Top 13 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồ Tiêu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Hồ Tiêu

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU

Nên chọn các cành lươn phát sinh từ các mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chính cây tiêu trưởng thành để nhân giống (ngoài ra cũng có thể dùng tiêu dãi để làm hom)

– Giâm tiêu vào cát ẩm hoặc túi bầu nilon dài 15cm, rộng 10 – 12cm, túi bầu phải đục 2 – 3 lỗ nhỏ ở đáy để thoát nước; Dùng hỗn hợp đất phân cho vào bầu bao gồm 1 phần phân chuồng hoai mục + 3 phần đất mặt làm sạch gốc rễ cây, tơi mịn + 3 – 5% Supe lân, trộn kỹ cho đều; Đổ đất vào bầu không quá kỹ nhưng cũng không qua chặt, tuyệt đối bầu phải thẳng không được gấp khúc để tránh động rễ khi xuất trồng

– Chọc lỗ đặt hom, hai mắt nằm trong đất, mặt đất gần sát với mắt thứ nhất nằm trên không, tiến hành ấn chặt đất tưới đủ ẩm.

– Xếp các túi bầu theo luống rộng 1,2 – 1,5m, làm giàn che kín chống nắng, cứ sau mỗi tháng bỏ bớt giàn che, cuối cùng chỉ để 50 – 60% ánh sáng lọt xuống. Hàng ngày tưới nước tạo độ ẩm cho cây, những ngày có mưa to hoặc độ ẩm cao không tưới.

– Thường xuyên kiểm tra sâu bệnh trong vườn ươm để xử lý kịp thời, lưu ý cần bơm thuốc phòng bệnh thán thư trên lá và hom (dùng các loại thuốc có gốc đồng để phun như dung dịch Boocdo 1%, Champion, Ridomil…)

– Ở Quảng Trị thời vụ chính để ươm tiêu là tháng 3, tháng 4 ngoài ra còn vụ Thu tháng 9 tháng 10.

– Tiêu chuẩn bầu tiêu giống: Tiêu trồng sau ươm 4 – 6 tháng, chiều dài mầm tiêu 20 – 30cm, lá phát triển ổn định, không sâu bệnh.

Độ pH: 5,5 – 6,5 nếu đất chua phải bón vôi để cải tạo.

– Đào hố: 60cm x 60cm, sâu 50cm.

– Phân bón cho một hố: phần đất mặt + (10 – 15kg) phân chuồng hoai mục + 0,3kg supe lân + 0,5 kg vôi, trộn đều và lấp hố để 15 – 20 ngày mới trồng.

– Khi trồng: Cuốc 1 hố nhỏ đặt bầu (hoặc hom cắt trực tiếp) cách choái 20 – 25cm và nghiêng hướng về choái, dùng dao cắt đáy túi bầu và rạch hai bên túi, tháo túi bầu nén chặt đất quanh bầu (không làm vỡ bầu), tạo bồn ổ gà xung quanh tưới đẫm nước và phủ rác khô lên trên, làm phên che nắng cho tiêu.

Đối với choái xây bằng gạch, tiến hành trồng cách choái 30cm, cây này cách cây kia 30cm.

Ở Quảng Trị mật độ được khuyến cáo là: 2,5 x 2,5m (1.600 gốc/ha)

– Bố trí hàng tiêu theo hướng Đông Tây để tiêu có nhiều ánh nắng nuôi quả.

– Không nên trồng cây tiêu âm dưới mặt đất, vì như vậy sẽ bị ngập úng hoặc gây ẩm độ cao ở gốc tiêu khi mưa lớn hoặc mưa kéo dài, tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại; Tuỳ theo điều kiện đất để lấp đất ngang với mặt đất hoặc rôm lên dạng mu rùa.

+ Bón lót trước khi trồng: Toàn bộ phân chuồng và phân lân.

+ Sau trồng 2 – 3 tháng: bón 1/2 lượng phân đạm + 1/2 lượng phân kali

+ Cuối mùa mưa (Tháng 2 – 3): Bón lượng đạm và kali còn lại

+ Đầu mùa mưa (Tháng 9 – 10): Bón toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/2 phân đạm + 1/2 phân Kali

+ Giữa mùa mưa: Bón lượng phân đạm và Kali còn lại

+ Sau khi hái quả: bón toàn bộ phân chuồng + 1/2 phân lân + 1/2 phân đạm + 1/2 phân kali; Đây là lần bón rất quan trọng nhằm phục hồi sức khoẻ cho cây tiêu sau một vụ thu hoạch và tạo những mầm cành quả mới để tạo tiền đề cho năng suất cao vào mùa vụ tới; Tuy nhiên giai đoạn này thời tiết thường khô hạn nên cần tưới đủ mẩm để bón phân.

+ Khi có mầm hoa (đầu mùa mưa) bón hết số phân còn lại.

* Cách bón: Tuỳ theo độ tuổi của cây tiêu để có phương pháp bón phân cho hợp lý.

– Tiêu sau khi trồng tiến hành đào xung quanh gốc tiêu cho phân vào rồi lấp, đào sâu 10 – 30cm cách gốc 30 – 35cm

– Năm thứ 2 trở đi: tiến hành đào cách gốc tiêu 40 – 60 cm tuỳ theo độ tuổi tiêu, độ sâu 10 – 30cm, cho phân vào và lấp hố.

Chú ý: Tránh làm đứt rễ tiêu trong quá trình chăm sóc và bón phân; Trường hợp tiêu lớn rễ tiêu dày đặc trong vườn tiêu, nên dùng que chọc lỗ để bón phân vô cơ, phân hữu cơ bón rãi đều trong vườn; Bón phân khi đất đủ ẩm, nếu không mưa phải tưới nước cho cây sau khi bón phân.

– Năm trồng mới thường xuyên tưới nước cho cây, cần kết hợp che chắn và tủ gốc cho tiêu.

– Thời kỳ kinh doanh tưới nước cho cây là cần thiết.

– Thời kỳ thu hoạch chỉ tưới khi thời tiết nắng hạn kéo dài.

– Sau khi thu hoạch trong mùa khô, cần cắt tỉa bớt lá già và lá bị sâu bệnh để hạn chế bớt sự tiêu phí nước của cây, đồng thời kích thích phân hoá mầm cho vụ sau.

– Không để đọng nước ở gốc cây tiêu, cần đắp mô ở gốc cao lên, nếu vườn tiêu ẩm quá cần thiết phải làm mương thoát nước.

– Cần làm sạch cỏ trong vườn tiêu, hạn chế trồng xen trong vườn hồ tiêu (có thể trồng 2 – 3 năm đầu) nên trồng các cây họ đậu, không nên trồng xen những cây có bộ lá rậm rạp dễ làm tăng độ ẩm trong vườn cây.

Chú ý: Mùa mưa phải bới rác tủ ra xa gốc tiêu để gốc cây tiêu thông thoáng, hạn chế nấm bệnh phát sinh.

Cành ngang xuất hiện ở độ cao trên 2m dùng biện pháp đôn dây tiêu.(thường xảy ra với hom giống là cành lươn)

– Đào rãnh xung quanh choái có độ sâu 10 – 15cm, bón một lớp phân chuồng hoai mục.

+ Cắt hết lá trên đoạn thân già và bánh tẻ đến đoạn phân cành, tiến hành tưới đẫm nước vào thân cây để dễ tách rễ tiêu ra khỏi choái. Gỡ dây tiêu từ dưới gốc lên để tránh xoắn dây, đặt dây tiêu uốn theo rãnh, phần ngọn còn lại buộc vào choái.

– Đối với cây tiêu lớn: ở phía trong giáp với choái cần chọn lọc cắt tỉa bớt sau mỗi vụ thu hoạch, tạo hình tỉa bớt cành yếu bị che lấp ánh sáng, cành bị sâu bệnh, cành lươn để tránh tiêu hao dinh dưỡng và sâu bệnh.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh ta, choái sống phổ biến bà con hay dùng là cây lồng mức, tiêu chuẩn cây choái bảo đảm cho cây tiêu leo bám:

– Cây cao 3 – 4m, đường kính đo cách gốc 1m lớn hơn hoặc bằng 12cm; thân còn tươi, không bị trầy xước, rễ không bị bầm dập.

– Tách hạt sao cho ít bị dập, nhúng hạt vào nước sôi 1 – 2 phút đảo đều (chú ý không nhúng lâu) rồi đem phơi hoặc ủ 5 – 6 giờ rồi phơi (tiêu đen).

– Buồng tiêu có nhiều quả chín chế biến tiêu sọ (tiêu trắng) thì phơi cả buồng khô rồi mới vò lấy hạt.

– Hoặc tiêu chín chế biến thành tiêu sọ phải ngâm nước lạnh (ngâm càng lâu càng trắng) sau 1 – 2 ngày chà và đãi vỏ , ngâm tiếp 1 – 2 ngày chà xát lại đem phơi.

Trên lá thời kỳ đầu một số ở gốc bị vàng, bệnh nặng toàn bộ lá trên cây có màu vàng rơm, tiêu sinh trưởng kém, năng suất thấp. Bị nặng cây bị chết.

Khi bị bệnh dùng các loại thuốc sau để phòng trị:

– Furadan 3H: đào rãnh xung quanh gốc tiêu, cách gốc 30 – 50cm, sâu 5 – 7cm, bón 30 – 50gam thuốc/gốc

– Môcáp sữa: Dùng 6 – 8ml thuốc pha trong 10 lít nước tưới cho 1 – 2 gốc.

Hoặc dùng các loại thuốc khác theo hướng dẫn của cán bộ bảo vệ thực vật.

Bệnh thối gốc rễ có 2 dạng:

– Chết nhanh: Cây tiêu bị chết trong thời gian ngắn (15 – 30 ngày sau khi bị bệnh), dây tiêu héo khô và bám trên cây choái.

– Chết chậm: Cây rụng đốt, lá vàng và rụng…cây kéo dài thời gian có khi vài ba tháng mới chết.

Đào hố trồng sớm, xử lý thuốc trước khi trồng (Dung dịch Boocdo 1%, Ridomil…); Chọn giống tốt không bị bệnh, xử lý hom trước khi trồng; làm mương thoát nước tốt trong vườn tiêu; Xử lý thuốc phòng bệnh 2 lần trong năm (đầu và cuối mùa mưa); Xử lý phòng và trừ bằng các loại thuốc sau đây: Dung dịch boocdo1%, Ridomil, champion…Tưới phòng 5lít/gốc, bị bệnh tưới 10 lít/gốc.

Bệnh hại trên hoa làm hạt mới tượng bị khô, đen và thối; bệnh trên cành làm rụng đốt, rụng lá, rụng nhánh…

Dùng thuốc phun và tưới vào gốc

Theo http://khuyennongkhuyenngu.org.vn)

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Hồ Tiêu

1. Cách chăm sóc hồ tiêu: Hồ tiêu là cây trồng thích ẩm mà không chịu được úng. Muốn có một mô hay hốc ẩm mà không úng thì mô đất phải có nhiều chất hữu cơ, để tơi xốp, gia tăng sự thoát nước mà lại giữ nước tốt. Do đó hàng năm nên có kế hoạch tăng dần kích thước của mô hay hốc bằng cách dùng lớp đất mặt tốt, có nhiều chất hữu cơ cộng thêm với phân chuồng, phân rác mục, tro trấu để đắp thêm cho mô hay hốc gia tăng diện tích hoạt động của bộ rễ. Việc tưới nước trong mùa khô là rất cần thiết giúp cho cây phát triển tốt, trái no tròn. Ngoài việc tưới nước, việc tủ gốc cho hồ tiêu trong mùa nắng để giữ ẩm và khơi ra trong mùa mưa để tránh úng là rất cần thiết. Hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch cần vệ sinh vườn hồ tiêu, nên tỉa bỏ những cành bị sâu bệnh hại, những cành già cỗi, thu gom lại và đem đốt bỏ. – Nếu có bón vôi nên kết hợp với bón phân lần 1 với lượng 300-400kg vôi bột/ha hoặc 800-1000kg Dolomite. – Có thể dùng lân dưới dạng lân nung chảy hoặc lân super để bón, đồng thời cung cấp lân, canxi, magiê hoặc lưu huỳnh cho cây với liều bón khoảng 600-800 kg/ha. Nếu bón cách này nên trừ đi lượng lân cần bón trong phân NPK. – Phun phân vi lượng kẽm bằng những loại phân bón lá giầu kẽm hoặc phun sulphate kẽm với nồng độ khoảng 0,5% từ 2-4 lần/vụ. Để sử dụng phân bón cho hồ tiêu có hiệu quả nên sử dụng loại phân NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc phân chuyên dùng cho hồ tiêu Đầu Trâu Ct1, Đầu Trâu CT2, Đầu Trâu CT3. * Lượng bón và cách bón như sau: + Khi thu hoạch đợt gần chót, xẻ rãnh nông giữa 2 nọc tiêu rồi rải phân và vùi lấp phân lại. Lượng phân cho mỗi nọc: 0,4-0,5kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu hoặc 0,5-0,6 kg Đầu Trâu CT1. + Đợt 2 – trước khi ra hoa rộ: bón 0,3-0,4kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,3-0,4kg Đầu Trâu CT2/nọc. + Đợt 3 – sau khi lứa quả chính đậu: 0,4-0,5kg NPK15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,4-0,5kg Đầu Trâu CT3/nọc. + Đợt 4 – nuôi quả (khoảng 2-3 tháng sau đợt bón thứ 3): 0,4-0,6kg NPK 15-10-15 Đầu Trâu/nọc hoặc 0,4-0,5kg Đầu Trâu CT3/nọc. 2. Các loại sâu hại tiêu chính: a) Mối tiêu: Tấn công dây hồ tiêu chính hoặc dây nhánh kể cả dây trên mặt đất hoặc dưới đất. Mối gặm dây hồ tiêu làm cho tiêu bị suy kiệt, không phát triển được, lá bị vàng rụng trước thời hạn. b) Rệp sáp giả và các loài bọ rầy: Hút nhựa làm cây sinh trưởng kém, nếu mật độ cao làm lá vàng, đọt hồ tiêu xoăn lại, hoa bị rụng. Rệp sáp còn phá hại bộ rễ và gốc tiêu, tạo điều kiện cho tuyến trùng và nấm bệnh xâm nhập gây hại làm cây tiêu bị chết nhanh hơn. Ngoài ra rệp và các loại bọ rầy còn là môi giới truyền virus gây bệnh tiêu điên. c) Tuyến trùng: Chích hút hoặc chui vào rễ tạo thành những khối u, làm lá bị vàng, cây phát triển kém. * Biện pháp phòng trị: + Thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh gây úng đọng nơi gốc tiêu. + Tưới hoặc rải vào gốc hồ tiêu để phòng trừ tuyến trùng và các loại sâu hại trong đất như: Rệp gốc, mối sùng… các loại thuốc như: Vimoca 20ND, Furadan 3G, Vifuran 3G, Vibam 5H, Diaphos 10H, Pyrinex 20EC… + Phun lên tán lá cây hồ tiêu để trừ các loại rệp sáp, rầy, bọ xít và các loại sâu ăn lá các loại thuốc: Vidithoate 40ND, Bifentox 30ND, Applaud Bas 27BTN, Secsaigon … Đối với rệp sáp thường phải phun 2-3 lần mới đem lại hiệu quả. 3. Các loại bệnh hại tiêu: a) Bệnh chết nhanh (tiêu sầu): Do nấm Phytophthora gây hại. Đầu tiên cây tiêu bị héo, sau đó lá vàng úa và rụng rất nhanh, tiếp theo lá đọt và các đốt cành bị rụng để trơ lại thân chính với vài cành khô héo bám trên trụ tiêu. Từ khi xuất hiện triệu chứng đến khi cây chết trong khoảng 7-10 ngày. b) Bệnh chết chậm: Bệnh do các nấm Rhizoctozi, Fusarium và Pythium gây hại. Cây tiêu bị hại lên chậm hoặc bị khựng lại, các lá bị vàng và rụng từ phía gốc trở lên, các đốt cành và thân rụng dần từ trên xuống. Quá trình này diễn ra tương đối chậm, khoảng vài ba tháng, có khi cây không chết, nhưng phát triển chậm, cằn cỗi. Các loại nấm gây hại tồn tại trong đất, phá huỷ bộ rễ và gốc, cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng làm hồ tiêu héo dần và chết. Khi quan sát gốc cây tiêu bị nhiễm bệnh chết nhanh và chết chậm ta thấy gốc rễ thâm đen, hư thối, có khi thấy chất nhầy. Để phòng ngừa bệnh chết nhanh và chết chậm cần thực hiện các biện pháp sau: Trồng giống kháng bệnh như Lada, Belantoeng. Cắt xén dây tiêu mọc quá nhiều để vườn tiêu thông thoáng, khô ráo, nhất là các nhánh gần mặt đất. Không bón phân chuồng khi chưa thật hoai. Trồng đúng khoảng cách, nhặt dây và lá bị bệnh đem đốt. Dùng thuốc hạt Basudin diệt tuyến trùng trong đất. Vào đầu và cuối mùa mưa nên dùng Aliette nồng độ 2,5 g/lít hoặc các loại thuốc có gốc đồng như Bordeaux hay Copper-zinc 85WP để xịt 1-2 tuần/lần. Ngoài ra có thể dùng dung dịch vôi 5% để sơn đều gốc tiêu đoạn từ mặt đất lên cao khoảng 50cm hoặc tưới gốc. c) Bệnh thán thư: Do nấm Collectotrichum gây ra, đầu tiên lá tiêu có đốm lớn màu vàng nhạt, sau hoá nâu và đen dần, rìa vết bệnh có quầng đen, bệnh thường xuất hiện ở chót và mép lá, bệnh nặng làm gié, trái rụng nhiều. Để phòng trị nên giữ cho vườn tiêu được thoáng mát, không úng nước. Mô hay hốc có nhiều chất hữu cơ để được tơi xốp. Khi bị bệnh có thể dùng Manzate 80WP, Mancozeb 80WP hay Antracol 70WP để phun xịt cho cây. Để phòng bệnh ngừa bệnh trên cây tiêu cần thoát nước tốt trong mùa mưa, tránh gây úng đọng nơi gốc tiêu. Cắt bỏ các bộ phận bị bệnh đưa ra xa vườn hồ tiêu để tiêu huỷ. Với những cây bị hại nặng cần triệt bỏ, tiêu huỷ. Tiêu diệt các loại côn trùng làm bệnh lân lan như rệp sáp, rệp gốc, rầy, bọ xít lưới bằng các loại thuốc như Diaphos 10H, Pyrinex 20EC,…

Hướng Dẫn Trồng Và Chăm Sóc Hồ Tiêu Phần 3: Chăm Sóc Tiêu Sau Trồng.

Phần 2: Chuẩn bị đất trồng & cách trồng cây

Ở bài viết trước ta đã đề cập đến vấn đề tủ gốc và che mát cho tiêu ngay sau trồng, nhưng ngoài vấn đề tủ gốc và che mát cần chú ý tưới nước hằng ngày cho đủ ẩm. Nếu gặp mưa lớn phải khơi rãnh cho thoát nước, không để gốc tiêu bị đọng nước. Sau khi trồng 15 ngày phải kiểm tra để phát hiện cây chết và dặm ngay. Cây để trồng dặm được giâm tước trong bầu đất để lớn đều với cây khác, không dặm bằng hom. Nếu 1-2 năm cây mới chết thì kéo dây gần đó chôn xuống đất cho thành cây mới lắp chỗ trống.

Trồng xen: Trồng xen là một trong những biện pháp chăm sóc, hổ trợ sự phát triển của cây tiêu.

Đối với cây tiêu mới trồng bằng nọc chết, khi cây còn nhỏ có thể trồng xen hoa màu ngắn ngày để che phủ đất chống khô hạn hoặc xói mòn, có thêm thu nhập hoặc làm phân xanh. Các cây nên trồng xen là cây họ đậu (đậu nành, đậu xanh, đậu phộng để thêm đạm cho đất). Ngoài ra có thể trồng xen các cây hoa màu khác như bắp, khoai lang, chuối…Khi cây tiêu lớn bò lên tới đỉnh trụ thay cây trồng xe bằng cây che phủ đất họ đậu như đậu mèo, muồng hoa vàng, sục sạc, Kudzu…để giữ ẩm cho đất và làm phân xanh. Chú ý bón phân cho cây trồng xen để giữ độ phì cho đất.

Cây tiêu còn có thể trồng xen trong vườn dừa hoặc cây ăn quả khác nhưng cần chú ý khoảng cách của cây trồng chính sao cho có đủ ánh sáng thích hợp và chất dinh dưỡng cho cây tiêu phát triển. Muốn vậy khoảng cách giữa các hàng dừa và cây ăn quả ít nhất là 8m. Có thể dùng cây ăn quả, cây dừa làm trụ sống cho tiêu bò lên, gốc tiêu phải cách gốc cây trên 2m. Trong các vườn cà phê có trồng cây che bóng cũng có thể trồng xen tiêu cho leo lên cây che bóng nhưng phải đốn tỉa cây che bóng làm sao cho cây vẫn có tác dụng che bóng cho cây cà phê mà vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho cây tiêu. Bón đủ phân cho tiêu và cây trồng chính cũng là lưu ý quan trọng để tránh sự cạnh tranh về chất dinh dưỡng.

Tưới tiêu nước cho tiêu: Nước có vai trò rất quan trọng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây tiêu. Tiêu thích ẩm nhưng không chịu được úng vì vậy việc tưới nước và tiêu nước đều rất cần thiết.

– Tưới nước: Mùa nắng là thời gian khô hạn, lúc này cây tiêu lại đang ra hoa và có quả non rất cần nước . Nếu thiếu nước, cây sẽ phát triển chậm, bị rụng hoa và rụng quả nhiều, giảm năng suất rõ rệt. Đắp bờ tạo thành bồn xung quanh gốc có đường kính từ 1-1,5m, cao 10-15cm. Tưới nước trực tiếp vào gốc hoặc tưới phun lên tán cây cho đầy 2/3 bồn, không phun nước mạnh vào gốc để tránh làm trơ rễ tiêu. Đối với tiêu kinh doanh thì 7-10 ngày tưới một lần, tiêu nhỏ thì 2-3 ngày tưới 1 lần. Nếu nắng nhiều, nước khô thì lượng nước tưới phải nhiều hơn. Đối với yêu cầu nước như trên tưới nhỏ giọt cho tiêu được đánh giá là phương pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Tưới nhỏ giọt đảm bảo lượng nước tưới cho tiêu đầy đủ, chính xác hơn, bên cạnh đó còn có thể kết hợp cả châm phân tự động, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức chăm sóc tiêu. Mô hình tưới nhỏ giọt cho tiêu còn giúp hạn chế cỏ dại, sâu bệnh, tiết kiệm nước…

Tủ gốc cũng là biện pháp giữ ẩm tốt tiêu trong mùa nắng, nhưng mùa mưa thì cần kéo rơm rác ra xa gốc để không bị đọng nước, quá ẩm.

Bón phân cho tiêu:

Đối với phân hữu cơ, nguyên tắc sử dụng là phải bón phân đã ủ hoai mục và bón lót là chính, ngoài ra 1-2 năm bón bổ sung 1 lần. Lượng phân hữu cơ bón lót cho 1 hố trước khi trồng là 10-20kg , tuỳ đất xấu hay tốt. Phân bón lót thường dùng là phân trâu, bò hoai, mỗi hố trộn thêm 0,3-0,5kg supper lân.

Đối với thời kì cho thu hoạch phân hữu cơ được bón theo rãnh đào xung quanh mép tán tiêu, rãnh sâu và rộng 30cm. có thể bón vào đầu hoặc cuối mưa, liều lượng trung bình 10kg/trụ.

Đối với phân hoá học: Phân hoá học thường chia bón thành 3-4 lần trong năm. Tác dụng lần bón đầu là thúc đẩy quá trình ra lá non và hoa, lần 2 và 3 để nuôi quả, lần thứ 4 chủ yếu duy trì sự sinh trưởng phát triển của cây, tích luỹ chất dinh dưỡng cho mùa quả sau.

Theo GS. Phân Quốc Sủng, lượng phân bón nguyên chất tối đa cho 1ha hồ tiêu ở thời kỳ kinh doanh có thể như sau:

Đạm (N): 200kg – Lân (P2O5): 300kg – Kali (K2O): 250kg. Lượng phân này chia bón làm 3-4 lần trong năm:

Lần 1: Đầu mùa mưa bón 25% lượng phân cả năm

Lần 2 và 3: Bón trong mùa mưa, cách nhau 2 tháng, chiếm 50% lượng phân cả năm.

Lần 4: bón vào mùa khô lượng phân còn lại 20-25%

Phân vi lượng và phân bón lá: Trong thực tế và nhiều thí nghiệm ở các vùng trồng tiêu đều cho thấy nếu được bón thêm phaanvi lượng sẽ giúp cho cây sinh trưởng tốt hơn và tăng năng suất. Một số phân bón hữu cơ sinh học có chứa các vi lượng có thể dùng cho cây tiêu như: Komix, Grow More, Humix…

Buộc dây tiêu vào trụ: Sau khi trồng nếu dây tiêu dài khoảng 25-30cm đã vươn tới trụ cần dùng dây mềm buộc dây tiêu cho dính vào trụ. Buộc ở vị trí gần đốt của cây tiêu để rễ mau bám vào trụ. Thường xuyên buộc cho đến khi dây tiêu bò cao hết trụ, mùa mưa 5-7 ngày buộc 1 lần, mùa khô 10 ngày buộc 1 lần/

Xén tỉa và đốn dây: Trong 1-2 năm đầu tiên nên tỉa các cành ác (cành cho quả) để tập trung dinh dưỡng cho cây sinh trường tốt, cho năng suất cao ở những năm sau.

Tỉa hoa: Những cây tiêu trồng từ thân chính thì đến năm thứ 2 đã có 1 số cành ác cho ra hoa (trái chiến). Các gié hoa này nếu để lại sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và các năm sau vì vậy phải tỉa bỏ. Sau đợt hoa chính, một số hoa ra muộn sẽ cạnh tranh dinh dưỡng của đợt hoa chính và cành ác năm sau, và các hoa này cũng thường bị rụng và không đậu quả nên cần tỉa bỏ.

Làm cỏ, vun gốc: Vườn tiêu cần làm sạch cỏ, thông thoáng, nhất là khu vực quanh gốc để cỏ dại không tranh chấp nước, chất dinh dưỡng với tiêu. Hằng năm kế hợp làm cỏ và bón phân nên dùng đất mặt vun gốc cao 10-15cm.

Xén tỉa cây trụ sống: Cần chú ý xén tỉa cây trụ sống vào mùa mưa để đảm bảo đủ ánh sáng, mùa nắng trừ trường hợp tán cây trụ quá rậm thì nên hạn chế xén tỉa nhiều để điều hoà ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm cho vườn tiêu.

(Tài liệu tổng hợp theo sách Bác sĩ cây trồng, KS.Nguyễn Mạnh Chinh-TS. Nguyễn Đăng Nghĩa) Đọc Tiếp

Cách Chăm Sóc Hồ Tiêu Năng Suất Nhất

Hôm nay, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng tiêu và chăm sóc cho cây tiêu (còn gọi là cây hồ tiêu). Đây là một loại cây có giá trị kinh tế cao, thời điểm hiện tại 1kg tiêu hạt khô có giá xấp xỉ 200.000đ, được người dân các tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai… phát triển với quy mô lớn.

Tuy nhiên, để tiêu cho năng suất cao, sinh trưởng bền vững. Bà con cần phải nắm vững quy trình chăm sóc cũng như kỹ thuật trồng tiêu sao cho đúng cách, mời bà con cùng theo dõi.

Yêu cầu của đất trồng tiêu

Theo tài liệu của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (Tên thường gọi là Viện Eakmat). Cây tiêu là cây dễ trồng có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau. Miễn là đáp ứng được các yêu cầu sau:

Đất giàu mùn, có tầng canh tác từ 75cm đến 1m.

Đất không bị ngập úng, thoát nước tốt, độ dốc khoảng 25 độ là tốt nhất

Đối với đất chuyển đổi từ các loại cây khác như cà phê, ca cao… cần phải xử lý đất trước khi trồng tiêu. Dùng các biện pháp cày xới, thu gom rễ rồi đốt. Sau đó trồng ít nhất 2-3 vụ cây phân xanh họ đậu, giúp đất lấy lại độ đạm. Đồng thời cần kết hợp các biện pháp phun xịt thuốc diệt nấm bệnh

Đối với đất mới khai hoang, cũng tiến hành tương tự như đất chuyển đổi. Chú ý bổ sung vôi bột với liều lượng 2-3 tấn / ha

Lựa chọn loại trụ trồng tiêu

Về cơ bản, mọi người thường phân trụ trồng tiêu ra làm hai loại, trụ sống và trụ chết. Mỗi loại trụ có ưu và nhược điểm riêng. Bà con nên lựa chọn phù hợp.

Trụ chết: Là các loại trụ làm bằng cọc bê tông, trụ gạch hoặc cây gỗ. Ưu điểm của loại trụ này là thời gian triển khai trồng tiêu nhanh, không phải chờ đợi trụ tiêu lớn. Mật độ trồng tiêu có thể dày hơn. Nhược điểm là chi phí đầu tư cao, cây tiêu sinh trưởng về sau không được khỏe mạnh do thiếu tán che, độ bám rễ kém.

Trụ sống: Là các loại trụ dùng cây muồng đen, cây gòn, lồng mức, núc nác… Ưu điểm của trụ sống là cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh – bền vững, bản thân các cây làm trụ khi rụng lá sẽ bổ sung thêm lượng mùn cho đất, chi phí đầu tư thấp. Nhược điểm: Thời gian triển khai trồng lâu do phải đợi trụ đủ lớn, một số loại cây phải thường xuyên tỉa cành tạo tán.

Hiện nay có nhiều giải pháp để tận dụng tối đa ưu điểm của hai loại trụ nói trên, đó là trồng trụ tạm cạnh trụ tiêu sống cho tiêu leo bám những năm đầu, sau khi trụ sống đủ độ lớn thì cho tiêu leo qua. Hoặc trồng xen kẽ 1 hàng trụ sống, 1 hàng trụ chết…

Mật độ trồng tiêu

Đối với trụ chết: Trồng với khoảng cách 2,5m x 2,5m. Mật độ là 1600 trụ / ha

Đối với trụ sống: Trồng với khoảng cách 3m x 3m. Mật độ là 1100 trụ / ha

Trường hợp trồng xen kẽ 1 hàng trụ sống + 1 hàng trụ chết. Khoảng cách là 2m x 2,5m (hàng cách hàng 2m, trụ cách trụ 2,5 m)

Mật độ tối đa không nên vượt quá 2000 trụ / ha

Lựa chọn giống tiêu

Hiện nay có nhiều giống tiêu có triển vọng như tiêu Vĩnh Linh, tiêu Lộc Ninh, tiêu Sri lanka, Ấn Độ, Phú Quốc… Mỗi giống có ưu điểm riêng về năng suất, tốc độ sinh trưởng, khả năng thích nghi… Do đó, Với diện tích trên 1 hecta, bà con nên trồng 2 – 3 loại tiêu khác nhau, mỗi loại một khu vực để tiện chăm sóc và thu hoạch

Kỹ thuật xuống giống tiêu con (trồng cây tiêu con)

Đào hố có kích thước 60cm x 60cm x 60cm (trồng 2 bầu 1 hố) hoặc 40cm x 40cm x 40cm (1 bầu 1 hố). Tâm hố cách trụ tiêu 40cm.

Bón lót 15kg phân chuồng hoai mục. 0,3 – 0,5kg phân lân. 0,3kg vôi bột. Trộn đều phân với đất rồi lấp đầy hố.

Xử lý hố bằng một trong các loại thuốc sau: Confidor 100SL 0.1%-0.5 lít/ hố hoặcMarshal 5 G, 20 – 30 g /hố hoặc Basudin 10H, 20 – 30g/ hố

Chuẩn bị hố trồng ít nhất 15 ngày trước khi trồng

Khi trồng tiến hành đào lỗ trong hố, đặt bầu ươm, trồng cây ngang với mặt đất không nên trồng âm.

Sau khi trồng nếu trời không mưa phải tưới nước bổ sung. Lượng nước tưới vừa đủ không nên tưới nhiều.

Nên tiến hành che nắng cho tiêu trong thời gian đầu, do tiêu được ươm trong mái che, khi ra môi trường cần cho tiêu làm quen dần với ánh nắng mặt trời, tránh hiện tượng tiêu bị cháy nắng. Vật liệu che nắng có thể tận dụng lá dừa hoặc dùng lưới, đảm bảo cây con tiếp xúc 50% ánh sáng trực tiếp.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu

Tiêu là loại cây rất mẫn cảm với dịch bệnh, thường hay nhiễm các loại nấm, thời gian nhiễm bệnh và lây lan khá nhanh, do đó bà con nên áp dụng phương châm phòng bệnh là chính. Các nguyên tắc sau nên được thực hiện đầy đủ

Không trồng lại tiêu trên các vườn cà phê, tiêu đã bị nhổ bỏ do tuyến trùng mà chưa chịu qua thời gian luân canh.

Không sủ dụng đất đã trồng tiêu để làm vườn ươm.

Vệ sinh đồng ruộng, cày phơi đất trong mùa khô trước khi trồng mới.

Thường xuyên sủ dụng phân hữu cơ và bón phân vô cơ cân đối.

Thường xuyên sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ tuyến trùng và các loại nấm rễ : Trichoderma spp.

Hạn chế xới xáo và tưới tràn trong vườn tiêu.

Nhổ và đốt các cây bị bệnh nặng, không trồng lại ngay.

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh và xử lý sớm.

Chi tiết về các loại sâu bệnh gây hại trên cây tiêu, chúng tôi sẽ giới thiệu ở một bài viết khác. Bà con có thể tham khảo tại link sau:

Các bệnh thường gặp trên cây tiêu và cách phòng trừ

Tưới nước cho cây tiêu

Tiêu là loại cây rất cần nước nhưng lại không chịu được ngập úng, do đó bà con nên tưới vừa đủ, không quá nhiều. Không nên đánh bồn quá sâu. Mùa nắng nên kết hợp tủ gốc bằng rơm rạ, cỏ, rác hoặc trấu. Khi tiêu đã đi vào giai đoạn thu hoạch (từ năm thứ 4 trở đi) chỉ tưới khi thấy thật cần thiết, đủ cho cây chống chịu qua mùa khô. Hiện nay đã có các phương pháp tưới nhỏ giọt, bà con nên mạnh dạn tham khảo và đầu tư, lượng nước tưới bằng phương pháp này vừa đủ cho cây mà lại tiết kiệm nước

Bón phân cho cây tiêu

Phân hữu cơ: Nhất thiết phải sử dụng phân chuồng, mỗi năm bón ít nhất 30-40m3/ha. Hoặc 30kg/gốc. Khi bón cần đào rãnh quanh gốc, cách tán tiêu từ 15-20cm. Rãnh rộng 15-20cm, sâu 5-10cm. Khi bón xong phải lấp đất lại. Thời điểm bón tốt nhất là đầu mùa mưa. Khi đào rãnh hạn chế tối đa làm tổn thương phần rễ tiêu.

Phân khoáng: Nên dùng phân NPK tổng hợp, loại có bổ sung vi lượng (TE). Trong giai đoạn kiến thiết bón 4-6 lần / năm. Giai đoạn kinh doanh bón 4 lần / năm. Liều lượng nên tham khảo trên bao bì của sản phẩm.

Những lưu ý khác khi trồng tiêu

Làm cỏ xới xáo: Làm cỏ sạch quanh gốc và gữa các hàng tiêu. Không xới xáo trong gốc tiêu, nên xới cách gốc 50-60 cm. Nếu cỏ mọc trong gốc nên dùng tay nhổ bỏ, tránh gây tổn thương cây). Mùa mưa cần tránh xới xáo vì dễ làm tổn thương bộ rễ giúp mầm bệnh xâm nhập vào làm chết tiêu…

Với trụ sống: Mỗi năm rong cành 2 lần, đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Không nên để tiêu trùm lên trụ sống đã hãm ngọn

Thời gian đầu cây tiêu ít rễ, nên dùng dây buộc tiêu vào trụ. (sử dụng dây nilon, không dùng các loại dây có nguồn gốc từ vỏ cây như dây chuối…)

Mạnh dạn cắt ngang những thân tiêu vươn thẳng, không có cành, để tiêu mau chóng tạo tán

Xin cảm ơn bà con đã theo dõi.

Tìm kiếm : cach trong tieu luon, cách trồng tiêu ác, chăm sóc tiêu mới trồng, ky thuat trong tieu ac, tiêu ác, ky thuat trong tieu o tay nguyen, cham soc ho tieu, chăm sóc hồ tiêu mới trồng, cham soc tieu non, ki thuat trong tieu luon