoài vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.

Cây đào có tác dụng lớn nhất là để làm cây trang trí, vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào là chưa có tết, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc, đoàn viên. Nó còn giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng. Vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho những người con gái phương bắc luôn e lệ, dịu dàng mà kiều diễm.

Bên cạnh đó trong đông y, cây Cụ thể: rễ đào dùng để chữa sưng đau hay có thể sắc làm nước uống chữa viêm gan vàng da, còn nhựa thân cây đào chữa kiết lỵ, đái tháo đường, cành đào thì sắc lên chữa được bệnh sốt rét, lá đào chữa viêm âm đạo, đun nước tắm chữa ngứa, ghẻ. hoa đào còn được sử dụng như một cây thuốc trị nhuận tràng, điều hoà chức năng cơ quan hô hấp, giảm ho, chữa bế kinh, đau bụng kinh, cao huyết áp, viêm ruột thừa, tụ huyết sưng đau do chấn thương, điều trị chứng tắc nghẽn mạch máu. Hoa đào có tác dụng hạ khí, lợi tiểu…

Ý nghĩa của hoa đào ngày tết

Truyền thuyết về cây hoa đào.

Theo truyền thuyết ở núi Sóc Sơn có 2 vị thần giáng thế là Trà và Uất Lũy cư ngụ, ngay tại chỗ tọa của 2 vị thần có 1 cây hoa đào lớn. Hàng ngày thì 2 vị thần xuống núi dậy người dân cách làm ra lương thực, chữa bệnh cho dân quanh vùng. Lúc đó ở khu vực xung quanh có rất nhiều ma quỷ hay quấy nhiễu dân chúng 2 vị thần giúp dân xua đuổi ma quỷ, 2 vị thần đi đến đâu xua đuổi ma quye đều cho dân chúng ở đó trồng cây hoa đào, khi đễn mùa thì cây hoa đào ra nhiều hoa rực trời. Ma quỷ thấy vậy liền ngầm hiểu cứ nơi nào có hoa đào là nơi đó có 2 vị thần nên thường không bao giờ giám bén mảng đến, dân chúng từ đó thường trồng hoa đào để xua đuổi ma quỷ.

Hoa đào trồng trước nhà xua đuổi ma quỷ, xua đuổi vận xui cho ngôi nhà bạn

Theo ngũ hành Bát Quái hoa đào được coi là tinh hoa của ngũ hành, có tác dụng xua đuổi bách quỷ tạo cho cuộc sống của con người bình an, hạnh phúc

Theo nho học thì hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi nẩy nở, hoa đào mang đến vượng khí cho ngôi nhà, mang đến may mắn, tài lộc cho gia đình trong năm mới.

Đặc biệt hoa đào ra hoa vào đúng tết nguyên đán nên theo phong thủy nó còn có ý nghĩa đoàn tụ, mang đến sự hòa thuận, đồng cam trong một gia đình, một dòng họ

Cách trồng hoa đào ra hoa đúng tết.

Để cây hoa đào ra hoa đúng tết nguyên đán không chỉ tác động vào giai đoạn cuối gần tết mà phải tác động vào suốt quá trình phát triển của cây.

Cách để hoa đào ra hoa đúng tết cần kết hợp tưới nước, bón phân và khoanh vỏ, đảo cây và vặt lá (tuốt lá)….

– Dừng phân bón, tưới nước muộn cho cây đào ( bắt đầu từ tháng 10 trở đi). Tùy thuộc vào thời tiết ở từng khu vực để có cách tưới nước cho cây hoa đào, tưới nước ấm khi trời lạnh để kích thích đào nở sớm, tưới nước lạnh khi trời ấm để hãm cho đào nở muộn

– Đảo cây đào: chọn thời gian đảo cây, đối với các giống đào bịc đảo cây v 1/8 (âm lịch), với đào phai là 20/7, với đào thất thốn bạn đảo cây vào 1/7. Đảo cây là đào 1 bầu như cách đánh cây ra chỗ khác trồng, đào bầu khoảng 20-25 cm, có chiều sâu 20 -25cm( tùy kích thước cây), chọn ngày nắng để đảo cây cho tốt nhất, đảo cây tức là cho cây vào chậu luôn hoặc bạn có thể đưa cách sang hố khác rồi lấp đất chặt gốc.

– Tuốt lá cây đào: tuốt là vào giữa tháng 11 âm, nên tuốt lá đào bằng tay là tốt nhất. ( nếu năm thời tiết nóng bạn nên tuốt lá muộn hơn vài ngày), tuốt lá xong gặp thời tiết âm nắng kéo dài cần phải che và phun thuốc lạnh cho cây

– Phun phân bón lá loại đầu trâu 701 để cho cây kích thích nụ, cho sai hoa và hoa lớn, đẹp

Ngoài ra còn các kỹ thuật khác yêu cầu chuyên môn cao hơn như khoanh vỏ cây đào , thắp điện sưởi ấm cho cây, thúc và hãm cây nhờ các thuốc hóa học trong ngành cây cảnh để đào nở đúng tết.

Bạn có thể sử dụng các phong bao lì xì để trang trí cho hoa đào ngày tết hoặc sử dụng các đèn nháy để cho cây hoa đào đẹp hơn trang trí đẹp hon cho không gian gia đình bạn.

Cây Hoa Trúc Đào – Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hoa Trúc Đào

THÔNG TIN CHI TIẾT

Cây hoa trúc đào hoa đẹp mang lại nhiều may mắn cho gia chủ

Cây hoa trúc đào có hình dáng đẹp, hoa nở sặc sỡ, màu hoa bắt mắt lại có khả năng sinh trưởng nhanh chóng nên được trồng nhiều nhất để trang trí đô thị. Hoa trúc đào đẹp nhưng cây lại khá độc, lý do cây được trồng nhan nhản khắp mọi nơi là do người ta chưa biết được độc dược mà cây này mang lại, nó có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người đó. Trồng cây cũng nên lưu ý, gác lại chuyện đó, bây giờ ta cùng nhau đi tìm hiểu đặc tính của cây hoa trúc đào này nào.

Gọi là trúc đào vì loại hoa này có màu hồng giống màu của những bông hoa đào, hoa nhỏ, nhìn từ xa có một nét nào đó rất giống những cây hoa đào khoe sắc ngày tết.

Tên khoa học: Nerium oleander

Họ: La bố ma (Apocynaceae)

Nguồn gốc: từ Morocco và Bồ Đào Nha kéo dài về phía đông tới khu vực Địa Trung Hải và miền nam châu Á

Đặc điểm nổi bật của hoa trúc đào

Trúc đào thuộc loại cây thân nhỡ, nếu được trồng thành từng bụi và chăm sóc trong điều kiện thích hợp cây có thể cao từ 4-5m, còn trung bình người ta thấy cây cao từ 1-3m. Cành trúc đào mềm dẻo có màu nâu xám. Lá trúc đào mọc đối xứng nhau thành vòng từng cụm, mỗi cụm 3 lá. Lá thuộc loại đơn, viền lá nhẵn. Phiến lá có màu xanh đậm, hình dáng lá giống như những chiếc mũi mác dài từ 7-10cm và rộng 1-4cm. lá khá dai và cứng, mặt trên lá có màu xanh đậm còn mặt dưới thì nhạt hơn.

Hoa trúc đào có màu hồng đậm đẹp mắt, mọc thành từng cụm ở ngay phần đầu cánh, mỗi bông gồm từ 5-8 cánh, cánh hoa mỏng, nhẹ. Khi nở hoa xòe để lộ ra phần nhị màu vàng bên trong. Ngoài màu hồng, trúc đào còn cho hoa màu vàng, trắng. Hoa có hương thơm dịu nhẹ. Trên đầu những cành hoa ta sẽ nhìn thấy những bông hoa trúc đào đang khoe sắc, dường như hoa nở quanh năm nhưng nở nhiều nhất có lẽ vào mùa hè và mùa thu. Sau khi ra hoa cây tạo quả, quả của cây thường ra vào mùa đông và mùa xuân. Quả trúc đào thuộc dạng quả năng nhưng dài và hẹp. Kích thước mỗi quả từ 5-23cm, nứt ra khi quả chín và giải phóng những hạt nhỏ có phủ một lớp lông tơ mềm mại.

Tác dụng của cây hoa trúc đào

Cây hoa trúc đào có hoa đẹp, lại dễ phát triển nên được trồng làm cây cảnh quan đô thị ở công viên, vỉa hè, dọc những con phố, trung cư, nhà hàng….cây còn được trồng làm hàng rào lối đi, trang trí sân vườn giúp làm cho bầu không gian như thêm sắc, thêm hương, giúp tăng chất lượng cuộc sống mà không phải chăm sóc nhiều. Cây còn hút những khí độc hại trả lại bầu không khí trong lành từ đó môi trường mát lành, thoáng đãng hơn rất nhiều.

Trong đông y cây trúc đào còn giưps điều trị sưng huyết cũng như những bệnh rối loạn da. Khi trồng và sử dụng cây trúc đào cần lưu ý về chất động của nó, cây khá nguy hiểm khi sử dụng nhựa cây hay dùng cây làm củi đốt, nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa trúc đào

Cây phát triển tốt nếu trồng trong các khu vực cận nhiệt đới ấm áp, khí hậu nước ta rất lý tưởng để trồng cây này vì thế nó được trồng khá phổ biến. Cây có biên độ nhiệu độ rộng nên việc chăm sóc không có gì là quá khó khăn.

Đất trồng cây trúc đào cần tơi xốp, đủ dinh dưỡng và thoát nước tốt.

Cây ưa sáng nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng, như vậy trúc đào sẽ cho nhiều hoa và đẹp hơn.

Cũng không cần tưới nước quá thường xuyên cho cây hoa trúc đào, nếu thời tiết quá nắng nóng ta mới cần tưới thường xuyên.

Cây hoa trúc đào – cách trồng và chăm sóc cây hoa trúc đào

4

(80%)

1

vote[s]

(80%)vote[s]

Cây Đào Tiên – Đặc Điểm, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Đào Tiên

Đặc điểm cây đào tiên

Tên thường gọi: Cây Đào Tiên, Đào Trường Thọ

Tên khoa học: Crescentia cujete

Họ thực vật: Bignoniaceae

 (họ Đinh)

Cây đào tiên là cây thuộc loại thân gỗ, cây có chiều cao trung bình từ 5 đến 7m, thân cây có màu nâu vở cây xù xì. Cây có đường kính không quá lớn. cây có dạng thân lùn.

Lá cây đào tiên có màu xanh đậm, phiến lá nhẵn và cứng, nó mọc thành vòng. Viền lá không có răng cưa, gân lá chìm. Cây phát triển nhiều cành nhánh phiến trên nên cây cho tán khá rộng.

Hoa đào tiên nở to nhìn cũng đẹp mắt nhưng nó có một nhược điểm chính là có mùi khó chịu thậm chí nó có mùi hơi hôi hôi. Sau khi hoa héo, rụng xuống, quả đào tiên xuất hiện, quả thuộc dạng quả mọng và có hình dáng tương tự như hình cầu rộng, đường kính khoảng 6-12cm lớp vỏ của quả cứng, có màu xanh, vỏ quả đào tiên nhẵn, cơm có màu trắng nếu nếm thử vị của quả đào tiên ta sẽ thấy vị chua tê tê nơi đầu lưỡi, quả có chứa nhiều hạt dẹp nhỏ cũng có màu trắng.

Tác dụng của cây đào tiên

Trong thịt của quả đào tiên người ta đã nghiên cứu và tìm ra một số loại axit hữu cơ có lợi cho cơ thể. Cụ thể:

Nếu thường xuyên ăn trái đào tiên này nó còn giúp bạn tăng cường tuổi thọ, trị được những suy nhược cơ thể hàng ngày, giúp điều hòa kinh lạc…Nếu lấy trái đào tiên còn chưa chín hết sẽ có công dụng đặc biệt giúp nhuận tràng, chống táo bón. Bên cạnh đó, lấy cơm trái đào tiên cho vào rượu gạo với tỉ lệ 1:5 rồi ngâm từ 7- 10 ngày, sau khi ngâm mỗi ngày bạn uống từ 2-3 lần, mỗi lần 30ml trước khi ăn đảm bảo bạn sẽ ăn ngon miệng hơn rất nhiều đặc biệt nó rất tốt cho tiêu hóa nữa.

Ở một số nước khác, phần cơm của quả đào tiên được người ta nấu chín với đường tạo thành một chất siro chữa ho hiệu quả, phần vỏ đào tiên còn được các nghệ nhân sử dụng để tạp hình, khắc chữ, khắc hình họa lên vỏ làm đồ thủ công mỹ nghệ rất đẹp và đem lại giá trị kinh tế cao. Còn với người Việt ta, theo như kinh nghiệm dân gian cha ông ta để lại, cây đào tiên có tính thảo dược, người ta dùng quả để chữa nhiều bệnh như nhuận trường, tẩy xổ, làm mứt deo, chữa các chứng mất ngủ, ăn không ngon…

Cách trồng cây đào tiên

Để cây sinh trưởng và phát triển thích nghi tốt nhất thì chúng ta nên trồng đào tiên vào tiết trời mùa xuân. Trước khi trồng chúng ta chọn vị trí trồng để cây phát triển khỏe mạnh, nên chọn các vị trí thoáng mát và có thể nhân được ánh sáng tốt nhất. Loại đất thích hợp nhất để trồng cây đào tiên là loại đất có độ thoát nước tốt, tầng canh tác không quá dày và có độ tơi xốp.

Cách nhân giống

cây đào tiên thường được nhân giống bằng phương pháp nhân giống vô tính, bằng phương pháp giâm cành hoặc chiết cành, chúng ta sẽ được cây các cây con nhanh, tiết kiệm được thời gian và sản phẩm nhận được là các giống cây con mang gen của cây mẹ. Cây được chọn là các cây khẻ mạnh và có sức sinh trưởng tốt.

Cách trồng cây đào tiên

Đào hố khi trồng, chúng ta chuẩn bị hố trứơc khi trồng, đào xong và phơi khoảng 30 ngày. Kích thước hố khoảng 55x55x55cm. Trước khi đặt bầu cây xuống, chúng ta tháo bỏ hết các lớp nilong và các dây cuốn bên ngoài. Tùy vào độ dinh dưỡng có trong đất mà chúng ta có thể bổ sung thêm vào hố các loại phân bón lót. Chúng ta có thể bón thêm phân hoai mục, phân hữu cơ.

Đặt bầu cây và phủ đất xuống, nén chặt giữ cho cây đứng thẳng và tưới nước. Chúng ta nên trồng cây đào tiên ở thời điểm mát như buổi chiều mát hoặc vào buổi sáng sớm.

Kỹ thuật chăm sóc định kỳ cây đào tiên

Nước: Thời gian đầu mới trồng nhu cầu về nước, độ ẩm là quan trọng nhất, luôn giữ cho cây có độ ẩm, tuy nhiên không tưới quá nhiều nước để tránh tình trạng úng. Chúng ta có thể tưới 2 ngày hoặc 3 ngày 1 lần. sau đó khi cây thích nghi tốt bắt đầu giảm lượt tưới cho cây.

Ánh sáng: Là cây ưa sáng, nên chúng ta nên quan sát và dọn sạch cỏ ở khu vực gốc, phát quang các cây rậm xung quanh để cây nhận được ánh sáng.

Cắt tỉa: việc cắt tỉa cho cây đào tiên giúp cây vừa có thế, dáng đẹp lại vừa tránh được các bệnh từ các cành sâu, héo khô.

Bón phân: bổ sung thêm phân bón cho cây để cây sinh trưởng và phát triển cách tốt nhất. Đặc biệt là để kích thích cho quá trình ra quả và đậu quả của cây. Chúng ta có thể sử dụng các loại phân bón như các phân hữu cơ, phân chuồng, phân hoai mục bón định kỳ cho gốc 2 năm, 1 lần. Để cây luôn giữ được thân lá dáng đẹp từ các năm từ năm 3 , năm 4 chúng ta nên bón thêm phân NPK để cây đào tiên nhận đủ chất dinh dưỡng.

Phòng trừ sâu bệnh hại: Đào tiên là cây có khả năng kháng bệnh cao và ít bị sâu bệnh hại. tuy nhiên vẫn có các trường hợp sâu bệnh hại diễn ra trên cây như sâu đục quả, sâu đục thân, bọ xít…vv. Vì thế chúng ta quan tâm và quan sát để kịp thời phát hiện bệnh và xử lý dùng thuốc cách hiệu quả và triệt để nhất.

Kết.

Cây đào tiên là dạng cây ăn quả, cây bóng mát, cây thuốc hiện tại đang và đã được nhiều người yêu thích và trồng ở nhiều nơi. Cây mang lại vẻ đẹp sang trọng, cùng với sự tươi mát của màu xanh đậm lá quả cây. Cây làm cho không gian sống thêm thoải mái đặc biệt cây còn là cây thuốc chữa được nhiều bệnh và là một trong những giá trị nghệ thuật mang lại giá trị kinh tế cao.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Đào Sau Tết

Trước khi đi sâu vào các kỹ thuật chọn đất, cắt tỉa cành, bạn cần sử dụng các chế phẩm có tác dụng kích thích ra rễ gồm các loại như: A-H502, Orgamin, chất tăng trưởng vườn sinh thái…để giúp cây đào ra rễ và phát triển tốt hơn. Dùng các chất này hòa vào nước như hướng dẫn ghi trên bao bì để tưới cho cây hoa đào.

Bạn chờ từ 10 – 15 ngày để cây ra bộ rễ mới, sau đó đem cây hoa đào ra đất trồng để cây có khả năng sống và phát triển tốt hơn.

Đào là loại cây không chịu được úng nên cần phải chọn nơi để cao ráo, chậu đựng có thể thoát nước tốt để trồng.

Có thể dùng đất cũ để trồng đào nhưng tốt hơn hết là nên thay loại đất mới. Đất trồng đào tốt nhất là đất có độ pH 7-8 (đất thịt pha sét). Bạn cũng có thể trộn thêm phân hữu cơ vào đất theo tỉ lệ 3 – 4 phần đất và 1 phần phân để cây có chất dinh dưỡng và phát triển tốt.

Khi trồng, cần làm đất tơi xốp và lên luống cao từ 20-25cm, rộng khoảng 60-70cm. Nên lấp đất vừa ngang cổ rễ, sau đó nén nhẹ đất từ xung quanh gốc cây và dồn đất vào bầu cho chặt rồi tưới nước lên toàn bộ phần gốc cây.

Ngay sau khi trồng, bạn cần cắt cành lần thứ nhất để cây sinh ra nhiều cành mới. Sau đó, cứ mỗi tháng, bạn cần cắt nhẹ một vài lần cho đến tháng hết 6 âm lịch.

Nên bón phân cho cây trong thời gian từ 20 ngày đến tháng 9 của năm sau khi trồng cây vào chậu hoặc đất thành công. Cần bón nhiều để thúc cho cây nảy nhiều hoa và to hơn.

Nên bón lót khoảng 3-5kg phân hữu cơ/cây đào tùy thuộc vào độ lớn nhỏ của cây và chậu hoa. Bón từ 0.5-1kg phân NPK trộn với khoảng 2ml siêu phân bón loại NEB cho mỗi cây tùy vào độ sinh trưởng của cây là lớn hay nhỏ.

Sau đó, cần bón cách gốc 30-50cm theo hình chiếu của tán cây. Trong thời kỳ bón phân phải đảm bảo cây đủ ẩm để cây hấp thụ và sinh trưởng tốt.

Nhắc đến cách trồng và chăm sóc đào sau Tết không thể bỏ qua vấn đề phòng trừ sâu bệnh. Phòng trừ sâu bệnh là công việc cần thiết và luôn luôn được đặt lên hàng đầu mỗi khi trồng đào.

Trong trường hợp cây đào bị rệp sáp làm hại, bạn có thể dùng Supracide để tiêu diệt mầm bệnh.

Khi cây đào có dấu hiệu bị nhện đỏ làm vàng lá hoặc rụng lá, có thể sử dụng các loại thuốc Regent 800WG, Sokupi…một cách luân phiên để có hiệu quả.

Nếu chậu hoa đào bị lở ở cổ rễ hoặc bị đốm lá, bạn cần dùng Anvil 10EC hay chế phẩm Penac-P để ngăn ngừa và diệt trừ sâu bệnh.

Khi mới trồng lại cây đào sau Tết, bạn có thể tự do tạo tán và tạo thế cho cây bằng cách uốn, buộc các cành non vào với nhau theo dáng thế mà bạn muốn và sau đó cắt tỉa bỏ đi các cành thừa. Công việc này thực hiện theo chu kỳ từ 5-7 ngày/lần.

Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể khắc vảy cho thân cây đào để cây có hình dạng cổ điển, kỳ lạ và bắt mắt hơn.

Một trong những giai đoạn quan trọng trong việc trồng và chăm sóc cả đào cũ và đào mới đó là giai đoạn hãm cây ra hoa đúng Tết và tuốt lá.

Thời gian phù hợp để tuốt lá đối với đào bích vào khoảng mùng 5 đến 20.11 âm lịch và đối với đào bạch là từ mùng 5 đến 15.10 âm lịch.

Khi tuốt lá, nên bứt từng lá, không được dùng một tay tuốt lá thẳng từ đọt xuống. Nếu bạn làm như vậy, sẽ gây tổn thương đến mầm hoa. Hơn thế nữa, bạn cần phải bảo vệ mắt hoa ở phần cuối nách lá.

Bên cạnh đó, hoa Đào có đặc điểm là sợ rét. Nếu gặp rét, hoa sẽ ra chậm và ngược lại, gặp thời tiết ấm, hoa đào sẽ ra sớm hơn. Chính vì vậy, cách chăm sóc và thúc hoa đào ra hoa đúng Tế đó là vào thời gian khoảng tháng 12 âm lịch, nếu bạn nhận thấy các nụ hoa chưa nhú rõ ràng (đây là dấu hiệu hoa sẽ nở chậm), cần phải bón thúc bằng cách tưới phân đạm Sunfat nitrat hay Ure. Cách làm đơn giản nhất là bới xung quanh gốc sâu khoảng 5cm, tưới phân bắc, nước tiểu, nước nóng 35-40 độ C để thúc ép cho cây nhú mầm. Ngược lại với thúc cây Đào nở hoa đúng dịp Tết, đó là hãm hoa nở sớm. Vào khoảng thời gian hạ tuần tháng 11 âm lịch, nếu thấy nụ hoa nhú to (đây là dấu hiệu hoa nở sớm), bạn cần áp dụng các biện pháp là tạo bóng tối, che chắn nắng cho cây cả ngày trong thời gian từ 10-15 ngày.

Lưu ý rằng, bạn cần vừa che chắn nắng vừa theo dõi thời tiết và tiếp tục nghiên cứu sư phát triển của cây, bởi biện pháp thúc, hãm chỉ nên làm khi thật cần thiết, vì cả hai cách làm này đều ảnh hưởng đến phẩm chất của hoa.

Khi bạn muốn sắm cho mình một gốc đào thật xịn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số máy 0985 574 111 để được tư vấn chọn nhiều mẫu Đào Tết của Nhật Tân với giá cả phải chăng, giao hàng số lượng lớn trên toàn quốc, đáp ứng mọi nhu cầu chơi cây hoặc biếu, gửi tặng.

Nguồn: Đào Tết Nhật Tân tổng hợp