Top 15 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn

Cây dừa cạn (còn gọi là bông dừa, hoa hải đằng, hoa trường xuân) là cây cảnh thân cỏ, mọc theo dạng bụi, sống lâu năm, chiều cao khoảng 40 ~ 60 cm, nhiều cành. Thân mọc thẳng, hình trụ nhẵn, lúc non màu xanh lục nhạt. Lá mọc đối, hình bầu dục, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, dài 4〜6cm, rộng 2-3cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt. Hoa có cánh đơn, mỏng, nhiều màu như trắng, tím, hồng, đỏ. Cây dừa cạn thích hợp để trồng thảm, trồng chậu hoặc giỏ treo. Cây sống khỏe, ít sâu bệnh, có thể sống quanh năm, tốt nhất vào mùa hè và thời gian có nhiều nắng.

Đặc điểm sinh trưởng của cây dừa cạn

Tập tính: Cây dừa cạn ưa nhiệt độ cao, độ ẩm cao, chịu được bóng râm bán phần, không chịu được lạnh. Nhiệt độ thích hợp nhất đối với cây là 20-33 độ C. Cây ưa nắng, sợ ngập úng, có thể trồng trên loại đất bình thường, nhưng không thích hợp với đất mặn, đất có tính kiềm. Cây sinh trưởng tốt trong loại đất giàu mùn hoặc loại đất thịt tơi xốp, thoát nước tốt.

Ánh sáng: Cây đòi hỏi phải được chiếu sáng đầy đủ nên cần phải trồng cây ở nơi có nhiều nắng. Nếu đặt cây ở nơi có nhiều bóng râm, không đủ ánh sáng trong thời gian dài, thì lá cây sẽ bị vàng.

Nhiệt độ: Trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 7, nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của cây là 18-24 độ C. Trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ phù hợp là 13-18 độ C. Vào mùa đông, nhiệt độ không được thấp hơn 10 độ C.

Đất trồng: Khi trồng cây trong chậu có thể dùng loại đất trồng tơi xốp, màu mỡ và thoát nước tốt. Có thể phối trộn đất trồng theo công thức: 4 phần đất vườn, 4 phần đất lá mục và 2 phần cát.

Cách chăm sóc cây dừa cạn

Tưới nước: Trong thời kỳ sinh trưởng của cây, nên chú ý tưới nước kịp thời. Trước khi tưới nước cần phải kiểm tra xem đất trồng đã khô chưa rồi mới tưới. Không được để nước ứ đọng, vào mùa mưa nên tìm cách thoát nước cho cây.

Bón phân: Trong thời kỳ sinh trưởng, mỗi tháng bón phân 1 lần. Khi bước vào thời kỳ quả chín thì không cần bón phân. Vào mùa đông, khi nhiệt độ khá thấp, nên giảm bớt lượng phân bón.

Cắt tỉa: Để cho cây có dáng đẹp, thì cần bấm ngọn 1-2 lần mỗi chu kỳ sinh trưởng. Lần thứ nhất là khi cây mọc được 3-4 cặp lá thật. Khi bám ngọn lần thứ hai thì mỗi cành nên để lại 1 ~ 2 cặp lá thật. Không được bấm ngọn quá 2 lần. Nếu không, sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa của cây. Trong thời kỳ cây ra hoa, kịp thời ngắt bớt những bông hoa tàn, sẽ có thể kéo dài thời kỳ ra hoa.

Phòng chống sâu bệnh: Cây dừa cạn vốn chứa độc tố, vì thế nó có khả năng nhất định chống lại sâu bệnh. Vào thời kỳ cây con, bệnh hại chủ yếu là bệnh thối cổ rễ, bệnh mốc tro. Ngoài ra, còn chú ý đề phòng cây bị cháy phân hoặc cháy thuốc. Sâu hại chủ yếu có nhện đỏ, rầy mềm,… Trời mưa kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến cây, khiến cây dễ nhiễm bệnh. Nên cố gắng đừng để cho cây ướt mưa.

Cách nhân giống hoa dừa cạn

Có thể nhân giống cho cây bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành. Thông thường người ta hay sử dụng phương pháp gieo hạt.

Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt: Nước ngâm hạt phải là nước ấm. Bỏ hạt vào trong miếng vải sáng màu, túm lại và bỏ vào nước ấm ngâm trong 3 tới 4 giờ. Sau đó để hạt vào giấy ăn, phun ẩm, bỏ giấy ăn và hạt vào túi nilon buộc chặt để chỗ mát trong 3 – 4 giờ.

Đất gieo hạt tốt nhất nên dùng giá thể. Bỏ đất vào khay gieo hạt hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước, ấn nhẹ đất. (Giá thể trồng hoa bao gồm cát đen, sơ dừa và trấu hun hoặc sơ dừa và trấu hun theo tỉ lệ 1:1)

Dùng đầu tăm tre cho từng hạt xuống khay gieo hoặc cốc gieo và tạo cho chúng khoảng cách nhất định. Sau khi gieo ta phủ lên một lớp đất mỏng.

Lưu ý: Từ lúc gieo hạt tới lúc bứng cây ra trồng là khoảng 1 tháng. Trong khoảng thời gian này, cây lớn rất chậm. Còn tới khi bứng ra chậu, cây lớn rất nhanh và nứt nhiều nhánh. Giai đoạn ươm cây, nên để cây chỗ có ánh sáng vừa đủ, có mái che để dễ kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ, giúp cây phát triển tốt hơn.

Sau 1 tháng cây ở trong khay, cốc ươm, ta có thể bứng cây ra trồng riêng. Lúc này cây đã có từ 4-5 lá. Mỗi chậu nhựa treo có thể trồng từ 1-3 cây con (tùy loại chậu to hay nhỏ). Có thể phun B1 sau khi bứng cây 1 tuần để kích thích bộ rễ phát triển. Sau 10 ngày, có thể dùng phân bón thúc cho cây hoặc phun phân bón lá theo định kỳ tháng (để tăng đề kháng và dinh dưỡng cho hoa giúp hoa lâu tàn và có màu sắc rực rỡ). Tưới đều đặn ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

Nhân giống bằng phương pháp giâm cành: Phương pháp giâm cành thường tiến hành vào mùa xuân. Chọn cành non của những cây già đã sống qua mùa đông. Cành giâm có chiều dài khoảng 8 cm và phải có lá. Sau đó giâm cành vào đất thịt ẩm ướt. Nhiệt độ thích hợp cho cành mọc rễ là 20-25 độ C. Chú ý che bóng và duy trì nhiệt độ thích hợp. Khi cây con cao khoảng 10 cm thì bấm ngọn rồi trồng vào trong chậu nhỏ. Sau đó, dần dần trồng cây vào chậu lớn.

Nguyên nhân cây dừa cợn bi vàng lá?

Có 3 nguyên nhân khiến cho cây dừa cạn bị vàng lá:

Thiếu ánh sáng: Nếu chậu cảnh đặt ở nơi râm mát trong thời gian dài sẽ khiến cây bị vàng lá do thiếu ánh sáng.

Đất trồng không thoáng khí: Nếu trồng cây vào đất sét hoặc đất có tính kiềm, rễ cây sẽ phát triển không tốt, từ đó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của các bộ phận trên mặt đất, đặc biệt khiến cho lá bị vàng.

Thiếu phân, úng nước: Trong thời kỳ cây sinh trưởng, nếu bón không đủ, tưới nước quá nhiều hoặc đất trồng thoát nước kém, đều khiến cho lá cây bị vàng.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Hoa Dừa Cạn Đúng Cách

Hoa dừa cạn mang ý nghĩa gì?

Hoa dừa cạn nở rực rỡ (Nguồn: Internet)

Hoa dừa cạn là loài hoa nở vào nhiều thời điểm trong năm, từ mùa xuân đến mùa thu, vì thế nó còn được gọi với một số tên khác như Nhật nhật xuân hay Thiên thiên xuân. Một phần tên gọi của chúng đã nói lên được ý nghĩa của loài hoa này – ý nghĩa của sự trường xuân và thành công.

Những khóm dừa cạn tuy nhỏ bé nhưng luôn tràn đầy sức sống đã trở thành món quà ý nghĩa trong nhiều dịp mừng sinh nhật, mừng thọ hay dịp lễ Tết. Không những thế, dừa cạn cũng là lời chúc mừng cho sự thành công trong sự nghiệp hay học vấn.

Ngoài ra theo quan niệm phong thủy, hoa dừa cạn cũng được xem là loài cây có khả năng trừ tà.

Những điều thú vị về cây hoa dừa cạn

Có một đặc điểm khá thú vị về hoa dừa cạn mà không phải ai cũng biết đó là nó rất ưa nắng. Vì vậy, thời điểm hoa đẹp nhất trong năm chính là vào mùa hè. Màu sắc rực rỡ của những bông dừa cạn hòa vào trong ánh nắng tạo nên một vẻ đẹp rất riêng.

Dừa cạn thường có 2 loại: Loại hoa đứng và loại buông rủ mềm mại. Dừa cạn đứng có thân thẳng, phù hợp trang trí trên những thảm hoa hay công viên, sân vườn. Loại còn lại thì có dáng rủ, phù hợp làm chậu treo trang trí.

Dừa cạn là cây thảo sống lâu năm, cao 40 – 60cm, phân thành nhiều cành, hoa thường có màu hồng hoặc trắng.

Hoa dừa cạn leo (Nguồn: Internet)

Cách trồng hoa dừa cạn

Trồng hoa dừa cạn cũng khá đơn giản. Bạn có thể mua hạt về tự ươm thành cây hoặc mua cây giống cao gần bằng gang tay rồi trồng để tránh việc gieo giống bị hỏng.

Nếu lựa chọn cách gieo hạt tự ươm thì bạn cần phải chú ý đến các yếu tố như: đất trồng, hạt giống,…

Chọn cách mua cây giống có sẵn thì nên chọn cây xanh tốt, đầu các ngọn cây không bị héo, gốc khỏe. Hãy đi cùng người có kinh nghiệm lựa chọn giống cây để tránh mua phải những cây bệnh, bị nhiễm nấm,…

Bước 1: Ngâm hạt giống

Lựa chọn hạt giống cẩn thận, sau đó mang đi ngâm và bỏ hạt vào một miếng vải sáng màu, buộc túm lại rồi cho vào nước ấm từ 3 đến 4 giờ.

Bước 2: Chuẩn bị đất

Đất gieo hạt tốt nhất là đất hỗn hợp gồm có cát đen, bột xơ dừa và trấu hun trộn lẫn với nhau, nên để đất vào khay hoặc cốc gieo hạt có lỗ thoát nước.

Bước 3: Tiến hành gieo hạt

Dùng đầu tăm tre, cho từng hạt xuống khay hoặc cốc, khoảng cách giữa các hạt từ 5 đến 7cm. Sau khi hạt được gieo xuống, cần phủ một lớp đất mỏng lên trên.

Bước 4: Tưới nước

Ở giai đoạn đang ươm mầm, tưới bằng vòi phun sương ngày 2 lần, sáng và chiều mát để đảm bảo đất luôn được giữ ẩm.

Hoa dừa cạn được ươm trong đất (Nguồn: Internet)

Nhiệt độ trồng cây hoa dừa cạn

Hoa dừa cạn khi mới trồng nên được đặt trong môi trường có nhiệt độ khoảng 26 – 30 độ C, khô ráo và thoáng mát. Nơi có ánh sáng vừa đủ, có mái che sẽ dễ dàng kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm cho cây.

Nên chọn đất trồng hoa dừa cạn như thế nào?

Một số người cho rằng hoa dừa cạn có thể trồng được trong nước. Nhưng đó là ý kiến chưa chính xác bởi theo nghiên cứu, dừa cạn phù hợp nhất là trồng trong đất. Đất nên dùng giá thể. Giá thể trồng hoa bao gồm có cát đen, bột sơ dừa, trấu hun hoặc xơ dừa trộn lẫn trấu hun theo tỉ lệ 1:1.

Những lưu ý khi trồng cây hoa dừa cạn

Nếu bạn thấy ngọn cây hoặc giữa cành bị teo lại, kéo theo ngọn và cành chết thì đó là dấu hiệu của nấm. Khi phát hiện bệnh, cần tách cây ra khỏi chậu để tránh bị lây sang các cây khác.

Hoặc một số trường hợp cây vàng héo và chết cực nhanh, đây là hiện tượng của úng rễ do bị tưới quá nhiều nước. Cách khắc phục là tưới vào gốc cây 1 lượng nhỏ phân siêu ra rễ và giảm lượng nước tưới đồng thời kiểm tra cây thường xuyên.

Hướng dẫn cách chăm sóc cây dừa cạn đúng cách

Hoa dừa cạn tươi nhờ tưới nước hàng ngày (Nguồn: Internet)

Cây dừa cạn cần được tưới đều đặn 2 lần một ngày vào sáng sớm và chiều tối, tốt nhất nên tưới bằng vòi phun sương để tránh tình trạng cây bị úng nước.

Chăm sóc cây bằng cách bón phân dưỡng hoa, đây là loại phân có tác dụng làm cho hoa có màu sắc sặc sỡ và lâu tàn.

Liều lượng: Pha 0,5 – 1 muỗng cafe/1l nước phun. Định kỳ 7-10 ngày phun một lần. Lưu ý không phun trực tiếp lên hoa mà phun vào thân cây, thời điểm thích hợp nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối râm mát.

Cách Chăm Sóc Cây Hoa Dừa Cạn Archives

Hoa dừa cạn, một trong những loại hoa trồng tại ban công được nhiều người lựa chọn nhất. Sở dĩ bởi hoa không chỉ dễ sống, dễ chăm sóc mà còn cho hoa tươi tắn nhiều màu sắc.

Đặc điểm chung của hoa dừa cạn

Tên thường gọi của cây là hoa dừa cạn

Tên gọi khác của cây là bông dừa, trường xuân hoa, dương giác hoặc hải đằng.

Tên khoa học của cây là Catharantus roseus

Cây có lá xanh bóng, nhiều nhanh, thân khá mềm. Cây có sắc hoa khá đa dạng và cây thường mọc thành chùm cụm hình tròn.

Ý nghĩa tác dụng của hoa dừa cạn

Ý nghĩa phong thủy của hoa dừa cạn

Trồng hoa hải đằng trong không gian, nó sẽ đem đến cho bạn sự may mắn, yêu đời và những niềm vui trọn vẹn trong cuộc sống.

Cùng với đó, cây còn có khả năng xua đuổi tà ma, xui xẻo để bạn có sự bình an và thuận lợi hơn trong cuộc sống.

Tác dụng của hoa dừa cạn

Với sắc hoa tươi tắn cùng hình dáng dễ thương như vậy, hoa dừa sẽ rất thích hợp để trở thành cây trang trí nội thất, cây ban công, làm đẹp cho không gian giúp cho tinh thần làm việc của mọi người được tốt hơn. Đồng thời cây cũng sẽ giúp bạn thanh lọc không khí cho bạn khoảng không gian trong lành.

Vị trí ứng dụng của hoa dừa cạn

Cây hải đằng thường được mọi người lựa chọn trồng cây ban công, trước hiên nhà, giàn hoa, hoặc trưng bày tại những quán cafe……

Hoa dừa cạn hợp với tuổi nào?

Hoa phù hợp với hầu hết các tuổi, vì cây mang ý nghĩa tốt đẹp dành cho tất cả mọi người. Và với mệnh của cây, để biết cây hợp với mệnh nào bạn cần căn cứ vào màu sắc hợp với mệnh để lựa chọn.

Cách chọn mua và chăm sóc cây hoa dừa cạn

Cách chọn mua hoa dừa cạn

Lời khuyên dành cho bạn là nên đến với những cửa hàng cung cấp cây giống uy tín để mua.

Ngâm hạt giống bằng cách gói chúng vào miếng vải và ngâm trong nước khoảng 4 tiếng. Sau đó rắc hạt lên trên giấy ăn rồi lại tiếp tục thả hạt vào túi nilon và buộc chặt lại để ủ hạt thêm 3 tiếng nữa. Việc ủ này nhằm kích thích hạt giống nảy mầm.

Tiếp theo, bạn bỏ hạt mầm vào những khay và phủ lên trên đó một lớp đất mỏng để hạt giống lên mầm.

Cách chăm sóc cây hoa dừa cạn

Cần giữ ẩm nước cho cây, nên tránh ngập úng và với những nơi có nắng quá gắt.

Địa chỉ bán cây hoa dừa cạn tại Hà Nội

Giá cây hoa dừa cạn trên thị trường hiện tại dao động tùy theo số lượng và màu hoa.

Để chọn mua cây hoa dừa cạn giá rẻ, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được nhiều ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí qua số điện thoại 0966.623.933 hoặc 0915.885.558 hoặc qua website: http://yeucayxanh.com/.

Tổng Hợp Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Dừa Cạn

Cây dừa cạn là cây thân thảo nhỏ mềm, cây rất đa dạng về chủng loại và màu sắc hơn nữa cây còn là vị thuốc quý trong hỗ trợ và điều trị bệnh ung thư. Đây là vị cứu tinh và giúp kéo dài tuổi thọ cho người mắc ung thư máu.

I. Giới thiệu về cây Dừa cạn

II. Đặc điểm của cây Dừa cạn

Hình dáng bên ngoài: Dừa cạn thuộc loại cây thân thảo, nhỏ nhắn, mọc thẳng đứng, khi khứa thân cây chảy ra chất nhựa mủ màu trắng. Vỏ thân cây thay đổi theo quá trình phát triển của cây, cây còn non vỏ cây có màu xanh nhạt, khi trưởng thành chuyển màu ánh tím, có nhiều lông mềm, ngắn.

Kích thước: Cây chỉ cao chừng 50 – 80cm.

Lá: Lá dừa cạn có dạng hình ô van thuôn dài hoặc hình bầu dục xanh đậm, bóng, nhẵn. Gân giữa màu trắng và nổi to, các gân chéo nhỏ hơn, lá mọc đối xứng nhau, cuống lá ngắn.

Hoa: Hoa dừa cạn là dạng hoa lưỡng tính, mọc theo chùm, mỗi chùm chỉ có 2 hoa nở ra từ nách lá hoặc ngọn cành. Hoa có năm cánh xếp liền kề với nhau, ở giữa các cánh là tâm hoa màu đậm hơn, cánh hoa thì tùy vào từng chủng loại cây mà có màu sắc khác nhau nhưng chủ đạo là các màu như đỏ, hồng, tím, trắng.

Cành: Cây dừa cạn không phân cành mà chỉ mọc lên các nhánh nhỏ từ gốc rễ của cây mẹ.

Quả: Quả dừa cạn thường kết quả đôi, cứ 2 hoa là kết 2 quả, quả to, vỏ màu đen, bên trong chứa nhiều hạt nhỏ có thể đến 18 – 20 hạt. Hạt có hình trứng màu nâu nhạt.

III. Tác dụng của cây Dừa cạn

1. Tác dụng trong trang trí, làm cảnh

Cây dừa cạn hay mọc theo bụi, thân cây nhỏ, dáng thẳng đẹp nên thường trồng làm cảnh dọc theo lối ra vào cổng trường học, trong công viên tạo thành thảm hoa, ven bờ hồ. Do cây có nhiều chủng loại và nhiều màu sắc nên tạo không gian đẹp và lãng mạn cho những ai thích đi dạo.

Ngoài ra, cây dừa cạn rủ còn được trồng trong chậu cảnh treo cạnh cửa sổ, ban công hoặc trên sân thượng làm cho ngôi nhà của bạn luôn tràn ngập sắc hoa.

2. Tác dụng chữa bệnh

Theo đông y cây dừa cạn có vị hơi nhặng đắng, tính mát có tác dụng hoạt huyết, giảm phù thũng, hạ huyết áp, giải độc lợi tiểu (dùng trong trường hợp nước tiểu đỏ và ít)

Ngoài ra cây dừa cạn còn là vị thuốc rất quý để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu. Kết hợp với các loại thuốc khác điều trị bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, rối loạn giấc ngủ.

Lưu ý: Cây dừa cạn là vị thuốc quý nhưng bên cạnh đó cây cũng có độc tính khá cao nên chống chỉ định hoàn toàn với phụ nữ có thai và cho con bú.

IV. Cách trồng và chăm sóc cây Dừa cạn

1. Cách trồng cây

Cây dừa cạn chủ yếu được nhân giống bằng cách gieo hạt. Chọn hạt giống to đều, chắc mẩy để gieo, hoặc có thể mua hạt giống tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp có uy tín chất lượng tránh mua phải hàng nhái kém chất lượng khi gieo hạt nảy mầm kém.

Bạn cũng có thể mua sẵn cây con ở trang trại giống, chọn cây lá xanh tốt thân cây không bị tổn thương dập nát, rễ cây màu trắng hoặc vàng nhạt (nếu rễ thâm đen là cây bị thối rễ). Búp cây mập và nhiều búp.

Nếu là mùa đông nên ngâm hạt trong nước ấm khoảng 2 giờ sau đó vớt ráo . Bỏ hạt vào trong khăn dày ủ đến khi nứt nanh là đem gieo.

Nếu không có đất vườn rộng có thể gieo theo số lượng ít vào trong khay, thùng xốp, chậu hay bất cứ thứ gì nhà bạn có. Có thể dùng đất thịt hoặc dùng hỗn hợp trấu ải + xơ dừa + một chút cát phù sa để gieo hạt.

Trước khi gieo rắc lớp mỏng phân chuồng rồi vằm đều với đất, dùng que nhỏ để húng lỗ gieo, húng thưa để khi đánh cây con được dễ dàng tránh làm đứt rễ các cây khác. Sau khi bỏ hạt xong lấp đất mỏng lên hạt và đợi đến ngày nảy mầm.

Tính từ lúc gieo hạt đến lúc đánh cây con đi trồng khoảng tầm 30 – 40 ngày tuổi, đánh cây nhẹ nhàng tránh làm hư hỏng cây.

Đối với cây con thì cách trồng cũng rất đơn giản, nếu trồng trong chậu cảnh lót nhẹ lớp phân vi sinh rồi đánh cây con đã ươm trước đó đặt xuống chậu. Sau đó vùi nhẹ đất tránh dập nát cây con, vùi quá bầu rễ khoảng 2cm.

2. Cách chăm sóc cây

Giai đoạn ươm cây nên để cây ở nơi râm mát, tránh ánh mặt trời soi đến hoặc để dưới tán cây to tránh làm héo cây non.

Sau khi ươm hoặc trồng cây con nên tưới luôn để đất và cây ẩm và tưới cây. Sau khi trồng cây con khoảng chừng 3 – 5 ngày pha thuốc siêu rễ tưới định kỳ 2 lần cách nhau khoảng 5 ngày.

Khi thời tiết nắng nóng hoặc hanh khô kéo dài, tưới đều đặn ít nhất 1 lần/ngày và tưới thêm vi lượng để tăng sức đề kháng cho cây giúp kháng sâu bệnh tốt. Tưới cây vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.

Khi cây chuẩn bị ra hoa lúc này là lúc cây cần nhiều nước và dinh dưỡng nhất. Thời điểm này cần bón thêm phân chuồng để hoa nở được lâu chậm tàn.

3. Một số bệnh hại ở cây dừa cạn

Cây dừa cạn hay bị nấm thân hoặc thối rễ, đôi khi cũng có sâu ăn lá. Biện pháp phòng ngừa là cắt tỉa cây bị nấm, nhổ bỏ cây bị thối rễ tránh lây lan sang cây khác.

Cây dừa cạn là cây hoa đồng thời cũng được sử dụng làm cây thuốc nên tránh dùng thuốc bảo vệ thực vật khi có sâu bệnh, chỉ bắt sâu bằng tay khi có sâu bệnh hại cây.