Top 8 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Xoàn

Cây cam xoàn là một thứ quả nổi tiếng ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Cây thích nghi với nhiều loại đất nhưng đất trồng phải thoát nước tốt. Cây cam xoàn có hình dáng giống cam mật. Khi còn xanh, quả có màu xanh, khi chín thì quả chuyển sang màu vàng tranh đậm. Dưới đáy quả cam xoàn có một vòng tròn, ở dưới cuống quả cũng có một quầng tròn hơi nhô lên, chính vì thế người ta còn gọi cam xoàn là cam xoàn 2 đồng tiền. Tép bên trong quả cam có màu vàng nhạt với vị ngọt và mùi thơm dịu nhẹ. Cam xoàn có trọng lượng trung bình khoảng 2 – 3 lạng.

Cách trồng cây cam xoàn

Đất trồng: Cây ưa nhiều loại đất khác nhau nhưng không được trồng ở đất nhiễm phèn hay nhiễm mặn. Đất trồng phảo giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt thì cây mới sinh trưởng nhanh, sống lâu năm và cho quả đều.

Hố trồng:

Nếu trồng cây ở vùng đất trũng cần làm luống trồng cây, luống trồng phải cao hơn khoảng 50cm so với mặt đất rồi tiến hành đào hố trồng. Hố trồng có kích thước khoảng 50x50x50cm. Hố cách hố khoảng 3m. Nếu cây được trồng ở nơi đất cao thì không cần làm luống nhưng vẫn phải đào rãnh quanh vườn giúp thoát nước.

Tiến hành trộn đất với phân chuồng hoai mục để làm phân bón lót cho cây. Việc đào hố và phân bón lót nên chuẩn bị trước 1 tháng để có thời gian phơi ải nhằm khử mầm bệnh cho cây.

Trồng cây cam xoàn: Đào một hố nhỏ giữa hố trồng. Đặt cây con một cách nhẹ nhàng. Dùng một tay giữ cây, tay còn lại vun đất xuống rồi nén chặt đất quanh gốc. Cắm cọc tre gần gốc cây rồi dùng dây buộc thân cây vào cọc để cố định cây. Sau 1 tháng cây đã ổn định thì tháo cọc ra.

Chăm sóc cây cam xoàn

Tưới nước: Một tháng đầu khi mới trồng cây, hàng ngày tưới nước vào chiều tối để giúp bộ rễ nhanh phát triển. Sau đó, tùy thuộc vào thời tiết mà tưới nước sao cho hợp lý. Phải đảm bảo cây luôn đủ nước để sinh trưởng.

Cắt tỉa cành, tạo tán: Khi cây có ngọn chồi thì tiến hành cắt bỏ ngọn để cây cho ra những cành nhánh mới, gọi là cành cấp 1. Khi cành cấp 1 đã lớn thì tiến hành cắt ngọn để tạo ra các cành cấp 2. Cứ cắt như thế để tạo ra những cành cấp 3, cấp 4 tỏa tán đều ra 4 phía thì dừng lại. Trong quá trình cắt tỉa cành, nên cắt bỏ những cành vượt, cành sâu bệnh, cành khô héo để cây tập trung dinh dưỡng nuôi những cành khỏe mạnh.

Khi cây cho quả, sẽ không tránh khỏi việc xuất hiện những quả bị dị tật, còi cọc thì cũng cắt bỏ nhằm giúp những quả còn lại có thêm dưỡng chất để phát triển.

Bón phân: Nên dùng phân bón hữu cơ và phân lân NPK (16-16-8) để bón cho cây. Tùy vào từng giai đoạn và sự phát triển của cây mà bón phân cho hợp lý.

Sâu bệnh hại: Nhện đỏ, sâu vẽ bùa, rầy, bệnh vàng lá thường hay xuất hiện ở cây cam xoàn. Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Tìm đến các cửa hàng bảo vệ thực vật để mua thuốc về phun diệt trừ tránh lây lan ra toàn vườn.

Cách Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Xã Đoài

Cam Xã Đoài – một loại đặc sản của huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Đây là giống cây được người Pháp đưa vào trồng đầu tiên ở thôn Đoài. Giống cam này có khả năng thích ứng với nhiều vùng đất khác nhau mà vẫn cho năng suất cao nên hiện nay, có khá nhiều nơi trồng cam Xã Đoài.

Qủa cam Xã Đoài có màu vàng khá bắt mắt. Qủa vừa to vừa tròn có hương thơm dịu nhẹ. Múi bên trong quả cũng có màu vàng óng, tép bên trong mọng nước có vị ngọt thanh nên được rất được lòng người tiêu dùng.

Nhân giống cây trồng: Có 2 phương pháp chính để nhân giống cây con đó là ghép và chiết cành. Bởi vì cây con sẽ thừa hưởng đặc tính của cây mẹ, nên khi chọn cây mẹ để nhân giống thì nên chọn cây khỏe mạnh, ít sâu bệnh, cây cho năng suất cao và ổn định.

Đất trồng: Cây cam Xã Đoài khá dễ trồng nên có thể trồng được trên nhiều loại đất. Nhưng để cây cho nhiều quả, chất lượng tốt thì nên trồng ở đất thịt pha, thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng với độ pH khoảng 6.

Đối với những vùng đất hay bị ngập úng thì nên đào rãnh quanh vườn để giúp thoát nước vào mùa mưa.

Cách trồng cây cam Xã Đoài

Đào một hố nhỏ vừa bằng bầu đất ở chính giữa. Đặt từ từ cây con vào hố rồi lấp đất. Chú ý, khi lấp đất chỉ nên lấp cao tối đa 2-3cm so với cổ rễ.Tưới nước ngay sau đó để cây thích nghỉ với đất mới nhanh nhất.

Cách chăm sóc cây cam Xã Đoài

Tưới nước: Đây là loại cây ưa ẩm nên cần phải duy trì đủ độ ẩm cho cây. Đặc biệt, thời điểm cây cần nước nhất khi cây bật mầm, ra hoa và kết quả. Chú ý, vào mùa khô nên tưới nước 1 lần trong ngày để cung cấp đủ nước cho cây. Một tháng trước khi thu hoạch nên ngừng tưới nước.

Thời kỳ đầu cây đang trong giai đoạn phát triển thì tiến hành cắt tỉa để các cành phân bố đều ra xung quanh. Chọn 3 cành khỏe nhất ở 3 hướng để giữ lại, đó là các cành cấp 1, sau đó cắt bỏ hết các cành khác. Lại tiếp tục cắt ngọn của 3 cành cấp 1 để tạo ra thêm nhiều cành con là cành cấp 2. Lưu ý, mỗi cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2. Cứ cắt như thế để tạo ra các cành cấp 3, cấp 4 để tán cây tỏa đều ra xung quanh.

Định kỳ hàng năm bón phân để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Mỗi năm nên chia thành 4 đợt vào các tháng như tháng 2, tháng 5, tháng 8 và tháng 11. Tùy thuộc vào sinh sự trưởng của cây mà bón lượng phân sao cho hợp lý.

Bên cạnh việc bón phân, chúng ta cũng cần phải làm cỏ quanh gốc cây và vun gốc. Có thể tận dụng cỏ để ủ vào gốc giữ ẩm cho cây.

Sâu bệnh hại góp phần làm giảm năng suất cũng như chất lượng cam Xã Đoài. Cần ra thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Khi phát hiện sâu bệnh cần dùng thuốc bảo vệ thực vật để diệt trừ ngay.

Thu hoạch quả cam Xã Đoài

Thu hoạch đúng thời điểm tránh cam bị chín quá, ảnh hưởng tới chất lượng quả. Dùng kéo chuyên dụng để cắt cuống, không làm xây xát vỏ.

Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam Lòng Vàng

Người viết: Công ty cổ phần GAP Việt nam lúc

TƯ VẤN KỸ THUẬT

Đây là giống cam chín sớm, sinh trưởng khoẻ, góc phân cành rộng, năng suất thu hoạch cao. Thân cây có dạng thẳng đứng, không có gai, tán cây hình chỏm cầu, mật độ cành dày. Thời gian ra hoa rộ từ tháng 2 đến tháng 3, cho thu hoạch quả chính vụ từ 10/09 đến 10/11. Khối lượng quả trung bình đạt 230 gram. Khi chín vỏ quả màu vàng đậm, túi tinh dầu lộ rõ, ruột quả vàng, ít hạt, tép nhỏ, ít xơ, mọng nước, hương thơm, vị ngọt đậm.

Cây giống thuần chủng, độ đồng đều 95%, chiều cao từ gốc ghép trở lên tối thiểu 30cm, đường kính gốc ghép 0,8 – 1cm, đường kính thân 0,6cm, không có biểu hiện thối rễ, vàng lá, bệnh virus.

Chọn đất trồng có tầng mặt dày, tơi xốp, màu vàng nâu, độ dốc thoải (<150), thoát nước tốt. Đào hố hình tròn, đường kính 0,6 – 0,8m, sâu 0,6 – 0,7m và để riêng các tầng đất. Tiến hành bón lót phân chuồng hoai mục 40 – 60 kg/hố, FOSFATO 2 – 3 kg/hố, làm tơi xốp tầng đất mặt, trộn đều với phân bón và lấp kín hố trước khi trồng 1 tháng.

Mật độ trồng 4m x 5m hoặc 5m x 5m (400 – 500 cây/ha); Thời vụ trồng từ tháng 3 – 9, thích hợp nhất tháng 6 và 7.

Dùng dao rạch túi bầu, cắt bớt những rễ dài xung quanh bầu, tránh vỡ bầu, đặt cây con đúng tâm của hố trồng đã chuẩn bị. Mặt trên bầu ngang với mặt đất. Lưng mắt ghép quay về hướng gió chính, cây đặt thẳng đứng, lấp đất và ấn chặt xung quanh bầu để cây đứng. Cắm cọc và buộc dây vào thân chính của cây con, sau đó tưới nước.

Chăm sóc cây thời kỳ kiến thiết cơ bản

Bón phân theo chủng loại và liều lượng quy định: Lần 1 từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 (thúc lộc, cành xuân), lần 2 vào tháng 4 (thúc lộc hè), lần 3 vào tháng 7 (thúc lộc thu), lần 4 bón tháng 11 – 12, ủ gốc giữ ấm cho cây. Lượng bón: 1 – 3 kg KOMORI + 0,3 – 0,5 kg ĐẠM GAP /năm.

Phương pháp bón rắc đều xung quanh mép tán, bón khi trời mưa nhỏ hoặc sau khi mưa tạnh. Hằng năm bón thêm phân hữu cơ thì trộn đều với phân bón FOSFATO, ủ trước khi bón 1 – 2 tháng, đào rãnh quanh mép tán, rải phân và lấp kín.

Khi cây được 1 tuổi, tiến hành tạo tán: cành cấp 1 cách mặt đất 30 – 40cm, khi cành cấp 1 dài 20 – 30cm, bấm ngọn để tạo thành 2 – 3 cành cấp 2. Mỗi cây chỉ để 3 cành cấp 1 phân đều về các hướng. Cành mang quả là cành cấp 4, phân bố đều xung quanh tán cây.

Dãy cỏ hoặc phun thuốc trừ cỏ trước khi bón phân trong phạm vi tán lá. Trong 1-2 năm đầu, trồng xen các loại cây họ đậu (lạc, đậu tương…) để cải tạo đất; tưới nước thường xuyên để giữ ẩm.

Làm cỏ, tưới nước: Thường xuyên phát cỏ, tủ gốc để giữ ẩm. Bổ sung nước tưới để duy trì ẩm độ đất đạt từ 70-75% sau khi đậu quả và trong giai đoạn quả lớn.

Bón phân: theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây, lựa chọn loại phân và lượng bón phù hợp để đảm nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Khi cây ăn quả ở thời kỳ kinh doanh, trong 1 năm cây sẽ qua bốn giai đoạn sinh lý chính.

Giai đoạn phân hóa mầm hoa: tính từ sau thu hoạch đến khi nhú lộc xuân (tháng 11 – tháng 1). Cây cằn cỗi, chủ yếu lá già, xuất hiện nhiều lá vàng và rụng. Trong giai đoạn này cần quan tâm cắt tỉa tạo tán, đảm bảo lượng phân bón giúp cây phục hổi sinh trưởng, phát triển rễ mạnh nhất. Lượng bón: GAP ORGAN 5 – 7 kg/cây, bón sâu cùng phân chuồng hoai mục.

Giai đoạn ra hoa và lộc xuân: tính từ khi bắt đầu ra hoa đến khi hoa rụng hết. Cân đối dinh dưỡng giúp hoa phát triển thành thục và bộ lá phát triển mạnh. Lượng bón: KOMORI 2 – 2,5 kg/ cây. Đảm bảo độ ẩm trước khi bón.

Giai đoạn quả phát triển và lộc hè: bắt đầu sau khi quả được hình thành. Giai đoạn này quả sẽ phát triển, tăng mạnh về kích thước; xuất hiện nhiều cành vượt và có hiện tượng rụng quả sinh lý. Lượng bón: EXPRESSO 1,5 – 2 kg/cây. Kết hợp cắt bỏ cành vượt.

Giai đoạn lộc thu và quả chín: tính từ khi lộc thu xuất hiện đến khi quả chín. Quá trình biến đổi các chất diễn ra mạnh (tăng hàm lượng đường và hương vị quả). Giai đoạn này sẽ quyết định năng suất vườn cây ăn trái và tiền đề cho quá trình phân hóa mầm hoa vụ tới. Lượng bón: FRUITGAP 1,5 – 2 kg/cây. Có thể chia nhỏ lượng phân thành 2 – 3 lần bón, dừng bón trước thu hoạch 1 tháng.

Chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh như: Sâu vẽ bùa, Nhện đỏ, Sâu đục thân cành, Nhện giám vàng, Ngài chích hút quả, Ruồi vàng đục qủa, Bệnh loét cam quýt, Bệnh chảy gôm, Bệnh thối nâu quả, Bệnh phấn trắng, Bệnh Greening.

Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Cam

1.Đất trồng

2. Ánh sáng và nhiệt độ

Nhiệt độ thích hợp là 18-35 độ C. Ánh sáng là một trong những điều kiện quan trọng nhất đối với cây cam. Nó quyết định chất lượng quả cam ngọt, giòn và thơm.

3. Giống Cam trồng

Chọn cây giống có chiều cao trên 30cm khỏe mạnh, lá xanh, cứng cáp. không sâu bệnh hại. Cây giống cam có 2 loại chính: loại chiết cành và loại ghép (không dùng hạt làm giống). Đối với giống chiết cành có ưu điểm là cây mau ra quả nhưng tuổi thọ của cây kém, bộ rễ không khỏe. Đối với cây ghép có ưu điểm là bộ rễ khỏe hơn, cây sẽ khỏe hơn, cứng cáp hơn, tuổi thọ lâu hơn.

4. Kĩ thuật trồng cây

5. Kỹ thuật chăm sóc cam

a. Tưới nước Cần tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với các tỉnh miền núi thời tiết thường khô hạn, cần tưới nước cho cây để đảm bảo đủ độ ẩm trong đất. Áp dụng phương pháp tưới thẩm thấu hoặc tưới phun mưa. Nếu chủ động được về lượng nước tưới cho cây thì tháo nước vào các rãnh nông để cho nước ngấm vào cây một này thì tháo nước cạn đi là phương pháp tốt nhất. b. Tỉa cành, tỉa hoa Khi cây ra nhiều cành cần phải cắt bớt các cành nhỏ, cành mọc sâu trong tán và những cành bị sâu bệnh hại nhằm tạo tán cho cây giúp cây thông thoáng cây sẽ phát triển nhanh và bớt sâu bệnh hại. Việc tỉa cành cần phải làm mỗi năm sau mỗi vụ thu hái quả. Vào thời kì cam ra nụ, quả non cần phải loại bỏ bớt những hoa bị dị dạng, hoa ra muộn, hoa quả mọc ở vị trí không thích hợp, chỉ để lại những quả trên cành đối xứng nhau bởi cam là loại cây trồng ra rất nhiều hoa mỗi vụ mà tỉ lệ đậu quả thường không cao. Nếu trồng cam với diện tích rộng không thể thực hiện bằng tay thì có thể phun vào cây các chất điều hòa sinh trưởng. Cần mua các chất điều hòa sinh trưởng này ở những cửa hàng uy tín.

-Khi cây từ bốn đến sáu tuổi cần bón cho cây 400gram urê với 500gram DAP và 300gram clorua kali. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bốn lần bón như khi bón phân cho cây từ một đến ba tuổi. -Khi cây từ bảy đến chín tuổi cần bón cho cây 650gram urê với 750gram DAP và 330gram clorua kali. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bốn lần bón như khi cây từ một đến ba tuổi, bốn đến sáu tuổi. -Khi cây từ mười tuổi cần bón cho cây 1200gram urê với 1000gram DAP và 400gram clorua kali. Liều lượng bón cũng được phân chia thành bốn lần bón như khi cây từ một đến ba tuổi, bốn đến sáu tuổi và bảy đến chín tuổi.

6. Sâu bệnh hại cam và cách phòng trừ:

-Sâu bùa vẽ: Là loại sâu chuyên gây hại lá làm ảnh hưởng đến chồi non của cây, đến khi cây ra hoa, quả thường bị rụng. Cần phòng trừ sâu bằng cách dùng thuốc bảo vệ thực vật để phun cho cây kết hợp cùng với dầu khoáng để tăng hiệu quả diệt sâu bùa vẽ. – Bọ cánh cứng, sâu đục thân, đục cành, đục gốcBiểu hiện đặc trưng là sẽ thấy những chất nàu vàng đục trên thân cây. Cần diệt trừ bằng cách bắt xén tóc diệt trừ và loại bỏ cành héo. -Bọ xít, rầy, rệp: Khi thấy hiện tượng cây xuất hiện quá nhiều rệp, bọ xít cần phun thuốc Bi58 0,05-0,1% cho cây để diệt chúng, tránh để rệp lan ra những cây xung quanh, thấy cành cam bị sâu bệnh hại quá nhiều cần cắt bỏ ngay. – Bệnh loét, đốm lá, vi khuẩn: Biểu hiện của bệnh là xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng trong, lâu dần những vết vàng đó đậm dần rồi hoá nâu, bề mặt cây sần sùi. Biện pháp phòng trừ là: bỏ và tiêu huỷ các phần bị bệnh và phun định kỳ các loại thuốc gốc đồng khi cây ra đọt non để phòng tránh tránh bệnh.