Top 6 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Và Chăm Sóc Cà Chua Thủy Canh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Cách Trồng Cà Chua Thủy Canh

Cách trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh bằng thiết bị thủy canh BKFast

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Bước 2: Chuẩn bị cây giống

Ngâm giá thể xơ dừa vào nước, để xơ dừa nở ra

Gieo hạt giống vào xơ dừa, mỗi xơ dừa khoảng 3-4 hạt giống

Đặt các giá thể vừa gieo hạt giống vào khay đặt vào vị trí râm mát. Đợi từ 3-5 ngày cho hạt giống nảy mầm thành các cây giống.l

Cây cà chua thủy canh BKFAST

Bước 3: Chuyển cây giống lên giàn thủy canh

Pha dinh dưỡng vào các thùng thủy canh theo tỷ lệ đã ghi trên gói dinh dưỡng thủy canh.

Đặt các cây giống vào rọ nhựa và đặt lên mặt các thùng thủy canh.

Bước 4: Chăm sóc và theo dõi quá trình cây phát triển

Khi cây đã lên cao khoảng 20cm làm giàn để cà chua leo bám vào.

Cà chua trồng bằng thiết bị thủy canh BKFAST

Bước 5: Thu hoạch

Lưu ý khi trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh

Cung cấp dinh dưỡng

Dinh dưỡng thủy canh rất cần thiết trong quá trình trồng thủy canh. Với cà chua yêu cầu về nồng độ dinh dưỡng khác nhau trong từng giai đoạn. Cây non cần từ 950 – 1050 ppm, giai đoạn trưởng thành cần 1400 – 2500 ppm và giai đoạn thu hoạch từ 2200 – 2500 ppm. Và nồng độ PH phù hợp cho cả quá trình phát triển của cà chua là 5,5 – 6,5. Nên kiểm tra nồng độ dinh dưỡng thường xuyên để đảm bảo quá trình sinh trưởng của cà chua tốt nhất.

Cung cấp dinh dưỡng để cà chua thủy canh phát triển tốt

Thụ phấn cho cà chua

Khi cà chua bắt đầu ra hoa, để tỷ lệ đậu quả cao nên tiến hành thụ phấn hoa. Tuy nhiên, hiện nay có những giống cà chua tự thụ phấn. Để việc trồng cà chua đơn giản khuyến khích bạn nên chọn các giống cây tự thụ phấn.

Làm giàn cho cây

Cà chua trồng bằng thủy canh hoàn toàn không sử dụng tới đất nên khi cây phát triển cần có giàn để chống đỡ. Để đảm bảo quá trình ra quả cây không bị gẫy dập, hệ thống giàn sẽ có tác dụng như khung xương chống giữ cho cây. Để tối ưu chi phí, bạn có thể tận dụng các cọc gỗ cắm cạnh mỗi gốc cây mà không cần làm hệ thống giàn.

Tuyệt đối không thu hoạch cà chua khi còn xanh

Cà chua xanh có chứa lượng alkaloid rất lớn dễ ngay ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, chóng mặt… được cho là biểu hiện ngộ độc khi ăn cà chua xanh. Thậm chí nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Ưu điểm của trồng cà chua thủy canh

Trồng rau thủy canh không những cung cấp được nguồn rau sạch thường xuyên, đảm bảo chất lượng và năng suất. Trồng rau thủy canh còn giúp tạo ra một không gian sống trong lành trong ngôi nhà của bạn.

Cà chua thủy canh cho năng suất cao vượt trội lại đảm bảo độ an toàn. Do được trồng trong môi trường dinh dưỡng thủy canh không hóa chất độc hại nên cà chua thủy canh được xếp vào nhóm thực phẩm xanh sạch và an toàn.

Cà chua thủy canh có độ căng mọng và nhiều vitamin C hơn cà chua trồng trong đất.

Trồng cà chua thủy canh bằng thiết bị trồng rau thủy canh BKFAST có ưu điểm gì?

Thiết bị trồng rau thủy canh BKFast ứng dụng kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh. Vì vậy, khi tiến hành sử dụng bộ thiết bị để trồng cà chua không cần lắp đặt hệ thống bơm dinh dưỡng nên tiết kiệm được chi phí khá lớn.

Bên canh đó, các thùng thủy canh BKFAST được thiết kế linh hoạt với mọi không gian. Khi sử dụng thiết bị này dễ dàng di chuyển tới mọi vị trí khác nhau để tìm được môi trường sống tốt nhất cho cà chua.

Dinh dưỡng thủy canh BKFAST hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của cà chua. Vì vậy khi sử dụng dinh dưỡng BKFAST bạn không cần phải kiểm tra nồng độ thường xuyên. Đây là môi trường khá lý tưởng để cà chua thủy canh phát triển.

Thiết bị trồng rau sạch thuỷ canh BKFast

Với những chia sẻ về cách trồng cà chua thủy canh trên chúng tôi hy vọng cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết nhất để việc trồng cà chua thủy canh của bạn trở nên dễ dàng hơn. Để được tư vấn thêm vui lòng liên hệ với chúng tôi.

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Thủy Canh Đúng Cách Và Hiệu Quả

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà chua thủy canh đúng cách nhất. Trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh giúp giảm thiểu chi phí và năng suất cao.

Ứng dụng phương pháp thủy canh vào trong nông nghiệp là một trong những hướng đi được nhiều người lựa chọn vừa giúp tiết kiệm chi phí mà hiệu quả cao hơn. Hạt giống Nắng Vàng sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật trồng cà chua thủy canh đúng cách để tăng năng suất cây trồng.

Ưu điểm của phương pháp trồng cà chua thủy canh

– Trồng thủy canh cà chua sẽ mang đến một không gian xanh, góp phần làm sạch đẹp môi trường. Bạn có thể trồng những chậu cà chua xinh xắn trên ban công, sân thượng hoặc khoảng trống trước sân nhà. Vừa gọn gàng, tiện lợi vừa tạo không gian thoáng mát cho không gian.

– Mang lại năng suất cao hơn nhiều so với cách trồng cà chua theo các phương pháp thông thường. Những chùm cà chua trồng theo phương pháp thủy canh có độ bóng sáng, hình dáng tròn đẹp hơn.

– Có thể chủ động điều chỉnh, kiểm soát cũng như cân bằng nhiệt độ, độ ẩm cho sự phát triển của cây.

– Có thể trồng nhiều vụ liên tục trong một năm.

– Tạo không gian sống xanh, môi trường sống trong lành, tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, giúp trẻ nhỏ tiếp cận gần hơn với thiên nhiên, cây cối.

Trồng cà chua thủy canh

– Thùng nhựa hoặc thùng xốp khoảng 20 lít có nắp đậy.

– Rọ nhựa, rọ thủy canh có kích thước vừa với cây trồng, không quá to, không quá nhỏ.

– Giá thể: Có thể sử dụng hỗn hợp xơ dừa hoặc mùn cưa đã qua xử lý.

– Bút đo PPM, bút đo PH để đo nồng độ chất dinh dưỡng thủy canh.

– Máy bơm để sục khí oxy.

– Cây cà chua con hoặc nhánh cà chua để giâm cành.

Ngoài ra, khi trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh còn có một số dụng cụ khác như tấm che, máy bơm nước… nếu cần.

– Khoan lỗ trên nắp thùng (nhựa hoặc thùng xốp).

– Đặt dây sủi và đầu sủi nằm trong thùng nhựa (xốp) đã được khoan lỗ.

– Tiến hành cho cây cà chua hoặc nhánh cà chua vào rọ nhựa.

– Đặt rọ cây cà chua vào các thùng có chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh đã pha sẵn sao cho nước vừa đến đáy của rọ nhựa là được, không để ngập quá cao lên hết bộ rễ.

– Sau đó sử dụng dụng cụ bút đo PH để kiểm tra độ lượng dưỡng chất phù hợp để cây sinh trưởng, phát triển (độ PH nằm trong khoảng 6.0 – 6.5 là được). Dùng bút đo PPM để đo nồng độ dung dịch sao cho khoảng 2000-2500 ppm là phù hợp.

– Gắn dây oxy đã chuẩn bị sẵn vào máy sục khí, hẹn giờ máy khoảng 2 tiếng/lần, mỗi lần chỉ từ 30 phút – 1 tiếng.

Bên cạnh đó, khi trồng cà chua thủy canh, bạn cũng nên chú ý khi hết nước trên thùng thì hãy bổ sung thêm nước sạch để cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho cây sinh trưởng, phát triển. Nên đo nồng độ các chất dinh dưỡng thường xuyên, khoảng 7 đến 10 ngày bạn tiến hành đo lại dung dịch một lần. Nếu quá loãng hoặc quá đặc thì nên xử lý để có được nồng độ tốt nhất. Nên đặt cây trồng tại chỗ thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây.

Cách trồng cà chua thủy canh

Hướng Dẫn Cách Trồng Cà Chua Thủy Canh Đúng Kỹ Thuật

Trồng cà chua thủy canh không khó, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng và thực hiện đúng quy trình trồng và chăm sóc là sẽ có vườn cà chua năng suất cao.

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng cà chua thủy canh

Để có được một vườn cà chua sạch, ngon và năng suất, trước khi trồng, chúng ta nên chuẩn bị các dụng cụ thủy canh cần thiết để cây nhanh lớn và cho nhiều quả.

Thùng nhựa hoặc thùng xốp khoảng 20 lít có nắp đậy

Rọ nhựa, rọ thủy canh có kích thước vừa với cây trồng, không quá to, không quá nhỏ.

Giá thể: Có thể sử dụng hỗn hợp xơ dừa hoặc mùn cưa đã qua xử lý

Bút đo PPM, bút đo PH để đo nồng độ chất dinh dưỡng thủy canh.

Máy bơm để sục khí oxy

Cây cà chua con hoặc nhánh cà chua để giâm cành.

Ngoài ra, còn có một số dụng cụ khác như tấm che, máy bơm nước… nếu cần.

2. Quy trình kỹ thuật trồng cà chua thủy canh

Khoan lỗ trên nắp thùng (nhựa hoặc thùng xốp)

Đặt dây sủi và đầu sủi nằm trong thùng nhựa (xốp) đã được khoan lỗ.

Tiến hành cho cây cà chua hoặc nhánh cà chua vào rọ nhựa.

Đặt rọ cây cà chua vào các thùng có chứa dung dịch dinh dưỡng thủy canh đã pha sẵn sao cho nước vừa đến đáy của rọ nhựa là được, không để ngập quá cao lên hết bộ rễ

Sau đó sử dụng dụng cụ bút đo PH để kiểm tra độ lượng dưỡng chất phù hợp để cây sinh trưởng, phát triển (độ PH nằm trong khoảng 6.0 – 6.5 là được). Dùng bút đo PPM để đo nồng độ dung dịch sao cho khoảng 2000-2500 ppm là phù hợp.

Gắn dây oxy đã chuẩn bị sẵn vào máy sục khí, hẹn giờ máy khoảng 2 tiếng/lần, mỗi lần chỉ từ 30 phút – 1 tiếng

Nên đo nồng độ các chất dinh dưỡng thường xuyên, khoảng 7 đến 10 ngày bạn tiến hành đo lại dung dịch một lần. Nếu quá loãng hoặc quá đặc thì nên xử lý để có được nồng độ tốt nhất. Nên đặt cây trồng tại chỗ thoáng mát, có ánh nắng mặt trời, tạo điều kiện cho quá trình quang hợp của cây.

3. Lợi ích của việc trồng cà chua thủy canh

Với nhiều lợi ích về giá trị sử dụng, trồng cà chua bằng phương pháp thủy canh ngày càng được nhiều gia đình áp dụng. Đặc biệt là đối với các gia đình không có điều kiện về thời gian chăm sóc hay diện tích trồng cây nhỏ hẹp

Trồng thủy canh cà chua sẽ mang đến một không gian xanh, góp phần làm sạch đẹp môi trường. Bạn có thể trồng những chậu cà chua xinh xắn trên ban công, sân thượng hoặc khoảng trống trước sân nhà. Vừa gọn gàng, tiện lợi vừa tạo không gian thoáng mát cho không gian

Mang lại năng suất cao hơn nhiều so với cách trồng cà chua theo các phương pháp thông thường. Những chùm cà chua trồng theo phương pháp thủy canh có độ bóng sáng, hình dáng tròn đẹp hơn

Có thể chủ động điều chỉnh, kiểm soát cũng như cân bằng nhiệt độ, độ ẩm cho sự phát triển của cây.

Có thể trồng nhiều vụ liên tục trong một năm

Tạo không gian sống xanh, môi trường sống trong lành, tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình, giúp trẻ nhỏ tiếp cận gần hơn với thiên nhiên, cây cối.

Như vậy, với phương pháp trồng cà chua thủy canh, bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian và công sức là đã có những quả cà chua tươi ngon, an toàn cho bữa ăn hàng ngày.

Kỹ Thuật Trồng Thủy Canh Cà Chua Và Cách Phòng Trị Các Bệnh Thường Gặp

Với cây cà chua, bạn có thể chọn những giống đang có nhu cầu cao của thị trường hiện nay. Bạn có thể tham khảo 2 loại giống cà chua Anna và Kim Cương là 2 loại được trồng phổ biến. Giống cây Anna được nhiều người thích và có khả năng kháng bệnh tốt, nhất là vào mùa mưa nên được nhiều người lựa chọn.

Cà chua có khá nhiều vụ trồng khác nhau và bạn có thể lựa chọn tùy ý bạn. Cụ thể: – Vụ Đông Xuân: Ươm mầm vào tháng 10 – 11 dương lịch và thu hoạch vào tháng 1 – 2 – Vụ Xuân hè: Gieo hạt ươm mầm khoảng 12 – 1 và thu hoạch vào tháng 3 – 4. – Vụ hè thu: Gieo hạt ươm mầm từ tháng 6 – 7 và thu hoạch vào tháng 9 – 10.

Riêng đối với việc trồng thủy canh cà chua trong nhà kính, bạn có thể bắt đầu ở bất cứ khoảng thời gian nào.

Với cây cà chua, người ta thực hiện gieo bằng hạt nhưng có thể để nhanh nhất thì mua giống cây sẽ giúp bạn trồng thủy canh nhanh hơn và tiết kiệm thời gian ươm mầm. Tuy nhiên thì vì không phải nơi nào cũng bán giống cây cà chua sẵn nên bạn cần phải biết cách ươm giống nếu như không mua được cây con.

Trung bình bạn sẽ gieo hạt khoảng 100 – 150gr/ha. Trước khi ngâm nên chú ý ngâm ở nước ấm từ 40 – 45 độ trong 3 tiếng, cho hạt vào túi vải bọc giấy và để ở chỗ kín trong 3 – 4 ngày cho tới khi hạt ra rễ thì đem đi ươm.

Bạn có thể thực hiện ươm giống cây cà chua trên giá thể xơ dừa hoặc giá thể bọt biển hoặc giá thể rockwool (bông khoáng). Hãy để chúng ở nơi có thể đón được ánh nắng. Nếu như là bầu cây giống để trong nhà không có ánh sáng thì sử dụng một bóng đèn led trồng cây đặt phía trên chậu ươm hạt giống.

Khi hạt nảy mầm, cây con đạt chiều cao từ 15 – 25cm thì bạn đánh ra trồng thủy canh ở khu vực vườn trồng bạn đã chuẩn bị trước đó.

– Khoan lắp thùng nhựa với những lỗ vừa phải, sau đó đặt rọ nhựa vào đó.

– Bạn đổ dung dịch thủy canh đã pha trước đó vào thùng nhựa.

– Đặt đầu sủi và dây sủi vào thùng nhựa đã được khoan trước đó.

– Bạn đặt nhánh cà chua vào rọ nhựa, sau đó đặt rọ nhựa vào thùng dung dịch, chỉ để lượng nước đến đáy rọ nhựa.

– Kiểm tra độ PH sao cho đảm bảo ở mức từ 6.0 – 6.5, nồng độ dung dịch thủy canh từ 2000 – 2500 ppm là được.

– Thực hiện gắn dây oxy vào máy sục khí, chú ý bọc và che chắn cho cẩn thận loại máy bơm oxy, sau đó thực hiện hẹn giờ cho máy thổi oxy khoảng 2 tiếng 1 lần, mỗi lần chỉ từ 30 phút đến 1 tiếng là được.

Nhu cầu tưới nước của cây cà chua phụ thuộc vào tùy loại giống cây trồng, tùy vào giai đoạn phát triển của cây. Khi cây ra hoa thì đó là lúc mà cây cần nhiều nước nhất. Lượng nước tưới cũng nên tùy thuộc vào lượng phân bón, mật độ trồng cây và loại đất trồng. Nếu bạn bón nhiều phân đạm và trồng dày cây thì lượng nước tưới cũng sẽ cần nhiều hơn.

Sau khi trồng cà chua, liên tục trong vòng 1 tuần bạn cần thực hiện tưới nước, tưới mỗi lần 1 ngày vào buổi sáng. Sau khi cây đã bén rễ thì thực hiện tưới từ 2 – 3 ngày/lần.

Thời điểm cà chua ra quả là cần nhiều nước, chất dinh dưỡng

Khi cành và lá phát triển thì bạn chú ý tăng lượng nước tưới lên, khi bắt đầu ra quả nhỏ thì tiến hành tưới thêm nước nữa, luôn chú ý giữ ẩm cho cây cà chua. Nếu như bạn lắp giàn tưới tự động ở vườn trồng thủy canh sẽ đem lại hiệu quả hơn so với việc tự tưới nước.

Làm giàn cho cây cà chua với mục đích chính để ngọn leo lên, phát triển cây thẳng nhất. Bạn tiến hành làm giàn cho cây cà chua khi thấy cây bắt đầu ra chùm hoa thứ nhất. Cây cà chua vươn tới đâu thì bạn tiến hành buộc thân vào giàn tới đó.

Tỉa cành, bấm ngọn chính là nhằm mục đích tập trung chất dinh dưỡng để có thể nuôi quả. Bạn có thể tùy thuộc vào đặc điểm của từng giống cà chua mà thực hiện bấm ngọn, tỉa cành.

Với loại cà chua sinh trưởng hữu hạn, thực hiện bấm cành nhưng giữ lại càng của thân chính ở dưới nách cọng lá phía dưới ở chùm hoa thứ nhất, còn lại cành khỏe, chồi non sẽ cắt hết. Thực hiện bấm ngọn khi cây đã ra được 4 – 5 chùm hoa. Bạn tính từ chùm quả cuối cho tới ngọn, để lại 2 lá và bấm ngọn đi.

Với cà chua sinh trưởng vô hạn thì thân chính cứ để vươn cao tự nhiên, khi thời kỳ cuối của cây thì bấm, tỉa những cành, lá già để giúp cây phát triển tốt hơn.

Tác nhân gây bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua

Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra và gây bệnh trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây.

Triệu chứng của bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua

Nếu như cây con bị nhiễm bệnh sẽ khiến cho toàn bộ thân lá bị héo nhanh chóng, cây gục xuống và chết. Nếu là cây đã trưởng thành thì ở phần ngọn bị héo rũ trước, có thể bị héo 1 cành hoặc nhánh nhỏ, tiếp theo sẽ đến các lá phía dưới rồi dần dần cho tới toàn bộ cây.

Các biện pháp quản lý bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua

– Ngay từ đầu cần chọn lựa giống khỏe mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt

– Tránh để cây bị đọng nước sau mưa hoặc sau tưới.

– Cần chú ý để khoảng cách các gốc cà chua cách đủ để thông thoáng, giảm bớt độ ẩm trong nhà lưới.

– Chế độ bón phân cân đối giữa kali, đạm, lân

– Tăng cường thêm vôi bột, phân kali, tro trấu

– Kiểm tra thường xuyên các cây cà chua, nếu cây nào bị bệnh cần bỏ để tránh bị lây lan, sau bỏ cần cho vôi bột để khử trùng nguồn bệnh.

Thuốc phòng trị bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua

Dùng thuốc trừ nấm nano đồng của công ty cổ phần Ni Việt để phòng bệnh héo xanh vi khuẩn trên cà chua.

Phòng trị bệnh sương mai trên cây cà chua

Tác nhân gây bệnh sương mai trên cây cà chua

Bệnh do Phytophthora infestans gây ra trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm cao.

Triệu chứng của bệnh sương mai trên cây cà chua

Vết bệnh ban đầu sẽ có màu xanh đậm như úng nước, sau đó chuyển thành nâu đen và lớn dần lên. Nếu như trời ẩm, vết bị bệnh sẽ có lớp tơ màu trắng bao phủ khiến bệnh nặng hơn và bị thối nhũn, nếu thời tiết khô, vết bệnh bị khô giòn, dễ vỡ. Nếu là quả thì bệnh gây hại ở phần cuống và thường làm quả dễ bị rụng.

Các biện pháp quản lý bệnh sương mai trên cây cà chua

– Chú ý chọn mùa vụ trồng thích hợp tránh bệnh phát triển.

– Tránh trồng cây quá dày, chú ý tỉa bỏ lá thường xuyên để giúp đảm bảo độ thông thoáng, tránh ẩm thấp

– Nếu xuất hiện bệnh, chú ý dùng 1 trong số những loại thuốc như: Aliette 80 WP với nồng độ 0,1 – 0,4%, Mancozeb 80 WP, Curzate 72 WP, Ridomil 72 WP, và phun 7 – 10 ngày/lần.

Phòng trị bệnhsương mai trên cây cà chua

Dùng thuốc trừ nấm nano đồng của công ty cổ phần Ni Việt để phòng bệnh sương mai trên cà chua.

Tác nhân gây bệnh thán thư trên cây cà chua

Bệnh do nấm Colletotrichum phomoides gây ra. Bệnh này gây hại trên quả đã hoặc đang chín, cũng có thể ở trên những quả đã già bị mưa nhiều hoặc độ ẩm cao. Bệnh này gây hại nặng trong mùa mưa hoặc tưới quá nhiều nước.

Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây cà chua

Lúc đầu khi hình thành, vết bệnh có đầu hình tròn, úng nước và hơi lõm xuống, sau đó đốm bệnh lan dần ra, đường kính từ 0.2 – 0.5mm. Vết bệnh có màu nâu đen và viền màu nâu xám. Bên trong của vết bệnh xuất hiện nhiều vòng tròn đồng tâm với những đốm nhỏ li ti màu đen nhô lên.

Các biện pháp quản lý bệnh thán thư trên cây cà chua

– Thu gom và tiến hành bỏ các quả bị bệnh

– Chọn giống ít bị nhiễm bệnh, tránh cây cho quả vào thời điểm mưa nhiều

– Chú ý trồng thưa, làm giàn chống đỡ để giúp cây thoáng hơn

Thuốc phòng trị bệnh thán thư trên cây cà chua

Dùng thuốc trừ nấm nano đồng kết hợp thuốc trừ nấm nano lưu huỳnh FUGI NANO-S của công ty cổ phần Ni Việt để phòng bệnh thán thư trên cà chua.

Tác nhân gây bệnh phấn trắng trên cây cà chua

Bệnh do nấm Leveillula taurica, Erysiphe cichoracearum gây ra.

Triệu chứng của bệnh phấn trắng trên cây cà chua

Trên mặt lá xuất hiện những vết vàng nhạt hoặc xanh nhạt, có 1 lớp bụi phấn bao phủ trên các vết bệnh ở mặt dưới lá.

Biện pháp quản lý bệnh phấn trắng trên cây cà chua

Dùng giống kháng bệnh phấn trắng tốt.

Phòng trị bệnh phấn trắng trên cây cà chua

Dùng thuốc trừ nấm nano đồng của công ty cổ phần Ni Việt để phòng bệnh phấn trắng trên cà chua.