Top 9 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Hấu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Hấu

CÂY DƯA HẤU

– Vụ sớm (dưa Noel ): Gieo trồng vào tháng 10 dương lịch và thu hoạch vào dịp Noel (20 – 30/12 dương lịch ).

– Vụ chính (dưa Tết): Gieo trồng tháng 11 dương lịch và thu hoạch vào dịp Tết Nguyên Đán.

– Vụ hè (dưa Lạc Hậu): Gieo trồng vào tháng 02 – 05 dương lịch.

Ủ hạt: Phơi hạt nơi nắng nhẹ 1 – 2 giờ, để hạt nguội rồi ngâm vào nước sạch 4 – 6 giờ, vớt hạt ra, rửa sạch nhớt rồi gói hạt trong khăn ẩm, ủ hạt 24 – 36 giờ ở nhiệt độ 28-300C cho nứt mầm.

Gieo thẳng: Chuẩn bị lổ trồng ngoài đồng ruộng bằng chày, nọc đục lổ, sâu 10 cm, bón phân tro hoai mục để giữ đất ẩm sau khi gieo. Gieo hạt đã nứt mầm, sâu 2 – 3 cm, lấp hạt với tro trấu hay đất bột.

Gieo bầu: Gieo hạt trong bầu là thuận lợi nhất, tiện cho việc chăm sóc cây con, tiết kiệm hạt giống và có thời gian chuẩn bị đất trồng chu đáo hơn. Làm luống rộng 60 – 80 cm, cao 15 – 20 cm, nơi có ánh sáng đầy đủ và thoáng gió để đặt bầu.

Làm đất, trồng cây

– Chuẩn bị đất: Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, cày 1 lượt, bừa 1 – 2 lượt rồi đào mương lên luống.

– Khoảng cách, mật độ: Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3 -2,5 m x 0,5 – 0,6 m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ ha.

– Cách trồng: Cây con được 5 – 7 ngày tuổi, có 1 – 2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao nylon rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn. 4. Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt Plastic)

– Mục đích: Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại. 42 Hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước. Tiết kiệm phân bón. Tăng khả năng quang hợp cho cây. Hạn chế cỏ dại. Giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ. Hạn chế mưa xói mòn, ảnh hưởng úng rễ.

– Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1 m, phủ mặt có màu tráng bạt lên phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này.

– Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8 – 10 cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20 – 30 cm. 5.

Bón phân

– Chăm sóc Lượng phân bón nhiều hay ít tuỳ thuộc độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt và đất sét.

Lượng phân bón chung

Phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ: 1.000 kg/ha Vôi bột (quét tường hoặc vôi nung từ vỏ Sò): 1.000 kg/ha Phân bón NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu: 1.000-1.200 kg/ha

Bón lót

Bón lót toàn bộ 1 tấn phân chuồng hoặc phân hữu cơ hoai, 1tấn vôi bột và 500kg phân Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha, có thể trộn với một ít thuốc bảo vệ thưc vật như Basudin 10 H hoặc Furadan 3H để trừ kiến, dế… Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Xong trải màng phủ nông nghiệp, đục lỗ, gieo hạt…

– Bón thúc lần 1 (12 – 15 ngày sau khi trồng): 150 – 200 kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

– Bón thúc lần 2 (20 – 22 ngày sau khi trồng): 150 – 200kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

– Bón thúc thúc nuôi trái (40 ngày sau khi trồng): 200 – 300 kg Đầu Trâu NPK 13-13-13+TE cho 1 ha.

Chú ý: Khi bón phân cho những lần bón thúc có thể dùng một vật nhọn đâm xuyên thủng làm thủng bạt khoảng giữa 2 gốc dưa rồi rải phân xuống hốc. Hoặc bơm nước vào các rãnh, giữ nước lại, rồi rải phân xuống các rãnh. Đây là biện pháp tưới thấm, tuy nhiên nên bổ sung thêm lượng phân từ 20-30%. Ngoài ra còn kết hợp phun phân bón lá Đầu Trâu 005 giai đoạn cây con giúp cây phát rễ nhanh, thân lá mau bò; Đầu Trâu 007 giai đoạn sắp ra hoa giúp cây ra hoa đồng loạt; Đầu Trâu 009 giúp trái to, vị ngọt, tồn trữ, bảo quản tốt, vận chuyển xa dễ dàng; liều lượng mỗi loại 01 gói (10mg) pha cho bình 08 lít nước, phun đều trên khắp mặt lá – phun định kỳ 5 – 7 ngày/lần cho đến khi trước thu hoạch 10 ngày.

Làm cỏ

Sau mỗi lần bón thúc hai bên luống dưa, tiến hành làm cỏ quanh gốc và trên luống để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây.

Tưới nước

Trồng thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hay tưới thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng. Trồng dưa có trải bạt phải áp dụng phương pháp tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào mương, sau đó rút cạn nước trong mương trong ngày. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây. Khi cây nhỏ, rễ chưa ăn sâu rộng, nên tưới nhiều lần/ngày và tưới gần gốc.

Tỉa nhánh

Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này.

Định hướng dây

Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và thẳng góc với hàng trồng.

Thụ phấn

Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7-9 giờ lúc dây dưa dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25-30 ngày sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn đều lên hoa cái vừa nở.

Chọn trái· Muốn cho trái thương phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái. Chọn trái ở vị trí lá 15 – 20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay 8 – 12 trên dây nhánh (hoa cái thứ 2, 3), trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn.

Phòng trừ sâu bệnh Một số sâu hại dưa hấu quan trọng

Bọ dưa · Phòng trừ: Bắt, xua đuổi thành trùng bằng tay, dùng vợt hay phun thuốc Politrin, Baythroid, Admire, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước. Rải thuốc hạt Basudin, Vibam ở gốc dưa sau khi trồng và trước khi cây ra hoa (kết hợp khi bón phân thúc).

Sâu vẽ bùa· Phòng trừ: Phun thuốc Ofunack, Fenvalerate, Polirin, Oncol, Sumicidin, Đầu Trâu BISAD 0.5 ME liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước.

Bọ trĩ· Phòng trừ: Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên. Phun thuốc ngay khi mật độ bọ trĩ còn thấp (2-3 con/ lá). Thay đổi loại thuốc thường xuyên để tránh bọ trĩ kháng thuốc. Thuốc hữu hiệu là: Phun thuốc Đầu Trâu FEAT 25 EC liều lượng 10-15 ml/ bình 12-16 lít nước. Hoặc Regen, Admire, Danitol, Oncol, Confidor. Sâu ăn tạp (Spodoptera litura)

Cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu, nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non.

Phun các loại thuốc: Supracide, Ambush, Karate, Atabron, Shersol, Lorsban ở giai đoạn sâu non. Ngoài ra còn các loại sâu khác như: Sâu ăn lá, rầy mềm và các bệnh quan trọng như bệnh héo rũ cây con, bệnh chảy nhựa thân, bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh nứt thân chảy mủ, bệnh héo vi khuẩn và bệnh khảm nên sử dụng OLICIDE 0 DD liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl nước hoặc THUMB liều lượng 25-30 cc/ bình 8 líl. 7. Thu hoạch Dưa thương phẩm được thu hoạch khi có độ chín 70-80% (khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn hay 65-70 ngày sau khi trồng). Năng suất từ 18-45 tấn/ ha.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Dưa Hấu Mini

– Hạt giống: Bạn có thể mua hạt giống quả tại các cửa hàng. Tuy nhiên nên lựa chọn hạt giống chất lượng, tỉ lệ nảy mầm cao, không sâu bệnh, như vậy năng suất gieo trồng sẽ cao hơn.

Những hạt giống dưa hấu mini được trồng thử nghiệm sau 30 ngày đã chuẩn bị bắt đầu bắc giàn và cho ra hoa

Đất trồng: Dưa hấu mini thích hợp với mọi loại đất nhưng tốt nhất nên lựa chọn đất nhiều mùn, như vậy cây sẽ phát triển tốt và cho nhiều quả. Bạn có thể mua đất tribat để trồng tại các cửa hàng hoặc trộn trấu tươi để tăng thêm độ tơi xốp của đất.

– Chậu trồng: Lựa chọn chậu bằng nhựa hoặc thùng xốp để trồng.

– Gieo hạt: bỏ đất vào chậu, gieo hạt trực tiếp lên đất. Giữ ẩm khoảng 4 – 9 ngày hạt sẽ nảy mầm và phát triển thành cây con. Đến khi ra bốn lá thì có thể đưa vào trồng trong đất.

– Làm giàn: Dưa hấu mini cần làm giàn khi cây bắt đầu leo. Giàn dưa hấu mini không khác gì với cách trồng dưa leo, vì vậy bạn có thể dùng dây thép hoặc cọc nhỏ làm giàn cho dưa. Còn đối với chậu treo hay thùng xốp thì các bạn có thể tận dụng trồng cạnh các hàng rào, cây sẽ bám vào và leo rất nhanh. Nên làm giàn trước khi xuống cây giống.

Tưới nước: Bạn duy trì độ ẩm cho bộ rễ phát triển. Chú ý không nên tưới nước quá nhiều dễ làm cây ngập úng, chú ý không để chậu trồng bị ngập hay thùng xốp bị đọng nước, cây không chết nhưng chậm phát triển, tốt nhất nên giữ ẩm vừa phải để cây phát triển tốt nhất.

– Phòng trừ sâu bệnh: Dưa hấu mini có khả năng chịu hạn tốt nên không cần lo lắng về sâu bệnh. Bạn cũng có thể phòng tránh bằng cách vệ sinh sạch sẽ đất và chậu trồng ngày từ khâu đầu tiên. Nếu trồng bằng chậu treo thì giảm rất nhiều thiệt hại do dế và ốc sên.

– Cây cho hoa từ 45 – 60 ngày. Cây cho trái quanh năm, cứ 3 – 4 ngày bạn thu hoạc 1 đợt. Cây phát triển tốt trong môi trường khí hậu Việt Nam, nắng và mưa nhiều sẽ cho năng suất cao hơn.

Theo chúng tôi

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Cây Dưa Hấu

– Gieo hột thẳng: Lượng hột giống 80-100g để trồng 1.000m2 đất.

– Gieo trong bầu: 50-60g hột giống cho 1.000m2 đất.

– Dưa hấu tháp bầu: Lượng hột giống cần 50g cho 1.000m2 .

– Chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn.

Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng để trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân.

Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thóat nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.

– Đất ruộng, dọn sạch cỏ dại, cày lại 1 lượt, bừa 1- 2 lượt rồi đào mương để lên líp.

– Khoảng cách luống trung bình 2-3m cho luống đơn và trung bình 5-6m cho luống đôi.

– Mương tưới nước rộng trung bình 30 – 40 cm, sâu khoảng 50 cm. Bố trí theo hướng đông tây để cây nhận được nhiều ánh sáng.

– Luống trồng nên rộng 70 – 80 cm, cao 15 – 25 cm.

Tiến hành trồng cây – Xử lý hạt giống

+ Trộn hạt với Thiram 80WP hoặc Benlate 50WP, nồng độ 5% (5g/lít nước) rồi ngâm hạt trong 1-2 giờ.

+ Ủ hạt trước khi gieo:

Phơi hạt giống ngoài nắng nhẹ vài giờ

Ngâm hạt trong nước ấm pha tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh khoảng 2-3 giờ, chà rửa sạch nhớt

Dùng vải gói hạt đem vùi trong tro trấu hoặc rơm rạ, nơi có ánh nắng đầy đủ, tưới nước giữ ẩm thường xuyên, sau 36-48 giờ hạt sẽ nhú mầm.

+ Gieo hột thẳng:

Gieo 2 hạt/lỗ, sâu 1-2 cm, phủ tro trấu hay rơm chặt ngắn, khi cây mọc 3-4 lá tỉa chừa 1 cây tốt.

* Ưu điểm: Gieo thẳng rễ mọc sâu, cây sinh trưởng rất mạnh không bị mất sức

* Khuyết điểm: Khó chăm sóc, gặp mưa to cây con bị hư nhiều

+ Gieo trong bầu:

Bầu có thể làm bằng lá chuối, lá dừa, chiều ngang 5 cm, chiều cao 7 cm, hoặc dùng bọc nilong có đục lổ thoát nước.

Chất liệu để vô bầu gồm đất mịn, phân chuồng hoai, tro trấu tỉ lệ bằng nhau. Nền phải đổ một lớp tro trấu dầy 5-10 cm để tránh đứt rễ khi nhổ vì bộ rễ phụ dưa hấu tái sinh kém.

Hạt dưa ủ nẩy mầm rồi gieo vào bầu, lấy tro trấu lấp hạt.

* Ưu điểm: Gieo bầu cây sinh trưởng đồng đều, ít hao cây con, tranh thủ thời gian làm đất kỹ lưỡng

* Khuyết điểm: Tốn công làm bầu, rễ không phát triển sâu

+ Dưa hấu tháp bầu:

Hạt bầu ngâm trong nước ấm pha tỉ lệ 3 sôi + 2 lạnh 4-5 giờ, gieo trong bọc nilon kích thước 8 x 12 cm,

4-5 ngày sau đem hạt dưa ngâm nước ấm 2-3 giờ, gieo trong nia hoặc rổ lót trấu bên dưới và phủ trấu bên trên

Khoảng 3 ngày sau, hạt nảy mầm đem tháp.

* Ưu điểm: Rất ít bị bệnh héo rũ, có thể trồng dưa hấu liên tục nhiều năm trên một nền đất

* Khuyết điểm: Tốn nhiều thời gian và công lao động để tháp cây con

+ Cây con được 7-10 ngày, vừa lú lá nhám đem trồng ngay.

+ Đào hốc sâu 5-7 cm, rộng 10 cm, bón phân lót, rải một lớp đất mịn, một lớp tro trấu.

+ Pha Copper B nồng độ 4% tưới lên hố để phòng ngừa bệnh trước khi đặt cây con hoặc gieo hột thẳng; để ngừa dế, sâu cắn phá cây con cần rãi Basudin 10H 1-2 kg/1.000 m2 xung quanh gốc.

+ Mật độ 600-700 cây/1.000 m2, nhưng để có dưa cặp để chưng trái to 6-7 kg trở lên nên trồng thưa, mật độ 500 cây/1.000 m2.

Nếu cần trái nhỏ 3-4 kg/trái nên trồng dày, khoảng cách cây khoảng 40-50 cm, mật độ 900-1100 cây/1.000 m2.

* Để tránh cây con bị đọng nước khi gặp mưa đáy bầu nên đặt cạn.

* Mạnh dạn loại bỏ cây con yếu, phát triển không bình thường

Kỹ thuật chăm sóc

+ 2 tuần sau khi trồng: Bộ rễ còn nhỏ, ăn cạn dùng lon, ấm hoặc thùng vòi thùng búp sen để tưới.

+ Trời nắng gắt, cây con sinh trưởng chậm hơn trồng bên ngoài, để làm giảm nhiệt độ cần tưới nước đều khắp mặt liếp bằng thùng vòi gương sen hoặc máy bơm có vòi phun.

+ Sau 2 tuần: Bộ rễ cây phát triển đầy đủ về chiều sâu và rộng, nếu trồng trong mùa nắng tiến hành tưới thấm, bơm nước vào rãnh, 2 – 4 ngày/lần.

Nền đất cát, bơm nước đầy rãnh ngang đỉnh mặt liếp nước thấm từ từ vào trong liếp.

Trên đất thịt, thịt pha sét-ruộng lúa, bơm nước tới đỉnh liếp, chờ nước thấm vào liếp chừng 20-30p, giữ mực nước cách mặt liếp 30 cm là tốt nhất.

+ Bón các loại phân chuồng hoại, tro trấu càng nhiều càng tốt, để làm bầu và bỏ vào hốc

+ Vôi bột khoảng 200kg/ha, cần trộn đều vào đất bột; phân hoá học với lượng phân cho 1ha/vụ: 230kg urê + 350kg DAP + 170kg clorua kali.

+ Bón lót khoảng 1/5 tổng lượng phân, có thể bón đều trên mặt liếp hoặc bón theo hàng, theo hốc trước khi bằm đất lần cuối.

+ Sau khi đặt bầu 3-5 ngày (gieo hạt 5-6 ngày) dùng DAP hoặc urê pha loãng (0,2-0,3%) tưới vào mỗi buổi chiều, 2 ngày/lần, tăng lượng phân vào các lần tưới sau.

+ Bón thúc lần 1 khi dưa hấu bắt đầu bò (13-15 ngày), rạch rãnh các gốc 25-35cm hướng dưa bò, bón 1/5 lượng phân DAP hay NPK rồi lấp đất lại.

+ Bón thúc lần 2 khi dưa hấu bắt đầu ra hoa (20-25 ngày), rạch rãnh các gốc 35-45cm, bón 1/5 tổng lượng phân rồi lấp đất.

+ Bón thúc nuôi trá i khi hái trái xong (40-50 ngày), bón 2/5 lượng phân còn lại, chia làm nhiều lần bón, cách nhau 2-3 ngày.

Thu hoạch dưa hấu

-Thu hoạch dưa hấu khi trái có độ chín 70-80%, khoảng 25-30 ngày sau khi thụ phấn hay 65-70 ngày sau khi trồng.

– Cần ngưng tưới nước khoảng 5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngọt, để được lâu và ít bị vỡ khi vận chuyển.

– Ngưng bón phân và phun thuốc trước khoảng 10 ngày thu hoạch.

– Năng suất từ 18-45 tấn/ha.

Quy Trình Trồng Và Chăm Sóc Dưa Hấu Pot

Ngày đăng: 13/08/2014, 23:22

QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA HẤU Dưa hấu (tên khoa học: Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ Bầu bí (Cucurbitaceae), một loại trái cây có vỏ cứng, chứa nhiều nước, có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi và là loại quả phổ biến nhất trong họ Bầu bí. Dưa hấu có tính hàn, có thể dùng làm thức ăn giải nhiệt trong những ngày hè nóng nực. Dưa hấu không những ngon ngọt dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn, các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. (BBT) I. Kỹ thuật trồng: I.1. Thời vụ: Tuỳ theo giống dưa và mục đích trồng như: nếu trồng dưa Noel gieo từ 18 đến 28-9 âm lịch, trồng dưa Tết gieo từ 10 đến 20-10 âm lịch, trồng dưa tháng Giêng gieo vào đầu tháng 11 âm lịch. I.2. Chuẩn bị đất và khoảng cách trồng: – Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật rồi đào mương lên liếp. – Khoảng cách luống thường 2,5-3m cho luống đơn và 4,5-6m cho luống đôi. Mương tưới nước rộng 30-40cm, sâu 40cm. Bố trí theo hướng Đông Tây để cây nhận được nhiều ánh sáng. Luống trồng rộng 80-90cm, cao 15-20cm. Muốn có năng suất cao nên trồng 2,3-2,5m x 0,5-0,6m, nghĩa là mật độ 9.000 cây/ha. – Cây con được 5-7 ngày tuổi, có 1-2 lá thật thì đem trồng. Tưới nước đẫm, rạch bao ni-lông rồi đặt bầu vào lỗ đục sẵn. I.3 Sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt Plastic) Mục đích: * Có tác dụng hạn chế sâu bệnh hại. * Hạn chế bốc thoát hơi nước, tiết kiệm nước. * Tiết kiệm phân bón. * Tăng khả năng quang hợp cho cây. * Hạn chế cỏ dại. * Giữ độ ẩm và nhiệt độ cho bộ rễ. * Hạn chế mưa xói mòn, ảnh hưởng úng rễ. – Cách trải bạt: Dùng bạt có chiều ngang 1 m, phủ mặt có màu tráng bạt lên phía trên mặt, kéo căng bạt theo chiều dài luống, bìa bạt phủ sát mép mương để tránh cỏ mọc sau này. – Đục lỗ: Dùng lon bia có đường kính 8-10cm, cắt 2/3 mài bén hoặc dùng than đốt nóng bỏ vào lon để đục lỗ bạt tạo thành lỗ tròn, cách đầu mương từ 20- 30cm. II. Phân bón: Liều lượng dùng cho 1 ha là: Phân chuồng (nếu có) 20-30 tấn, 230-250kg urê, 170kg Clorua kali (KCl), 350kg DAP, 300 kg phân dơi hoặc tôm cá. * Cách bón: – Bón lót: Toàn bộ phân super lân, DAP, phân dơi, phân chuồng (nếu có), 50kg urê và 40kg Clorua kali. – Thúc lần 1 (10-15 ngày sau khi trồng): 100kg urê + 40kg Clorua kali. – Thúc lần 2 (20-25 ngày sau khi trồng): 50kg urê + 20kg Clorua kali. – Thúc nuôi quả (sau khi đã để quả): 100kg urê + 50kg Clorua kali. Chú ý: Có thể dùng phân hỗn hợp NPK (16-16-8) với lượng 500kg/ha để thay thế phân đơn. Không dùng chất kích thích tăng trưởng ở giai đoạn phát triển quả vì dễ gây hiện tượng rỗng ruột, xốp quả, quả bị chua và dễ hư trong bảo quản. III. Chăm sóc: – Mỗi lần bón phân lên kết hợp với làm cỏ vun gốc. – Tưới nước: Dưa hấu ưa ẩm, chịu hạn nhưng sợ bị ngập úng, đảm bảo độ ẩm của đất 70-75%, chỉ giảm lượng nước tưới khi gần thu hoạch. Khi cây lớn có thể tưới thấm bằng cách cho nước vào rãnh và không để ngập mặt líp, trước khi thu hoạch 7 ngày để ruộng dưa khô (độ ẩm đất 50-60%) – Tỉa nhánh, chỉnh dây: để 1 dây chính và 1-2 dây phụ từ những nhánh to khoẻ ra sớm nhất, tính từ gốc lên trên tỉa bỏ các nhánh khác. Khi thân có 5 lá thật thì bấm ngọn, 20-25 ngày sau khi trồng thì sửa dây bò vuông góc với mặt luống. – Thụ phấn bổ sung: Chọn nụ cái to để thụ phấn bổ sung (các hoa thứ 2, 3, 4 trở đi thường là nụ hoa cái to), dùng phấn hoa đực mới nở chấm lên nhuỵ hoa cái vào buổi sáng (từ 6-9 giờ), mỗi dây thụ phấn 2-3 hoa. Khi quả bằng quả chanh tiến hành lựa quả. Mỗi cây chỉ để 1-2 quả (tốt nhất để 1 quả) – Sau khi để quả 7-10 ngày sửa lại vị trí quả để quả bò tròn đều, có màu sắc đẹp. IV. Phòng trị sâu bệnh: IV.1. Nhện đỏ (Tetramychuss sp) Còn gọi là Bọ xít lửa, Bọ chét lửa, rầy lửa. Chích hút mắt dưới lá, ngọn, quả non, truyền bệnh lám xoắn lá, đọt. Phòng trừ: Có thể dùng thuốc NISSORUN 5EC. IV.2. Bọ dưa còn gọi là Bọ rùa vàng (Anlacophora Somilis) Sâu non chui xuống gốc ăn rễ dưa, đục vào gốc làm cây dưa vàng lá, có thể chết ngay giống như bệnh cháy dây do vi khuẩn. Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng sạch cỏ dại và gom dây dưa để dụ thành trùng đến ăn và đẻ trứng rồi phun thuốc và đốt để diệt. Dùng thuốc MARSHAL 200SC. IV.3. Rệp dưa (Aphis sd) Rệp dưa chích hút nhựa, làm cây phát triển kém, lá quăn queo. Phòng trị như bọ dưa. IV.4. Sâu ăn tạp (Spodoptera litura) Cày ải, phơi đất, vệ sinh đồng ruộng. Rải thuốc hạt khử đất để diệt sâu, nhộng sống trong đất trước khi trồng. Ngắt bỏ ổ trứng hay sâu non Phun các loại thuốc KARATE 2.5 EC, SUPRATHION 40EC. IV.5. Bệnh chạy dây (do vi khuẩn Pseudomonas sp) Gốc thân có màu vàng nâu, rễ không phát triển và bị thối cây bị héo rũ đột ngột, bệnh này rất nguy hiểm cho dưa. Phòng trừ: Không có thuốc trừ, khi dưa bị bệnh này cần nhổ, đốt bỏ, rắc vôi bột quanh gốc bệnh. IV.6. Bệnh héo vàng (do nấm Fusarium oxyspo f.sp.niveum) Phòng trị: Dùng một trong các loại thuốc CHAMPION DP, RIDOMIL GOLD. Cây bị bệnh nặng không chữa được phải nhổ bỏ để tiêu huỷ. Dùng vôi bột khử trùng hố cây đã nhổ. Các thời điểm khác nhau nhằm rải vụ thu hoạch, hạn chế hao hụt sản phẩm. Thời gian thu hoạch quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và một vài mắt ở gần cuống có màu vàng. Nên hủy bỏ dứa gốc và trồng lại sau 2 vụ thu hoạch. IV.7. Bệnh thán thư (Collectotrichum lagenarium) Bệnh thường gây vết lở trên quả, làm nước trong quả chảy ra, bệnh phát sinh từ vết cắn phá của côn trùng. Phòng trừ: Dùng 1 trong các thuốc CHAMPION DP, RIDOMIL GOLD. Ngoài ra còn có bệnh khảm (do virut), bệnh làm lá nhỏ lại, quăn queo không có thuốc trị. V. Thu hoạch: Dưa hấu sau khi trồng được 65- 70 ngày, khi vỏ quả láng bóng, gân hiện rõ, phần tiếp xúc với đất có màu vàng, 80% dây đã héo lá có thể thu hoạch. . QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC DƯA HẤU Dưa hấu (tên khoa học: Citrullus lanatus) là một loài thực vật trong họ Bầu bí. các vitamin và nguyên tố vi lượng quý giá. (BBT) I. Kỹ thuật trồng: I.1. Thời vụ: Tuỳ theo giống dưa và mục đích trồng như: nếu trồng dưa Noel gieo từ 18 đến 28-9 âm lịch, trồng dưa Tết gieo. lịch, trồng dưa tháng Giêng gieo vào đầu tháng 11 âm lịch. I.2. Chuẩn bị đất và khoảng cách trồng: – Nếu trồng trên đất ruộng lúa, nên làm đất sau khi thu hoạch lúa. Dọn sạch cỏ dại và tàn