Top 7 # Xem Nhiều Nhất Cách Trồng Rau Muống Ở Nhật Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Vitagrowthheight.com

Kinh Nghiệm Trồng Rau Muống Ở Nhật

Người Nhật không ăn rau muống nhiều như người Việt mình, dù thỉnh thoảng cũng thấy siêu thị có bán rau muống, nhưng đắt vô cùng, một bó rau muống khoảng 10 cọng được bán với giá 150 yên (khoảng 40.000 đồng), hôm nào gặp may thì có thể mua được giá rẻ 100 yên (khoảng 27.000). Để ăn thoải mái như ở nhà thì chắc chỉ đủ tiền ăn rau chứ chẳng có tiền mua thức ăn khác. Nghĩ thế nên hai vợ chồng tôi lên kế hoạch tận dụng ban công nhà chung cư để trồng rau muống.

Hồi đầu không biết, cứ gieo hạt (mang từ Việt Nam sang) mà chờ đợi mòn mỏi chẳng thấy nảy mầm, tới khi quên béng là đã gieo hạt thì nó mới bắt đầu nảy, nhưng lớn rất chậm và còi cọc, lại hay bị sâu ăn hết cả ngọn. Nản quá mà không biết làm cách nào, tình cờ ra siêu thị lại thấy họ bán rất nhiều rau mầm, và là mầm rau muống, dùng để chế biến các món salad ăn sống, đặc biệt là còn nguyên rễ. Tôi mua thử về với hy vọng cắm xuống đất trồng là lên thành cây rau muống.

Quả nhiên là thành cây rau muống thật, cắm xuống đất, chịu khó tưới nước thường xuyên, chỉ 3 tuần sau là có rau muống ăn, chắc vì đây là mầm rau muống nảy mầm trên đất Nhật nên chịu được khí hậu Nhật, chứ không như hạt cây Việt Nam mang sang trồng không lớn lên nổi.

Mỗi lần thu hoạch là cả nhà tha hồ ăn rau muống, mà là ăn thoải mái không phải đắn đo suy nghĩ, vì một gói rau mầm chỉ có 100 yên nhưng ăn được 3 bữa rau muống đầy đặn. Vặt hết một lượt thì rau lại lên một lượt mới cũng trên phần thân cây còn lại, nhưng lần này thì chỉ thu hoạch được bằng một phần ba lần đầu nên thu hoạch xong lần hai thì phải nhổ hết đi rồi gieo đợt mầm khác thì mới có rau ăn.

Tuy thế, rau muống cũng chỉ trồng được vào mùa ấm, mà lên tốt nhất là mùa hè, tầm từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa đông thì rau cũng chết hết, hoặc siêu thị lại không bán mầm rau muống nữa nên chẳng có nguồn cây giống, chúng tôi đành lại “nhịn” chờ đến “vụ” sau vậy.

Trong lúc chờ đợi rau muống không lên nổi, thì nhà tôi trồng rau bí. Người Nhật chỉ ăn quả bí đỏ mà lại không ăn rau bí, nên nếu thèm rau bí, có cách là mua quả bí về ăn, còn hạt mang ra gieo cây, đảm bảo lên um tùm, và lên rất nhanh, với điều kiện mỗi ngày phải tưới ít nhất một xô nước to (cho khoảng 0,5m2 đất), nếu là mùa hè thì tưới gấp đôi. Quên tưới nước, cây sẽ còi, chậm lớn, hoặc dài lêu nghêu nhưng không ra hoa ra lá, tưới nước vo gạo cũng tốt vô cùng, nhưng nhà tôi hay quên lắm, nên thỉnh thoảng mới được một bữa nước gạo, còn đâu chỉ toàn nước lã thôi.

Rau bí có ưu điểm là gieo hạt rất mau nảy mầm, một khi đã nảy mầm thì rất nhanh được thu hoạch, nhưng có nhược điểm là phần thân già rất nhanh, ăn nhiều xơ, nên nếu tiếc rẻ cứ muốn cho cây vươn thêm nhiều cành con thì hầu như phần thân sẽ không ăn được, chỉ có lá và cành nhỏ thôi.

Nhưng với tôi thì như thế lại thật chuẩn, vì nhặt rau bí, khó nhất là phần thân, đằng này chỉ toàn phần cành nhỏ với lá, nên lại quá dễ dàng cho tôi. Có lần tôi còn làm được một bữa hoa bí nhồi thịt hấp, và còn ra cả quả bí con con nữa, nói vậy để biết là rau bí dễ trồng như thế nào. Mùa đông cũng có rau ăn, nhưng lên không được nhanh như mùa hè, và rau cũng hơi còi, do phải chống chọi cái rét, khô, hanh của mùa đông nước Nhật. Nhưng dù sao có cũng còn hơn không.

Câu chuyện ốc nấu chuối đậu

Đi xa, tôi chỉ toàn thèm những món Việt Nam dân dã, nhất là những món không có đủ nguyên liệu để nấu trên đất khách quê người, như món ốc nấu chuối đậu mà cả nhà tôi vẫn thích ăn.

Ở Nhật, thuỷ hải sản vô cùng phong phú về chủng loại nên ốc không phải là vấn đề, chỉ có chuối xanh là khó kiếm. Tất nhiên là nếu đặt hàng tại những cửa hàng thực phẩm Việt Nam thì cũng có thể có, nhưng đắt và hiếm vô cùng; còn siêu thị Nhật, thì mua được chuối xanh là điều không tưởng, mặc dù chuối bán ở Nhật đa số là chuối chưa chín vàng, mà còn hơi ương ương, và hầu hết là chuối nhập khẩu từ các nước nhiệt đới, nên tôi đoán chắc họ nhập chuối xanh rồi về ươm cho chín, thì mới tránh dập nát trên đường vận chuyển. Nhưng khi tôi hỏi người ta xem có chuối xanh bán không, thì chỉ toàn gặp những cái lắc đầu của người bán.

Ấy thế mà không ngờ lại có lúc mua được chuối xanh trên đất Nhật, nhưng một năm chỉ có duy nhất một đợt mà thôi, nghe hơi kỳ cục, nhưng là sự thật. Người Nhật mua chuối xanh về chỉ là để … thắp hương cho người quá cố vào dịp Obon tháng 8 hàng năm, như lễ thanh minh tảo mộ của người Việt, nên những siêu thị lớn đều có bán chuối xanh, mà bán cả một nải rất đều, rất đẹp, và quan trọng là rất rẻ chỉ khoảng 300 yên (80.000 tiền Việt) một nải 15 quả gì đó. Nhưng nếu bạn biết bình thường ở đây 198 yên một bịch chuối chín 5 quả thì sẽ thấy 300 yên một nải chuối xanh vẫn là quá rẻ.

Kinh nghiệm là phải tranh thủ mua luôn vài nải, nhà tôi thường mua hai nải, vì chỉ có hai vợ chồng nên mỗi lần ăn giỏi lắm cũng chỉ hết 5 quả, bọc từng quả vào giấy báo, cất vào ngăn đá tủ lạnh, để dành ăn dần những lúc cơn thèm nổi lên. Chất lượng của chuối xanh đông đá không khác là bao so với chuối xanh tươi đâu.

Còn hương vị “mẻ” đặc trưng của món này, tôi thay bằng sữa chua không đường, cho chút ít vào thôi là chuẩn như mẻ xịn luôn, ăn xong là đỡ hẳn nỗi nhớ quê nhà.

Khánh NgọcBạn yêu thích các món ăn, nhà hàng Việt ở nước ngoài? Xin mời chia sẻ về chúng hoặc hộp thư nguoivietvnexpress@gmail.com

Cách Trồng Rau Muống Mầm

Cách trồng Rau muống mầm

Rau muống mầm hay mầm rau muống là loại rau mầm rất phổ biến trong giới trồng rau sạch ở Hà Nội. Cách trồng rau mầm rau muống cũng khá đơn giản, cho thu hoạch nhanh và đều, năng xuất có thể tương đường với Cách trồng rau cải mầm vì thể nến rất được chị em ưa chuộng.

Cách trồng rau muống mầm 

Nguyên liệu để trồng rau mầm rau muống

Các nguyên liệu cần có khá giống trong bài viết trước của tôi. các bạn có thể tham khảo tại: Cách trồng rau mầm Khi nguyên liệu đã đầy đủ thì chúng ta tiến hành trồng rau muống mầm

Bước 1: Ngâm hạtHạt giống rau muống mầm đem về ta sẽ ngâm trong nước sạch 50*C ( 2 sôi, 3 lạnh đó ạ) từ 3-5 tiếng, vớt bỏ hết những hạt thối, hạt lép ra là ok

Bước 3: Ủ mầmHạt mầm rau muống ta rải đều lên mặt giấy lót, tưới thêm một lần nữa cho đẫm, sau đó phủ một lớp bìa cát tông lên trên để che ánh sánh. Thời gian để mầm rau muống lên là khoảng 12-36 tiếng, khá là chênh lệch, cho nên trong cách trồng rau muống mầm này ta cần lưu tâm hơn 1 chút trong quá trình ủ mầm. Sau mỗi ngày cần phải kiểm tra xem có thiếu nước không, nếu khô quá cần phải bổ xung ngay. Khi rau mầm rau muống đã lên đều thì mới bỏ bìa cát tông đi.

Bước 4: Chăm sóc và thu hoạchMầm rau muống cần khoảng 6-7 ngày để phát triển tới tầm, hơi lâu hơn so với các loại rau mầm khác. Mỗi ngày cũng cần tưới nước phun sương đều đặn, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, tránh mưa và gió lùa có thể làm chết cây.Trước 1 ngày thu hoạch nên tưới ít nước đi để mầm rau muống co đọng chất dinh dưỡng. Ta có thể cắt hoặc nhổ cả rễ, với cách trồng rau mầm rau muống này thì có thể ăn cả gốc nếu muốn. Tôi thì rất ít khi cắt bỏ gốc của các loại rau mầm đâu, vì chúng vốn bổ dưỡng mà

Khi Người Nhật Trồng Rau Ở Việt Nam

Lời khuyên của ôngNagasawa Genichi: để làm được nông nghiệp hữu cơ cần thật thà, chịu khó, ham học hỏi, chất phác.

Ba chuyên gia từ Nhật Bản sang Bến Tre, cùng Ino Mayu, chuyên gia phát triển cộng đồng chia sẻ câu chuyện làm nông nghiệp hữu cơ với nông dân thuộc dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ. Sạch – bẩn bây giờ là chuyện tồn vong, nhưng ai cũng nói khó. Người Nhật cũng thấy khó, nhưng họ quyết tâm làm, thậm chí họ làm giàu từ nông nghiệp hữu cơ.

Kinh nghiệm của Nagasawa Genichi

Đối với ông Nagasawa Genichi (thạc sĩ, nông dân, giáo viên tại ĐH Doshisya) làm giàu bằng nông nghiệp hữu cơ là câu trả lời bằng trải nghiệm thực tế. Nagasawa Genichi, 64 tuổi, từng trải qua một cơn bệnh thập tử nhất sinh vào năm 32 tuổi. Sau đó ông ngộ ra rằng “nếu cứ sử dụng thuốc hóa học thì chết chắc”.

“Tôi xỉu tại vườn khi đang phun thuốc trừ sâu cho cây cà tím – cà tím cao hơn tôi, sau đó tôi trồng hành Kujyo thay cà tím nhưng cũng sử dụng rất nhiều thuốc trừ sâu”, Nagasawa Genichi là thế hệ thứ 16 của họ Nagasawa làm nông nghiệp, kể lại.

Hiện tại, gia đình ông áp dụng phương pháp nông nghiệp hữu cơ với quy mô 9.500m 2. Hơn 60% sản phẩm của trang trại bán tại Kyoto và vùng xung quanh Tokyo là 40%. Các nơi mua rau của ông gồm cửa hàng chuyên bán các loại rau chất lượng cao Kanematsu Nishiki Honten, nhà hàng cao cấp Kiccyo Arashiyama Honten, trung tâm thương mại Keihan tại Moriguchi và Kuzuha, công ty Agri Japan, BIO Market… Năm 2001, ông là người đầu tiên tại Kyoto được bộ trưởng Nông lâm thủy sản cấp chứng nhận JAS (Japanese Agriculture Standard) hữu cơ.

Thực tế dạy cho ông hiểu nông nghiệp hữu cơ là nuôi đất, tuyệt đối không sử dụng phân hóa học, thuốc hóa học, không sử dụng các loại giống biến đổi gen, không gây hại và phải thân thiện với môi trường để duy trì nguồn lợi cung – cầu này.

“Tôi trồng cà theo phương pháp hữu cơ có chứng nhận JAP bán với giá tương đương 80.000 đồng tiền Việt Nam. Tôi đã trồng và phải nói “hết hàng rồi, không còn nữa”, sản lượng ít nhưng chính giá trị của nguồn cung nên nhiều nơi chuyên làm những món ăn cho khách quý, kể cả quốc khách, người ta dùng rau của tôi”. Kinh nghiệm xương máu của ông là đừng vay vốn mở rộng quy mô vì quá lớn sẽ không giữ được chất lượng, sẽ mất uy tín với khách hàng. Quan trọng là phải phát huy tiềm năng của các hộ nông dân sản xuất an toàn, (sản xuất các loại rau bản địa), theo mùa”.

Cách sống tử tế

Năm 2009, ông Nagasawa Genichi dạy môn nghiên cứu nông nghiệp hữu cơ tại Đại học Doshiya. Tháng 3/2014, ông lập một nhóm hành động để chứng minh khả năng làm giàu từ nông nghiệp hữu cơ. Sản phẩm của trang trại gia đình và nhóm làm nông nghiệp hữu cơ khiến ai mua rau phải đến tận trang trại chở về. Các cửa hàng, công ty ở Tokyo và khu vực Kanto đều như vậy, cái chính là ông làm cho họ tin vào sự an toàn của sản phẩm, sự an tâm của khách hàng và vì ông luôn cải tiến hương vị, rau ngon, đẹp, sản xuất với chất lượng cao nhất có thể.

“Nuôi đất” để đất nuôi dưỡng cây trồng, trồng đúng theo mùa, áp dụng luân canh cây trồng chuẩn tránh rủi ro, đa dạng hóa các loại rau, cân bằng bảo vệ môi trường với cách tạo nguồn thu bền vững từ lòng tin của khách hàng là bài bản được ông truyền dạy.

Theo ông Takashi, điều quan trọng là ông Nagasawa Genichi làm để người ta phải đến tận nơi mua rau của ông ấy, phải tạo được niềm tin của địa phương đó, làm cho người tiêu dùng tuyên truyền với nhau về nơi sản xuất hữu cơ, là giá trị của chỉ dẫn địa lý, phải khai thác tìm thị trường cho sản phẩm của mình, phải có sản phẩm mới mà người tiêu dùng rất cần nhưng chưa ai có, như vậy mới có thị trường mới.

Không chỉ bán sản phẩm mà phải bán câu chuyện về sản phẩm đó. Bột bánh mì được xem là “ngon” phải làm 100% nguyên liệu từ Kyusyu chứ không phải từ nguyên liệu nơi khác. Tại sao Kyusyu rất nổi tiếng ở Đài Loan? Vì nhiều người Đài Loan rất thích ăn món ăn và văn hóa Nhật đặc biệt là Kyusyu và một công ty Nhật đã mở cửa hàng ở Đài Loan để cung cấp nguyên liệu ngon và an toàn cho mọi nhà.

Ino Mayu triển khai dự án phát triển nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Bến Tre (tổ chức Seed to Table ) từ năm 2014 với mong muốn hỗ trợ các nông hộ sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp hữu hiệu như thế này. Năm đầu tiên chỉ có ba xã thuộc huyện Bình Đại, đến năm 2017 có thêm hai xã của huyện Bình Đại và bốn xã của huyện Ba Tri.

Cô mời bà Icyohara, giám đốc công ty Towa Okamisan Ichi, tỉnh Kochi, chuyên tổ chức sự kiện, tour du lịch thiên nhiên và giới thiệu các món ăn văn hóa của Nhật đến du khách tới chia sẻ.

Với một nhóm cộng sự chừng 50 người, phần đông là phụ nữ, những người muốn tạo nguồn thu độc lập, tránh phụ thuộc vào “ông xã”, Công ty Towa Okamisan Ichi làm mọi việc, từ cung cấp rau cho trường học, đi toàn thành phố để trình diễn món ăn, mở lớp dạy nấu các món ăn địa phương, truyền thông cho trẻ em, tạo sự giao lưu kết nối giữa người dân các địa phương, tổ chức buffet để duy trì văn hóa ẩm thực địa phương…Nhờ duy trì chất lượng nên ngày càng nhiều người ưa chuộng.

“Chính phủ Nhật Bản có chính sách bảo vệ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm từ địa phương đó, bảo hộ nhãn hiệu tập thể địa phương đó”, Giáo sư Fukui Takashi, nói tiếp: “Táo của Nhật có rất nhiều siêu thị Việt Nam, nghe đến táo là nghĩ đến tỉnh Aomori, rất nổi tiếng với táo Aomori. Mỗi năm bán táo được 1.000 tỉ yên.”

Cách Trồng Rau Muống Bằng Hạt

Rau muống là loại thực phẩm tươi ngon với nhiều công dụng được nhiều người yêu thích lựa chọn. Trồng rau muốn có nhiều cách: trồng bằng cành, trồng bằng hạt…

Hôm nay nuoitrong123,com sẽ cũng cấp cách trồng rau muống bằng hạt cho các bạn để các bạn có thể tự tay trông cho mình những luống rau ngay tại sân nhà. Hãy theo dõi cách trồng rau muống bằng hạt ngay sau đây.

Cách ủ hạt giống: ngâm hạt giống rau muống trong nước ấm theo tỷ lệ 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh; ngâm hạt trong nước pha trên từ 3h – 6h rồi vớt ra ủ lại bằng khăn giấy có thấm nước từ 6h – 10h. Sau đó, người dân nên để hạt giống ráo khô và chuẩn bị đất trồng.

Đất trồng gồm: xơ dừa đã xử lý vi sinh và đất dinh dưỡng. Người trồng nên cho hỗn hợp này vào khay xốp với tỷ lệ: 2 kg xơ dừa đã xử lý vi sinh + 2kg đất dinh dưỡng, cho hỗn hợp đất vừa đầy mặt khay. Sau đó, người trồng rau trong thùng xốp có thể dùng bình phun nước cho đất trồng, đảm bảo cho đất luôn đủ ẩm.

Cách trồng rau muống bằng hạt: rải hạt thành hàng 10cm x 15cm. Bạn có thể tưới nước cho hạt trong thùng xốp bằng bình phun với tia nước nhỏ, dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, để khay hạt trong mát, tưới đủ nước 2 lần/ ngày. Khi hạt ra được 2- 3 cặp lá là có thể đem cây ra ngoài có ánh nắng. Vào mùa mưa, cây chỉ cần được tưới nước vừa đủ, mùa khô cây nên được tưới ngày hai lần vào buổi sáng sớm và chiều mát.

Ngoài ra, việc bón phân bổ sung cho việc trồng rau muống rất cần thiết. Phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây rau muống mau lớn cho nhiều lá. Phân Super lân giúp rễ của cây phát triển tốt hơn.

Bạn dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ, đều tránh có áp lực mạnh để tránh làm dập lá rau. Khi trời mưa to, cây nên có mái che hạn chế nước mưa làm hư thối lá rau. Ngoài ra, bạn cần ngưng tưới phân trước khi thu hoạch từ 7 – 10 ngày để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Sau 40 – 50 ngày gieo, bạn đã có thể thu cắt rau muống đợt đầu tiên hoặc khi rau muống đạt độ cao khoảng 35 – 40 cm. Thời gian thu hoạch lần2 là sau khi thu hoạch lần 1 và bón phân bổ sung khoảng 20 – 25 ngày. Trong điều kiện cây rau muống được chăm sóc tốt và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, người dân có thể thu hoạch tối đa 5 – 6 đợt.

Nguồn: sưu tầm